Thursday 24 March 2016

Bắc Kinh Và Giấc Mộng Siêu Cường - Nguyễn Cao Quyền

2016 JAN 2 us-vs-china-450x288
2016 JAN 2 us-vs-china-450x288

Thuật ngữ siêu cường ( superpower) đã được sử dụng để miêu tả, vào đẩu thập niên 1930, các quốc gia có vị thế lớn hơn các cường quốc, nhưng nó chỉ mang ý nghĩa đặc trưng để chỉ Hoa Kỳ và Liên Sô sau Thế Chiến II.
Trở về nguồn gốc, khi được sinh ra, thuật ngữ siêu cường được dùng để chỉ ba quốc gia có thể thách thức và chiến đấu với nhau trên tầm vóc quốc tế.  Đó là Hoa Kỳ, Liên Sô và Đế Chế Anh.
Khủng hoảng kênh đào Suez đã làm sáng tỏ một điểu là Đế Chế Anh, vì nền kinh tế bị tàn phá quá nhiều trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nên không còn có thể cạnh tranh ở mức độ ngang hàng với Hoa Kỳ và Liên Sô. Vì thế, Anh quốc đã trớ thành đồng minh mạnh nhất của Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Lạnh chứ không cò đủ tư cách để được coi như  một siêu cường nữa.
Sau khi nước Anh mất địa vị siêu cường, thế giới mất tính đa cực và chỉ còn lưỡng cực trên thực tế. Kể từ thời gian này cho đến khi Liên Sô bị sụp đổ vào đầu thập niên 1990, thuật ngữ siêu cường chỉ còn áp dụng để chỉ Hoa Kỳ với vai trò siêu cường duy nhất trong Chiến Tranh Lạnh.
Các yếu tố về một siêu cường không được định nghĩa chính xác nhưng thường được quan niệm có tầm cỡ quan trọng như sau.
Về mặt quân sự, một siêu cường phải có khả năng thực hiện sức mạnh trên toàn thế giới. Điều này đòi hỏi không chỉ một lực lượng quân sự mạnh mà cỏn phải có cả khả năng chuyển vận đường biển và đường hàng không để triển khai và cung cấp hậu cần cho lực lượng quân sự đó khi lực lượng này được giao phó công tác thi hành lợi ich quốc gia.
Về mặt văn hóa cũng phải có một ảnh hưởng mạnh mẽ. Nói khác, phải có một quyền lực mềm vượt trội.  Ảnh hưởng văn hóa ngụ ý một lãnh vực triết học và một ý thức hệ phát triển.
Về mặt địa lý, phải có một diện tích lãnh thổ to lớn. Đây là môt yếu tố quan trọng trong chiến tranh vì nó cho phép thực hiện các khả năng chiến lược như rút lui, tái hợp và tái tổ chức cũng như khả năng đặt để các trạm radar và bệ phóng tên lửa từ xa.  Một nước giàu nhưng lãnh thổ nhỏ thường dể bị tổn thương trong chiến tranh.
Thế giới hậu chiến được coi là một thế giới đa cực với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất còn lại, sở hữu một nền kinh tế lớn nhất và một sức mạnh quân đội cao nhất. Trong thế giới hậu chiến này có hai siêu cường đang nổi lên là Cộng Hòa Ấn Độ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Ấn Độ là một nền kinh tế đứng hàng thứ tư trên thế giới với mức tăng trưởng hàng năm lên tới 8.1 % . Nước này được coi là một siêu cường tương lai vì sở ữu một lực lượng lao động có tay nghề đặc biệt trong công nghệ thông tin, một dân số trẻ và một nền kinh tế lớn có tốc độ phát triển cao.  Ấn Độ cũng có một quân đội được huấn luyện tốt  Với những định chế dân chủ có sẵn, Ấn Độ đang tiến một cách chậm chạp nhưng chắc chắn  đến mục tiêu cối cùng đã định sẵn.
2015 SEP 24 US-China 300. jpgTrung Quốc là nước thứ hai có tiềm năng trở thành siêu cường

Tuy có tiềm năng trở thàng siêu cường nhưng còn lâu Trung Quốc mới có thể thay thế Hoa Kỳ. Những tiếng đồn cho rằng Hoa Kỳ đang mất dần vị thế siêu cường số 1 của thế giới trong khi Trung Quốc đang chuẩn bị thay thế chỉ là những tin đồn thất thiệt.
Các đoạn viết tiếp theo, dựa trên các nguồn lực tổng hợp của quốc gia sẽ chứng minh trong tương lai Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế chủ đạo trong cục diện quốc tế và điều này cũng sẽ không thay đổi trong một thời gian chưa thể tính trước. Chúng ta sẽ lần lượt xét qua cả ba lãnh vực kinh tế, quân sự và chính trị.
Những năm gần đây, kinh tế của Trung Quốc tăng nhanh đến độ làm thế giới quan tâm, nhưng điều quan trọng nhất không phải là quy mô kinh tế mà là chất lượng của nó. Năm 2013 GDP của Mỹ là  53042 USD trong khi của Trung Quốc chỉ là  6807 USD.  Như vậy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong mấy năm vừa qua không đi vào hầu bao của người tiêu dùng Trung Quốc được bao nhiêu.  Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì nển kinh tế Trung Quốc bị điều khiển bởi các doanh nghiệp nhà nước chứ không vận động theo hướng tư nhân.  Điều cần ghi nhận là cho đến nay nền kinh tế Mỹ vẫn là cơ sở của hệ thống tài chính toàn cầu.  Tỷ lệ giao dịch bằng đồng đô la Mỹ chiếm tới 80% tổng số giao dịch trên toàn thế giới.
Về phương diện quân sự chưa có quốc gia nào có thể sánh kịp Mỹ hiện nay. Chi tiêu quân sự của Mỹ vẫn tiếp tục bằng bốn lần của Trung Quốc và chiếm tới 37% kim ngạch toàn cầu.  Các lực lượng trên bộ, trên biển, trên không và cả trong vũ trụ nữa của Mỹ đều là những thế lực đóng vai trò chủ đạo.
Cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cho thấy “tính chất chiến tranh đang hay đổi” chứ không chứng minh được sức mạnh của Mỹ bị suy yếu.  Mỹ đang thu nhỏ quy mô để đối phó tốt hơn với những thách thức này.
Đối với Mỹ con đường hiệu qủa nhất để củng cố tầm ảnh hưởng chính trị trên phạm vi toàn cầu là viện trợ cho nước ngoài. Năm 2013 Mỹ đã viện trợ cho các nước ngoài  khoảng 32,7 tỷ USD, trong khi đồng minh của Mỹ là Anh chi viện trợ cho nước ngoài được khoảng 19 tỷ USD.
Kết qủa của sự viện trợ nói trên là Mỹ đã nhận được từ phía đồng minh trên thế giới một sự hợp tác bền chặt từ nhiều khu vực của địa cầu.  Cơ sở để đạt được sự ủng hộ của quốc tế là phải đạt được sự ổn định trong nước.  Mỹ đã sở hữu một hiến pháp lâu đời nhất thế giới, cùng các định chế dân chủ và pháp trị kèm theo.  Hơn 45 triệu người mang quốc tịch Mỹ hiện nay được sinh ra ở các nước khác.  Đó chính là thành qủa mà Mỹ đã đạt được nhờ quá trình cải thiện chính sách trong nước mình.
Song song với ảnh hưởng chính trị cũng phải nói thêm cả khía cạnh sáng tạo. Các tạp chí khoa học chỉ ra có tới 8 trong số 9 doanh nghiệp về công nghệ lớn nhất và tân tiến nhất thế giới đặt trụ sở tại Mỹ.  Điều này là một ưu thế vượt trội không nước nào sánh kịp.
Về phương diện năng lượng thì phải nhận biết là đến nay Mỹ đã trở thành nước sản xuất dầu mỏ và khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Các trường đại học cũng như các cơ quan nghiên cứu khoa học của Mỹ cũng được đánh giá là đứng đầu hoàn vũ.  Mỹ thu hút được rất nhiều nhân tài trong các lãnh vực mà họ cần phát triển.
Mỹ không ngừng đầu tư tiền của để duy trì và bảo đảm sự ưu việt này của họ. Trên 30%     tiền đầu tư cho các dự án nghiên cứu khoa học của thế giới được chính phủ của nước này chi ra cho các tập đoàn lớn thực hiện.  Nói chung, Mỹ luôn luôn sáng suốt hành động để làm sao bảo đảm và giữ vững được thế ưu vệt của mình đối với các nước khác.
2015 AUG 30 CHINA SLEEPING GIANT 240Thống trị thế giới là một câu chuyện của quá khứ 
Cần nhận định rằng với sự tiến bộ của văn minh và khoa học, ngày nay không một cường quốc đơn lẻ nào có thể thống trị thế giới trong tương lai, bất kể cường quốc này sở hữu bao nhiêu sức mạnh cứng và mềm.
Trung quốc gần như tin rằng nếu họ đạt được “sức mạnh tổng thể quốc gia”, mọi thứ sẽ đi vào trật tự và các nước sẽ đi vào qũy đạo của mình.  Tiếc thay, suy nghĩ này giờ đây  không còn giá trị nữa.
Cường quốc muốn trở thành siêu cường phải có sự ủng hộ cũa các nước vừa và nhỏ. Với một số nước đồng minh là 58 nước và đối tác đồng minh là 41 nước trên thế giới, hiện nay Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường không có đối thủ.  Việc có hay không có “sự ủng hộ” này sẽ quyết định vấn đề thành công hay thất bại của việc trở nên siêu cường của thế giới.
Ngày nay, công nghệ chính là nhân tố buộc ta phải thay đổi cuộc chơi. Công nghệ  quyết định thứ bậc trong quan hệ giữa các quốc gia, quyết định thứ bậc trong quan hệ quốc tế.  Rất ít nhà kinh tế dự đoán Trung Quốc sẽ trở thảnh một cường quốc kinh tế.  Tại sao ? Bởi vì người Trung Hoa đã không thể thấy trước được tác động của công nghệ trong tương lai.
Địa chính trị và địa chất học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi Trung Quốc cho rằng Mỹ đang suy yếu thì nước này thấy mình đã thành công lớn với khả năng tự cung cấp năng lượng, nhờ thành tựu đột phá trong công nghệ “phân tích bằng thủy lực” (fracking technology).
Cuộc cách mạng về khai thác đá phiến có thể giúp Mỹ rất nhiều và kéo dài vị thế siêu cường số 1 của Mỹ đối với quốc tế. Cuộc cách mạng này có thể thay đổi sức mạnh giữa các cường quốc và vực dậy những liên minh của Hoa Kỳ.  Dầu khí trong đá phiến sẽ không chỉ tăng cường đòn bẩy ngoại giao của Mỹ mà còn làm cho thị trường dầu mỏ thế giới thay đổi, trong đó Mỹ được hưởng lợi nhiều nhất.
Xu hướng chiến lược nói trên sẽ định hướng tương lai địa chính trị Châu Á. Trung Quốc, mảnh ghép quan trọng nhất trong bức tranh địa chính trị này tất nhiên sẽ phải thay đổi chiến lược để tồn tại.  Con đường trước mắt sẽ không phải là con đường thẳng.  Liên Sô và Nhật Bản chính là những thí dụ cho thấy việc Trung Quốc muốn trỗi dây để trở thành siêu cường số 1 thay thế Hoa Kỳ không có gì là chắc chắn.
2015 MAR CHINA BN-HG956 300
Sách giáo khoa về quan hệ quốc tế dạy chúng ta rằng chính sách đối ngoại của một quốc gia là sự tổng hóa của năm yếu tố : khát vọng, sức mạnh, lợi ích, kiêu hãnh và định kiến. Điều này khiến việc dự đoán tương lai của Trung Quốc hết sức khó khăn chứ không dễ dàng như nhiều người lầm tưởng.
Nguyễn Cao Quyền