Wednesday 15 July 2015

Nỗi đau Vị Xuyên

094 Giac da ua vao nha Viet Nam
Ngày này, cách đây 31 năm (12-7-1984), chỉ trong một ngày Sư 356 đã mất 600 quân nhân để giành lại các cao điểm 772, 685… từ tay quân xâm lược bành trướng Đại Hán Trung Quốc.

Trên đài tưởng niệm đồng đội tại cao điểm 468, Đỗ Quang Huy, thay mặt các đồng đội còn sống, chia sẻ: “Những đồng đội đã hi sinh trên các điểm cao, sườn đồi, hốc đá mà chưa tìm được hài cốt để đưa về nghĩa trang Vị Xuyên. Chúng tôi là những người may mắn sống sót trong cuộc chiến bảo vệ biên cương Tổ quốc sẽ làm tất cả để linh hồn đồng đội được yên nghỉ”.

Đại tá Nguyễn Đức Cam (nguyên sư đoàn phó, tham mưu trưởng sư đoàn 356) chia sẻ: “Mỗi năm trở lại Vị Xuyên, có chút niềm vui anh em vẫn còn khỏe mạnh để hội ngộ với nhau. Nhưng chẳng biết bao giờ có thể quy tập được đầy đủ hài cốt của những người đã chết nơi đây”.

5

Cuối tháng 4-1984, quân xâm lược Trung Quốc đánh mạnh vào biên giới hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, kéo dài hơn 100 Km từ Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc mà trong đó Vị Xuyên là chiến trường khốc liệt nhất.

Ngày 12-7-1984, ta mở chiến dịch phản công để lấy lại các cao điểm bọn xâm lược Trung Quốc chiếm. Tham gia trận đánh gồm bốn sư đoàn 313, 314, 316, 356… Riêng sư đoàn 356 được chọn làm đơn vị chủ công.

Chỉ trong một ngày đầu tiên của chiến dịch Sư 356 đã mất đi 600 quân nhân. Các sư đoàn còn lại mất khoảng 400. Phần lớn hài cốt các liệt sĩ trong trận đánh này đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Như vậy chỉ trong một ngày, tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang có đến 1000 quân nhân của QĐND Việt Nam bỏ mạng trước họng súng của người anh em cùng ý thức hệ, môi hở răng lạnh, núi liền núi, sông liền sông, mối tình thắm thiết sáng như rạng đông.

Điều đáng nói hơn là 1000 quân nhân đã hy sinh, nhưng các cao điểm vẫn năm gọn trong tay địch. Chiến dịch kéo dài mãi đến đầu năm 1985. Oan hồn của những người lính nơi đây vẫn chưa yên nghỉ, còn đang thổn thức, lởn vởn trên ngọn cây, hốc đá, thì Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng bí mật qua Thành Đô để hội kiến.

Đây là một tội ác của tập đoàn lãnh đạo dưới thời Nguyễn Văn Linh. Đó là chưa kể đến tổn thất to lớn cả về lãnh hải lãnh thổ và sinh mạng trên đảo Gạc Ma 1988. Trong diễn văn kỷ niệm 100 ngày sinh Nguyễn Văn Linh đầu tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng trơ trẽn ca ngợi Nguyễn Văn Linh là tấm gương mẫu mực trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.

NghiatrangVixuyen

Đốt nén nhang trầm tưởng nhớ đến những người lính ngã xuống ở Vị Xuyên 31 năm về trước để nhìn lại những nhà lãnh đạo bạch nhược ươn hèn từ Nguyễn Văn Linh đến Nguyễn Phú Trọng, đang càng ngày càng lún sâu vào vũng bùn tội lỗi với dân tộc Việt Nam.

Vị Xuyên tháng 7/1984, Gạc Ma tháng 3/1988 là một nỗi đau của dân tộc Việt Nam, và còn là một tội ác ô nhục của Đảng Cộng sản Việt Nam mà lịch sử sẽ không tha thứ.