Saturday 24 October 2015

Hai cái chết - một nỗi niềm!

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy bị ám sát chết. Cái chết của ông cũng chấm dứt phương thức đối đầu quân sự trực diện của Hoa Kỳ đối với Liên Xô. Phương thức đối đầu này đã được Tổng thống Kennedy sử dụng thành công thông qua sự kiện "Cuban Missile Crisis." Liên Xô đã đồng ý thoái lùi và nhượng bộ trước những đòi hỏi công khai thẳng thừng của Tổng thống Kennedy, trong đó có việc rút bỏ các hỏa tiển hạch tâm ra khỏi Cuba với hy vọng Hoa Kỳ cam kết không đổ bộ lên quần đảo này, nhằm giữ mạng và duy trì chế độ của Fidel Castro.

Sự thoái lùi của Liên Xô trong vụ "Cuban Missile Crisis" đem đến uy tín vô cùng lớn cho Tổng thống Kennedy trên chính trường Hoa Kỳ nhưng lại tạo ra một sự rạn nứt rất lớn giữa ông và cơ quan tình báo Hoa Kỳ, gọi tắt là CIA.

Là một cơ quan thu thập nhiều tin tức quan trọng và đứng đầu cho mọi vạch định kế hoạch chiến lược của Hoa Kỳ, CIA thấy rõ được hiểm họa quá lớn cho sự tồn vong của nhân loại, của Hoa Kỳ và các nước đồng minh nếu tiếp tục duy trì chính sách đối chọi trực diện về ngoại giao và quân sự quá ú tim theo kiểu Kennedy.

CIA cũng biết quá rõ Khrushchev là một người cấp tiến cởi mở, biết suy nghĩ lợi hại nên Kennedy và nhân loại mới có thể thoát khỏi cuộc chạm trán bằng nguyên tử trực diện trong khoảnh khắc như thế xuyên qua vụ "Cuban Missile Crisis." CIA cũng biết rõ sự nhượng bộ của Khrushchev qua vụ "Cuban Missle Crisis" sẽ báo hiệu phe bảo thủ cực đoan, "rock head" (phe đầu đá) trong bộ chính trị Cộng Sản Liên Xô sẽ chiếm lại quyền lực trong nay mai sau khi loại bỏ Khrushchev vì cái nhục bị "bợp tai thẳng mặt" trong vụ "Cuban Missile Crisis" này.

Như thế, các chiến lược gia làm việc tại CIA khẳng định rằng, nếu tiếp tục chính sách ú tim của Tổng thống Kennedy mà đối đầu trực diện có nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạch tâm tạo ra những thảm họa không lường. Những công trình nghiên cứu của các chuyên gia phân tích tình báo CIA đã vạch ra quá rõ là kinh tế của Liên Xô sẽ khủng hoảng và tê liệt hoàn toàn nếu tiếp tục duy trì viện trợ cho các điểm nóng trên toàn cầu.

Các âm mưu kế hoạch được đề ra là làm sao tạo điểm nóng trên toàn cầu để khiến Liên Xô thẳng tay viện trợ lâu dài chi phí cho chiến tranh cho đến khi kiệt quệ hoàn toàn, mà trong đó, Việt Nam là một chiến trường thuận lợi để leo thang chiến tranh khiến Liên Xô chảy máu về kinh tế. Những bàn thảo này đã bị Kennedy lần hồi dẹp bỏ. Tổng thống Kennedy cho rằng cố tình tạo ra điểm nóng cực kỳ lớn lao để Liên Xô viện trợ lâu dài làm suy kiệt kinh tế khối XHCN là cực kỳ hoang tưởng & tốn hao vô ích.

Những kiến nghị thay đổi đường lối đấu pháp để đối phó với Liên Xô và triệt hạ sức mạnh Liên Xô một cách gián tiếp từ CIA không được Tòa Bạch Ốc dưới thời Tổng thống Kennedy mặn mà bàn thảo. Tổng thống Kennedy không đưa ra được một đối pháp lâu dài nào để xóa xổ Liên Xô hoàn toàn. Đối với ông, Liên Xô tồn tại "trong chừng mực" là điều cần thiết để Hoa Kỳ ràng buộc & trói chặt các đồng minh cứng đầu của Hoa Kỳ tại Tây Âu. Quan niệm này của Tổng thống Kennedy hoàn toàn làm thất vọng các chuyên gia, chiến lược gia của CIA.

Sự rạn nứt này càng gia tăng không thể cứu vãn giữa Tòa Bạch Ốc và CIA, trở nên gay gắt khi Tổng thống Kennedy từ chối chính sách leo thang chiến tranh tại Việt Nam qua việc gia tăng sự hiện diện trực tiếp quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam ồ ạt. Ông cho rằng miền Nam Việt Nam không quan trọng như Tây Âu mà cần phải có sự hiện diện quá lớn lao của quân đội Hoa Kỳ.

Tổng thống Kennedy chỉ đồng ý làm ngơ để loại bỏ Tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi quyền lực vì Tổng thống Ngô Đình Diệm cương quyết muốn đưa đẩy Việt Nam Cộng Hòa trở thành một nước trung lập, đứng ngoài những tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Trong khả năng và sự hiểu biết của riêng mình, Tổng thống Diệm cảm thấy đất nước của ông không thể nào cán đáng nổi sức nóng và tan thương của một chiến lược tiền đồn chống Cộng mà Hoa Kỳ đặt kỳ vọng ở nơi quê hương ông.

Tổng thống Diệm thuờng xuyên qua mặt cơ quan tình báo của Hoa Kỳ để tiếp xúc và thương thảo, đưa ra nhiều đề nghị hợp tác hòa bình chung sống với Hồ Chí Minh để né tránh leo thang chiến tranh một cách ngu xuẩn không cần thiết. Không hiểu sao, tất cả mọi cuộc đối thoại bí mật với chính phủ Hồ Chí Minh điều bị thu âm đầy đủ, tường tận cho CIA, và được CIA đặt cho cái tên là "Maneli Affair"- Mối Tình Maneli.

Cả hai anh em ông Diệm và ông Nhu với tâm lý dân Việt đơn thuần lúc bấy giờ không thể ngờ được & không tin là Hồ Chí Minh cần chiến tranh dân tộc đổ máu để tồn tại.

Sau thất bại của vụ Đấu Tố, Hồ Chí Minh đã bị lộ tẩy. Người dân ngoài Bắc đã bắt đầu cảm nhận được sự tàn bạo của thảm họa Cộng Sản với hơn 200 ngàn nạn nhân bị giết oan ức và bản chất Lê Chiêu Thống của Hồ Chí Minh khi ông này nịnh hót quy lụy Mao Trạch Đông một cách quá đáng bằng biểu ngữ, hình ảnh và âm nhạc, thi ca khắp mọi nơi. 

Chỉ có chiến tranh đối đầu trực diện với Hoa Kỳ thì Hồ Chí Minh mới thoát được tiếng ác, tiếng nghi từ mọi phía.

Cộng Sản Hà Nội lần hồi bán rẻ hết mọi tin tức về nỗ lực của ông Diệm là muốn biến Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc) thành trung lập thoát khỏi tranh chấp ý thức hệ, khiến CIA và Kennedy vô cùng tức giận vì cho rằng Tổng thống Diệm đã đâm sau lưng họ. Chính phủ Kennedy bèn tìm cách gây hấn lên Tổng thống Ngô Đình Diệm, tạo ra mọi khói mù cần thiết để loại bỏ đường lối và chiến lược trung lập của Tổng thống Diệm.

Câu hỏi là tại sao CIA có thừa sức lại không đầu độc hay ám sát ông Diệm chết âm thầm, dàn cảnh như tai nạn chẳng hạn, rồi lần theo Hiến Pháp, cho người bầu cử thay ông... mà lại đồng ý cho đảo chánh rùm beng giữa ban ngày, tạo sự chú ý tin tức, đó là chưa kể trước đó còn giật dây Phật Giáo tự thiêu ầm ỉ?

Nói một cách khác, CIA cố tình để cho những bất mãn về ông Diệm, cuộc đảo chánh ông Diệm cần phải RẦM RỘ, GÂY SỰ CHÚ Ý NƠI NƠI. Từ đó, chính trường miền Nam Việt Nam, cuộc chiến ý thức hệ hai miền Việt Nam được thổi phồng TỐI ĐA CHƯA TỪNG CÓ trước ống kính camera như một sự QUẢNG CÁO MỜI GỌI các thế lực Cộng Sản chú ý đến và can dự vào. 

Lời kêu gọi xin viện trợ quân sự từ khối Cộng Sản của Hồ Chí Minh được thuận lợi nô nức ủng hộ dù giữa Liên Xô & Trung Quốc đã bắt đầu có những bất đồng trầm trọng. Quốc gia Cộng Sản nào cũng nô nức muốn giúp Hồ Chí Minh thắng Mỹ. 

Tất cả cũng là nhờ công lao quảng cáo, thổi phòng một cách khéo léo trước ống kính, trước dư luận của CIA. 

CIA đã đi được một bước quá thành công khi làm miền Nam Việt Nam trở thành là sự chú ý của toàn khối Cộng Sản cũng như toàn thế giới sau vụ đảo chánh và sát hại Tổng thống Ngô Đình Diệm, tao ra một ảo tưởng là thắng lợi của Cộng sản tại Việt Nam là một chiến thắng quan trọng cho khối Cộng Sản và sẽ làm Hoa Kỳ yếu đi từ uy tín đến sức mạnh quân sự kinh tế. Ảo tưởng này khiến Liên Xô mắc bẫy và bất chấp chảy máu kinh tế kinh khiếp từ một nền kinh tế theo kiểu tập trung vốn đã điều hành vô cùng sai lầm và eo uột, tăng viện cho Cộng Sản Hà Nội tối đa bằng mọi giá từ quân sự đến kinh tế.

Tuy nhiên, quan điểm của Tổng thống Kennedy sau khi loại bỏ được Tổng thống Ngô Đình Diệm ra khỏi quyền lực là chỉ muốn hỗ trợ về phương tiện vật chất cho chiến tranh hơn là gởi quân nhân sang tham chiến. Tổng thống Kennedy cự tuyệt mọi khả năng tham chiến lớn rộng của Hoa Kỳ sang miền Nam Việt Nam. Tới giờ chót, Tổng thống Kennedy vẫn không hiểu được những chiến lược gia của CIA cần cuộc chiến Việt Nam leo thang RẦM RỘ nhằm THÚC ÉP KHỐI CỘNG SẢN VIỆN TRỢ KHÔNG NGỪNG NGHĨ cho Bắc Việt để nền kinh tế của khối này kiết quỵ lần hồi trong khi phạm phải hàng loạt những sai lầm cố hửu của Cộng Sản khi điều hành kinh tế

Người ta dựng chuyện đồn ầm dòng họ Kennedy có mối bất hòa với... Mafia, mà cụ thể là bất hòa với Chủ Tịch Công Đoàn Teamster là Jimmy Hoffa và vì thế cho nên Tổng thống Kennedy mới bị ám sát. Mặc dù vậy, cho đến giờ nhà chức trách vẫn không điều tra ra thủ phạm chính thức! Cũng tương tự như thế, ông Diệm có mối bất hòa với... Phật Giáo và bị phe đảo chánh giết chết không cần e dè vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, đến giờ hai anh em ông Diệm bị giết ra làm sao vẫn chưa ai rõ!

Như vậy, cả Tổng thống Diệm và Kennedy bị giết cùng tháng cùng năm với cùng những trăn trở toan tính về những quyết định chính trị cho Việt Nam. 

Thiệt đúng là hai cái chết, một nỗi niềm!

********************************

Ghi Chú:

Chiến tranh Việt Nam bắt đầu leo thang và chỉ có thể leo thang sau cái chết của hai ông Diệm và Kennedy. Việt Nam Cộng Hòa cưu mang một trách nhiệm bí mật mới kể từ sau khi hai ông mất đi, đó là: "CHÔN VÙI NỀN KINH TẾ CỦA TOÀN BỘ KHỐI CỘNG SẢN"

Như đã trình bày, trúng kế của CIA, với một nền kinh tế Cộng Sản èo uột và điều hành sai lầm, vậy mà bước ngay qua năm 1964 sau khi cả hai ông Diệm và Kennedy vừa mới mất:

i. Tháng 2 đến tháng 11 năm 1964, Liên Xô công khai tuyên bố gia tăng viện trợ cho Cộng Sản Bắc Việt khoảng 3.6 tỷ Mỹ kim/năm.

ii. Tháng 2 năm 1965, Brezhnev, người đứng đầu Đảng CS Liên Xô thuộc phe "rock head", tuyên bố toàn lực hổ trợ cho Cộng Sản Bắc Việt bao gồm 1.5 tỷ Mỹ kim viện trợ kinh tế & 4 tỷ Mỹ kim quân sự, trong đó có cả hệ thống "Surface to Air Missle" (SAM) 

iii.Tháng 12 năm 1965, có 15 ngàn quân nhân & chuyên viên cố vấn Liên Xô làm việc tại miền Bắc Việt Nam. Cứ mỗi 3 tháng, Hà Nội nhận khoảng 650 triệu Mỹ kim (khoảng nửa Tỷ Rub) tiền vũ khí quân sự.

iv. Tháng 8 năm 1966, Liên Xô gia tăng viện trợ bằng một tuyên bố viện trợ "nonrefundable" (không hoàn trả) bao gồm 1.8 tỷ Mỹ Kim kinh tế & 3.5 tỷ Mỹ kim chiến chi phí quốc phòng.

v. Cho đến ba năm cuối của cuộc chiến (1972-1975), Liên Xô duy trì sự viện trợ 8.6 tỷ Mỹ kim mổi năm chưa kể 2 tỷ Mỹ kim về kinh tế không hoàn trả.

Như vậy sau 11 năm 1964- 1975, nền kinh tế sai lầm èo uột của Liên Xô cán đán một cuộc chiến tổng cộng tốn gần khoảng trên 100 tỷ Mỹ kim. Với tổn thất kinh tế lớn lao vì viện trợ toàn lực cho Bắc Việt, nền kinh tế Liên Xô bắt đầu suy sụp trầm trọng từ năm 1974 và do sai lầm ngu dốt, báo cáo láo che giấu nên nền kinh tế này không có cơ hội gượng dậy và tiếp tục suy sụp trầm trọng hơn cho đến năm 1986, thì hoàn toàn đổ vỡ dù có cải cách của Gorbachev.

(Kế hoạch của CIA làm chảy máu kinh tế Liên Xô còn được tiếp nối tại Đông Dương bằng cuộc chiến ở Campuchia gây ra bởi sự chia rẽ giữa Trung Cộng và Liên Xô. Để duy trì cuộc chiến này, Liên Xô phải viện trợ chiến phí cho Cộng Sản Hà Nội một triệu Mỹ kim mỗi ngày.)