Monday 21 September 2015

Ngư dân Lý Sơn treo lưới bỏ nghề vì Trung Quốc - Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Một tàu cá Việt Nam bị Trung quốc đâm chìm đang được kéo về
Một tàu cá Việt Nam bị Trung quốc đâm chìm đang được kéo về
 Photo VOV
Ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công trên biển Đông liên tục năm năm nay là chuyện nhức nhối đối với không riêng gì người dân huyện đảo này. Nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ngãi chủ trương mở rộng ngành du lịch trên huyện đảo Lý Sơn và người dân Lý Sơn chuyển sang làm du lịch thay vì ra khơi đang là trào lưu ở huyện đảo này. Tuy nhiên, không muốn ra khơi để tránh bị Trung Quốc tấn công, vào bờ, chưa chắc đã tránh được Trung Quốc vì người Trung Quốc đã có mặt ở Quảng Ngãi và đang bàn chuyện về xây dựng Lý Sơn với chính quyền tỉnh Quảng Ngãi.
Úp tàu vì Trung Quốc
Một ngư dân tên Thiện, từng bị bắt giam trên đảo Hải Nam, Trung Quốc, đã về làm du lịch, chia sẻ: “Mình thích thì ở khách sạn, không thì ở nhà dân mỗi ngày 50 ngàn, khách sạn thì trăm tám, hai trăm tám cũng có. Ở đây có đặc sản là tỏi, rồi hải sản. Khách ở đây toàn là khách nước ngoài, Trung Quốc nó đi nhiều lắm, nó đi theo tour, quanh bằng xe, mà xe 16 chỗ á!”

Mất vào tay giặc!

Thế cờ hiện nay không cho dân tộc Việt Nam dễ dàng đi đến một kết thúc có hậu trong tranh chấp ở Biển Đông và an ninh hàng hải… Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Đình Bảo với tựa đề: “Mất Vào Tay Giặc” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Theo như báo chí quốc tế cũng như chính báo chí của nhà cầm quyền Bắc Kinh thông báo thì Trung cộng đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược biến Biển Đông thành ao nhà. Thái độ do dự của các nước liên quan từ Hoa Kỳ, Úc cho đến các thành viên Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong những năm tới. Điều này là hoàn toàn được định liệu cách đây vài tháng khi Hoa Kỳ chỉ vờn tới vờn lui mà không có thái độ dứt khoát. Nói cách khác, sự hồ nghi về thỏa thuận phân chia quyền lợi của Mỹ và Tàu đã thành sự thật.

Tiếng nói bên ngoài và cuộc đấu tranh bên trong - Gia Minh, biên tập viên RFA

Các nhà đấu tranh Blogger Điếu Cầy, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Blogger Tạ Phong Tần
Các nhà đấu tranh Blogger Điếu Cầy, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Blogger Tạ Phong Tần
 RFA
Thêm một tù nhân chính trị tại Việt Nam, cô Tạ Phong Tần, đến Hoa Kỳ do áp lực của chính quyền Mỹ cũng như sự lên tiếng lâu nay về tình hình nhân quyền- dân chủ tại Việt Nam.
Thực tế tiếng nói từ bên ngoài giúp cho phong trào đấu tranh cho quyền con người trong nước đến đâu và vai trò của người dân trong nước thế nào?
Lên tiếng từ bên ngoài
Nhiều người thừa nhận nếu không có sự can thiệp từ phía chính phủ Hoa Kỳ, thì những cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay blogger Sự Thật & Công Lý Tạ Phong Tần sẽ không được viên chức ngoại giao của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cùng đi theo trên chuyến bay từ Việt Nam sang đến Xứ Cờ Hoa.
Ông Trần Văn Huỳnh, cha của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, hiện đang thụ án 16 năm tù tại trại giam ở Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết về sự lên tiếng từ bên ngoài và con ông nằm trong danh sách của những tù nhân chính trị tại Việt Nam được nêu ra:

Khủng hoảng tị nạn ở Châu Âu: Bài học từ Việt Nam - Khánh An-VOA

Làn sóng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi ồ ạt tràn vào Châu Âu bằng mọi giá đã khiến các chính phủ và tổ chức quốc tế phải đưa ra nhiều biện pháp đối phó với tình trạng này. Trong khi các kế hoạch giải quyết chung giữa các nước vẫn chưa ngã ngũ, một số chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay có thể được giải quyết tốt hơn nhờ những bài học từ cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt Nam trước đây. Khánh An của đài VOA tìm hiểu thêm chi tiết.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh
Hungary, điểm trung chuyển của làn sóng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi để vào Châu Âu,  hôm 15/9 đã công bố tình trạng khẩn cấp tại hai quận phía Nam giáp ranh với Serbia, bắt giữ hàng chục di dân và người tị nạn về tội nhập cảnh bất hợp pháp. Ngoài ra, nước này cũng dựng hàng rào kẽm gai ở biên giới và ra các quy định mới nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn tràn vào vượt mức kiểm soát.
Trong khi hàng trăm ngàn người tị nạn vẫn tiếp tục liều mình vượt biển để vào được Châu Âu, chạy trốn bạo lực tại quê nhà, kế hoạch chia sẻ gánh nặng người tị nạn của các nước EU vẫn chưa ngã ngũ vì vấp phải sự phản đối của một số nước Đông Âu không chịu tiếp nhận số lượng di dân theo ‘chỉ tiêu’ do EU đề ra.

Sau Tạ Phong Tần, Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả các tù chính trị khác - Thanh Phương

mediaBà Tạ Phong Tần được cộng đồng người Việt đón tại phi trường Los Angeles tối ngày 19/9/2015 ( giờ Los Angeles)Ảnh: Ly TriAnh/ Dân làm báo.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam hôm nay, 20/09/2015 hoan nghênh việc Hà Nội trả tự do cho blogger Tạ Phong Tần để bà được sang Mỹ và đồng thời yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích các tù chính trị khác.
Tham tán Thông tin-Văn hóa Terry White ra tuyên bố: “ Chúng tôi hoan nghênh quyết định của chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà Tạ Phong Tần và bà đã quyết định đi sang Hoa Kỳ sau khi ra tù”. Một mặt kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù chính trị khác, mặt khác, ông Terry White yêu cầu là người dân Việt Nam phải được phép “bày tỏ chính kiến mà không sự bị trừng phạt”.