Thursday 2 January 2014

ĐÊM GIÁNG SINH TRÊN RẪY - LÊ AN PHONG

          Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, lương thực hiếm hoi. Gia đình tôi quanh năm ăn cơm độn: khi thì độn bắp, khi thì độn khoai lang, khi thì độn sắn mì. Và cả làng Song Mỹ, không mấy gia đình ăn cơm trắng ! Cũng bởi vì cái đói gặm nhấm bao tử và tư tưởng của con người ta quanh năm suốt tháng, nên nông sản ở ngoài ruộng, trên rẫy rất cần được canh giữ đề phòng ăn trộm, cho tới khi gặt hái xong, đem về nhà, cất vào bồ…
Năm đó trời ít nắng, lạnh sớm nên lúa ngoài rẫy chậm chín. Đêm Giáng Sinh mà tôi vẫn phải lên rẫy giữ lúa. Mẹ tôi biết là tôi sẽ buồn lắm, cô đơn lắm, nên bà chuẩn bị cho tôi một "bữa tiệc Giáng Sinh" khá là thịnh soạn, thịnh soạn hơn bữa tiệc của gia đình nhiều ! Đó là một gói mì tôm, hai con cá khô nhỏ bằng hai ngón tay, một xị rượu đế, một gói trà ướp lài và ba tán đường. Được vậy, tôi cảm thấy thiệt thòi của mình cũng được bù đắp xứng đáng.

Thủ phạm bán đứng VNCH :Hoa Kỳ Quyết Định Để Cho Miền Bắc Xâm Lăng Miền Nam


Người Trung Hoa có một câu châm ngôn: “Thất trận rồi người ta mới đếm xác chết và mới đi tìm người trách nhiệm.” Phản ứng của người dân, thường hay trút hết trách nhiệm cho người lãnh đạo hoặc cho người lính chiến. Tại Việt Nam thì cả hai đều có phần trách nhiệm của mình, nhưng cả hai đều không thể làm gì hơn được với hai bàn tay trắng vì đã bị người ta tước hết khí giới từ lâu!

40 năm, Hoàng Sa… hận “búa liềm”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Lịch sử cận đại Việt Nam khách quan khẳng định, nếu giống như Nam Bắc triều Tiên sau đình chiến, không có cuộc nội chiến do ông Hồ Chí Minh và CSVN phát động thì Việt Nam đã bảo toàn được cương thổ, Hoàng Sa không mất và bối cảnh Biển Đông không nan giải như bây giờ”.

40 năm, kể từ 17 tháng 1 năm 1974, ngày máu xương 74 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thắm vào lòng biển mẹ, vị quốc vong thân, trong một trận chiến hải quân không cân sức để rồi căm hờn đau đớn mang xuống tuyền đài nỗi uất hận, bởi Trung Cộng xâm lược cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa.

Sự Dẫy Chết Của Văn Hóa Việt - Chu Tất Tiến M.S.P.

Mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng được thể hiện qua nhiều phương diện: văn học và văn chương, lễ nghĩa và cung cách cư xử trong xã hội, nhận thức và thể hiện quan niệm về nghệ thuật tạo hình, về sân khấu, về phim ảnh, sự liên kết xã hội, tương quan giữa giá trị của gia đình với cá nhân… Tai Việt Nam, trong chế độ Cộng Sản, văn hóa được thể hiện dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản:

“Đường lối chỉ đạo của Đảng ta về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Người đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến và phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. (Theo http://halongact.edu.vn/vi/bvct/id1239/).

Tản mạn đầu năm - Phạm Khắc Trung

        Đề tài "Để hấp dẫn chim mái? Hót hay!", được đăng trên mục Đời Sống của                   đài Tiếng Nói Hoa Kỳ − VOA, ngày 31.12.2013 (Trích):

           "Muốn hấp dẫn một con chim mái ? Hót! Nhưng phải biết chắc rằng tiếng hót thích                hợp!

Đó là một trong những phát hiện của một cuộc khảo cứu mới về các con chim hoàng yến, có tiếng hót hay và thay đổi luôn theo mùa. Kích thích tố nam (testosterone) đóng một vai trò trong sự thay đổi trạng thái này, và các nhà khảo cứu tại Trường Đại Học Johns Hopskins muốn biết sự gia tăng mức kích thích tố trong não bộ của chim sẽ ảnh hưởng tới tiếng hót như thế nào.

Tưởng niệm tại Paris 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa

Thanh Phương

Năm nay là đúng kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa ( 17-19/01/1974 ) giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa với hải quân Trung Quốc. Mặc dù các chiến sĩ Hải quân VNCH đã chiến đấu anh dũng, nhưng do tương quan lực lượng bất lợi, nên họ đã không thể bảo vệ được Hoàng Sa, để quần đảo này lọt vào tay Trung Quốc.
Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR)
Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR)

Như mọi năm, ngày thứ Bảy 04/01 tới, Hội Hải quân và Hàng hải Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp sẽ tổ chức Lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa (từ 14 đến 18 giờ, tại nhà thờ Saint-Hyppolite, Avenue de Choisy, Paris 13ème ).
Xin mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Đặng Vũ Lợi, Hội trưởng Hội Hải quân và Hàng hải Việt Nam Cộng Hòa.
Đặng Vũ Lợi - Paris - 02/01/2014
 
02/01/2014
 
 

Hoàng Sa – Trường Sa có còn của Việt Nam? - Phạm Trần

Phạm Trần (Danlambao) - Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và đến ngày 14/03/2014 lính Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm giữ 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa trong 26 năm nhưng Nhà nước và Quân đội Cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ hành động nào để đòi lại, ngay cả việc kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế cũng không dám làm thì chủ quyền lãnh thổ có còn không?

Tìm câu trả lời không khó. Sau đây là những bằng chứng Nhà nước CSVN đã thuần phục Trung Cộng theo phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”:

Biển của Quê Hương


Kính gửi Ban Biên Tập Dân Làm Báo,

Chúng em xin gửi đến BBT Dân Làm Báo một nhạc phẩm mà nhóm nhạc sỹ của nhóm TTYN đã sáng tác cho Trận Hải Chiến HOÀNG SA - TRƯỜNG SA năm 1974, để tưởng nhớ và ghi ơn những vị Hải Quân Anh Dũng của VNCH vì lý tưởng Tự Do quên thân mình để bảo vệ lãnh thổ biển đảo của quê hương VN. Đặc biệt trong nhạc phẩm này người Nhạc Sĩ có nói đến những bi hùng của chiến tàu hải chiến mang tên Nhật Tảo anh dũng hiên ngang giữ trọn nghĩa hiếu trung với Tổ Quốc.

Chúng em mong BBT Dân Làm Báo đăng tải chia sẻ những ưu tư của nhạc sĩ cũng như tinh thần đấu tranh của những ai còn có lý tưởng cho một Việt Nam thật sự có Nhân Quyền và Tự Do.

Kính Thư.

Nhóm TTYN

Mưa Thủy Tinh Mùa Noel - Nguyễn Ngọc Duy Hân

Những ngày gần Noel 2013, thành phố Toronto - Canada nơi tôi cư ngụ bị một cơn bão lớn. Khi nói tới bão, thường ta nghĩ tới mưa gió giông bão hoặc nếu mùa đông thì có bão tuyết, nhưng lần này lại là cơn bão nước đá (ice storm). Trời mưa gặp lạnh, đông đặc thành nước đá bao phủ đường sá, nhà cửa.... Đặc biệt nước mưa bám vào cành cây đông lại thành những tảng đá rất nặng, cành dù to cũng không chịu nổi nên rách toác, gẫy đổ nghiêng ngã khắp nơi. Các dây điện cũng bị nước đá bao bọc trĩu nặng, bị cành cây đè sập nên khoảng nửa triệu dân vùng Toronto phải chịu cảnh mất điện. Dù các nhân viên nỗ lực làm việc liên tục, kể cả các chuyên viên ở xa cũng được huy động tới trợ giúp, nhưng nhiều nơi đã không có điện trong 6, 7 ngày trời, thiệt hại lên tới 10 triệu đô Canada. Trước giờ bão tuyết, bão nước đá vẫn hay xảy ra nhiều nơi trên thế giới, nhưng đây là lần đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến một thiên tai ngay nơi mình ở.


Trời mùa đông mà không có điện để lò sưởi hoạt động nên một số người phải “tị nạn” tạm trú ở những trung tâm có điện trong thành phố để được sưởi ấm. Giao thông tắc nghẽn vì cành cây choán mặt đường hoặc vì hệ thống đèn xanh đèn đỏ bị hỏng. Nhiều khoảng đường cảnh sát phải dùng dây băng vàng rào vòng quanh lại trong khi chờ dọn dẹp, trông cứ như đang có tội phạm hoành hành khắp nơi trong thành phố.

XUÂN HẸN - Ngô Minh Hằng

(Kính dâng Tổ Quốc Việt Nam)

Xuân về con vẫn chưa về được
Đường của con đi lắm muộn phiền
Gió cản đường bay, rừng cản lối
Hẹn lần hẹn lửa đã bao phen...

Đời con đã lỡ bao nhiêu hẹn
Mẹ ạ! con nào muốn thế đâu!
Chẳng lẽ đổ thừa cho số mệnh
Nên con nhận chịu những buồn đau!

Ngày đó, tháng Tư, ngày Quốc Hận
Hờn căm nhìn, đỏ núi cùng sông!
Mẹ xem, tức tưởi con buông súng
Hỏi nỗi đau nào đến thế không???

Rách nát chinh y, cung kiếm gãy
Đau buồn tủi nhục kiếp hàng binh
Mẹ ơi, con đó, thằng con mẹ
Mười mấy năm trôi chốn ngục hình!

Nay sống bơ vơ miền đất lạ
Nửa là Mán dại, nửa người kinh
Ôi thằng đã dở, ông càng dở
Cúi mặt con hay tự rủa mình!

Con vẫn một ngày con trở lại
Trước khi tất cả bóng phù vân
Được quỳ bên Mẹ, hôn lên dất
Được khóc, Trời ơi, dẫu một lần...

Ôi, giấc mơ đời con ấp ủ
Ngày về bên Mẹ sẽ không xa
Con đem nắng ấm, đem hy vọng
Trải khắp quê hương, tặng mọi nhà!

Và đây gió mới, khung trời mới
Tiếng hát yêu thương, nhạc thái bình
Còn nữa, tự do và hạnh phúc
Để đền bù một thuở điêu linh...

Cho dù con lỡ bao nhiêu hẹn
Nhưng sẽ một lần chẳng lỡ đâu!
Ngày ấy cờ vàng trên đất Mẹ
Nam Quan phất phới đến Cà Mau!

Ngô Minh Hằng

CSVN lừa đảo “Cứu nước” để “Xâm lăng miền Nam” rồi “Bán nước” cho Tàu - Giáo Già

Ðọc lại “Cổ Học Tinh Hoa” của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, Giáo Già ghi nhận chuyện “Tăng Sâm Giết Người” có giá trị biểu tượng như sau: 

.
“Ông Tăng Sâm ở đất Phi, ở đấy có kẻ trùng danh với ông giết chết người.

Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người ”. Bà mẹ nói : “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi.

Một lúc lại có người đến bảo:“Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi .

Một lúc lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người” Bà mẹ sợ cuống, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn”.


Sách “Cổ Học Tinh Hoa” có Lời Bàn như sau:



“Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Thốt nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ không tin, và người thứ hai bảo, còn chưa tin; đến người thứ ba bảo, thì cuống cuồng chạy trốn. Như thế mới hay cái dư luận của thiên hạ rất là mạnh. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi, nhiều người đã có cùng một nghị luận đều như thế cả, thì cũng dễ khiến người ta nghi nghi hoặc hoặc rồi đem bụng tin mà cho là phải, nom đỉa hóa ra con rươi, trông con chó thành con cừu. Ðến như giữa chợ, làm gì có cọp! Thế mà một người, hai người, đến ba người nói có cọp, thiên hạ cũng tin có cọp thật nữa là! Những bậc ra được ngoài vòng dư luận, giữ vững được bụng như cây giữa rừng, như kiềng ba chân rất là hiếm, nhưng có thế được mới cao. Một chân lý có chứng minh rõ ràng, mười phần chắc chắn, thì mới nên công nhận”.

Lời nhắn nhủ cuối cùng của Việt Dzũng với tất cả những nhà tranh đấu Tự Do Dân chủ cho VN


Thuỳ Dương: Tâm tình về người anh Việt Dzũng


Bước Nạng trong Trái Tim Việt Nam - nhạc và lời Trần Bảo Như

Nhạc phẩm TRẢ LẠI CHO DÂN Nhạc và lời : Duy Quốc Nam

Trả Lại Cho Dân là một sáng tác của một nhạc sĩ ở Việt Nam, được một số anh em trong nước gửi đến cho đài SBTN và nhạc sĩ Trúc Hồ. Sau khi nhận được bài nhạc này, NS Trúc Hồ đã cùng một số ca sĩ của TT Asia thu âm gấp để có thể dùng tiếp lửa cho trong phong trào gửi thư lên Tổng Thống Barack Obama hiện nay.
Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
Dân biết điều gì dân cần
Để tự do mưu cầu hạnh phúc
Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước Việt Nam.

Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về vụ Công an Huế quản chế Huynh trưởng Lê Công Cầu

*******************************************************************************************************************************************
Logo VCHRQuê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam

& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam 
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
*******************************************************************************************************************************************

Logo FIDH
Logo VCHR


THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 2.1.2014
Liên Đoàn Quốc tế Nhân Quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam lên tiếng về vụ Công an Huế quản chế Huynh trưởng Lê Công Cầu



Bangkok – Paris, 2.1.2014 – Vào sáng ngày mồng một tháng giêng năm 2014, công an đã bắt và câu lưu ông Lê Công Cầu, nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền và cũng là Huynh trưởng lãnh đạo Gia Đình Phật tử Việt Nam tại trường bay Phú Bài vùng phụ cận Huế lúc ông Cầu đã lên ngồi trên chuyến bay đi Saigon. Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam biểu tỏ mối quan ngại trầm trọng cho việc bắt bớ và câu lưu này.

Tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Danlambao - Chúng ta hãy tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo thân yêu của đất mẹ mất vào tay quân thù, tưởng niệm linh hồn 74 người lính đã chết, bằng cách của chúng ta. 

Hãy tìm đến với gia đình, thân nhân của các binh sĩ tử trận để giúp đỡ họ, tỏ lòng tri ân họ, và hãy viết về họ - những mảnh đời không thể bị lãng quên. 

TT Obama: Tính sổ cuối năm

 
Đấng Tiên Tri đã lộ rõ mất hết phép màu rồi...

Không cần phải là chuyên gia chính trị hay sử gia gì, ai cũng có thể nhận định năm 2013 đã là một năm đại họa chưa từng thấy cho TT Obama, đưa đến việc tỷ lệ hậu thuẫn của TT Obama xuống thấp hơn cả tỷ lệ của ông tổng thống “cao bồi đáng ghét” Bush. Từ tổng thống tái đắc cử xuống thấp hơn ông cao bồi trong chưa tới một năm: chuyện khó tin nhưng có thật. Chỉ vì quá nhiều chuyện xẩy ra đã phơi bày ra khả năng thực của Đấng Tiên Tri. Nói chung, 5 biến cố lớn trong năm qua đã định vị lại thế đứng của TT Obama.

Mỹ nhân ôm hận vì cái chết của Lý Tiểu Long

Đinh Phối khi đó là ngôi sao màn bạc Hồng Kông rất xinh đẹp nhưng chưa nổi đình đám. Tuy nhiên, điều khiến cái tên Đinh Phối gắn liền với Lý Tiểu Long còn bởi ông vua Kungfu đã chết ngay trên giường của cô.


Việc Lý Tiểu Long  đột tử ngay trên giường ngủ của người đẹp đã khiến Đinh Phối luôn chịu những ánh mắt kỳ thị của mọi người. Dù đã làm phim giải thích về mối quan hệ của mình với Lý Tiểu Long song Đinh Phối vẫn không lấy lại được tình cảm của mọi người. Cuộc sống của hồng nhan tri kỷ Lý Tiểu Long trở nên khó khăn hơn khi bà nghiện thuốc phiện, hai cuộc hôn nhân sau liên tục đổ vỡ vì cái bóng của người tình đã mất.

Côn an, mật vụ CS điên cuồng truy sát anh Lê Quốc Quyết

Video clip đính kèm , tuy chưa đầy một phút , nhưng đủ để phô bày bản chất của cả chế độ “xã hội chủ nghĩa”  tại VN hiện nay (NLG73)

Video quay lại màn hình camera cảnh anh Lê Quốc Quyết bị 4 tên an ninh, mật vụ truy sát

CTV Danlambao - Vào hồi 00:30', rạng sáng ngày 2/1/2014, 4 tên an ninh mật vụ CS mang theo hung khí đã truy sát anh Lê Quốc Quyết một cách điên cuồng và dã man tại khu vực chung cư Mỹ Kim (Số 19 Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Sài Gòn). 

Trong lúc đánh người, một tên trong đám an ninh mật vụ đã cướp mất chiếc điện thoại Iphone trên tay anh Quyết. 

Máy quay an ninh của bảo vệ cho thấy, ngay khi anh Lê Quốc Quyết bước xuống xe taxi để đi vào chung cư thì lập tức bị một tên mật vụ lao đến đánh thẳng vào mặt. Một tên khác từ đằng sau liền ập vào đánh túi bụi vào đầu và mặt của anh Quyết. Khi nạn nhân cố vùng chạy, hai tên an ninh khác liền xuất hiện đuổi theo đấm đá, một tên trong bọn chúng cầm mũ bảo hiểm đập mạnh vào gáy anh Quyết.

Sách - Song Thao

ebook_and_books

Cuối năm 2013, anh em viết lách tại Montreal sung một cách bất thường. Ông Trang Châu cho ra lò tập truyện ngắn “Người Ăn Trưa Trong Xe”. Ông Hoàng Xuân Sơn trình làng cuốn phóng bút “Cũng Cần Có Nhau”. Ông Luân Hoán in tập thơ “Thơ Thơm Từ Gốc Rễ Tình”, tiện tay in luôn cuốn sách của nhiều tác giả “Đọc Nhịp Thở Luân Hoán”. Tôi rỉ rả cho in cuốn “Phiếm 14”. Hai cuốn của hai ông Trang Châu và Hoàng Xuân Sơn đã có bày bán tại nhà sách. Cuốn “Phiếm 14” của tôi đã in xong, đang đóng bìa. Hai cuốn của ông Luân Hoán đã lên máy in. Tính ra chỉ trong vòng hai tháng cuối năm, anh em viết lách Montreal đã chơi một cú ngoạn mục với năm đầu sách mới tinh. Chưa hết, ông Trang Châu hứng chí cho tái bản lần thứ 8 cuốn bút ký “Y Sĩ Tiền Tuyến” đã được giải thưởng “Văn Học Nghệ Thuật” năm 1969 và tập truyện “Dì Thu”. Tiện thể, chắc cũng nên nhắc lại, là  bốn tập truyện “Bỏ Chốn Mù Sương”, “Đong Đưa Cuộc Tình”, “Còn Đó Bóng Hình” “Chân Mang Giầy Số 6” của tôi cũng đã được tái bản thành hai tập “Tuyển Tập Truyện Ngắn Song Thao”. Ba cuốn còn lại trong số những tập truyện đã tuyệt bản từ lâu là các cuốn “Cuối Ngày, Một Lần Ngồi Lại”, “Bên Lưng Những Con Chữ” và “Chốn Cũ” sẽ lần lượt được tái bản trong thời gian sắp tới.

Ngô Nhân Dụng - Cuộc hành trình hy vọng của Việt Dzũng

Buổi trưa, trên con đường sau nhà thờ Thánh Linh, một bà tóc bạc phơ ngăn tôi lại hỏi, bằng tiếng Anh: “Chuyện gì vậy? Sao hôm nay Thứ Hai mà nhiều xe đậu thế?” “Thưa cụ, có tang lễ.” “Trông ông ăn mặc thế này tôi biết là có tang lễ rồi. Nhưng ai vậy?” Tôi định nói “Việt Dzũng,” nhưng nghĩ ra ngay là bà cụ già sẽ không hiểu mình nói gì. 


Thấy một đám tang lớn, người Mỹ có thể hiểu nguyên nhân nếu người qua đời là một nhạc sĩ hoặc ca sĩ nổi tiếng. Nhưng tôi định mở miệng nói lại ngưng, không thể dùng những chữ đó. Giới thiệu Việt Dzũng như vậy không đủ. Không diễn tả hết được hình ảnh của anh trong tấm lòng của hàng ngàn người đến tiễn chân anh lần cuối. Việt Dzũng vượt lên trên tất cả những danh hiệu này, mặc dù anh làm nhạc và hát hay. Trong khi bà cụ vẫn nhướng mắt chờ nghe một lời giải thích, tôi nói nhanh cho gọn: “Ông ấy là một người tranh đấu, a fighter.” Nói xong thì biết mình sẽ gây hiểu lầm, phải nói thêm: “Một người tranh đấu cho một lý tưởng. Tranh đấu cho công bình, cho tự do.” Trong đầu tôi còn văng vẳng lời Ðức Giám Mục Mai Thanh Lương giảng trong thánh lễ, dẫn Phúc Âm theo Thánh Mathieu: “Phúc cho những người công chính bị bách hại, vì Nước Trời là của họ.”


Hà Thanh Tiếng Hát của Miền Thần Kinh đã vĩnh viễn ra đi ngày 2-1-2014

Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông báo tin cho biết:
Tiếng hát của miền Thần kinh: 
Ca Sĩ Hà Thanh đã vĩnh viễn ra đi ngày 2-1-2014


Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ở Liễu Cốc Hạ, huyện Hương TràThừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Là một người theo đạo Phật, ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học - Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.
Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh, và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.