Sunday 21 June 2015

" PETRIFIED FOREST NATIONAL PARK ARIZONA."

Đang lơ mơ trong giấc mộng chì thì tôi được đánh thức dậy và trao cho một hộp đồ ăn sáng trên xe.

Nhìn ra, trời đã khá sáng có lẽ gần 7.30am. Cũng thiếp đi được hơn 1 tiếng, đỡ lắm vì tối qua, chỉ ngủ được chừng 3,4 tiếng đồng hồ.

Không biết mình đang ở chỗ nào thì nghe tiếng của chàng trai trẻ đất Việt John " Good Morning cô bác lần nữa nhé, mới cô bác dậy ăn sáng"

À! breakfast! breakfast trên xe. 

Nghe thấy mừng. Đã ăn thì phải có muổng nĩa, khăn khiếc, đồ ăn, nước uống và tráng miệng chứ?

Những hồi ức về “thảm sát” tại quảng trường Thiên An Môn - TRẺ

LỜI TÒA SOẠN: Để kỷ niệm 26 năm cuộc đàn áp tàn bạo phong trào sinh viên ở Thiên An Môn, chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả bài viết “Thi sĩ Liệu Diệc Vũ - Những hồi ức về ‘Thảm Sát’ tại quảng trường Thiên An Môn” của nhà báo Bill Marx. Liệu Diệc Vũ là thi sĩ đã viết bài thơ “Thảm sát” được trích dịch dưới đây, bài thơ đã khiến nhà cầm quyền Trung Quốc bỏ tù ông, và sau đó là một đoạn đời kỳ dị của người nghệ sĩ can trường này. Những thể chế độc tài có thể đàn áp và giam tù, nhưng không thể nào triệt hạ được tinh thần khao khát tự do của con người.

Thi sĩ Liệu Diệc Vũ - Những hồi ức về “thảm sát” tại quảng trường Thiên An Môn

Khi những chiếc xe tăng của chính quyền Trung Quốc tiến vào thủ đô Bắc Kinh trong đêm 3 tháng 6 năm 1989, và đàn áp dã man phong trào ủng hộ dân chủ của sinh viên, thì nhà thơ Liệu Diệc Vũ đang ở trong nhà tại tỉnh Tứ Xuyên. Tin này gây rúng động cả tâm can của ông. Suốt đêm đó, Liệu Diệc Vũ đã sáng tác một bài thơ dài, có nhan đề là “Thảm Sát,” với những hình ảnh ghê rợn, mô tả cảnh giết hại những sinh viên và cư dân vô tội, sinh động như hoạ sĩ Picasso đã mô tả cuộc thảm sát của phát-xít Ðức ở thị trấn Guernica trong bức tranh nổi tiếng của ông.

LiaoYiwu 01
Thi sĩ Liệu Diệc Vũ  - NGUỒN .POETENFEST-ERLANGEN.DE

Không có cơ hội để xuất bản bài thơ này ở Trung Quốc, Liệu Diệc Vũ thực hiện một cuốn băng ghi âm, trong đó ông tự đọc “Thảm Sát” với giọng ngâm tụng và kêu gào như trong các lễ cầu vong của Trung Quốc để gọi hồn người chết. Cuốn băng ghi âm này được lưu hành rộng rãi qua các kênh ngầm ở Trung Quốc. Trong một bài thơ khác viết vào thời điểm đó, ông đã mô tả tâm trạng phẫn uất của mình khi không thể phản kháng bạo quyền.

NIỀM VUI TRỞ LẠI - Nguyễn Quý Đại

Thể hiện tấm lòng Bác Ái, Từ Bi của người Việt hải ngoại, chia xẻ với người nghèo khó trong nước không phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Những người lớn tuổi lãnh tiền trợ cấp xã hội vừa đủ sống, nhưng tiết kiệm dành tiền làm việc từ thiện. Nếu nhà Thờ, Chùa, Hội đoàn kêu gọi tổ chức bữa cơm Từ Thiện, nhiều người chiụ khó bỏ công sức gói từng cái bánh, nấu phở, bún, cury, cơm sườn, bánh cuốn… tặng cả vốn lẫn lời, họ luôn mong thu được nhiều tiền cho việc xã hội tốt lành góp phần chia xẻ sự khó khăn của đồng hương.

image001


Nét Hoa Mỹ Trong Trận Đấu Mỹ-Hoa

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Sống Ngày 160616
"Vùng Oanh Kích Tự Do"

Mãn thiên hoa vũ là trò đểu của ai? 

 * Tranh minh diễn trên tuần báo Sống *


Khách có kẻ từ xa lộ 15 chạy thẳng vào nhà người viết, giọng hốt hoảng: “Tại Las Vegas, người ta đang cá một ăn mười là Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đụng trận! Nhà bác hay nói chuyện chiến lược thì nghĩ sao? Có nên bắt không?” 

Không thuộc phái “cờ bẻo”, cũng chẳng ham đánh bạc bằng máu xương người khác, người viết này bèn núp sau… ông Tôn Tử. Mà không thoát!

Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Quân Lực 19/6 (1965-2015) tại hải ngoại





 Kỷ Niệm 50 Năm Ngày Quân Lực VNCH 19/6 

 (1965-2015) 

 Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm 
 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm  

**********************
 Sáu Điều Tâm Niệm Của Người 
 Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa 
     
    Là Chiến Sĩ VNCH,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, 
của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu 
tuyên truyền chia rẽ của giặc Cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc Cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch, không ngược đãi đánh đập họ, 
không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

6.Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, 
đem lại hạnh phúc cho toàn dân,  tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của đồng bào.

Nhà văn Đào Hiếu: Bi kịch của thiên tài

Nhân vụ xây văn miếu Khổng Tử ở Vĩnh Phúc, xin mời tham khảo mấy suy nghĩ về Khổng Tử.


Khổng Tử và Các Mác

Khổng Tử và Các-Mác đều là triết gia. Cả hai đều muốn áp dụng học thuyết của mình cho cả thiên hạ. Cái “thiên hạ” của Khổng Tử là tập thể các nước thời Xuân Thu còn cái thiên hạ của Mác là các nước nghèo trên thế giới. Cả hai đều không câu nệ đến vấn đề biên giới, dân tộc, mà có tham vọng dùng học thuyết của mình để mưu cầu hạnh phúc ở bất cứ nơi đâu. Và cả hai đều đã thất bại thê thảm.Tại sao?


CON ĐƯỜNG MẶC ĐỖ TỪ HÀ NỘI SÀI GÒN TỚI TRƯA TRÊN ĐẢO SAN HÔ - NGÔ THẾ VINH

Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.

TIỂU SỬ MẶC ĐỖ
     Tên Đỗ Quang Bình, sinh năm 1917 tại Hà Nội trong một gia đình Nho học nhưng hấp thụ một nền văn hoá Tây phương. Học Luật nhưng không hành nghề và chọn viết văn. Tên Mặc Đỗ được thân phụ đặt cho, có nghĩa là người họ Đỗ trầm lặng. Khởi đầu viết khá sớm các truyện ngắn, kịch và dịch sách đăng báo. Sau Hiệp định Geneve 1954 di cư vào Nam, cùng với Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan thành lập nhóm Quan Điểm, xuất bản sách của các thành viên trong nhóm. Về sinh hoạt báo chí, Mặc Đỗ đã cùng với các nhà văn Vũ Khắc Khoan, Tam Lang Vũ Đình Chí, nhà thơ Đinh Hùng, Như Phong Lê Văn Tiến, Mặc Thu Lưu Đức Sinh sáng lập tờ nhật báo Tự Do đầu tiên ở Miền Nam. Sau 1975 Mặc Đỗ tỵ nạn sang Mỹ.