Saturday 13 February 2016

70 Năm Tội Ác CS Việt Nam Nhóm La Lutte Bị Sát Hại Tại Miền Nam - Trần Mộng Lâm

Trong những tội ác mà đảng CS đã phạm tại Việt Nam , người ta nói rất nhiều đến các vụ như Cải Cách Ruộng Đất , Miền Bắc và Tết Mậu Thân , Miền Trung. Ít ai nói đến tội ác của họđã phạm tại Miền Nam tuy mảnh đất này là nơi có những nạn nhân đầu tiên của đảng CS .Cách đây đúng 70 năm, 2500 người đã bị sát hại trong đó có cả những nhân vật nổi danh như Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ.  Người ta còn giữ được một bức thư của Giáo Sư Trần Văn Thạch lén viết trong lúc bị giam trong bóng tối nhờ một thanh niên giam giữông thương tình đem về cho vợ con ông. Ta hãy nghe cô con gái của ông, bà  Trần Mỹ Châu, hiện sống tại Canada kể về chuyện này, trong cuốn sách của bà kể lại đời người cha xấu số :

….Theo lời anh Tự (con trai trưởng của ba tôi với người vợ đầu) kể lại thì một tối cuối năm 1946, có một người khách lạ tìm đến tận nhà để trao lại cho mẹ tôi quyển sổ nhỏ cầm tay, cập mắt kiếng và chiếc đồng hồ quả quít của ba tôi. Ông cho biết ba tôi đã bị Việt Minh giết. Trước khi từ biệt mẹ tôi, ông xin giữ cập mắt kiếng và chiếc đồng hồ làm kỷ niệm, và nói với mẹ tôi làông sẽđi biệt vôâm tín, xin đừng bao giờ tìm ông.

Quyển sổ mỏng cầm tay, bìa xanh dương lợt, di vật cuối cùng của ông Trần Văn Thạch, được các con thay phiên nhau gìn giữ như một bảo vật, như vậy đã gần 70 năm. Vậy chúng ta thử tìm hiểu một chút về nhân vật Trần Văn Thạch này, vì cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi (1905-1945) nhưng nó liên quan mật thiết với lịch sử Việt Nam.

Theo ông Vương Hồng Sển (Trong hồi ký «Hơn nửa đời hư»), thì Trần Văn Thạch là một học sinh xuất sắc của trường Chasseloup-Laubat từ 1919 đến 1923, cùng thời với các ông Hồ Văn Ngà và Vương Hồng Sển. Ông Trạch sau đó sang Pháp du học. Sau khi thành tài, ông về nước và theo học giả họ Vương, ông Trần Văn Thạch « gan lì dạ sắt, đã đấu tranh không tiếc thân cho độc lâp nước nhà».

Cuộc đời đấu tranh cho «đợc lập» chống cường quyền của thực dân Pháp gắn liền với nhóm La Lutte ( Tranh Đấu). Nhóm La Lutte được thành lập năm 1933 tại Sài Gòn. Đây là một nhóm các nhà trí thức, theo Tây Học, lúc mới thành lập thuộc đủ mọi thành phần : CS Đệ Tam Đệ Tứ, Quốc Gia…chống thực dân, đòi quyền dân chủ cơ bản, truyền bá tư tưởng Cách Mạng, củng cố phong trào Công Nhân chống bóc lột. Vũ khí chính của họ là tờ báo Pháp Ngữ La Lutte.

Năm 1937, theo lệnh Đệ Tam Quốc Tế tại Pháp, nhóm đệ Tam ly khai khỏi nhóm Tranh Đấu, còn lại chỉ còn các lãnh tụ Đệ Tứ là Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và Trần Văn Thạch. Tưởng cũng nên nhắc lại sự khác biệt giữa Công Sản Đệ Tam và Đệ Tứ. Nói tới Công Sản Đệ Tam, là nói đến Công Sản Quốc Tế. Lúc bấy giờ( Nhưng năm của thập niên 30) chủ nghĩa Công Sản đang bành trướng tại nước Nga. Sau khi Lenine qua đời (1924), có một chủ nghĩa CS theo khuyng hướng mới đề xướng bởi Trotsky với thuyết «Cách Mạng Thường Trưc và Toàn Cầu» trong khi Staline chủ trương «Socialim in one country» hay Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Một Quốc Gia (Nga). Trostky chủ trương cuộc Cách Mạng của giai cấp thợ thuyền không ngừng lại sau khi chiếm được chính quyền trong một nước, mà phải được tiếp tục một cách thường trực, để tránh một chính quyền trở thành quan liêu. Cách Mạng cũng không giới hạn trong phạm vi quốc gia mà phải trở thành một phong trào quốc tế.

Tại Miền Nam, Đảng Cộng Sản Đông Dương được thành lập vào tháng 10 năm 1930, hoạt động bí mật. Ban Chấp Hành Trung Ương đầu tiên đặt trụ sở tại Hải Phòng, sau dời về Sài Gòn. Hội nghị Trung Ương Đảng  họp tại Sài Gòn ngày 12-3-1931.

Cuối năm 1931, một nhóm có xu hướng Trostkism được thành lập mang tên «Tả Đối Lập». Nhóm này gồm các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Hồ Hữu Tường vàĐào Hưng Long, người đã tách khỏi ĐCSĐD sau vụ Yên Bái (Ngô Văn, tr 426). Tại Miền Nam, cho tới 1945, có 3 nhóm «Đệ Tứ» có tầm cỡ. Quan trọng nhất là nhóm La Luttedo Tạ Thu Thâu đứng đầu, hoạt động công khai. Kếđó là Nhóm Tháng Mười do Hồ Hữu Tường sáng lập, hoạt động bí mật. Ông Tường cho phát hành các tờ Tháng Mười, Thầy Thợ, Tia Sáng và tờ Militant ( Sách Trần Văn Thạch, trang 419). Đến tháng Tám năm 1944, nhóm Liên Minh Cộng Sản Quốc Tế mà tiền thân là nhóm Tháng Mười được Lư Sanh (Lucien) Hạnh và Ngô Văn Xuyên (bút hiệu Ngô Văn) bí mật thành lập.
Khi Pháp tái chiếm Sài Gòn, thì những người «Đệ Tứ» đã thành lập các nhóm võ trang chống thực dân.  Khi bộ phận của Trần Văn Giàu kéo khỏi Sài Gòn đểđi về Bình Chánh, Tân An, thì một nhóm «Đệ Tứ» dưới sự lãnh đạo của Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh (Tạ Thu Thâu đã bị giết tại Quảng Ngãi)đã về tập trung và lập bản doanh ở vùng Suối Xuân Trường, Thủ Đức.

Tóm lại, ông Trần Văn Thạch thuộc nhóm CS Đệ Tứđã nhiều năm  hoạt động chông cường quyền thuộc địa của Pháp nhưng đau đớn thay, giá đắt nhất ông phải trả cho cuộc tranh đấu của ông là sanh mạng của chính ông, nhưng kẻ sát nhân không phải là những người từng bịông tố cáo, Kẻ sát nhân chính là những người  Cộng Sản  Đệ Tam, nhưđã nói trong phần đầu của bài viết này.

Theo sự khảo sát của tác giả cuốn Trần Văn Thạch dưa trên các bài viết của Ngô Văn, David Marr, Camarade P và Phan Kieu Dương (con của Phan Văn Hùm), thì Trần Văn Thạch và Phan Văn Hùm bị thủ tiêu tại 2 địa điểm khác nhau : Trần Văn Thạch tại Bến Súc, Thủ Đầu Một và Phan Văn Hùm tại Lòng Son

Bản án tử hình của Trần Văn Thạch  được viết bởi Trần Văn Giàu.

Giàu là một «đệ tam», một stalinist. Giàu được huấn luyện ở trường Staline ở Nga từ 5-1931 đến tháng 8-1932. Giàu là đảng viên đảng CS đệ tam đầu tiên phê phán các nhóm Trostkist tại Đông Dương : Chủ Nghĩa Trostkisme là đội tiền quân của Tư Sản phản Cách Mạng. Năm 1933, Giàu về nước và điều khiển Lưc Lương Việt Minh ở Nam Bộ.

Năm 1945, vài ngày trước khi Nhựt đảo chánh, Tạ Thu Thâu và Đỗ Bá Thế thuộc nhóm Đệ Tứ ra Bắc để liên hệ với các nhóm Đệ Tứ ngoài Bắc. Khi nghe tin Nhựt đầu hàng, Thâu hối hả lên đường trở về Nam. Đến Quảng Ngãi, Thâu rơi vào tay Việt Minh, và bị giết tại đây.

Ngày 6 tháng tám, Mỹ thả bom nguyên tử tại Hiroshima. Ngày 15 tháng tám, Nhựt đầu hàng.Trong Nam , Xứ Ủy Nam Kỳ thành lập Ủy Ban Khởi Nghĩa.rồi sau đó tự thiết lập Ủy Ban Hành Chánh Lâm Thời Nam Bộ, gọi tắt là Lâm Ủy Hành Chánh hay LUHC.

Ngày 30 tháng tám 1945, Trần Văn Giàu triệu tập một hội nghị khoáng đại tại tòa Thị Sảnh Sài Gòn (ToàĐô Chánh). Với tư cách ký giả, Trần Văn Thạch được mời tham dự . Trong phần chất vấn, Trần Văn Thạch  hỏi Trần Văn Giàu :

- Xin chánh phủ cho biết : Ủy Ban Hành Chánh thành lập hồi nào, do ai bầu lên ??..... 

Theo lời tường thuật của ký giả Nguyễn kỳ Nam thì «Trần Văn Giàu mặc áo sơ mi đứng lên, tay đập mạnh vào khẩu súng nhỏ mang bên hông, trả lời :

- Đây, tôi trả lời anh Thạch, Ủy Ban Hành Chánh đặt ra không phải do tôi quyết định, mà nó đã thành lập lâu rồi để dự bị cướp chính quyền…..Với anh Thạch, tuy câu hỏi anh chưa hết ý, nhưng tôi biết ý anh muốn nói gì rồi. Anh muốn nói tại sao người như anh không được một ghế trong chính phủ, phải không anh Thạch ???

Phòng nhóm im lặng như tờ- Thạch đã tự mình ký tên bản án tử hình rồi !!!

Trong hồi ký của Giàu, Giàu nói tới trong trang 317 một cuộc họp «minh thệ» tại một nhà xóm Cây Quéo, ở cơ quan Quân Sự của Cao Đài Dương Văn Giáo. Ký bản minh thệ có 13 người , phần lớn là Trotskist : Huỳnh Văn Phương, Hồ Vĩnh Ký, Phan Văn Chánh, Phan Văn Hùm. Bà Sương (vợ của Ký), Trần Văn Thạch, Huỳnh Phú Sổ, Lương Trọng Tường, Lương (Dương?) văn Giáo, Phan Thiệu Kính và 3 người nữa, minh thệđoàn kết thành một mặt trận, quyết tâm đánh đổ chính quyền.

Tám trong 13 người có tên trong danh sách nói trên sẽ bị Việt Minh sát hại.
…..

Đầu năm 2006, người con gái của Trần Văn Thạch, bà Trần Mỹ Châu về Việt Nam, nhờ một người quen, bà Bùi ThịMè , dẫn tới gặp Trần Văn Giàu. Bà viết :

Tôi không có mục đích gì rõ rệt khi muốn đi gặp ông, chỉ thoáng mong ước ông cho biết chút ít về cái chết của ba tôi……Ở tuổi 95, ông Giàu vẫn còn minh mẫn. Suốt buổi tiếp tôi và dì Mè, ông ngồi yên trên chiếc ghế trường kỷ đối diện, vẻ mặt trang nghiêm không để lộ một cảm xúc nào. Tôi ngại ngùng, lúng túng không biết bắt đầu câu chuyện ra sao, cuối cùng mới hỏi một câu (chỉ được hỏi một câu thôi) mà sau này tôi mới biết là vôý thức đụng nhằm một đề tài nhạ cảm đối với ông : «Thưa bác sáu, cách đây mấy ngày con có đọc mấy bài nói về Cách Mạng Tháng Tám,. Có phải tại buổi họp Chợ Đệm, ông Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn Tạo và Nguyễn Văn Nguyễn không tán thành khởi nghĩa lúc đó ??»………Sắc diện ông Giàu thay đổi ngay,.Ông lấy ngón tay phải, chỉ vào mặt tôi, vừa đánh nhịp, vừa xỉ vả : «Không biết, im đi, nghe đây, đừng nói»…Chắc chắn tôi không phải là người đầu tiên bịông Giàu điểm mặt.

Tôi đọc các đoạn văn kinh hoàng nói trên trong tập sách Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền áp bức của các tác giả Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyển, phát hành tại Victoria, British Colombia, Canada năm 2014, ở các trang 35,36 và 37.

Cuối trang 35, phần chú thích, tôi được biết : Khi được hỏi về các vụ ám sát các lãnh tụ trốt-kít khác tại Miền Nam như Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Huỳnh Văn Phương ….v.v ông Trần Văn Giàu rất lúng túng….. Thái độ lúng túng ấy khiến cử tọa có cảm tưởng ông có dính líu đến những vụ này, hoặc ít ra ông cũng biết ai là thủ phạm (Hồ Sơ Đệ Tứ Quốc Tế Việt Nam, tập I, Paris, Tủ Sách Nghiên Cứu 2000).

Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Việt Nam, 70 năm sau đọc lại các tài liệu, vẫn thấy ghê rợn với những gì đã xẩy ra.

Và Bạo Quyền Áp Bức tại Miền Nam, nếu còn sống đến bây giờ, chắc Trần Văn Thạch vẫn phải cầm bút, để viết những bài nhưông đã viết trong La Lutte, ngày xưa.

Cuốn sách của hậu duệông Trần Văn Thạch chắc chắn sẽ là một tài liệu quý báu cho những ai muốn tìm hiểu giai đọan đau thương này của đất nước. Xin cám ơn các tác giả và xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả .

Cũng xin cáo lỗi cùng các tác giả cuốn Trần Văn Thạch là trong phạm vi hạn hẹp của bài này, những đoạn trích đăng đã được thu gọn lại. Ai muốn đọc nguyên văn, xin tìm trong các trang sách . Trân trọng,

Trần Mộng Lâm

Tham Khảo : Trần Văn Thạch 91905-1945)- Cây Bút Chống Bạo Quyền Áp Bức của Trần Mỹ Châu & Phan Thị Trọng Tuyển.
For information :chau-tran@shaw.ca, phantttuyen@hotmail.com

Wikipedia.