Wednesday 31 August 2016

Hồ Chí Minh là cội nguồn của sự suy thoái Việt Nam ngày nay














D.L.V (Danlambao) - Ai cũng nhận ra rằng Việt Nam đang ở trong một thời kỳ lạc hậu và suy thoái. Trong cái nhìn của thế giới, người Việt Nam tham lam, giả dối (sống hai mặt), vô cảm và tàn ác. Tại sao? Người ta nói về "cơ chế", "thể chế", nhưng không dám nói vì cái chế độ cộng sản. Ai đem chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam? Hồ Chí Minh. Đúng vậy, có một nguyên nhân hiển nhiên nhất ít ai chịu nhận ra hoặc không muốn nhận dạng nó. Đó là nguyên nhân Hồ Chí Minh. Đích thị Hồ Chí Minh là nguyên nhân của tất cả nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của đất nước và dân tộc.

Đã có nhiều người viết về con người Hồ Chí Minh. Người theo cộng sản thì khen, người chống cộng thì chê ông thậm tệ. Điều kỳ lạ là chính ông cũng viết tự khen ông! Qua những công trình sưu khảo về gia thế và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tóm lược một số nét chính như sau. 

Gia phả

Tưởng cần nhắc lại tiểu sử của Hồ Chí Minh. Tên thật của ông là Nguyễn Sinh Cung (có khi gọi là Nguyễn Sinh Côn). Cha của Nguyễn Sinh Cung là Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy). Nguyễn Sinh Sắc là con của ông đồ nho Hồ Sỹ Tạo và bà Hà Thị Hy. Bà là tình nhân, là người vợ không chính thức của ông Tạo.

Bà Hà Thị Hy được sách mô tả là một người có nhan sắc và đàn hay hát giỏi. Ông Hồ Sỹ Tạo dan díu với bà Hy. Khi bà Hà Thị Hy có thai, ông Hồ Sỹ Tạo vì danh giá gia đình đi thương lượng với người nông dân tên là Nguyễn Sinh Nhậm cho bà Hà Thị Hy về làm vợ kế của ông Nhậm.

Vài tháng sau bà Hà Thị Hy hạ sinh người con lấy tên là Nguyễn Sinh Sắc. Như vậy, Nguyễn Sinh Sắc thật sự là con rơi của Hồ Sỹ Tạo. Nguyễn Sinh Cung hay Hồ Chí Minh sau này là cháu ruột của Hồ Sỹ Tạo.

Có thể do biết đích xác nguồn cội của mình, nên sau này Nguyễn Sinh Cung quyết định lấy họ Hồ.

Người ít học

Trái lại với những tuyên truyền dối trá, Hồ Chí Minh là người ít học. Trình độ học vấn của ông chỉ qua bậc tiểu học thời Pháp. Ông ghi trong lý lịch của ông như sau:"Trình độ học vấn: Tự học".

Ấy vậy mà báo chí và văn nô CSVN không tiếc lời tâng bốc rằng HCM có thể nói được 29 ngoại ngữ! Viên giáo sư dỏm Hoàng Chí Bảo xác nhận rằng "bác nói được 29 thứ tiếng, chưa kể tiếng đồng bào dân tộc nước Việt". HCM ở Pháp một thời gian và văn nô CSVN xưng tụng rằng ông là bậc thầy về tiếng Pháp. Thế nhưng trong một video clip trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, HCM nói sai văn phạm tiếng Pháp và thỉnh thoảng không biết chọn chữ để nói. Thật là một cách nói láo hết sức lố bịch!

Mưu cầu hạnh phúc cá nhân

Trái lại với tuyên truyền dối trá của CSVN, Hồ Chí Minh không hề có ý định "tìm đường cứu nước". Ngược lại, cậu bé Nguyễn Tất Thành (một cái tên giả khác của Hồ Chí Minh) có mộng làm quan. Nguyễn Tất Thành từng làm đơn xin vào học trường thuộc địa, nhưng đơn bị bác bỏ do học lực kém và viết tiếng Pháp sai chính tả, sai văn phạm. Sau này Hồ Chí Minh làm gián điệp có lương cho cộng sản quốc tế.

Câu chuyện Hồ Chí Minh xin đi học và làm quan chẳng có gì đáng nói vì ai cũng mưu cầu hạnh phúc gia đình và cá nhân. Điều đáng nói là văn nô và bộ máy tuyên truyền của CSVN nâng ý định đi học thành "tìm đường cứu nước". Đó là một sự dối trá lố bịch vậy.

Mạo danh "Nguyễn Ái Quốc"

Qua sưu tầm và phân tích, nhà phê bình Thụy Khuê đã chứng minh một cách thuyết phục rằng "Nguyễn Ái Quốc" là bút danh chung của ba nhà trí thức yêu nước ở Pháp thời đó là kỹ sư Nguyễn Thế Truyền, doanh nhân Bùi Quang Chiêu và luật sư Phan Văn Trường. Ba ông Truyền, Chiêu và Trường thường viết bài trên báo chí Pháp La Paria (Người cùng khổ) và ký tên là "Nguyễn Ái Quốc".

Lúc 3 vị trí thức viết báo thì Nguyễn Tất Thành chỉ là công nhân làm thuê chứ không có học hành đàng hoàng. Sau này, Nguyễn Tất Thành xin về ở trong tòa soạn La Paria. Chính trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành học viết báo từ 3 vị trí thức kia. Chính Nguyễn Tất Thành tự thuật rằng "Ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp để viết và phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi nhưng không muốn ký tên. Mà chính ông Nguyễn phải ký tên những bài báo". Ông Nguyễn đây chính là Nguyễn Tất Thành. Do đó, Nguyễn Ái Quốc chỉ là người ký tên bài viết của người khác, chứ bản thân Nguyễn Ái Quốc aka Nguyễn Tất Thành aka Hồ Chí Minh không đủ khả năng ngoại ngữ để viết báo.

Ở đây, cần phải nhấn mạnh một sự thật quan trọng về cuốn sách "Bản án chế độc thực dân Pháp" (Procès de la colonisation Française). Báo chí và văn nô CSVN tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là người viết cuốn sách nổi tiếng "Bản án chế độ thực dân Pháp". Trong thực tế, phân tích từ văn khố Pháp, Thụy Khuê chứng minh rằng người viết cuốn đó là ông Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Đắc Lộc, và cả 3 người lấy bút danh chung là "Nguyễn Ái Quốc". Điều này hoàn toàn hợp lý, vì một người như Hồ Chí Minh chưa xong bậc tiểu học, viết tiếng Pháp sai chính tả và sai văn phạm, thì làm sao có khả năng viết một cuốn sách?! Đúng là tuyên truyền dối trá, hoang đường.

Làm gián điệp và sĩ quan cho Trung Cộng

Hồ Chí Minh hay lớn tiếng chỉ trích người Việt làm sĩ quan trong quân đội Pháp là "tay sai", nhưng trớ trêu thay chính ông là một tay sai có hạng. Trong thời gian ở Âu châu, Hồ Chí Minh là gián điệp cho quốc tế cộng sản, nhận lương bổng của tổ chức này. 

Khi về Trung Cộng, Hồ Chí Minh đầu quân vào quân đội Trung Cộng và mang hàm thiếu tá với bí danh "Hồ Quang". Nhưng sự thật này đã được bộ máy tuyên truyền của đảng CSVN lờ đi không muốn nhắc đến, có lẽ do sợ lò cái đuôi Lê Chiêu Thống của ông Hồ Chí Minh.

Có thể nói rằng suốt đời Hồ Chí Minh chỉ làm việc cho ngoại bang. Đem chủ nghĩa cộng sản về Việt Nam là một hình thức làm việc cho thế lực cộng sản quốc tế. Du nhập chủ nghĩa Mao về Việt Nam là tự đưa dân tộc vào vòng tay của Trung Cộng. Người ta làm việc cho ngoại bang để mưu cầu hạnh phúc cho đất nước và dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh làm chư hầu cho ngoại bang để làm tan hoang đất nước.

Tự ca ngợi mình

Đến nay thì rất nhiều người đã rõ rằng Hồ Chí Minh chính là tác giả cuốn sách"Vừa đi đường vừa kể chuyện" và "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch". Cuốn đầu ký tên là T. Lan, cuốn sau ký tên là Trần Dân Tiên. Cả hai cuốn sách có nội dung ca ngợi Hồ Chí Minh một cách hợm hĩnh.

Có cả đoạn ông tự mô tả mình là một người đẹp trai ("Tóc người đã hoa râm, trán rộng và cao, đôi mắt sáng ngời, mũi thẳng"), y chang như chàng Narcissus trong huyền thoại Hy Lạp, người tự yêu các sắc diện của mình. Ông tự xem mình như ông tiên qua câu: "Đối với nhi đồng tên bác Hồ là như một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn".

Tự khen như thế, nhưng trong một "mẩu chuyện" Hồ Chí Minh tự cho mình nói: "có người hỏi sao Bác không viết, Bác liền xua tay mà nói: thôi thôi, Bác không viết đâu, để lo cho nước nhà được độc lập đã"! Thật hiếm thấy một người nào tự viết sách ca ngợi mình và xem mình có công ơn trời biển với dân tộc. Không phải viết một lần mà viết đến hai lần. Nếu không là lố bịch thì là gì? 

Hỗn với tiền nhân và dân tộc

Nhìn bề ngoài thì Hồ Chí Minh là hình ảnh của một ông tiên, khiêm tốn, hiền từ. Nhưng qua cách viết thì ông là một người hỗn hào với tiền nhân. Năm 1946, khi Hồ Chí Minh viếng thăm đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo ở Kiếp Bạc, ông nổi hứng đề thơ. Bài thơ có những câu ông tự sánh mình với Đức thánh Trần, và có câu rất tự cao tự đại ("Tôi dẫn năm châu đến đại đồng"):

Cũng cờ, cũng kiếm, cũng anh hùng,
Tôi Bác chung nhau nghiệp kiếm cung.
Bác phá quân Nguyên, thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa một xứ qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu tới đại đồng.
Bác có anh linh, cười một tiếng,
Mừng tôi cách mạng đã thành công.

Đối với Đức Thánh Trần mà ông còn hỗn hào như thế thì chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông xem các bậc cha chú như Phan Bội Châu, Phân Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng chẳng ra gì. Đối với các chí sĩ trên, Hồ Chí Minh xem phê phán thậm tệ, dù lúc đó ông chỉ là một cậu bé chưa đầy 20 tuổi!

Trong lịch sử nước nhà, chưa thấy một nhân vật nào tự xưng mình là "Bác", nhưng Hồ Chí Minh là người như thế. Theo Bùi Tín, năm 1945, ông mới 55 tuổi nhưng đã xưng là "bác" trước quần chúng. Trong quần chúng dĩ nhiên có người đáng tuổi cha chú của ông Hồ Chí Minh. Vậy mà ông vẫn vô tư xưng "bác". Đúng là một kiểu cách hỗn xược!

Trong cuốn tự truyện ký tên dưới cái tên "Trần Dân Tiên", Hồ Chí Minh viết rằng ông là "Cha già dân tộc". Chẳng những thế, ông để cho bộ máy tuyên truyền hoặc khuyến khích bộ máy đó ca tụng ông là cha già dân tộc. Điều đó cho thấy ông nhất trí với cái danh xưng hỗn hào. Trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim chưa có một nhân vật lịch sử nào dám kiêu ngạo tự xưng như thế.

Phản bội ân nhân

Bà Nguyễn Thị Năm là một doanh nhân Hà Nội. Bà là người đã dấu và nuôi những người cộm cán Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt trong thời kháng Pháp. Vậy mà đến khi cướp được chánh quyền thì Hồ Chí Minh lại đem bà Năm ra đấu tố trước trong kỳ "Cải cách ruộng đất".

Chính Hồ Chí Minh núp dưới bút hiệu "C.B." đăng bài "Địa chủ ác ghê" trên báo Nhân Dân tố cáo bà Nguyễn Thị Năm là "Mụ địa chủ Cát-hanh-Long" đã giết ngót 260 người! Ngày đấu tố xử tử bà Nguyễn Thị Năm, đích thân Hồ Chí Minh bịt râu giả dạng thường dân để xem ân nhân mình bị bắn chết như thế nào. Hành động đó rất xứng đáng với danh hiệu "Hồ Chí Minh là kẻ phản bội" đê tiện nhất.

Từ chối vợ chính thức và không bảo vệ được tình nhân

Không ai biết chính xác ông Hồ Chí Minh có bao nhiêu vợ hay tình nhân. Có những thông tin được công bố bởi văn khố Nga cho thấy trong thời gian 1931-1933 bà Nguyễn Thị Minh Khai khai trong lý lịch cho cộng sản đệ tam quốc tế rằng bà là vợ của Hồ Chí Minh. Còn nhiều nghi vấn khác về những người vợ hoặc tình nhân khác nhưng bằng chứng chưa minh bạch.

Tuy nhiên, có một cuộc hôn nhân chính thức khi ông còn lưu trú trên đất Trung Cộng. Đó là cuộc hôn nhân với bà Tăng Tuyết Minh vào tháng 10/1926, lúc đó Hồ Chí Minh 36 tuổi và Tăng Tuyết Minh 21 tuổi. Sáu tháng sau cuộc hôn nhân, Hồ Chí Minh bị quân Tưởng Giới Thạch truy nã, nên ông phải bỏ vợ và trốn sang Hồng Kông. Từ đó cho đến ngày qua đời Hồ Chí Minh chưa một lần gặp người vợ chính thức.

Theo tiết lộ của nhà sử học Trung Cộng Hoàng Tranh, ông Hồ Chí Minh có viết hàng trăm lá thơ cho vợ trong thời gian xa cách, nhưng tất cả đều bị mật thám Pháp giữ lại. Khi về Việt Nam làm chức cao trong đảng, Hồ Chí Minh cũng tiếp tục viết thư cho vợ, nhưng đảng CSVN giữ lại không cho gởi đi. Bà Tăng Tuyết Minh cũng viết hàng trăm lá thơ cho chồng, nhưng tất cả đều bị đảng CSTQ giữ lại không cho gởi đi. Đảng đàn anh và đàn em xử sự y nhau.

Theo ông Vũ Thư Hiên, Hồ Chí Minh còn có một người vợ không chính thức lúc đạt đến đỉnh cao quyền lực ở Hà Nội. Người đó là Nguyễn Thị Xuân, người Nùng ở Cao Bằng. Bà Xuân được tuyển vào phục vụ cho Hồ Chí Minh vào năm 1955, nhưng "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén", nên hai người đã có quan hệ tình cảm. Kết cục của mối tình vụng trộm này là một đứa con trai có tên là Nguyễn Tất Trung sinh vào năm 1956.

Ông Hồ Chí Minh có ý định lấy Nguyễn Thị Xuân làm vợ, nhưng bộ chính trị đảng CSVN không đồng ý. Thế là họ tổ chức cho Trần Quốc Hoàn lúc đó là bộ trưởng Bộ Công An hãm hiếp và giết chết. Trong con mắt đồng nghiệp công an, Trần Quốc Hoàn nổi tiếng là một tên lưu manh, dối trá, hám sắc, nhưng rất ác ôn. Công bằng mà nói có thể Hồ Chí Minh không ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn đập đầu cô Nguyễn Thị Xuân, nhưng Hồ Chí Minh im lặng trước sự thảm sát là một thái độ của một người không xứng đáng vai trò lãnh đạo, không phải là người đàn ông. 

Hèn mạt

Trong những năm cuối đời, những đàn em của Hồ Chí Minh như Võ Nguyên Giáp bị đám Lê Duẩn & Lê Đức Thọ đày đọa. Hồ Chí Minh không dám nói một lời để bảo vệ đàn em dù ông ở vị trí tột đỉnh quyền lực.

Khi người vợ không chính thức đã hạ sanh cho ông một đứa con trai bị viên bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn hãm hiếp và giết chết, ông im lặng. Sự im lặng của ông thể hiện sự nhu nhược, hèn hạ, hay ngầm ủng hộ kẻ sát hại?

Tạm kết luận

Những sự thật trên đây cho phép chúng ta đi đến một số kết luận về nhân vật Hồ Chí Minh:

- Họ thật của ông là họ Hồ. Ông là một người cháu nội không chính thức của Hồ Sỹ Tạo.

- Ông là người ít học nhưng ham đọc. Ông có một số đóng góp nhỏ nhưng không phải là tác giả chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc thời còn ở Pháp.

- Ông rời Việt Nam không phải vì lý tưởng cứu nước mà vì miếng cơm manh áo của một người xuất thân từ một gia đình nghèo khó.

- Ông là người suốt đời chỉ làm việc cho ngoại bang và là một tay sai đắc lực của cộng sản quốc tế và Trung Cộng.

- Ông là một nhân vật lịch sử, nhưng ông tỏ ra là một người hỗn hào với tiền nhân và dân tộc, một người vừa tự cao tự đại nhưng lại tỏ ra rất hèn.

- Ông đã từng có vợ và có con. Bà Nguyễn Thị Minh Khai có thể là một trong những người vợ đầu tiên của ông.

- Ông là một người phản bội ân nhân. Ông tỏ ra là người hèn vì không bảo vệ được người yêu, không bảo vệ được những người đồng chí của ông.

Hồ Chí Minh là người du nhập tà thuyết cộng sản và tà thuyết Mao Trạch Đông của Trung Cộng về Việt Nam. Từ ngày ông đem cái tà thuyết bị nhân loại ruồng bỏ đó về Việt Nam đã liên tục gây ra những thảm họa cho dân tộc, đảo lộn đạo đức xã hội và truyền thống dân tộc, gây ra hàng triệu cái chết cho dân tộc. Chính cái tà thuyết cộng sản và Mao đã và đang làm cho đất nước suy yếu và mất đất mất biển về tay kẻ thù. Chính Hồ Chí Minh đã tự nguyện đưa đất nước đến tình trạng lệ thuộc vào tay kẻ thù phương Bắc. Ảnh hưởng của những thảm họa đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Từ những dữ kiện thật trên, chúng ta có thể xác định rằng Hồ Chí Minh là một tội đồ của dân tộc.

31.08.2016