Wednesday 21 October 2015

TẬP CẬN BÌNH ĐANG NGỒI TRÊN CHẢO LỬA - NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Vua Xi Lợi Hại Hơn Các Vua Tàu Cộng Khác (1)

Tạp chí Foreign Policy số ra ngày 2/10/2015 đưa tin: Chính phủ Obama đã có hành động ngày càng nghiêng theo khuynh hướng tiến đến một sự phô trương lực lượng. Ngũ Giác Đài khẳng định thời điểm và chi tiết về các cuộc tuần tra trên Biển Đông, vốn có mục đích để duy trì nguyên tắc tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế: “Đây không phải là “nếu” mà là chắc chắn khi nào việc nầy sẽ xảy ra”.

Ngày 8/10/2015 vừa qua, Nhật Báo Financial Times, qua lời tường thuật của phóng viên Demetri Sevastopulo ở Washington, cho biết là Hoa Kỳ sắp cho các chiến hạm tiến đến gần các hòn đảo nhân tạo của TC ở Biển Đông. Washington đã đưa tín hiệu cứng rắn là không công nhận việc Bắc Kinh giành chủ quyền toàn bộ trên Biển Đông.

Sự khiêu khích của Bắc Kinh ở trên vùng Biển Đông đã gia tăng trong những năm gần đây, đe dọa quyền tự do hàng hải trong một khu vực mà qua đó có 30% mậu dịch toàn cầu phải vận chuyển đi qua. Trong 2 năm gần đây, Bắc Kinh đã gia tăng các hoạt động lấp biển để xây dựng nên nhiều ngàn mẫu đất để xây phi đạo và các căn cứ quân sự với mục đích là để tăng cuờng sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương. Các chuyên gia quân sự nói, việc xây dựng các hòn đảo quân sự này là để giúp TC tiến gần hơn tới tham vọng xây dựng một “hải quân nước xanh”, có thể hoạt động xa bờ, đặc biệt là ngoài “chuỗi đảo thứ nhất” vốn bao bọc Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải và tách rời họ ra khỏi Thái Bình Dương.

Theo tờ Financial Times, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đã được Toà Bạch Ốc đồng ý, cho phép Ngũ Giác Đài tiến hành những biện pháp cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Trong cuộc họp báo chung với Tập Cận Bình tháng vừa qua, TT Obama đã tuyên bố là ông đã bày tỏ quan ngại đáng kể về việc lấn biển, xây dựng và quân sự hóa khu vực tranh chấp và nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu hải quân và chiến đấu cơ bay qua và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà công pháp quốc tế cho phép.

Bộ trưởng Quốc Phòng Ash Carter còn khẳng định, Hải quân Mỹ sẽ căng buồm, cất cánh và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép như Mỹ đã làm trên khắp thế giới và Biển Đông không phải là một ngoại lệ. Tuyên bố này đã gặp phải phản ứng từ phía TC, quốc gia đang ngang ngược tuyên bố chủ quyền ở hầu hết Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC Hoa Xuân Oánh nói rằng, TQ không quân sự hóa Biển Đông và một số quốc gia nên ngừng thổi phồng vấn đề này.

Đô đốc John Richardson, người phụ trách các hoạt động của Hải quân Mỹ, cho biết chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải thông qua việc đưa tàu chiến đi vào vùng nước 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo TC bồi lấp phi pháp trên Biển Đông của Mỹ là phù hợp với luật pháp quốc tế. Đô đốc Richardson khẳng định: “Tôi không thấy cách thức nầy là khiêu khích. Chiến hạm của chúng tôi vẫn hoạt động trên vùng biển quốc tế. Trên quan điểm của chúng tôi, đó là một phần công việc bình thường của lực lượng hải quân toàn cầu”.

Tuyên bố của người phụ trách các hoạt động Hải quân Mỹ được đưa ra sau khi New York Times dẫn báo cáo cho rằng, Hải quân Mỹ có thể điều tàu chiến đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo TQ bồi lấp trên Biển Đông. Mỹ cho rằng, những đảo nhân tạo nầy thuộc vùng biển Quốc Tế, trong khi Bắc Kinh luôn tuyên bố chúng là phần mở rộng của lãnh thổ hợp pháp, bước đi nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.

Trong thời gian gần đây, TC liên tục bồi đấp các đảo và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Trên một số công trình, Bắc Kinh xây dựng các cơ sở Quân sự để dễ dàng bành trướng trên vùng biển huyết mạch của khu vực và toàn thế giới. Trước những tuyên bố từ phiá Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao TC cảnh cáo những “hành vi khiêu khích” ở Biển Đông và thề “không cho quốc gia nào xâm phạm” lãnh hải hay không phận của mình. Trong một bài xã luận, tờ Global Times của Bắc Kinh cũng ngang ngược tuyên bố “Chắc chắn không cho phép tàu chiến và máy bay Mỹ tới gần các đảo và rạn san hô Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”.

Trong bài xã luận ngày 15/10/2015, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, ấn phẩm của Nhân Dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã lên án điều mà họ mô tả là “sự áp bức” của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh TC sẽ “không dung thứ những vi phạm tràn lan của Mỹ đối với vùng biển kế cận và vùng trời bên những hòn đảo đó”. Bài xã luận còn lớn giọng tuyên bố: “Quân đội giải phóng Nhân dân TQ (PLA) phải sẵn sàng tung những biện pháp trả đũa tùy theo mức độ khiêu khích của Washington”. Nếu Mỹ vận dụng một cách tiếp cận hung hăng, đó sẽ là sự vi phạm lằn ranh cuối cùng và TQ sẽ không ngồi yên. TQ vẫn bình tĩnh và tự kiềm chế trước các hành động khiêu khích leo thang của Washington, nhưng nếu Mỹ xâm phạm những lợi ích cốt lõi của TQ, quân đội TQ sẽ không đứng yên và sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chận.

Truyền thông TQ còn khoe rằng, máy bay ném bom chiến lược của TQ có thể không kích chính xác tầm xa, giữa lúc Mỹ sắp điều tàu chiến và chiến đấu cơ áp sát những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của VN. Chuyên gia không quân TQ Fu Qianshao cho biết: “Máy bay ném bom H-6K đã từng tham gia những cuộc tập trận tầm xa ở TBD; phi đội H-6K có khả năng tiến hành nhiều chiến dịch khác nhau bao gồm những cuộc không kích chính xác tầm xa.”

Theo The Diplomat, H-6K là hàng nhái của Tupolov Tu-16 do LX phát triển từ những năm 1960. Máy bay ném bom chiến lược H-6K lần đầu tiên bay vào năm 2007 và từ đó trải qua nhiều lần nâng cấp. Nếu không tiếp nhiên liệu trên không, có tầm bay tối đa là 3.000 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không 2 lần, H-6K có thể tăng lên gần 5.000 km. Hiện Không quân TC có 36 máy bay loại nầy. Nó có thể mang theo 7 tên lửa diệt hạm siêu thanh YJ-12 (tầm bắn 400 km) hoặc tên lửa hành trình CJ-20 (tầm bắn 2.400 km). Fu Qianshao đánh giá cao sức mạnh của H-6K giữa lúc các chuyên gia quốc tế nhận định Mỹ sẽ điều tàu chiến và máy bay tuần tra sâu trong vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo.

Nhằm đối phó tình hình tại Tây Thái Bình Dương đang có tình trạng bất ổn lớn nhất. Theo đó, đề xuất của Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương liên tiếp đề xuất Hạm Đội 3 Hải quân Mỹ mở rộng địa bàn hoạt động để có thể phối hợp với hạm đội 7, cả hai Hạm đội nầy cùng hoạt động trên Thái Bình Dương và chia nhau khu vực trách nhiệm hoạt động. Hạm đội 7 tại tây Thái Bình Dương và Hạm đội 3 tại phía Đông Thái Bình Dương.

SỨC MẠNH CỦA HẠM ĐỘI 3:

Hạm đội 3 có hơn 100 tàu, trong đó tới 4 có tàu sân bay. Đây là một trong 6 Hạm đội lớn của Hải quân Hoa Kỳ, phụ trách khu vực trách nhiệm kéo dài từ miền Đông tới miền Bắc Thái Bình Dương bao gồm eo biển Bering (Alaska), quần đảo Aleut và một phần Bắc Cực. Các tuyến đường lưu thông thương nại và chuyển vận dầu hỏa trong vùng cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong vành đai Thái Bình Dương. Chiến lược của Đô đốc Swift trong việc phối hợp hành động giữa hạm đội 7 và Hạm đội 3 ở Thái Bình Dương diễn ra trong bối cảnh thuận lợi là Nhật Bản vừa thay đổi “Hiến pháp hòa bình” được duy trì hơn 7 thập niên, cho phép Hải quân Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn với phía đối tác Mỹ. Chiến lược mới của Mỹ ở châu Á – TBD được mô tả nhằm mục đích kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông, chắc chắn sẽ khiến Tập Cận Bình như ngồi trên chảo lửa.

Để dằn mặt những tên lãnh đạo của Bắc Kinh và 3 hạm đội của TC trên Biển Đông, vừa qua tàu sân bay USS Nimitz đã tiến hành một cuộc diễn tập quân sự mang một thông điệp có sức nặng là “yểm trợ giữ đảo”, mục đích chính là uy hiếp lực lượng tàu chiến Hải quân TC ở Bãi cỏ May.

Ngoài ra, Hoa Kỳ còn đưa lực lượng quân sự hùng mạnh và các phương tiện chiến tranh hiện đại đến châu Á – TBD để uy hiếp Bắc Kinh:

  • Triển khai 52 tàu chiến hiện đại của Hải quân Mỹ được triển khai đến khu vực châu Á-TBD.
  • Triển khai tàu khu trục tàng hình lớp DDG-1000 Zumwalt trị giá 3,45 tỷ USD, dài 180 mét, tốc độ tối đa đạt tới 56 km/giờ, có thể chở theo máy bay trực thăng và được trang bị hệ thống radar hiện đại.
  • Tàu chiến đấu duyên hải LCS đã được triển khai tới Singapore.
  • Trực thăng hàng hải MH-60 và phi cơ trinh sát P8-A Poseidon của Hải quân.
  • Tàu ngầm nguyên tử tấn công mới lớp Virginia Block V của Mỹ  được trang bị tới 40 tên lửa Tomahawk, thay vì 12 quả như các chiếc Virginia trước đó. Tên lửa Tomahawk với trọng lượng 1.600 kg và chiều dài 6,25 mét mang được đầu đạn nặng 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80, hoạt động tầm xa 2.500 km. Chỉ với một chiếc tàu ngầm tấn công Virginia Block V có thể hủy diệt các thành phố kinh tế miền duyên hải Hoa Lục.
  • Cùng với 03 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2, Không quân Mỹ đã điều động thêm 20 máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortresses tới căn cứ không Anderson trên đảo Guam.
  • Siêu bom phá boong ke GBU-57 được nâng cấp với tính năng xuyên phá và định vị chính xác vượt trội, với chiều dài 6 mét trọng lượng 14 tấn, có thể xuyên phá tối đa 60 mét cốt thép trước khi phát nổ và tùy theo độ cứng của bê tông nó có thể xuyên phá tới 100 mét, GBU-57 được thiết kế cho oanh tạc cơ B-2 và B-52. Theo The Wall Street Journal dẫn lời tuyên bố một quan chức Mỹ (giấu tên) nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ không bao giờ phải dùng đến GBU-57, nhưng nếu cần thì nó sẽ là con chủ bài bảo đảm chiến thắng”. Nói là dùng để xuyên phá cơ sở hạt nhân của Iran, nhưng trên thực tế là dùng phá hủy Đập Tam Hiệp và hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong trong trường hợp cần thiết? Một chi tiết đáng chú ý là một khi đập Tam Hiệp bị đánh sập, sẽ có từ 300 đến 400 triệu dân Tàu sống cảnh màn trời chiếu đất.
  • Tàu tấn công đổ bộ USS Essex, trang bị 36 máy bay chiến đấu AV-8 và trực thăng tấn công AH-1W tham gia tập trận với quân đội Philippy vào ngày 8/10/2015, một quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết, Washington sẽ phái các tàu chiến tiến sát đến nhũng hòn đảo nhân tạo mà TQ xây dựng trái phép ở Biển Đông. Hành động cương quyết của Mỹ được tuyên bố là nhằm phát đi tín hiệu khẳng định Mỹ không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh ở khu vực nầy. Tờ Financial Times dẫn lời một quan chức cao cấp của Mỹ cho biết, trong hai tuần tới (khoảng cuối tháng 10/2015), các tàu chiến Mỹ sẽ đi vào khu vực thuộc phạm vi 12 hải lý đối với những đảo nhân tạo mà TC xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của VN. Chưa dừng lại ở đó, Mỹ còn tuyên bố sẽ tăng gấp 4 lần viện trợ dành cho Malaysia, Philippines, Indonesia và VN để giúp các nước nầy tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển.
Liệu Bắc Kinh có dám đối đầu với Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông? Tôi dám khẳng định là “KHÔNG!”. Biển Đông chỉ là đấu trường cho một cuộc chiến tranh “cân não” giữa TC và Mỹ. Tập Cận Bình chỉ “động khẩu” bất “động lực”, “gây hấn” chứ không dám “gây chiến”. Có thể thấy, cách giải quyết xung đột tranh chấp bằng vũ lực không phải là sự lựa chọn ưu tiên của chính quyền Tập Cận Bình ngay cả khi Manila còn kém xa TC về tiềm lực quân sự một trời một vực, vì Bắc Kinh e sợ sự hậu thuẫn của Washington đối với Manila.

Bắc Kinh chỉ dám đàn áp, hung hăng, ngang ngược đối với VN vì chủ trương “trung lập” cực kỳ ngu xuẩn của tên cẩu tướng phản quốc Nguyễn Chí Vịnh, một con chó săn đắc lực của Cục Tình báo Hoa Nam của Bắc Kinh: “Không liên minh với bất kỳ ai để chống ai, không cho ai đặt căn cứ ở nước mình.” Do chính sách “Tự Cô Lập” mình với thế giới bên ngoài mà bọn Hải quân TC tha hồ hành động tấn công, đánh cướp tài sản, giết ngư dân Việt Nam đang hành nghề cá trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của nước ta, tính tới nay đã xảy ra hàng trăm vụ.

Vụ mới xảy ra vào sáng ngày 13/10/2015, Nghiệp đoàn Nghề cá VN (NĐNC) cho biết: Theo tin từ NĐNC huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, vào lúc 8 giờ sáng ngày 29/9/2015, tại tọa độ 16 độ 32’ Vĩ Bắc, 111 độ 35’ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của VN, tàu cá mang số hiệu QNg-90352 TS gồm 10 thuyền viên do anh Đặng Dũng (quê xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, đã bị tàu kiểm ngư mang số hiệu 02 đâm trực diện làm thủng mạn tàu khiến nước biển tràn vào. Sau đó, một nhóm gồm 5 người trên tàu TC nhảy sang dùng dao và dùi cui điện tấn công, dồn toàn bộ thuyền viên tàu QNg-90352 TS về phía mũi tàu, bắt quỳ và giơ tay qua đầu để tra khảo. Sau đó, khoảng 1 tiếng đồng hồ, toàn bộ số tài sản trên tàu QNg-90352 TS ước tính khoảng trên 1 tỷ đồng bị lũ Tàu khốn nạn nầy cướp sạch…

Trong buổi điều trần tại Thượng viện, Đô đốc Harris đã nhấn mạnh tới sự tin tưởng của ông vào khả năng quân đội Mỹ sẽ đánh bại TC dễ dàng nếu xảy ra xung đột ở Biển Đông. Đô đốc Harris nói. “TC có vẻ đã hiện đại hóa và tăng cường khả năng này, nhưng chúng ta vẫn có ưu thế về công nghệ trên mọi mặt. Tôi tin rằng với khả năng này, chúng ta có thể nắm được phần thắng trong cuộc chiến với TC nếu nó xảy ra.”

CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ ĐỐI ĐẦU VỚI TC Ở BIỂN ĐÔNG?:

Theo báo cáo của “Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2014” đánh giá sức mạnh quân sự của TC. Theo đó, Bắc Kinh đang phát triển hải quân theo xu hướng tăng cường khả năng chiến đấu đa nhiệm. Ba hạm đội Hải quân TC gồm có Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải mang các vai trò khác nhau trong chiến lược lâu dài của TC:

[1] HẠM ĐỘI BẮC HẢI: gồm có:
  • 03 Tàu ngầm hạt nhân
  • 18 Tàu ngầm diesel.
  • 10 Tàu khu trục
  • 09 Tàu hộ tống.
  • 02 Tàu mẹ đổ bộ.
  • 05 Tàu đổ bộ cỡ trung
  • 19 tàu tấn công mang tên lửa.
Nhiệm vụ của hạm đội nầy bảo vệ thủ đô Bắc Kinh và vùng bờ biển phía Bắc, đối phó với Nhật Bản và Hàn Quốc vốn là đồng minh thân cận của Mỹ. Tuy nhiên, Ngũ Giác Đài nhận định hạm đội nầy có khả năng chi viện cho 2 hạm đội còn lại.
[2] HẠM ĐỘI ĐÔNG & NAM HẢI:
  • 02 Tàu ngầm hạt nhân.
  • 30 Tàu ngầm diesel
  • 16 Tàu khu trục.
  • 44 Tàu hộ tống.
  • 26 Tàu mẹ đổ bộ,
  • 18 Tàu đổ bộ cỡ trung.
  • 67 Tàu tấn công mang tên lửa.
Ngũ Giác Đài nhận định rằng, Bắc Kinh đánh giá khu vực eo biển Đài Loan và Biển Đông, do hạm đội Đông Hải & Nam Hải đảm trách, ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột. Với số lượng tàu đổ bộ hùng hậu có thể giúp TC thực hiện các cuộc tấn công chiếm đảo bất ngờ.

PHÁC HỌA CHIẾN LƯỢC CỦA NGŨ GIÁC ĐÀI ĐỐI PHÓ VỚI BẮC KINH:

[1] TRÊN BIỂN ĐÔNG:

  • Các tàu chiến của Hạm đội 7 & Hạm độ 3 sẽ phối hợp tràn ngập Biển Đông sẵn sàng ngăn chận và tiêu diệt Hạm đội Đông Hải và Nam Hải và đánh chận các chiến đấu cơ từ lục địa bay ra tấn công.
  • Điều động các phi vụ do máy bay ném bom chiến lược B-52 xóa sổ các đảo nhân tạo nhằm vô hiệu hóa các phi đạo Bắc Kinh xây dựng phi pháp trên đó. Ngày 01/7/2015, 2 chiếc B-52 cất cánh từ căn cứ Không quân Barksdale, tiểu bang Lousiana để thực hiện nhiệm vụ ném bom răn đe Bắc Kinh. Cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông nơi TC xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo và các công trình quân sự đe dọa an toàn và tự do hàng hải trên vùng biển nầy. Rõ ràng, Ngũ Giác Đài đã hành động để tăng cường niềm tin cho các đồng minh ở Châu Á-TBD về khả năng chống lại Bắc Kinh.
  • Điều động các tàu ngầm nguyên tử tấn công lớp Virginia Block V phóng tên lửa Tomahawk tấn công, nhận chìm các tỉnh đầu tàu kinh tế quan trọng dọc miền duyên hải như Thượng Hải trong biển lửa…

[2] TRÊN BIỂN HOA ĐÔNG:

Nhật Bản được giao trách nhiệm đánh chận và tiêu diệt hạm đội Bắc Hải ở biển Hoa Đông, không cho tiếp cứu hạm đội Đông & Nam Hải trên Biển Đông. Theo bản tin của Reuters và Kyodo ngày 18/10/2015, một hạm đội hùng hậu gồm quân vận hạm, thiết giáp hạm, tàu sân bay trực thăng, và tàu ngầm của nhiều nước tập hợp ngoài khơi Tokyo trong một cuộc biểu dương sức mạnh nhân dịp Nhật Bản giới thiệu những chiến hạm hiện đại nhất của Nhật Bản.

Đây là cuộc diễn binh lực lượng hùng hậu nhất, được xem là tín hiệu quân đội Nhật Bản sẽ mở rộng tầm hoạt động trong vùng Tây Thái Bình Dương với Đồng minh Hoa Kỳ và đây cũng là lần đầu tiên từ sau Thế chiến II, quân đội Nhật được phép tham gia hành quân cùng với kẻ thù cũ mà nay trở thành đồng minh chiến lược thân cận, cả hai cùng có một kẻ thù chung hiếu chiến là TC. Để đối trọng với sức mạnh quân sự của TC, Tokyo thay đổi chiến lược an ninh, trao cho quân đội vai trò tham chiến rộng rãi hơn trong khu vực. Trong bài diễn văn chào mừng, Thủ tướng Shinzo Abe kêu gọi sĩ quan, binh sĩ Hải quân Nhật Bản gánh vác trọng trách “bảo vệ hòa bình và đất nước”.

Truyền thông quốc tế nhấn mạnh đến nhiều sự kiện, có ý nghĩa chiến lược trong ngày biểu dương lực lượng của Hải quân Nhật. Một là sự tham gia của tàu chiến các nước Ấn Độ, Australia, Pháp, Hàn Quốc và Hoa Kỳ kể cả HKMH USS Ronald Reagan, chủ lực của Đệ Thất Hạm Đội tại Thái Bình Dương, đóng tại căn cứ Yokosuka. Trong số các chiến hạm tối tân nhất của Nhật Bản được chú ý là 2 tàu khu trực thăng Izumo.

Trong hành động nầy, báo hiệu vai trò mới của Hải quân Nhật tại Châu Á, Hoa Kỳ đã gửi trung tướng Nora Tyson, Tư lệnh Hạm Đội 3, tức hạm đội Đông Thái Bình Duơng của Mỹ đến gặp Thủ tướng Shinzo Abe trên chiến hạm Nhật. Theo Reuters, sự kiện Tư lệnh Hạm đội 3 của Mỹ đến Nhật Bản đáng chú ý. Trong chiến lược tái định vị, Hoa Kỳ vừa ấn định lại vùng trách nhiệm của Hạm đội 7 & 3, Trung tướng Tyson của Hạm đội Thái Bình Dương chỉ huy luôn phía Tây Thái Bình Dương. Sự thay đổi này, cho phép Mỹ có thể nhanh chóng điều động các tàu chiến tăng viện cho các điểm nóng tại Biển Đông.

Một khi chiến tranh nổ ra toàn diện giữa Trung – Nhật, tình hình nầy rõ ràng Bắc Kinh khó duy trì cuộc chiến lâu dài và điều nầy cũng cho thấy “một quốc gia còn trong tình trạng lạc hậu, nhưng tham vọng quá lớn sẽ bị ăn đòn”. Chiến tranh chống Nhật ở Hoa Đông chính là lời giải thích tốt nhất cho câu nói nầy. Đó là chưa nói tới chiến tranh chống Mỹ ở Biển Đông.

[3] PHONG TỎA EO BIỂN MALACCA:

Eo biển Malacca nằm trên tuyến giao thông cực kỳ quan trọng và là nơi vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Đông đi tới vùng Đông Nam Á. Vị trí eo biển Malacca nằm giữ đảo Sumatra (Indonesia) và bán đảo Tây Malaysia nối Ấn Độ Duơng và Biển Đông, dài hơn 800 km, rộng gần 38 km, nhưng nơi hẹp nhất chỉ có 1,2 km, về giá trị kinh tế và chiến lược sánh ngang với kinh đào Suez hoặc kênh đào Panama.

Eo biển Malacca nối 3 nước đông dân nhất thế giới là Ấn Độ, Tàu Cộng và Indonesia; vì vậy, nó được đánh giá là điểm giao thông chiến lược quan trọng nhất ở Châu Á – TBD. Mỗi năm có hàng chục ngàn thương thuyền vận chuyển tàu chở dầu, tàu chở containers, tàu đánh cá…Eo biển Malacca nổi tiếng với các cảng lớn như Belawan của Indonesia, Melaka và Penang của Malaysia. Singapore là điểm cuối cùng ở phía Nam eo biển nầy. Năm 2003, một nửa số dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển đi qua Malacca, tương đương với 11 triệu thùng dầu và mức độ nhộn nhịp của các hoạt động buôn bán tại khu vực này được dự đoán là sẽ tăng tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao của Tàu Cộng.

Khoảng 400 tuyến đường biển và 700 cảng trên toàn thế giới phải nhờ vào eo biển Malacca và để đến cảng Singapore. Khoảng 80% lượng dầu của Nhật Bản nhập từ Trung Đông phải qua eo biển Malacca. Nếu bỏ qua eo biển nầy, các tàu thuyền sẽ phải trải qua chặng đường dài khoảng hơn 2.200 km từ vùng Vịnh. Vai trò chiến lược của eo biển Malacca ngày càng quan trọng khi khối lượng dầu mỏ của TC nhập cảng từ Trung Đông tăng mạnh. Kinh tế Nhật Bản, Tàu Cộng và Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển chiến lược nầy.

Nếu chiến tranh giữa Mỹ – Trung bùng nổ trên Biển Đông, chắc chắn Washington sẽ giao trách nhiệm cho New Delhi phối hợp với Malaysia, Indonesia phong tỏa eo biển chiến lược Malacca, sẽ gây tổn thất kinh tế to lớn đối với Bắc Kinh, thông qua việc ngăn chận của tàu thương mại, chuyên chở hàng hóa, dầu khí đi qua eo biển Malacca về Hoa Lục. Tóm lại, để Hải quân Ấn Độ chịu trách nhiệm cùng với một số quốc gia ĐNA kiểm soát, khống chế và phong tỏa eo biển chiến lược Malacca và 3 eo biển dự phòng là Sunda, Blombok và Makascha sẽ quyết định sự sống còn của nền kinh tế TC.

Tờ The Hindu của Ấn Độ số ra ngày 3/10/2015 đưa tin, có 2 sự kiện đã thể hiện sự quyết tâm rõ ràng thách thức và cơ hội của hải quân Ấn Độ mở rộng phạm vi hoạt động đến Biển Đông. Theo bài báo, Tham Mưu Trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Kumar Dhowan ngày 02/10/2015 đã bắt đầu tiến hành thăm viếng chính thức đối với Australia, VN và Nhật Bản.

TẬP CẬN BÌNH: TÊN LÃNH TỤ “MIỆNG HÙM – GAN SỨA”:

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Reuters ngày 19/10/2015, Tập Cận Bình khẳng định lại chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo và bãi đá tại Biển Đông. Họ Tập còn lập luận một cách ngây ngô như đứa con nít, rằng: “Các đảo và bãi đá ở biển Nam Trung Hoa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ lâu đời do tổ tiên của người Trung Quốc để lại. Nhân dân TQ sẽ không cho phép bất kỳ một ai vi phạm chủ quyền, quyền lợi của TQ trong vùng biển nầy. Hành động của Bắc Kinh tại vùng biển Nam Trung Hoa là chính đáng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,” họ Tập còn nói thêm. “Bắc Kinh chưa bao giờ có những hành vi bành trướng, lấn chiếm hải đảo, do đó, những cáo buộc TQ xâm chiếm lãnh thổ và các vùng biển của các quốc gia láng giềng là “không có cơ sở”.

AFP dẫn nhận định của chuyên gia Ấn Độ Vijay Sakhuja viết trên trang mạng chuyên về hàng hải của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), chỉ ra rằng, nhiều nước Đông Nam Á đã bày tỏ quan ngại trước cách hành xử và thái độ ngông cuồng của TQ tại Biển Đông, đồng thời đưa ra hàng loạt lời phản đối sau các vụ quấy nhiễu của lực lượg hải giám TC đối với ngư dân VN và Philippines. Những vụ việc này dẫn tới tình trạng căng thẳng giữa lực lượng tuần duyên các quốc gia láng giềng.

Mới đây, tàu hải giám Haijing số hiệu CCG-1123 của TC xâm nhập vùng biển đặc quyền kinh tế của Malaysia, khiến chính phủ nước nầy triển khai tàu chiến và chiến đấu cơ bay đến theo dõi những hoạt động phi pháp của tàu TC. Rõ ràng, Bắc Kinh rơi vào tình thế bị cô lập vì bản chất hung hăng ngang ngược và quá tham lam tại Biển Đông. Ông Vijay Sakhuja khẳng định.

Tập Cận Bình hoảng hốt khi hay tin “HẢI QUÂN MỸ-NHẬT-ẤN TIẾN HÀNH TẬP TRẬN CHUNG MALABAR-2015 ĐỐI PHÓ TRUNG QUỐC”. Cuộc diễn tập đã mở màn vào ngày 14 tháng 10 ở Chennai, miền Nam Ấn Độ, cuộc diễn tập kéo dài đến ngày 19/10/2015. Tập Cận Bình liền áp dụng chiêu sở trường “PHỦ ĐỂ TRỪU TÂN” (bớt lửa dưới nồi). Ý nghĩa của chiêu nầy là giải quyết căn bản một vấn đề gì giống như đang đun một nồi nước là khi thấy nước sôi sắp trào ra khỏi miệng nồi, phải bớt lửa hạ nhiệt ngay. Trong chính trị cũng thế, khi thấy một vấn đề gì sắp bùng nổ ngoài khả năng giải quyết thì phải lập tức tìm cách hạ nhiệt, giống như bớt lửa dưới nồi cho nước khỏi sôi bùng lên.

KẾT LUẬN:

Nhận thấy luật chơi mới của Bắc Kinh áp đặt trên Biển Đông và Hoa Đông phản tác dụng, đã gặp sự phản ứng quyết liệt của Washington, Tokyo, New Delhi và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể dẫn đến chiến tranh toàn diện giữa Mỹ & Đồng minh chống Tàu Cộng, Tập Cận Bình vội vàng xuống thang ở Biển Đông bằng cách để tướng cao cấp của TC là tướng Phạm Trường Long – Phó chủ tịch Quân ủy Quân sự Trung Ương của ĐCSTQ – phát biểu tại một diễn đàn an ninh cấp cao với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia ASEAN ngày 17/10/2015: “Chúng tôi sẽ không bao giờ liều lĩnh sử dụng vũ lực một cách cẩu thả, ngay cả trong vấn đề chủ quyền và đã làm hết sức để tránh xung đột bất ngờ.”

Trước đó, trong cuộc hội đàm giữa Tư lệnh Hải quân TC Ngô Thắng Lợi với Tham mưu Truởng Hải quân Jonathan Greenet ngày 29/4/2015, Ngô Thắng Lợi khẳng định hoạt động xây dựng trên các bãi đá ở Biển Đông “không ảnh hưởng đến tự do đi lại trên biển và trên bộ.” đồng thời cho biết Bắc Kinh hoan nghênh Washington, các nước liên quan và các tổ chức quốc tế sử dụng các cơ sở trên. Ni Lexiong – Bình luận viên quân sự ở Thượng hải – nhận định: “Bằng việc mở các cơ sở cho sử dụng dân sự trong tương lai, PLA hy vọng xoa dịu được sự giận giữ đối với hoạt động xây dựng ở các bãi đá trên Biển Đông,” ông nói. “Bắc Kinh dùng cách tiếp cận “vừa đấm, vừa xoa”, vừa muốn phô diễn sức mạnh, sự thống trị của mình trong khu vực, vừa không muốn đẩy sự giận dữ của các nuớc láng giềng đi quá xa”.

Chiêu “Phủ để trừu tân” của Tập Cận Bình đã phá sản, vì nó không thể che đậy được ý đồ “một buớc lùi, hai bước tiến” của họ Tập. Những tên lãnh đạo Bắc Kinh thuộc loại “miệng hùm, gan sứa”, Hải quân Tàu Cộng chỉ dám khủng bố, bắn giết bừa bải, đánh đập dã man ngư dân VN để cướp đoạt tài sản của họ. Hành động côn đồ, cướp bốc, khủng bố của Hải quân TC trên Biển Đông còn dã man hơn bọn cướp biển Somalia.

Những hành động hung hăng ngang ngược nầy của Tập Cận Bình trên Biển Đông, làm hình ảnh của Tàu Cộng bị hoen ố và chuốc lấy sự khinh bỉ trên quy mô toàn cầu, khiến nhiều quốc gia ASEAN quay sang hoan nghênh đón nhận vai trò mở rộng của Hoa Kỳ ở Châu Á-TBD làm đối trọng với ảnh hưởng của TC. Bắc Kinh không có đối tác chỉ có đối thủ, không có đồng minh chỉ có kẻ thù. Muốn đủ thế & lực đấu với Mỹ – Nhật phải chờ ít nhất 2 hoặc 3 thập niên nữa. TC chính là hình ảnh con rồng dậy non, chưa đủ sức cuộn mình bay cao như Đại bàng Hoa Kỳ.


NGUYỄN VĨNH LONG HỒ