Saturday 20 June 2015

Thơ Ý Nga

TRUY ĐIỆU.
 *
       Thành kính tưởng niệm những
Chiến Sĩ QL VNCH đã tuẫn tiết sau 30-4-75.
 *
Kèn truy điệu âm não nề tưởng niệm
Những Chiến Binh không cấp bậc linh đình
Những hương linh tuẫn tiết vì dân mình
Ngàn thu trước, ngàn thu sau nối tiếp.
Kèn truy điệu trong quốc kỳ thẳng nếp
Thương tiếc Người đời binh nghiệp truân chuyên
Quyết không hèn, chọn cái chết trung kiên!
Kèn dâng hiến âm chiêu hồn Tử Sĩ.

Ý Nga, 20-10-2013.

image



Ba tôi, người đánh máy mướn - Ðoàn Xuân Thu

Năm 1961, thằng em thứ sáu, vừa lên 5 của tôi, bị viêm màng não rồi chết. Thân phụ tôi đang làm trưởng ty Bưu Ðiện Rạch Giá buồn bã quá, xin đổi về Sài Gòn làm ở Bưu Ðiện Trung Tâm gần Vương Cung Thánh Ðường, dắt cả gia đình chạy trốn một kỷ niệm buồn đau!

Nhà thì chính phủ cho một căn, ở lầu hai cư xá Bưu Ðiện trên đường Hai Bà Trưng, nằm trong con hẻm lớn, đối diện nhà thờ Tân Ðịnh.

Rồi năm 63, cuộc đảo chánh 1/11 của các tướng lãnh. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và bào đệ là Cố Vấn Ngô Ðình Nhu bị giết. Cái chết của Tổng Thống Diệm đã chấm dứt luôn cuộc sống tương đối dễ thở của các công chức bậc trung. Nhà đông con, vật giá càng lúc càng tăng, con cái ngày một lớn, tiền ăn tiền quần áo tiền trường đè nặng lên vai Ba. Nên Ba phải làm thêm 'job' nữa. Ðánh máy mướn!

Dolly Parton/Holly Dunn-Daddy's Hands Paul Anka - Papa, Happy Father's Day






Tham vọng và nỗi lo của Tập Cận Bình

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Vào ngày 29 tháng 5, một viên chức Mỹ cho CNN biết các giàn pháo của Trung Cộng được tiết lộ trong bài báo của Wall Street Journal đã không còn thấy trên không ảnh nữa, có thể đã được tháo gỡ hay che giấu. 

Nhắc lại, một bài báo trên Wall Street Journal ngày trước đó trích dẫn lời của một viên chức Mỹ tố cáo Trung Cộng đặt hai giàn pháo trên một trong hai đảo nhân tạo thuộc khu vực biển đang tranh chấp ở Trường Sa. Khám phá trên tờ Wall Street Journal có kèm theo không ảnh cho thấy hàng trăm tàu bè Trung Cộng đang hoạt động trong vùng. Sau đó, hàng loạt các hãng tin và báo lớn của Mỹ đồng loạt đưa tin về sự hiện diện quân sự của Trung Cộng.

Không có Hồ Chí Minh, Trưng Vương Gia Long thơ mộng biết bao!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Lâu lắm bất ngờ rất thú vị chạm một bài viết trên báo “nhà nước” (Tuổi Trẻ Cuối Tuần) viết về Sài Gòn mà xuyên suốt hơn 2000 từ (kể cả chú thích) không hề có bóng dáng Cách Mạng, Cộng sản hay Hồ Chí Minh, chính vì vậy mà bài viết rất gần gũi gợi nhớ một khung trời cũ thơ mộng của Sài Gòn sẽ làm bất cứ ai từng sinh ra và sống tại Sài Gòn thời cắp sách đến trường cũng phải bâng khuâng hoài cảm.

(Trích dẫn bất vụ lợi, không tiện xin phép trước - Vì vậy kính mong báo Tuổi Trẻ cuối tuần và tác giả Lê Văn Nghĩa thứ lỗi). 

Ơi Em, Bắt Hồn Tôi Về Đâu…

Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là “Thiên đàng mơ mộng”, vì thấy thật đúng tâm trạng của những thằng học sinh Petrus Ký chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về... áo dài tà áo vờn bay” (1).

Hòn đá bên cây tùng

GN - Sinh ra lớn lên tại khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc. 

John nhiễm theo tính xấu môi trường chung quanh, tuy chưa dính vào ma túy, nhưng thỉnh thoảng trốn học, cạy cửa xe, đột nhập nhà ăn trộm để có tiền mua những món đồ mình thích. John cũng từng bị cảnh sát bắt một lần nhưng dưới tuổi trưởng thành nên chưa phải ngồi tù.

Do mẹ anh không còn tiền mua thực phẩm, John ăn sáng ăn trưa tại trường học được Bộ Xã hội tài trợ cho học sinh nghèo. Chiều tối John cuốc bộ đến nhà ăn từ thiện dưới phố dành cho người khốn khó. Đến đây ăn đã nhiều năm nhưng John không quen ai trong nhóm thiện nguyện, bởi mỗi ngày có những nhóm khác nhau tham gia phục vụ. 
huyenlam2.jpg
Cội tùng cheo leo bên vực thẳm trong vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ - Ảnh: H.L

NHÀ CỦA BỐ. - Nguyễn Thị Thanh Dương

Thằng Tú náo nức lắm, nó mong cho đến ngày mai mẹ sẽ đưa nó ra phi trường lên máy bay để về thăm bố Tuấn, thăm căn nhà của bố Tuấn..

Tú biết có hai nơi, có hai căn nhà, nhà của bố Tuấn và nhà của mẹ với bố Cường.

Nó xa nhà và bố Tuấn gần 2 năm, thỉnh thoảng bố Tuấn vẫn gọi phone nói chuyện với Tú nên hình ảnh bố và căn nhà của bố vẫn chưa phai mờ dù hàng ngày nó đã quen với cuộc sống mới, với những người mới trong căn nhà to đẹp của mẹ và bố Cường nơi đây.

Tú nhớ hình dáng bố Tuấn to cao nên đã từng bắt bố công kênh trên vai để Tú  giơ tay vươn tới trần nhà.

Danh tướng Ngô Tùng Châu

Kính thưa quý thính giả, nhà văn học nổi tiếng, đồng thời cũng là một vị tướng hết lòng vì nước trấn thủ thành Bình Định và khi thành mất ông đã uống thuốc độc tự vận để giữ tròn tiết tháo. Trong tiết mục “Danh Nhân Nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gởi đến quý thính giả bài “Danh Tướng Ngô Tùng Châu” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
*****
Ngô Tùng Châu ra đời tại thôn Thái Thuận, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông vào sống ở Gia Định sau khi Tây Sơn khởi nghĩa. Ông là môn sinh tâm đắc của cụ Võ Trường Toản.

Biết được tài năng và đức độ, chúa Nguyễn Phúc Ánh giao cho Ngô Tùng Châu làm Chế Các ở Viện Hàn Lâm. Và sau đó, cùng với Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Hoàng Minh Khánh và 9 người nữa, được chúa Nguyễn cử làm Điền Tuấn Quan để đôn đốc dân khai khẩn ruộng đất ở Gia Định.

Recognizing the South Vietnam flag is long overdue

The U.S.The U.S. flag and the flag of the former Republic of Vietnam (MARK BOSTER/TPN)

The Seattle City Council’s willingness to recognize the South Vietnam flag would be a major milestone for refugees.

What would Americans do if an anti-democratic force conquered Washington, D.C., and forced us to renounce Old Glory? Think about it. Our identity as a nation is so defined by the Stars and Stripes, we’d probably fight until the end for our right to pledge allegiance to a flag that represents freedom and democracy.
Vietnamese people in the United States don’t have to imagine what it’s like to lose their country and its symbol of independence.