Wednesday 28 October 2015

Quân đội Nhật bắt đầu hành động, Trung Quốc e ngại?

Ngày 18 tháng 10 vừa qua, tin Reuters gửi đi về cuộc thao diễn hải quân quy mô giữa các nước Nhật, Mỹ, Úc, Ấn, Pháp và Nam Hàn. Phía Nhật ngưòi ta chú ý sự góp mặt của tàu Izumo có khả năng chuyên chở 15 chiến đấu cơ tối tân F-35B sẽ vượt trội "Tàu mẹ bồng con" Liêu Ninh của Tàu cộng HD-981. Mặt khác, hoặc giả Izumo còn có khả năng vận chuyển 14 chiếc trực thăng, bao gồm trực thăng săn tàu ngầm Sikorsky/ Mitsubishi SH-60K Seahawk và AgustaWestland/ Kawasaki MCH-101. Sân bay trên Izumo cho phép 5 máy bay đồng loạt cất cánh hay hạ cánh trên boong. Izumo có 500 thủy thủ đoàn phục vụ trên tàu, cùng chở thêm 500 lính TQLC khi đổ bộ đánh trận. Phía Mỹ có sự hiẹn diện của hàng không mẫu hạm USS Ronald Regan hiện đồn trú tại Nhật Bản. Tổng cộng có 50 tàu và 61 máy bay cùng tham gia cuộc tập trận chung được tổ chức 3 năm một lần. Tập trận chung Exercise Malabar (multilateral naval exercise among the US, Japan, India, Australia and Singapore), hay thao diễn quân sự RIMPAC (the Rim of the Pacific Exercise),  cả hai tổ chức tập trận hải quân chung này đều có 4 nước Mỹ, Nhặt, Ắn, và Úc tham dự.
 

Vì những tranh chấp đảo Senkaku căng thẳng trong những năm gầu đây giữa Nhật và Tàu cộng HD-981. Quần đảo Senkaku từ lâu nay là vấn đề phức tạp giữa 3 quốc gia và vùng lãnh thổ trên một nhóm đảo không có người ở, do Nhật Bản cai quản, mà người Nhật gọi là quần đảo Senkaku, thì mấy ông Tàu cộng HD-981 gọi là Diàoyúdǎo (diễn nôm là Điếu Ngư) và nước thứ ba tuyên bố chủ quyên Senkaku là xứ Tàu Đài Loan.

Theo dòng lịch sử quần đảo Senkaku bị Mỹ chiếm đóng từ năm 1945 đến 1972, Nhật Bản và Tàu cộng HD-981 tranh cãi chủ quyền dai dẳng về quần đảo này. Dù là hoang đảo, nhưng tiềm năng kinh tế của Senkaku mới là cục diện vấn đề như những quyền lợi về khai thác dầu khí, khoáng sản và đánh bắt cá ở các vùng biển xung quanh đảo. Nhưng vì các hòn đảo của Senkaku thuộc quần đảo đều được Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật và quân đội Hoa Kỳ chiếu theo hiệp ước, Hoa Kỳ sẽ phải bảo vệ tận cùng những hòn đảo này nếu mấy chú Ba HD-981 có mưu đồ xâm lược thôn tính.

Trong bối cảnh hiện tại khi xứ Tàu cộng HD-981 tham lam ngang ngược dương oai vẽ lại bản đồ thế giới qua bản đồ vùng lưỡi bò bao la và còn khẳng định chủ quyền chơi cha thi
ên hạ khi lập ra Vùng nhận dạng phòng không (Air Defense Identification Zone hay ADIZ) ở Biển Đông, một hành động du con làm gia tăng mối căng thẳng đưa đến xung đột chiến tranh trong khu vực này trở thành điểm nóng, vốn càng ngày càng bất ổn.

Sự tham lam của Chú Ba Tập mang máu côn đồ HD-981 tạo ra những tranh cãi, mà những rủi ro chạm trán hải lực giữa các bên diễn ra trong bối cảnh khiến Tokyo phải nỗ lực vận dụng cơ bắp của chính mình, cùng tăng cường những mối tương quan về quốc phòng với Hoa Kỳ dựa theo luật an ninh mới, mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản. Hoa Kỳ ít khi nào tham chiến mình ên, mà sẽ lôi kéo mấy ông trong khu vực như ông Aussie Kangaroos,  ông Bảy Cà ri, ông Jakarta, ông Kim chi,... nối vòng tay lớn thêm Anh, Pháp, Đức, Canada,... gang-raping China.

Khi thế giới hiệp nhất đánh hội đồng xứ HD-981, ôn lại bài học xưa của lịch sử cửu cường phanh thây tế phân xứ Tàu, thì rồi ra xem ai sẽ ngang ngược, 
ai sẽ côn đồ,  ai sẽ teo chim, wait and see.
VHLA

Mời đọc...


Tàu khu trục chở trực thăng DDH-181 Hyuga của NhậtChina Raises Concern over Japans Legislation to Expand its Military Role

Japan-navy
Japan hold its first naval exercises with the Philippines

Japan Naval Force(AP) Japan Maritime Self-Defense Force (JMSDF) escort ship "Kurama" leads other vessels during a fleet review in water off Sagami Bay, south of Tokyo. 
Japan Vows To Defend Against Provocations Over Island Dispute


Quân đội Nhật bắt đầu hành động, Trung Quốc e ngại?

Một đội tàu hùng hậu gồm tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm hôm qua (18/10) đã rầm rập đổ về bờ biển của Nhật Bản, trong một màn phô trương sức mạnh hải quân hoành tráng. Đặc biệt, đội tàu trên có sự xuất hiện những tàu chiến mới nhất của Tokyo. Sự kiện hải quân diễn ra ở Tây Thái Bình Dương đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản phô trương sức mạnh lớn, kể từ khi quân đội nước này được “cởi bỏ xiềng xích”, đồng thời nó cũng phát đi tín hiệu cho thấy sự can thiệp sâu hơn của Hải quân Mỹ vào khu vực. Nhật Bản đang bắt tay cùng đồng minh thân nhất là Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản đang bắt tay cùng đồng minh thân nhất là Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Điểm nhấn trong sự kiện mang tên lễ Duyệt Hạm đội của Nhật Bản là chiếc tàu chiến hùng dũng Izumo - tàu chiến lớn nhất và tối tân nhất của Nhật Bản.

anh-tau-chien-nhat-ban-dieu-binh-hoanh-trangKhu trục hạm mang trực thăng Izumo và Hyuga

Tàu Izumo là một chiếc tàu chiến hùng dũng dài 250m và có trọng lượng nước rẽ là 27.000 tấn. Đây là chiếc tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ II. Con tàu khổng lồ này của Nhật có thể mang tới 14 chiếc trực thăng và nó được ví là không khác gì một chiếc tàu sân bay - loại tàu được ví là bá chủ của đại dương. Về mặt lý thuyết, Nhật Bản không được phép đóng tàu sân bay - một loại tàu chiến vô cùng cần thiết cho bất kỳ nước nào muốn tiến hành một cuộc chiến tranh ở xa nước mình.

Tham gia cùng với Hải quân Nhật Bản có sự xuất hiện của các tàu đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia, Pháp và Mỹ, trong đó có tàu sân bay dài 333 mét - USS Ronald Reagan của Mỹ. Tổng số có tất cả 50 tàu chiến và 61 máy bay phô diễn sức mạnh trong sự kiện hải quân được tổ chức 3 năm một lần này.

Ngoài chiếc tàu Izumo là trung tâm chú ý trong lễ Duyệt Hạm đội thì người ta không thể không nhắc đến chiếc tàu sân bay lớp Nimitz - USS Ronald Reagan của Mỹ. Tàu USS Ronald Reagan đã được điều động đến khu vực để thay thế cho chiếc tàu USS George Washington làm tàu đô đốc trong nhóm tàu sân bay tấn công duy nhất của Mỹ. Tàu USS Ronald Reagan đã cập cảng Yokosuka từ hôm 1/10, và trở thành một phần của Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đóng tại Nhật Bản. Tàu sân bay USS Ronald Reagan mang theo lực lượng thuỷ thủ đoàn lên tới 5.000 người và khoảng 80 máy bay.

USS Ronald Reagan là siêu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz đang phục vụ trong Hải quân Mỹ. Con tàu này có trọng lượng 101.400 tấn, chiều dài 333m. Tàu sân bay USS Ronald Reagan được trang bị vũ khí gồm 2 hệ thống tên lửa Mk 29 Sea Sparrow, 2 hệ thống tên lửa dẫn đường RIM-116 Rolling. Tàu sân bay được thiết kế cho khoảng 90 máy bay tiêm kích, cường kích và máy bay trực thăng. Tàu Reagan cũng được trang bị những hệ thống phòng thủ, radar, hệ thống tích hợp vũ khí, hệ thống chỉ huy và công nghệ thông tin tối tân nhất. Tàu USS Ronald Reagan (CVN-76) là thế hệ tàu sân bay hạt nhân đầu tiên có khả năng chiến đấu hiệu quả nhất của Hải quân Mỹ.


Sự kiện triển khai một trong những tàu sân bay tối tân nhất đến Nhật Bản của Hải quân Mỹ là để nhằm mục tiêu củng cố mối quan hệ hợp tác sâu đậm, bền chặt giữa Washington và Tokyo.

Thông điệp được nhắn gửi đến Trung Quốc


Trong một dấu hiệu cho thấy vai trò càng lớn hơn của Hải quân Nhật Bản ở Châu Á sẽ được hậu thuẫn bởi sự can dự sâu hơn của Hạm đội Mỹ ở khu vực, Hải quân Mỹ hôm qua đã cử phó Đô đốc Nora Tyson tháp tùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan.


Đây là lần đầu tiên có một Nhà lãnh đạo đương nhiệm của Nhật Bản thực hiện một chuyến thăm trên tàu sân bay của Mỹ. Bà Nora Tyson vừa được bổ nhiệm làm Chỉ huy của Hạm đội 3 hùng mạnh ở Đông Thái Bình Dương. Bà Tyson đến thăm tàu USS Ronald Reagan sau khi Hạm đội 3 được trao quyền lớn hơn ở khu vực Tây Thái Bình Dương.


Mỹ đã huỷ bỏ đường biên giới hành chính dọc Đường đổi ngày quốc tế (International Date Line), chia cắt giữa hai khu vực hoạt động của Hạm đội 7 và Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ. Trước đây, khi Hạm đội 3 đưa tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương thì Hạm đội 7 sẽ chỉ huy những con tàu đó. Tuy nhiên, với quy định mới, hai Hạm đội 7 và 3 sẽ cùng phối hợp chặt chẽ với nhau hơn trong những nhiệm vụ như vậy, và bà Tyson sẽ có quyền chỉ huy ở Tây Thái Bình Dương. Sự thay đổi trên cho phép Mỹ có khả năng triển khai tàu chiến nhanh hơn đến những điểm nóng trong khu vực.


"Sự hiện diện của Đô đốc Tyson ở đây chỉ là một sự công nhận rằng chúng tôi đang cố gắng linh hoạt nhiều nhất có thể để có được nhiều sự lựa chọn nhất có thể nhằm có thể phản ứng nhanh nhất có thể với mọi tình huống”, Chỉ huy các chiến dịch của Hải quân Mỹ - ông John Richardson, cho biết.

Hạm đội 7 của Mỹ có một nhóm tàu sân bay tấn công cùng với 80 tàu khác, 140 máy bay và khoảng 40.000 thuỷ thủ. Hạm đội 3 đóng ở San Diego, California có hơn 100 tàu, trong đó có 4 tàu sân bay.


 Sự kiện tàu chiến Nhật Bản cùng “khoe” sức mạnh với tàu chiến của một loạt nước, đặc biệt là Mỹ, rõ ràng là một thông điệp sắc lạnh được nhắn gửi đến Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản phô trương sức mạnh hải quân kể từ khi Thủ tướng Abe nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ cho việc tháo bớt “xiềng xích” cho quân đội Nhật Bản, mở đường cho đội quân này có thể chiến đấu ở bên ngoài nhằm bảo về các đồng minh nước ngoài.

Trung Quốc đang gây lo ngại cho cộng đồng thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng vì tham vọng lãnh thổ, lãnh hải của nước này. Kết quả là các nước như Mỹ, Nhật đang phải kết hợp chặt chẽ với nhau để đối phó và ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh.

Kiệt Linh (tổng hợp)