Sunday 15 November 2015

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2015

VIETNAM HUMAN RIGHTS NETWORK
MẠNG LƯỚI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
 
A Nonprofit Organization – EIN 33-0910909
8971 Colchester Ave.,  Westminster, CA 92683, USA
Tel. (714) 657-9488 / Email: vnhrnet@vietnamhumanrights.net / http//www.vietnamhumanrights.net
 
 
 
Thông cáo báo chí
14/11/2015
 
GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2015 SẼ ĐƯỢC TRAO CHO HÒA THƯỢNG THÍCH KHÔNG TÁNH, BÀ HỒ THỊ BÍCH KHƯƠNG, VÀ BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG. 
 
Little Saigon – Trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông việt ngữ tại Thư Viện Việt Nam Toàn Cầu thuộc Quận Cam, California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã công bố danh sách khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2015, gồm Hòa Thượng Thích Không Tánh, Bà Hồ Thị Bích Khương, và bà Bùi Thị Minh Hằng. Những khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay được bầu chọn từ 25 đơn đề cử từ Việt Nam và hải ngoại.  
Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN)  do MLNQVN thành lập vào năm 2002 và được tổ chức hàng năm nhằm tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động của những người đã chấp nhận hy sinh, kể cả mạng sống của chính mình, cho lý tưởng nhân quyền và dân quyền của nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, GNQVN còn nhằm bày tỏ sự liên đới, hậu thuẩn và quyết tâm của người Việt khắp nơi trong nỗ lực đấu tranh giành lại quyền làm người cho mọi người dân Việt Nam.   
Từ ngày thành lập đến nay, MLNQVN đã tuyên dương và trao tặng GNQVN cho những nhà đấu tranh  hàng đầu cho nhân quyền  tại Việt Nam. Lễ trao GNQVN trong những năm trước đây đã được tổ chức tại nhiều quốc gia và địa phương có nhiều người Việt định cư. Năm nay MLNQVN sẽ  long trọng tổ chức Lễ Trao Giải vào ngày 11 tháng 12 năm 2015, nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 67 tại Little Saigon, Nam California. 
Sau đây là tóm tắt thành tích đấu tranh cho nhân quyền của các khôi nguyên GNQVN năm 2015:
 

CHIM BẰNG VÚT CÁNH BAY… THƠ HOÀNG PHONG LINH-VÕ ĐẠI TÔN

anh bang 2
Chim BẰNG vút cánh bay…

Giữa khuya tôi tỉnh giấc
Tưởng mình còn quê hương.
Rồi thêm tin Anh mất
Thơ-Nhạc nghẹn đêm trường !

Lặng nhìn ra khung cửa
Hiu hắt một màn sương.
Thêm một người đi nữa
Vừa khuất bóng bên đường.

Vai hành trang còn nặng gánh tang thương
Bao năm rồi nhạc Anh dìu chung bước.
Ngày mai đây, vạn nẻo đường xuôi ngược
Tôi tìm Anh, chung thế hệ, còn đâu ?
“Nỗi lòng người đi” cung nhạc đã hằn sâu (*)
Trong tâm khảm, thêm niềm đau lẻ Bạn.
Tuổi già nua, lệ tôi đà khô cạn
Giữa trời khuya còn ứa giọt về Anh.
Tình Huynh-Đệ song vai bước Đồng Hành
Chung tâm sự của người dân mất Nước.
Anh “Xa Hà Nội ” từ bao năm trước
Đến tàn hơi, nhạc vẫn mộng về Quê.
Trời lưu vong, lòng thao thức tỉnh-mê
Không cúi mặt dù nỗi đau viễn xứ.
Tôi ngồi bên Anh, đổi trao tâm sự
Nhạc Hội buồn, đồng đội Thương Binh. (*)
Hồn loang máu từ một thuở chiến chinh
Qua tiếng nhạc tưởng chừng nghe tiếng khóc.
Khóc Quê Hương đang chìm sâu tang tóc
Cung phím buồn vời gọi “Gót Chinh Nhân” (*)
Đường Anh đi, qua bao nẻo phong trần
Luôn Tâm nguyện thuyền về neo bến cũ.
Giờ chia tay, nhạc chìm theo thác lũ
Giữa hồn tôi, đêm tối bóng Anh đâu ?
Thêm người đi, dù chấp nhận bể dâu
Nhưng cố níu, Vô Thường sao đến vội !
Qua bao đường, cuối đời Anh rẽ lối
Trao tình hoa phím nhạc gửi ngàn sau.
Dù đêm nay bóng hạc đã chìm sâu
Tôi vẫn thấy chim BẰNG tung vút cánh.
Xin tạ từ ! – Giữa ngàn sao lấp lánh
Một vì sao rụng xuống, hướng trời Quê
90 năm theo tiếng nhạc, Anh về …. !

Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)
(Kính tiễn đưa Hương Hồn Nhạc Sĩ ANH BẰNG, ra đi ngày 12.11.2015)
Úc Châu, 12 giờ khuya đêm 14.11.2015.

(*) – Tên các bản nhạc của NS. Anh Bằng.
(*) – Trong một buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh – Người Thương Binh
VNCH – tổ chức tại Nam Cali, Hoa Kỳ, tôi ngồi bên cạnh NS Anh Bằng
và Nhiếp Ảnh Gia Quân Đội Nguyễn Ngọc Hạnh.

1968 - Mậu Thân - 1979 - Biên Giới

Hai anh em nhà cộng đánh cùng rơ, mục đích gây kinh hoàng và làm cho hậu phương của đối phương hoảng sợ, mà thua về tâm lý.

Kết quả dù thất bại quân sự Bắc Việt đã được đưa đến "hòa đàm Paris", và sau đó "đồng minh tháo chạy đi chơi ván bài hoa mỹ"

Và Tầu Cộng tuy cũng thất bại quân sự nhưng cũng đưa CSVN đến hội nghị Thành Đô, và sau đó thân phận chư hầu gần như tuyệt đối về chính trị

0o0

BBC cho là Tầu Cộng muốn quen cuộc chiến 1979, theo tôi là lầm lẫn. Tầu Cộng không muốn nhắc đến vụ 1979, hay vụ chiếm núi Lão Sơn, đảo Gạc Ma, hay biển Đông vì ai dại gì mà khoe tội ác. Tầu Cộng không những không cần nhớ mà còn muốn thế giới quay lưng đi. Ông Carl Thayer mang bụng Úc mà đoán ý Tầu này, theo tôi, đã không thể giải thích chuyện Tầu Cộng hình như cũng lãng quên luôn vụ Gạc Ma và Lão Sơn và xây đảo ngầm.

0o0

Rốt cuộc, CSVN đã được một phần dư luận thế giới thổi cho hình ảnh "kẻ thắng trận" để cho mục đích gì? (Một số người Úc khoái kể chuyện Việt cộng đánh Khmer Rouge, Tầu Cộng, nhưng lại buôn bán và ủng hộ Tầu Cộng trong kinh tế và chính trị, ngoại trừ vụ Biển Đông vì đụng chạm quyền lợi của Úc, tại sao? câu trả lời không dễ thành lời).

Do đó Hà Nội bán hình ảnh người lính giạng háng "dáng đứng tự hào" không đủ để có đồng minh thật thụ như trước 1975, mà còn phải bán thêm hình "món đồ khác giạng chân" trên báo Lao Động như vậthực tế hơn.

CSVN chuyên chơi đòn "dụ trẻ em ăn cứt gà rang" nay cũng được dụ ăn "đại cục trong chiến thắng"

Nhân quả là như vậy chăng?

Đinh Thế Dũng


Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 
 
Trương Tiểu MinhAir War College
Montgomery, Alabama, Mỹ
 
Nguyên tác:
Xiaoming Zhang, 
China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment
The China Quarterly, bộ 184, tháng 12 năm 2005, trang 851-874

Lời người dịch: Thấm thoát đã hơn 30 năm từ ngày cuộc chiến Việt-Trung nổ ra năm 1979, và mặc dù cả hai nước đều cho là mình đã thắng, số lượng tài liệu được Trung Quốc và Việt Nam công bố về cuộc chiến tranh này vẫn còn rất ít. Bài viết dưới đây của một học giả gốc người Trung Quốc (hiện giảng dạy tại trường Cao Đẳng Không Chiến (Air War College) thuộc Bộ Không Quân Mỹ) được đăng vào năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín xuất bản tại Anh, là một công trình học thuật đáng chú ý về cuộc chiến tranh này. Để giữ sự trung thực so với nguyên bản, người dịch đã cố gắng truyền đạt cách diễn tả của tác giả. Khi đọc bài này, nhiều độc giả Việt Nam có thể sẽ cho rằng một số nhận xét của tác giả là rất chủ quan và nhiều vấn đề là khá nhạy cảm. Tuy nhiên bài viết này, ở mức độ nào đó, cung cấp nhiều thông tin đã được kiểm chứng và có giá trị sử liệu. Hy vọng bài viết này cũng tạo nên một sự thôi thúc để Trung Quốc, và đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cung cấp thêm nhiều thông tin và bằng chứng để các nhà sử học cũng như thế hệ tương lai có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu này.

Giới luật sư vào cuộc

tran-thu-nam-1-622.jpg
Luật sư Trần Thu Nam hôm bị côn đồ tấn công.
Courtesy photo
     Trong thời gian hai tuần trở lại đây, xã hội Việt Nam đã được chứng kiến hai sự kiện chưa từng xảy ra liên quan tới hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam với giới luật sư. Sự việc đầu tiên, hai luật sư trần Thu Nam và Lê Văn Luân khi đi tới nhà thân chủ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã bị hành hung. Sự kiện thứ hai, luật sư Trần Vũ Hải, người sẽ bảo vệ cho hai đồng nghiệp luật sư vừa bị hành hung, đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ trái pháp luật, gây ra một cuộc biểu tình đòi người lớn nhất từ trước tới nay tại Hà Nội. Sự việc sau là hệ quả của sự việc trước, cộng với việc giới luật sư đã đồng lòng ký một kiến nghị thư đòi hủy bỏ quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa trong tố tụng hình sự và dân sự. Nhưng sự việc có lẽ có nguyên nhân từ việc luật sư Trần Thu Nam và luật sư Trần Vũ Hải ra thông báo trên trang face book cá nhân về một cuộc tuần hành của giới luật sư tới địa điểm gửi kiến nghị. Ngoại trừ vấn đề dự kiến tuần hành, tất cả các việc làm của các luật sư đều được giới luật sư và các luật sư đoàn các cấp ủng hộ. Như vậy có thể nói, giới luật sư đã vào cuộc, trong một công cuộc đòi hỏi công lý cho các cá nhân, nhưng lại là đại diện tiêu biểu của người dân đang bị nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.

Tan nát cây vĩ cầm đường phố - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

ta-tri-hai-622.jpg
Nghệ sĩ Tạ Trí Hải
Citizen photo
Những năm gần đây mỗi lần Hà Nội hay Sài gòn có biểu tình chống Trung Quốc thì người ta lại thấy xuất hiện một ông già tóc trắng phau thường đi trước đám đông, trên vai luôn tựa một cây vĩ cầm cũ kỹ, kéo những bản nhạc yêu nước bất kể tiếng hô của người biểu tình lấn áp tiếng đàn nhỏ bé hiền lành của ông. Người nhạc sĩ lạ lùng ấy là Tạ Trí Hải, được người biểu tình cũng như hầu hết dân oan biết mặt biết tên, đặt cho cái danh hiệu rất dễ thương “nghệ sĩ đường phố”.

Lên tiếng bằng tiếng đàn

Ông không phản đối cũng không chấp nhận danh hiệu này mà chỉ nở nụ cười hiền lành khi nghe ai nhắc tới như một cách khen ngợi. Với ông, cây đàn không phải là kế sinh nhai mà là một vật thể gắn bó và chuyên chở tâm trạng của ông tới với mọi người. Cây vĩ cầm cũ kỹ ấy không khác một người bạn thân, vì thiếu nó sẽ không có Tạ Trí Hải, sẽ không có hình ảnh bụi bặm với người nhạc sĩ có địa chỉ là Bờ hồ Hà Nội và Nhà thờ Đức Bà Sài gòn. Căn cước của ông là đường phố, là những hẻm nhỏ tồi tàn của Sài Gòn, là những chiếc ghế đẩu thấp lè tè của các hàng chè Hà Nội. Cây đàn trên lưng, vài vật dụng lỉnh kỉnh của một người du mục trong thời đại @ đã làm ông nổi bật giữa đám đông mỗi lần trình diễn.

Cái đói của người dân miền núi - Nhóm phóng viên tường trình từ VN

doi-ngheo-622.jpg
Nhà của đồng bào Mường ở Bá Thước, Thanh Hóa.
RFA
Với người dân miền núi các huyện phía Tây Thanh Hóa, mùa mưa đến cũng đồng nghĩa với mùa đói kém đang về, năm nào cũng như năm nào, chưa có gì thay đổi. Trước đây, lúc đường sá chưa mở, chưa trải nhựa, người dân mong có đường sạch sẽ để đi làm trong mùa mưa, nhưng khi có đường rồi thì người dân không còn rừng để làm, cuối cùng lại ngồi thu lu nhìn ra đường nhựa xe cộ ngược xuôi để cảm hết cái đói và nỗi buồn vây bủa.

Từ Cánh Đồng Mây- Phỏng Vấn Tù Nhân Phạm Thanh Nghiên, Nov 14th 2015

Image result for Phạm Thanh Nghiên

Từ Cánh Đồng Mây- Phỏng Vấn Tù Nhân Phạm Thanh Nghiên, Nov 14th 2015



49:53 minutes (45.68 MB)Nghệ sĩ Phan Đình MInh Thực Hiện

clip_image004
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgydsEK0M8xYWkcy0QZayecOo_j4pQ0agjn8B_ANTOQW8rX_2zSTKedrjFtCKHMLuD6SHvDbsWLfkIuJdc1TIvkArMhFsJpWE0_2ZufH1yxhiGIH1m55t9PfKcGOT2tFETT987WSLfYav81/s1600/sg1a.jpg
Hai cựu tù nhân lương tâm: Phạm Thanh Nghiên và Huỳnh Anh Tú. Ảnh: CTV Danlambao
 
clip_image012
Côn An đánh bể đầu CCB Trần Bang vì tham gia biểu tình.  Ảnh CTV  Danlambao

Sáng lập viên Mặt Trận Hoàng Cơ Minh tiết lộ một số điều quan trọng

Từ Tokyo, Nhật, học giả Đỗ Thông Minh tiết lộ nhiều điều quan trọng về Mặt Trận và lên tiếng về phóng sự điều tra Terror in Little Saigon

Giá trị của một dân tộc - Hoàng Ninh

Paris, Đêm Thứ Sáu, ngày 13/11/2015…
Paris náo nhiệt đêm nay lại càng náo nhiệt với trận cầu trên sân vận động Stade de France giữa đội tuyển nước chủ nhà và đội Đức. Nhưng sự náo nhiệt đó nhanh chóng biến thành bi thương hỗn loạn bởi sự tấn công của những kẻ khủng bố gần như đồng thời tại 7 địa điểm mà đối tượng của chúng là dân thường. Thế giới chia sẻ đau thương với nhân dân nước Pháp, căm giận và lên án tội ác ghê tởm đó, nhưng trong đau thương đó, thế giới sẽ phải nghiêng mình không chỉ trước nỗi đau mà cả sự cảm phục tinh thần của nhân dân Pháp – Tinh thần đoàn kết và niềm tự hào dân tộc.
Phản ứng tự nhiên của con người trước cảnh hỗn loạn và bạo lực, nhất là trong đêm tối, đó là tìm cho mình một nơi trú ngụ an toàn. Khi ngoài đường phố, những nơi công cộng đang rất hỗn loạn và không ai dám chắc rằng sẽ chỉ có chừng ấy vụ tấn công thì việc đóng chặt cửa và ở trong nhà là điều thường thấy. Nhưng lạ thay, người dân Paris không những mở cửa để đón những người đang mắc kẹt ngoài đường phố mà còn đăng lên mạng internet để những người bên ngoài, trong đó có rất nhiều khách du lịch, có thể dễ dàng hơn trong việc tìm được nơi ẩn nấp an toàn. Các du khách đã gọi đó là “Tình người trong cơn hoạn nạn” và nó đích thực là thứ tình cảm đáng trân trọng nhất. Tại Stade de France, sau khoảng lặng trong đau thương và sợ hãi, điều mà không ai có thể ngờ tới, nhất là những kẻ muốn gieo rắc đau thương và nỗi sợ đêm nay – bản hùng ca La Marseillaise vang lên trong đoàn người rời khỏi sân vận động. Mọi người hát quốc ca Pháp để truyền nhau tinh thần đoàn kết, nó trở thành thông điệp để nước Pháp nói với cả thế giới rằng: nước Pháp không run sợ trước bạo lực mà sẽ mạnh mẽ và đoàn kết hơn.

Khủng Bố, Tây-Tàu-Việt - Đinh Tấn Lực

Khủng bố: Dùng biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục” – (vdict.com)
Ở VN, khủng bố là một chuỗi biện pháp tàn bạo để hòng che lấp khủng hoảng” – (ĐTL)

Nơi chốn có khác nhau, đối tượng có khác nhau, phương tiện có khác nhau, cách thức có khác nhau… nhưng mục tiêu của khủng bố chỉ là một: Khiến cho người khác sợ. Rồi khai thác nỗi sợ đó vào nhiều đích nhắm khác.

Từ ngàn xưa, phong kiến Tàu đã tóm gọn chiến thuật này thành phương châm: “Sát nhất nhân – Vạn nhân cụ”. Tức là giết một người cho chục ngàn người khác sợ. Và trở thành triết lý thống trị đời nay, sau khi triển khai danh ngôn của một “triết gia” (được nâng cấp thành thầy giáo muôn đời) hậu thuẫn cho vị trí con trời: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Nghĩa là vua bảo chết thì chết, không chết là không phải tôi trung! Thế là các đấng con trời tha hồ giết dân.

Nói với người cộng sản

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục "Nói với người cộng sản". Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. "Nói với người cộng sản" do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Dian
 
Thưa các quí vị đảng viên cộng sản lâu năm, các bạn công an, bộ đội,
 
Chuyến thăm của Tập Cận Bình vừa qua tới Hà Nội đã lại cho thấy rõ thêm bản chất xảo trá, lỳ lợm của chính quyền Trung Cộng trong mưu đồ thôn tính Việt Nam. Đồng thời, chuyến thăm đó cũng thêm một lần nữa chứng tỏ cho toàn dân Việt Nam biết rõ thêm bản chất “Hèn với giặc Tàu, Ác với dân Việt” của đảng cộng sản Việt Nam. Như lời của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đang sống tại Hà Nội, chuyến thăm của họ Tập tới Hà Nội đã làm lộ rõ “đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức phản nước, hại dân”.
 

NHỒI SỌ KHỈ

Chuyện rằng, có 4 con khỉ rất thông minh được cho ở trong một căn phòng tiện nghi. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là buồng chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở. Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và nện cho một trận. 

 
Tập Cận Bình và 4 chú khỉ Việt Nam ?

Khủng bố: Pháp để quốc tang 3 ngày và tuyên chiến với Daech - Thanh Hà

mediaFrançois Hollande : Pháp ban hành quốc tang trong ba ngày, kể từ hôm 15/11/2015 - REUTERS /Stephane de Sakutin
Trong ba ngày, kể từ 15/11/2015, nước Pháp để quốc tang tưởng niệm 129 nạn nhân thiệt mạng trong 6 vụ tấn công đẫm máu ở Paris và vùng Seine- Saint Denis. Pháp huy động thêm 3.000 binh lính để bảo vệ an ninh trên toàn quốc. Paris tiếp tục chiến dịch quân sự tại Syria để tiêu diệt quân thánh chiến Hồi giáo.




Tuổi Trẻ Sau 30 Năm Tị Nạn csVN

Đại Tá Lương Xuân Việt

Thăng cấp Chuẩn Tướng 20.5.14
và có tên trong danh sách ngày 4.6.2014,

Chỉ Huy Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101 USA

Ngày 5-2-2009, Đại tá Lương Xuân Việt là người Việt Nam tị nạn đầu tiên nhận chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 của Sư đoàn Không vận 101. Đại tá Việt chính thức lên thay Đại tá Dominic Caraccilo, trong một nghi lễ bàn giao tổ chức lúc 10 giờ sáng tại Hangar 3 trong căn cứ Fort Campbell ở Kentucky.
Đại Tá Việt tốt nghiệp bằng cử nhân môn Sinh-Hóa Học tại trường University of Southern California. Cũng đậu bằng tiến sĩ Khoa Học và Nghệ Thuật Quân Sự.

Một ngày cho Cựu Chiến Binh VNCH? - người lính già oregon


     
1. Bốn mươi năm qua rồi, tại những cộng đồng tỵ nạn chúng ta, đã có hay chưa một ngày chính thức vinh danh riêng các Cựu Chiến Binh Việt Nam Cộng Hòa? Một ngày tưởng nhớ –một cách cụ thể, như nhân dân Mỹ đối với những veterans của họ vào ngày 11/11 hằng năm công ơn của các chiến sĩ Miền Nam Việt Nam đã chiến đấu, hy sinh mạng sống hay một phần thân thể, và suốt cả tuổi xuân, để bảo vệ mảnh đất quê hương và đồng bào trước sự xâm lăng ngu xuẩn, điên rồ bởi kẻ thù phương Bắc, đầy tớ của bọn Cộng sản Nga, Tàu?  Một ngày, nhân đó, để biểu lộ tình đoàn kết giữa quân và dân tỵ nạn, hun đúc chí quật khởi, truyền gửi đến các thế hệ mai sau trang sử vẻ vang của dân tộc và di sản tinh thần quý báu: lòng yêu chuộng hòa bình và tự do, và sự thật về cuộc chiến Việt Nam.

Khủng bố Paris: Nhớ lại dự báo của Samuel Huntington - blog của tuấn

Samuel Huntington

Vụ khủng bố ở Paris lại thêm một bằng chứng nữa về cái mà nhiều học giả uy tín từng nói đến: Vấn đề Hồi giáo. Đó là vấn đề mà học giả Samuel Huntington đã viết thành một cuốn sách nổi tiếng nhưng cũng gây ra nhiều tranh cãi. Tôi vẫn nghĩ cho đến nay, những tiên đoán của giáo sư Huntington về sự xung đột giữa thế giới phương Tây và Hồi giáo dần dần trở thành hiện thực -- một cách đáng sợ.