Sunday 9 February 2014

MÓN QUÀ BẤT CÂN-XỨNG - Nguyễn Văn Thông

Hôm nay ngày thường và cũng không phải ngày lễ kính Thánh Gioan Tẩy Giả nhưng bài Tin Mừng lại tường-thuật việc ông bị chém đầu như thế này.

           Khi ấy, vua Hêrôđê sai bắt ông Gioan và xiềng ông trong ngục. Lý do là vua đã lấy bà Hêrôđia, vợ của người anh là Philípphê, mà ông Gioan lại bảo: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài!” Bà Hêrôđia căm thù ông Gioan và muốn giết ông, nhưng không được. Thật vậy, vua Hêrôđê nể sợ ông Gioan vì biết ông là người công chính thánh thiện; vua che chở ông. Khi nghe ông nói, nhà vua rất phân vân.
           Một ngày nọ, nhân dịp mừng sinh nhật của mình, vua Hêrôđê mở tiệc thết đãi bá quan văn võ và các thân hào miền Galilê. Salomê Con gái bà Hêrôđia vào múa, làm cho nhà vua và khách dự tiệc vui thích. Nhà vua nói với cô gái: “Con muốn gì thì cứ xin, ta sẽ ban cho con”. Vua lại còn thề: “Con xin gì, ta cũng cho, dù một nửa nước của ta cũng được.”
           Cô gái đi ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì đây?” Mẹ cô nói: “Ðầu Gioan Tẩy Giả”. Lập tức cô vội trở vào đến bên nhà vua và xin rằng: “Con muốn ngài ban ngay cho con cái đầu ông Gioan Tẩy Giả, đặt trên mâm”. Nhà vua buồn lắm, nhưng vì đã trót thề, và trước mặt khách dự tiệc, không muốn thất hứa với cô. Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục, bưng đầu ông trên một cái mâm trao cho cô gái, và cô gái trao cho mẹ. Nghe tin ấy, môn đệ đến lấy thi hài ông Gioan và đặt trong một ngôi mộ.(Coi
Mc 6, 16-29)

Thế yếu hay hèn nhục?

Ðại lễ kỷ niệm Chiến Thắng Ðống Ða lần thứ 221 tại Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Trần Nguyên Thắng
Tôi may mắn là được nhiều cơ hội đi khắp nơi trên thế giới, mỗi một đất nước đều cho tôi cảm nhận các nét văn hóa, các thắng cảnh thiên nhiên và các di tích lịch sử khác nhau. Tôi có dịp học hỏi các điều hay các điều dở của mỗi nơi và cũng thấy được các nét kiêu dũng hay hèn nhát của các đất nước tôi đã đi qua.
Riêng quê tôi mỗi lần Tết đến, từ thuở nhỏ trong tâm tư tôi vẫn nhớ đến ngày 5 Tháng Giêng trong lịch sử Ðại Việt. Ngày mà một người Việt Nam đã tạo ra một chiến công hiển hách trong lịch sử nước Ðại Việt. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tức Quang Trung Hoàng Ðế tiến quân ra Bắc Hà vào cuối thế kỷ 18 và chỉ trong năm ngày, nhà vua đại phá quân Mãn Thanh mượn danh nghĩa Phù Lê để xâm lăng nước Việt. Trận Hà Hồi, trận Ngọc Hồi và gò Ðống Ða còn ghi lại dấu tích lẫm liệt ngày xưa. Lịch sử xưa oai hùng như thế, còn ngày nay dân tộc Ðại Việt có còn biết đến vinh nhục của người xưa. Nhưng cũng phải nói thêm, không có vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà” thì chắc cũng chẳng có người anh hùng Nguyễn Huệ.

Ỷ Lan, thông tín viên RFA kết thúc tường trình phổ quát tại LHQ Geneve: Trên 200 khuyến nghị Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ


image
Hội nghị UPR tại trụ sở LHQ ở Genève
Courtesy of atlanticsentinel.co
Chiều thứ sáu, 7 tháng 2, Phúc trình về báo cáo UPR của Việt Nam do nhóm Troika ba nước Costa Rica, Kenya and Kazakhstan soạn thảo và do ông Christian Guillermet, Đại Sứ của Costa Rica trinh bày, đã được Hồi Đồng Nhân quyền LHQ thông qua.
Ông cho biết, có 9 nước đưa câu hỏi trước, và 106 nước phát biểu hôm 5.2 đưa ra 227 Khuyến nghi.
Đáp lời, Trưởng phái đoàn Việt Nam (gồm 23 người), Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, Việt Nam sẽ xem xét kỹ các khuyến nghị, và trả lời vào tháng 6 tới vào khó họp lần thừ 26 của Hồi đồng Nhân quyền LHQ.
Tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát lần thứ nhất năm 2009, các quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 134 khuyến nghị. Việt Nam chỉ chấp nhận 93 khuyến nghị, nhưng bác bỏ 45 khuyến nghi, là những khuyến nghị quan trọng, cụ thể trong việc  cải cách Bộ Luật Hình sự, trả tự do cho tù nhân lương tâm, chấp nhận nền báo chí độc lậpv.v… Nhưng trong thực tế, theo giới quan sát tại LHQ, thì 93 khuyến nghị được chấp nhận nhưng Việt Nam cũng không thi hành.
106 nước thành viên LHQ phát biểu và khuyến nghị tại cuộc Kiểm Điểm Phổ quát hôm 5 tháng 2 chỉ được nói trong vòng một phút năm giây, và theo thể thức “bốc thăm”, nên Na Uy là nước bắt đầu, Na Uy nói rằng :
upr-22
Hội nghị UPR 2014, Genève

EM MUỐN LÀ HOA CÀ PHÊ TRẮNG - Nguyễn Thị Thanh Dương



Em muốn là hoa cà phê trắng,
Nở trên sườn đồi đất đỏ Bazan,
Dù nơi ấy chưa lần nào em đến,
Những vườn cà phê trồng ở Tây Nguyên.
 
Như người Tây Nguyên hiền lành đơn giản,
Tháng hai tháng ba đến hẹn lại về,
Trên nương rẫy hoa vươn ra tìm nắng,
Đẹp từng chùm màu hoa trắng cà phê.
 
Ly cà phê đen, cà phê đen đá,
Hương vị cà phê quen thuộc từ lâu,
Thiếu ly cà phê chắc anh thấy nhớ,
Mà chẳng hỏi cà phê ấy từ đâu.
 
Cây cà phê khí hậu miền nhiệt đới,
Châu Phi, Ả Rập, Châu Mỹ xa xôi,
Cà phê ngon nổi tiếng trên thế giời,
Cà phê Việt Nam góp mặt với đời..
 
Em muốn là hoa cà phê trắng,
Hoa mọc từng chùm trải dài trên cành,
Buổi sáng sớm khi sương đêm còn đọng,
Hoa vẫn đong đưa vẫn tỏa hương nồng..
 
Bên ly cà phê anh ngồi trầm tư,
Quán cà phê quen, quán cà phê lạ,
Em chỉ gặp anh hình ảnh trong mơ,
Nên vẫn muốn được cùng anh tri kỷ.
 
Em muốn là hoa cà phê trắng,
Không chỉ làm đẹp trên nương rẫy xa,
Em sẽ được gần anh trong đời thật,
Vì anh là người thích uống cà phê.
 
Tháng mười một quả cà phê sẽ chín,
Có mùi hoa thơm em đã hẹn thề,
Trong hương vị ly cà phê anh uống,
May ra mùi hương em sẽ theo về.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Chuyện Việt Cộng: Linh – Kiệt và món bê thui

Ông Linh gặp ông Kiệt lần đầu khoảng năm 1956. Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, ông Linh mời ông Kiệt nhậu món bê thui chấm với nước mắm gừng. Tình đồng chí, mùi bê thui, với mắm mặn gừng cay đã để lại trong ký ức ông Kiệt những ấn tượng đến tận cuối đời. Bà Bảy Huệ vợ ông Linh là người đồng hương Vĩnh Long với ông Kiệt. Vợ chồng bà coi ông Kiệt như cậu em trong nhà. Nhưng khi hai ông đã đạt đến tột đỉnh quyền uy, thì họ cư xử với nhau thế nào. Huy Đức dẫn chúng ta lần mò vào chốn thâm cung, kín cổng cao tường, nhưng vô minh, tăm tối để tìm câu trả lời trong Quyền Bính.
Vò xé miền Tây
Tháng 6 năm 1986, ông Linh trở thành Tổng bí thư còn ông Kiệt là phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Tháng 8 năm 1986 xảy ra vụ án Hoàng Cơ Minh, nguyên phó đề đốc tư lệnh Vùng II Duyên hải của VNCH, qua Mỹ từ năm 1975, về Thái lập căn cứ kháng chiến. Trong vụ án này có một bị cáo là Dương Văn Tư.

Quyền Yêu Nước - Kiều Phong Toronto

 image
image

KHI XE HƯ BẤT NGỜ, BẠN PHẢI LÀM GÌ ? ĐỌC BÀI NẦY BẠN SẺ CÓ CÁCH. ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÓ THỂ TỐT HƠN.

Bạn phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp ?



Sinh sống tại Hoa Kỳ hay những quốc gia tân tiến, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những thành phố như Los Angeles hay quận Cam, thủ đô tinh thần của người Việt tị nạn; những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của đại chúng.

Lái xe là một nhu cầu cần thiết, một việc chúng ta làm hằng ngày, quen thuộc đến nỗi trở nên một phản xạ tự nhiên. Dầu vậy, rất ít người trong chúng ta biết cách hành xử khi bất thình lình gặp những trường hợp khẩn cấp trong khi lái xe như xe bị bể bánh, xe thắng không ăn, xe bị trượt, xe bị hết nước, xe bị hết dầu, xe đâm xuống sông, …vân…vân…Nếu một trong những điều trình bày dưới đây không may xảy ra trong khi chúng ta đang lái xe với vận tốc cao, và nếu chúng ta không bình tĩnh, không phản ứng đúng cách, sinh mạng của chúng ta và những người thân trong xe có thể bị nguy hiểm.

Tác giả không mong những điều xui xẻo này sẽ xảy đến cho quý bạn, nhưng lỡ trong tương lai, nếu một trong những trường hợp hoạ hiếm này thực sự xảy ra, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp quý bạn thoát được cơn hiểm nguy, và được an toàn bình an vô sự.

Sự BÌNH TĨNH là điều tối quan trọng trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào. Nếu bạn hoảng hốt, bạn sẽ làm cho tình thế trở nên tệ hại hơn vì trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có một vài giây để phản ứng mà mạng sống của bạn và những người thân trong xe hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự quyết định của bạn trong thời gian ngắn ngủi đó. Nếu bạn giữ bình tĩnh, bạn đã có 50% cơ hội để sống sót, 50% phần còn lại sẽ tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và phản ứng đúng hay sai, nhanh hay chậm của bạn. Phản ứng nhanh, đúng phương pháp sẽ tăng cơ hội sống còn của bạn và những người trong xe một cách đáng kể.

Nỗi buồn tiếng Việt của người dân trong nước



Ở trong nước, hiện tượng dùng chữ nghĩa kỳ cục do CS Bắc Việt du nhập vào miền Nam, lai căng với nhiều từ ngữ mới chế rất ngô nghê và xa lạ đối với phần đông dân chúng.

Với chủ trương nôm na hóa ngôn ngữ Việt, tập đoàn CS nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức trở thành thô tục (như: "xưởng đẻ" dùng cho "nhà bảo sanh", "nhà ỉa" dùng cho "nhà vệ sinh", hay "lính thủy đánh bộ" dùng cho "thủy quân lục chiến" v. v... , và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa.

Chế độ CSVN sống bằng sự “Vô Lý”


Ông Đặng Xương Hùng.

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Thực ra trên toàn thế giới chỉ còn có Trung Quốc, Việt Nam, Cuba và Bắc Triều Tiên là còn theo chủ nghĩa cộng sản thì một người bình thường người ta cũng thấy điều đó là một sự vô lý rồi”...

Đó là lời nhận định của ông Đặng Xương Hùng. (Nguyên lãnh sự của CS/Việt Nam tại Genève từ năm 2008 đến 2012). Ngày 18/10/2013 ông đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ. Ông nói với hành động này, ông tố cáo “sự độc tài”của chế độ CS/Hà Nội, đã “đe dọa và cầm tù” các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Ông hy vọng quyết định này sẽ khiến một số đảng viên CS khác noi theo. (1)

Bao giờ cho đến ngày xưa? - Lê Khả Sỹ Theo Thăng Long


Cái ngày xưa chẳng tốt đẹp gì mà như chúng ta đã thấy và lịch sử đã ghi lại, nào là hàng nghìn năm Bắc thuộc rồi hàng trăm năm Pháp thuộc, nào là các triều đình phong kiến chiếm đoạt tài sản, đè đầu cưỡi cổ dân, tiếp đến chiến tranh liên miên…cảnh nghèo đói ở Việt Nam cứ tiếp nối dài dài.
Đến thời hòa bình, đất nước đổi mới, tưởng cơ chế thị trường mở cửa “có định hướng” như người ta nói, khoảng cách giàu nghèo sẽ rút ngắn, không ngờ càng ngày nó càng dãn ra quá lớn. Khoảng cách giàu nghèo là biểu hiện bất công xã hội ! Sự bất công ấy, ai có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm trước dân ? Đó là điều cần bàn trong bài viết ngắn này.

Mỹ: TQ cần làm rõ, điều chỉnh tuyên bố chủ quyền tại Biển Ðông

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc nhận chủ quyền hầu như  toàn bộ 3,5 triệu kilômét vuông tại Biển Ðông, vì cho rằng Trung Quốc có quyền về phương diện lịch sử  trong vùng lưỡi bò 9 đoạn.

Việt Nam, Philippines. Đài Loan, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền một phần vùng này.

Trong cuộc điều trần trước Quốc hội hôm qua, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói bất cứ việc dùng đường lưỡi bò 9 đoạn nào để tuyên bố chủ quyền trên biển đều phải dựa vào các đặc điểm trên bộ như là đường ven biển hay hải đảo của một quốc gia.

Ông Russel nói bất cứ tuyên bố chủ quyền vùng biển nào của Trung Quốc không căn cứ vào đất liền đều không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Trung Quốc có thể nêu rõ việc nước này tôn trọng luật quốc tế bằng cách làm rõ hay điều chỉnh việc tuyên bố chủ quyền để phù hợp với luật biển quốc tế.