Wednesday 10 February 2016

CÂU CHUYỆN HY HỮU: Người “tù cải tạo” và anh “liệt sĩ” Bắc Việt

Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người. 
***

Ðặc biệt mỗi lần ngang qua nhà anh Trung (anh bị thương ở tay cử động khó khăn, VC gọi là Trung Khều làm nghề thợ may), quản giáo và vệ binh (danh từ VC) hay ghé lại nhà anh ngồi nghỉ, uống nước chè hút thuốc lào và tán gẫu. Nhân tiện những người tù cũng ngồi la liệt hai bên đường trước cửa nhà anh để nghỉ. Anh hay đem thuốc lào và nước để anh em dùng.

Áo mới Ăn Tết - Nguyễn Thị Cỏ May


Ảnh mang tính minh họa. Nguồn www.bielizna.diores.pl
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn www.bielizna.diores.pl
Cứ vào những tháng cuối năm, trẻ con mong đợi mau tới Tết để được nhiều thứ mà ngày thường không có trong đó có quần áo mới . Mà chính nhờ vậy mà ngày Tết khoát lên mình một màu sắc mới đặc sắc hơn ngày thường .
Điều này, ở nhà quê, nhứt là ngày xưa, nổi bât hơn ở thành phố lớn .
Mà sắm quần áo mới, không riêng gì trẻ con, mà cả người lớn nữa . Nhưng ở các xứ Âu Mỹ, người Việt Nam sắm Tết cho gia đình vào dịp Noel và Tết dương lịch nên qua Tết Việt Nam, họ bình thảng hơn . Chỉ lo đi chợ làm mâm cổ cúng Ông Bà vào 3 Ngày Tết .
Nhắc lại ngày Tết mua sắm quần áo mới, nhơn đây, tưởng cũng nên nhắc lại một thứ áo mà ngày nay đang chiếm thị trường, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong các tủ kiếng của những cửa hàng lớn, chi phối tâm trí, sự chọn lựa của nữ giới, với giá cả có khi vô cùng mắc, mắc hơn cả nhiều bộ y phục lớn, tuy vật liệu chỉ nắm gọn trong lòng bàn tay. Còn một điều nữa, thân chủ của nó lại ít ai biết về nó một cách rỏ ràng, như những đặc tính của nó, sự lợi hại của nó cho người mặc, …mà chỉ biết theo sở thích, giá cả và sau cùng chỉ nhớ tên tuổi của nó mà thôi .

Ly rượu mừng

Tết năm nay có lẽ niểm vui chan hòa cho mọi người khắp nơi là được nghe chung, nghe chính thức, nghe mà không sợ bị bảo là nghe nhạc vàng, nhạc phản động, nghe mà ai ai cũng cùng tắc lưỡi: sao mà hay thế?
Hay, nhưng mãi 40 năm sau chúng ta mới được thưởng thức vị ngọt tinh thần thay cho pháo cho mứt tết ấy. Ca khúc Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương người miền Nam ai ai cũng biết trước năm 1975 bây giờ gần hai thế hệ sau cả nước mới được biết. Có điều lạ, tuy đã già như thế nhưng bài hát vẫn làm người ta lâng lâng, trái tim mở ra với trời đất vào xuân. Không ai cảm thấy sự gượng gạo, lên gân dù một chữ trong tác phẩm xứng danh “bất hủ” này.
Tiếng hát như chính mình, từng người một trong xã hội lắng nghe lời chúc của nhau. Lắng nghe tiếng nói nhân văn trong những ngày đầu năm mới. Từng mạch máu trong ta chuyển động và đó là lý do mà Ly rượu mừng vẫn tinh khôi như ngày đầu tiên khi nó ra đời vào năm 1952.