Saturday 11 July 2015

HẮC Y NGŨ BANG NHÂN - nguời lính già oregon


1)  Đầu bài Hắc y ngũ bang nhân, tiện nhân mượn theo tên sách Men in Black, 2005, của Mark R. Levin, với phụ đề “How the Supreme Court is destroying America” (Tối Cao Pháp Viện đang tiêu diệt nước Mỹ như thế nào), được tờ The New York Times cho là một “best seller” và nhà talk show host tổ sư thủ cựu Rush Limbaugh viết lời giới thiệu. Quả vậy, ngày 26/6/2015 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPVHK) đã ra phán quyết (ruling) rằng những gays và lesbians Mỹ được quyền cưới nhau hợp pháp trên toàn lãnh thổ USA, và bắt các tiểu bang phải tuân lệnh. Bất chấp Đạo luật DOMA (Defense of Marriage, Bảo vệ hôn nhân truyền thống, do Quốc Hội và Bill Clinton ban hành năm 1996, và bị Barack Obama hủy bỏ năm 2011). Bất chấp các tôn giáo và giá trị gia đình cố hữu. Bất chấp định luật thiên nhiên do Trời đã tạo dựng cho con người, và cả súc vật, hai bộ phận sinh dục, âm và dương, khác biệt nhau, với chức năng hỗ tương để duy trì nòi giống. Bất chấp kết quả trưng cầu dân ý (chống hôn nhân đồng tính) tại một số tiểu bang, kể cả những tiểu bang cực kỳ phóng túng (liberal), như Oregon và California. Và bất chấp quan niệm qua hàng thế kỷ trường tồn đã ghi rõ rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.

A. Phán quyết này được thông qua với tỷ lệ sít sao 5-4. Bên chống đối (dissenters) gồm bốn ông  conservative(bảo thủ) thứ thiệt, luôn sát cánh với nhau, hợp đồng tác chiến trong những vụ lớn: Antonin Scalia (được bổ nhiệm bởi Reagan), Clarence Thomas (Bush Cha), Samuel Alito (Bush Con), và John Roberts (Bush Con), chủ tịch, bảo thủ, nhưng có lúc bị lốp-bi, phá rào, như vụ Obamacare năm 2012, và do đó bị rủa thậm tệ, phải trốn đi nghỉ hè tại một đảo của Mỹ quốc.
      Bên thuận, tức OK, là ngũ bang nhân thuộc phái liberal, gồm ba mợ, do hai tổng thống Dân Chủ bổ nhiệm: cụ bà Ruth Ginsburg (Clinton), 82 tuổi, và bệnh hoạn, nhưng chưa chịu về hưu, hai mợ tương đối còn trẻ, trên dưới 60, Sonia Sotomayer và Elena Kegan (đều do Obama), cộng với lão Stephen Breyer (Clinton). Hai phe có 4 phiếu đồng đều. Còn trông chờ lá phiếu quyết định bao chót của lão Anthony Kennedy (được Reagan bổ nhiệm cùng với Scalia), tự nhận bảo thủ, nhưng bản chất hai mang, phản phé, hành động chập chờn, thiếu xác tín (conviction), nên khó đoán, cơn gió chính trị thổi chiều nào có lợi là a lê hấp ngả theo chiều ấy  –điều đã được chứng minh qua nhiều vụ trong quá khứ. Lần này, lão xách cặp theo hầu ba mợ.

B. Xét về tình trạng gia đình của cửu hắc y trong TCPVHK thì sáu cụ ông –kể cả hai lão bỏ phiếu thuận, Stephen và Anthony– đều có vợ với âm phận (= bộ phận nữ) truyền thống Trời cho, nghĩa là đã sinh con đẻ cái, cháu chắt đề huề. Trong số ba mợ (đều bỏ phiếu thuận), thì Ginsburg, có chồng cũng với dương phận (= bộ phận nam) thứ thiệt, o-ri-gin. Riêng mợ Sotomayer, cha mẹ là người Puerto Rico, ly dị (ông) chồng, còn mợ Kegan thì hiện độc thân, không con. Cứ theo tài liệu, như rứa, thì tất cả cửu hắc y đều là người bình thường, không uẩn ức sinh lý (trừ Sotomayer và Kegan, có lẽ?), không gay, không lesbian.

2)  Nhưng tại sao họ biểu quyết một cách bất thường như thế? Trái với suy nghĩ của đa số công dân Mỹ chưa đọc kỹ Hiến Pháp Hoa Kỳ, hôn nhân truyền thống (giữa một người nam và một người nữ) thuộc lãnh vực đạo đức (morale), cho nên không được nhắc trong văn bản tối thượng đặc sệt luật lệ này của quốc gia, cũng như không có điều khoản nào cho phép, hay cấm đoán, hôn nhân đồng tính. Cũng vậy, Hiến Pháp nguyên thủy không nhắc đến việc phá thai, hoặc những hành vi phạm pháp, ví dụ ăn cướp nhà băng hay giết người… Điều này được ngụ ý trong lời tuyên bố cay đắng của Chủ tịch John Roberts, sau kết quả biểu quyết, đại khái, “những người đồng tính nên ăn mừng cho phán quyết [của ngũ bang nhân], chứ không phải cho Hiến Pháp”. Có nghĩa, phe OK cho người đồng tính lấy nhau không thể dựa trên điều nào trong Hiến Pháp để biện minh lập luận của mình, mà chỉ bám vào ý niệm tự do cá nhân đồng đều cho mọi công dân. Tự do muôn năm. Ôi, Tự Do. Có biết bao nhiêu tội ác người ta phạm phải nhân danh ngươi, nói theo lời than thở trứ danh của Mme Roland, trước khi lên đoạn đầu đài, năm 1793, trong cuộc Cách Mạng Pháp (O Liberté! Que de crimes on commet en ton nom!).
      Diễn nôm, từ những lập luận luẩn quẩn vòng vo của hắc y ngũ bang nhân nói trên, thì những người đồng tính luyến ái, như mọi người khác, có tự do kết hôn với ai tùy thích và được hưởng tất cả quyền lợi mà những cặp vợ chồng nam nữ truyền thống được luật pháp bảo vệ và dành cho: thừa hưởng gia tài hay tiền An Sinh Xã Hội hay bảo hiểm sức khoẻ của “(ông) vợ” hay “(bà) chồng”. Khiến phe chống đối phẫn nộ, mỉa mai (xin lêninternet đọc những phản ứng và lời bàn Mao Tôn Cương, kết án nặng nề, của người dân Mỹ). Họ nói: Rồi đây, trong tương lai, TCPVHK sẽ phán quyết ai cũng được tự do cưới con chó, con ngựa của nhà mình, được tự do lấy nhiều vợ, hay nhiều chồng, tại sao không? Về điều sau, một bằng chứng cụ thể, nóng hổi, theo báo chí: không chờ lâu, sau phán quyết mấy hôm, anh chàng Nathan Collier, ở Helena, tiểu bang Montana, 44, hiện sống êm đềm với hai cô vợ trẻ, Victoria (có hôn thú) và Christine (chưa), bèn nộp đơn liền một khi lên TCPVHK xin làm hôn thú với Christine, để hợp pháp hóa tình trạng song hôn của mình. Anh chàng lập luận rằng Hiến Pháp không có điều khoản nào cấm lấy nhiều vợ và dựa trên phán quyết của TCPVHK đề cao tự do cá nhân, và nhất là lời tuyên bố, mỉa mai dĩ nhiên, cũng ngụ ý đó, của Chủ tịch John Roberts, đại khái (không nguyên văn): “Rồi đây ai cũng có tự do kết hôn với nhiều người mà mình thích”. Thừa thắng xông lên, chàng Collier lớn giọng: Dựa trên phương diện tự do cá nhân, đồng đều cho mọi người, tôi thách cửu hắc y bang nhân lấy cớ gì để ngăn cấm tôi cưới hai vợ?

3) Còn phản ứng của dân Mỹ? Chia làm ba phe, như ta thấy rõ từ trước: bảo thủ thì chống đốiphóng túngủng hộ. Còn trung lập, không nóng không lạnh, tình nguyện làm cẳng giữa: ta và con cái ta không thuộc diệngay hay lesbian thì phán quyết sao cũng đặng, mắc mớ gì đến ta, nói làm chi cho chúng chửi?

A. Phe ủng hộ có cậu Obozo, họp báo, hồ hởi tuyên bố ngay: “Đây là một chiến thắng cho cả nước Mỹ”. Tối hôm đó, cậu cho Tòa Bạch Ốc và các tòa nhà chính phủ thắp đèn màu cầu vồng (rainbow, biểu tượng của giới đồng tính luyến ái)) để ăn mừng. Cậu ăn mừng là phải, vì trong một tuần, TCPVHK, ngoài cú gay marriage, đã ưu ái tặng cậu và phe liberal thêm mấy quả bonus ngoạn mục: a- thông qua, một lần nữa, Obamacare (tức Affordable Care Act), bằng cách tuyên bố rằng subsidies (tiền phụ cấp) trong đạo luật là hợp hiến, b- cấm chính quyền Texas không được đặt những điều lệ khắt khe trên những bệnh viện hành nghề phá thai trong tiểu bang, mặc nhiên cho phép mở cửa lại, c- đang bàn xem án tử hình trên toàn quốc có vi hiến hay không d- cấm tiểu bang Arizona không được xét hỏi cử tri giấy tờ về tình trạng công dân Mỹ. Chưa kể, báo chí liberalthiên tả, vô sỉ như thường lệ, sau những phán quyết trên của TCPVHK và kết quả thăm dò dư luận (polls) bịa đặt hoặc phóng đại, đã đè ngửa Obozo ra, đút ống đu đủ vào, rồi thi nhau thổi lấy thổi để, bơm cậu lên tận mây xanh, hít hà you're so wonderful, fantastic, tán dương nào là chỉ trong vòng hai năm chót của nhiệm kỳ cậu đã trở thành một tổng thống quan trọng (consequential), nào là di sản (legacy) của cậu sẽ rất lớn, bla-bla-bla, ô hô…
      Tin mới nhất cho biết, hôm qua 7/7, lão cựu Tổng thống Jimmy Carter, theo đạo Baptist, trả lời câu hỏi của phóng viên Mark Lamont Hill của HuffPost Live, tuyên bố rằng “Chúa Giêsu cũng sẽ ủng hộ hôn nhân đồng tính”, vì trong Kinh Thánh không có chỗ nào Chúa cấm đoán việc này.     
      Những cậu gays và những mợ lesbians thì khỏi nói, vui quá, nhảy cỡn, ôm hun nhau chùn chụt. Nữ tuyển thủ soccer Mỹ Abby Wamback, tóc cắt ngắn, cao lớn như đàn ông, mà “vợ” là bạn gái của mình, đã cười toe, liên kết chiến thắng ngày 26/6 của đội tuyển Mỹ trước đội China vào chiến thắng cùng ngày của người đồng tính. Trước bậc thềm TCPV, tại  DC, có hai anh cán rựa, râu ria xồm xoàm, một trẻ một già, kê miệng hôn nhau kiểu French kiss, khiến, về mặt mỹ thuật mà thôi, tiện nhân, vốn coi kiểu hôn loại ông Tây bà Đầm đó chỉ dành cho những cặp tình nhân hay vợ chồng nam và nữ, bỗng nhiên thấy nổi da gà.

B. Phe chống đối cũng dữ dằn: Tất cả những ông ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa, đa số là Thiên Chúa giáo, lên án phán quyết này, kêu gọi civil disobedience (công dân bất tuân). Không biết có phải nghe lời xúi dại của họ không mà ở quận Decatur, Tennessee, cũng như tại vài tiểu bang Miền Nam (tức Red States, tức Cộng Hòa) một số quan tòa, lục sự và nhân viên thư ký đã từ chức hàng loạt. Đặc biệt, tại Louisville, tiểu bang Kentucky, cô Kim Davis từ chối không cấp chứng chỉ hôn nhân cho hai cặp gay và có nguy cơ bị ngồi tù. Cũng vậy, tại quận Irion, Texas, cô thư ký Molly Criner dứt khoát không cấp giấy cho những người đồng tính lấy nhau, mặc kệ lời đe dọa.
      Tại Idaho, sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý năm 2006 có 63% cử tri chống hôn nhân đồng tính, hiến pháp tiểu bang mạ vàng điều khoản “Hôn nhân là giữa một nam và một nữ”. Sau phán quyết của TCPVHK, Quốc HộiIdaho vẫn phớt tỉnh Ăng Lê, mặc kệ Bộ trưởng Tư Pháp Liên bang yêu cầu đục bỏ điều khoản đó.
      Vài người tổ chức lấy chữ ký của công dân gửi Quốc Hội Mỹ xin can thiệp. Nhưng tiện nhân nghĩ US Congress, hiện nay lọt vào tay Cộng Hoà, vốn nhát như thỏ đế, không dại gì nhúng tay vào trường hợp tế nhị, khó xử này, dễ mất ghế như chơi.
      Nhà thờ Tin Lành cũng phản đối. Trừ giáo phái Methodists, chia làm hai phe, và Episcopalians, hoàn toàn OK, cho làm đám cưới tại nhà thờ. Mục sư Franklin Graham, con của Mục sư Billy Graham, gọi phán quyết là“endorsing sin” (thừa nhận / bảo trợ tội lỗi).
      Phía Công giáo, TGM Joseph Kurtz, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, ngay ngày 26/6, lên tiếng, gọi phán quyết của TCPVHK là một tragic error (một sai lầm bi thảm) và khuyến cáo giáo dân hãy giữ vững lập trường và đức tin của mình, đồng thời hãy bày tỏ lòng thông cảm đối với những người đồng tính. Cũng vậy, TGM Giáo phận Portland, Oregon, Alexander Sample, trong tờ Catholic Sentinel, số ngày 3 tháng 7, trong một bài viết như một ý kiến cá nhân, chứ không phải một lá thư mục vụ (đọc trong nhà thờ), cho rằng phán quyết của TCPVHK “simply wrong” (đơn giản là sai quấy), mà không nêu lên đường hướng phải làm gì cho giáo dân trong giáo phận. Khiến cha xứ Mỹ tại nhà thờ Mỹ của tiện nhân (nhà thờ Việt Nam xa quá, tiện nhân không đi, nên không biết) im thin thít.
      Và trên hết, Vatican và Giáo Hoàng Francis, trước đây đã kêu gọi giáo dân hãy có lòng từ tâm (compassion) đối với người đồng tính, không nên phán xét họ (“Who am I to judge them?”), đã lanh lẹ bàn về mọi chuyện thế sự và xã hội (từ thiện, tư bản và người nghèo, mafia, môi trường v.v…), và sắp sửa viếng thăm Mỹ quốc của Obozo, cũng lặng thinh. Mặc dù trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã phạt hai thành Sodome (kiểu làm tình sodomy, dành cho hai đực rựa, được tạo nên cũng bởi tên thành phố này) và Gomorrhe, về tội đồng tính luyến ái. Mặc dù trong Phúc Âm của Thánh Matthew, 19, 3-6, Chúa Giêsu đã phán rằng “người nam sẽ lìa cha mẹ để sống với người nữ vợ mình”. Mặc dù thủy tổ loài người, Adam và Eve, được Thiên Chúa dựng nên rõ ràng là một ông và một bà, chứ không phải là hai "thằng cu" hay hai "cái hĩm". Mặc dù Thánh Giáo Hoàng John Paul II và Hồng y Bộ trưởng Tín Lý Joseph Ratzinger, nay là Giáo Hoàng Benedict XVI, năm 2003, đã phổ biến một tông thư (papal bull, sắc lệnh) gửi toàn thể giáo dân, và dựa trên lời dạy của Đấng Tạo Hóa, Cựu Ước (Sách Genesis 1: 28, 2: 24) và Phúc Âm, cả quyết rằng “clear and emphatic opposition is a duty” (chống đối [hôn nhân đồng tính] một cách rõ ràng và hùng hồn là một bổn phận).
      Thái độ của Giáo Hoàng Francis thật là lạ. Bởi vì, tuy tại Âu Châu, đã có vài nước cho phép hôn nhân đồng tính, nhưng các nước ấy về diện tích và dân số, đặc biệt giáo dân Công giáo, cộng lại, không thể bằng Hoa Kỳ. Nghĩa là, việc Hoa Kỳ cho phép gay marriage trên 50 tiểu bang quan trọng như một trái bom nguyên tử nổ. Mà Giáo Hoàng vẫn im lặng (hay ngài có lên tiếng mà tiện nhân không được nghe, đọc chăng). Khiến giáo dân chả biết phản ứng ra sao. 

C. Tàu Cộng thì không (hay chưa) chấp nhận hôn nhân đồng tính, một phần, theo các nhà báo Mỹ, vì chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo, trong đó có điều khoản: “Tội bất hiếu lớn nhất là không có con nối dõi tông đường”.  Mà hai anh đực rựa lấy nhau, làm sao có con? Con nuôi không thể thay thế con ruột. Nhưng sau khi TCPVHK ra phán quyết, thì giới đồng tính bên Tàu vui mừng tột độ, ca ngợi không tiếc lời.
      Còn các nước Phi Châu thường kỳ thị công khai người đồng tính luyến ái, cho nên tấy chay gay marriage,Cameroun và Nigeria chẳng hạn, giữa những nước Phi Châu khác. Tân tổng thống của Nigeria, Muhammadu Buhari, được mời đến gặp Obozo vào ngày July 20 này. Báo chí và người dân Nigeria nhắc nhở Tân Tổng thống đừng để Obozo dụ dỗ về chuyện hôn nhân đồng tính, mà đem về áp dụng cho nước của mình.
      Tin mới nhất cho biết: Tại  Nairobi, Kenya, có hàng trăm người thuộc phe phản đối gay marriage, do Giám mục Mark Kameki của một nhà thờ Tin Lành lãnh đạo, đã cảnh cáo Obozo và gia đình –dự trù cuối tháng này sẽ về quê Kenya trong chuyến vinh qui bái tổ lần thứ năm– rằng “không được tuyên truyền cho hôn nhân đồng tính” tại xứ này.

4)  Còn tiện nhân? Nói gần nói xa chẳng qua nói thật: Trong mọi vấn đề, chính trị cũng như xã hội, triết lý, văn chương… tiện nhân rất sợ vị thế cẳng giữa, ngậm miệng ăn tiền. Chống đối, ủng hộ, thương yêu, thù ghét rõ ràng, phân minh, mặc dù có thể sẽ phải nhận những lời ong tiếng ve. Trong vụ này, tiện nhân dựa trên định luật thiên nhiên để bàn, không phải trên tín ngưỡng hay đạo đức. Mà định luật thiên nhiên thì công bằng đối với mọi người:

A. Tiện nhân hoàn toàn phản bác phán quyết của TCPVHK, đúng hơn của ngũ bang nhân đảng liberal trong TCPVHK. Mặc dù, tiện nhân, tuy thẳng (straight) như ruột ngựa, có những người bạn thân, nam và nữ, bị cong, tức homosexual, và hoàn toàn thông cảm và thương cảm họ, hoàn toàn ủng hộ giải pháp civil union (sống chung) mà xã hội và luật pháp ưu tiên đề nghị cho họ. Sống chung như thế, họ không bị bạc đãi, bị kỳ thị công khai. Chưa bao giờ mất tự do để sống và làm tình, bằng bất cứ kiểu gì, với bất cứ người nào mà họ yêu thương.
      Nhưng tại sao họ muốn tiến thêm một bước nữa, nghĩa là đòi phải được lấy nhau có giấy tờ? Tại vì, và đây là lý do chính, họ muốn được hưởng tất cả những quyền lợi, tỷ như được thừa hưởng tiền An sinh Xã hội như vợ chồng –mà luật pháp và chính phủ Mỹ dành cho những cặp vợ chồng nam nữ truyền thống, nghĩa là, với mục đích thực tiễn sâu xa hơn, dành cho những thế hệ công dân Mỹ tương lai, tức con cái tự nhiên do chính họ sản sinh ra. Sống chung theo kiểu civil union, cũng như trai và gái Mỹ thường làm, họ không được các quyền lợi đó, như đạo luật DOMA ấn định (vì thế đã bị Obozo hủy bỏ).
      Điều tiện nhân vừa nói dựa trên vụ công dân Ohio James Obergefell, đã cưới (ông) vợ James Arthur ngoài tiểu bang (Maryland), kiện Richard Hodges, Giám đốc Y tế mới nhất của Ohio, đã từ khước quyền lợi, tiền bạc cho Obergebell sau khi (ông) vợ Arthur lâm bệnh chết, vì cả hai không có hôn thú tại Ohio. Vụ kiện lôi thôi này (nhiều người bị dính vô, khởi đầu là Thống đốc Ohio, Cộng Hòa, John Kasich) kéo dài hai năm, và cuối cùng được đưa lên TCPVHK, với tên vụ kiện là Obergefell vs Hodges, để ngày 26/6 cả nước bị áp đặt bởi một phán quyết võ đoán, sai lầm, tùy tiện, như ta thấy.

B. Biết vậy (làm sao mà không biết?), nhưng trong vụ này, ngũ bang nhân, (chẳng qua cũng đã chỉ hành nghề thẩm phán, luật sư, như mọi người, chả phải thánh nhân, hay thiên tài thiên tiếc gì ráo trọi, trước khi được đề cử, bổ nhiệm, để được có cái quyền tối thượng, bởi những ông tổng thống cùng phe phái), bất chấp lương tri (common sense) và liêm sỉ, và bị nắm đầu bởi mục tiêu chính trị lộ liễu, đã không đếm xỉa gì đến định luật thiên nhiên muôn đời bắt buộc vợ chồng phải có sự "giao lưu" (tiếng VC) giữa hai bộ phận sinh dục khác nhau, mới có loài người, mới có chính bản thân họ -những Kennedy, những Breyer, những Ginsburg, những Sotomayer, những Kegan, và trên hết những Obozo. Không thể nào chối cãi được điều quá đơn giản này, ngũ bang nhân phải đi qua khung cửa hẹp: tự do đồng đều cho mọi công dân. Trên nguyên tắc, nghe rất kêu. Trên thực tế, rỗng tuếch. Vì những người đồng tính luyến ái có đầy đủ tự do, muốn làm gì thì làm. Ngoại trừ tự do sinh con. Và điều này bị cấm bởi định luật thiên nhiên. Không bởi con người.

C. TCPVHK không do dân bầu, mà quyền uy bao trùm cả nước, cả 50 tiểu bang, và trong vụ này, hơn cả Tổng thống và Quốc Hội –đều do dân bầu. Vô lý quá. Chỉ có một lá phiếu của cá nhân một hắc y mà xã hội Mỹ thay đổi, đạo lý đảo ngược, giá trị truyền thống xáo trộn. Có nên xét lại vai trò và quyền hạn của những Men in Black này không? Qua nhiều ví dụ và chứng cớ, tác giả Mark Levin đã không sai khi kết án là TCPVHK đang tiêu diệt nước Mỹ. Ngoài ra, đã có những khuyến cáo, sau phán quyết về gay marriage, là đừng bao giờ kiện lên TCPVHK bất cứ vụ cá nhân nào liên quan đến đạo đức, tinh thần, vì cả nước sẽ bị lãnh hậu quả trầm trọng.
                                                                                                     
      Tại sao TCPVHK không dành quyết định về gay marriage cho các tiểu bang? Phải chăng vì chỉ có Liên Bang, qua phán quyết của TCPVHK, mới có quyền cấp phát quyền lợi về An sinh Xã hội, hay Medicare… cho những cặp “vợ chồng” gay và lesbian? Tại sao khi đề cao tự do của những gays và lesbians, hoặc những kẻ phá thai,ngũ bang nhân không đề cập đến tự do tín ngưỡng của những người chống đối?

      Ngày nào những thắc mắc trên chưa được giải đáp thỏa đáng, ngày đó trận chiến giữa hai phe về vụ gay marriage và về phán quyết sai trái, độc đoán, bị tranh cãi (controversial) ngày 26/6 chưa thể chấm dứt, thiên hạ còn đánh nhau dài dài, như báo chí Mỹ tiên đoán.