Tuesday 2 August 2016

Truyện ngắn TÌNH NÀNG TÔN NỮ

 ĐIỆP MỸ LINH

Trong khi nhích dần theo toán quân nhân nơi cửa hông của chiếc phi cơ C-130, Sinh nhìn bâng quơ. Thấy những áng mây chờn vờn trên đồi núi chập chùng, Sinh mơ tưởng đến khuôn mặt xinh đẹp của Quyên-Di. Sinh nhớ lại những ngày chàng chờ Quyên-Di trước cổng đại học Huế. Chờ nhau chỉ để được đi xa xa phía sau, ngắm vành nón em nghiêng nghiêng, nhìn mái tóc em mềm mại trên nền áo trắng ngần. Sinh cũng không quên được những lần hẹn nhau đi xi-nê, chỉ để được ngồi cách nhau 5, 6 cái ghế rồi thỉnh thoảng “hai đứa” liết nhau, cười. Chỉ có rứa thôi mà hạnh phúc vô biên. Chỉ có rứa thôi mà tình yêu gắn bó. Chỉ có rứa thôi mà anh nhớ em điên cuồng! 

Sau khi bước vào phi cơ, đặt người vào ghế ngồi bằng dây ny-lông đỏ, đẩy cái xắc tay xuống lườn ghế, Sinh chợt chú ý đến hai quan tài được phủ cờ Việt-Nam, đặt gần cuối thân phi cơ. Nhìn hai quan tài tự dưng những nôn nao, háo hức trong lòng Sinh tan đi; thay vào đó là những nghĩ ngợi vu vơ về kiếp người và về cuộc chiến tương tàn. Sinh sửa thế ngồi nhiều lần mà cũng vẫn không xua đuổi được sự ám ảnh về một ngày cuối cùng của đời lính!

Rời phi trường, Sinh đón một chiếc xe nhà binh, hỏi chú tài xế xe đi về đâu. Chú tài đáp xe về Nam-Giao. Sinh xin đi nhờ. Từ Nam-Giao, Sinh đón xích-lô, đến thẳng trường đại học.

Đến nơi, nhìn ngôi trường cũ, Sinh cảm thấy lòng lâng lâng trong nỗi buồn nhè nhẹ. Sinh đi tìm Tôn-Nữ Quyên-Di – sinh viên ngành báo chí – giữa những ánh mắt tò mò. Bỗng dưng Sinh nghe tiếng gọi tên chàng. Quay lại, Sinh thấy Thành đang chạy tới. Hai người mừng rỡ bắt tay nhau. Thành niềm nở:

- Người về từ Pleime! Về khi mô?
- Mới chừ đây. Chưa về nhà.
- Quyên-Di biết mi về không?
- Không, dành bất ngờ mà.

Thư Đông Kinh mới 1/8/2016 - Đ T Minh

Thế nào gọi là thức tỉnh chính trị?

Khi người dân sống trong CSVN bàn về dân trí và thức tỉnh, họ ngạc nhiên khi thấy  nhiều giới "ưu tú" tiền phong như "bác Hồ", "bác Giáp", "bác Đồng", "bác Duẩn"...đương thời là trên hai chục ngàn tiến sỹ, hàng trăm tướng lãnh cao cấp..., đều dưới một đảng "siêu việt" anh hùng đã "rõ ràng" thành công trong việc đánh "Mỹ", đập "Ngụy". Như vậy đã là thức tỉnh từ lâu rồi. Đâu chờ một nhúm "phản động" "lưu vong" lên tiếng đánh thức. Không vì mưu mô "lật đổ chính quyền" thì là "lo bò trắng răng", "ngu còn làm bộ nguy hiểm".

Cho đến khi người dân biểu tình về vụ bauxite, giàn khoan Hải Dương, Vũng Áng, môi trường nhiễm độc..., đa số dường như vẫn chỉ thấy đây là những vụ "biểu tình giải trí", một số rất nhỏ chờ cuối tuần mới tụ tập tại nhà Hát Lớn hay Bờ Hồ la hét...

Người dân vì thế vẫn tiếp tục lăn xả vào đời sống kiếm ăn hằng ngày. Thức tỉnh là gì chưa biết, một ngày không làm là đói ngay, là mất việc, là bị cô lập... (Ai ở không mà lo chuyện trời ơi đất hỡi!)

Đám trí thức cựu quan lại hồi hưu thì lôi giấy bút ra làm kiến nghị, thư ngỏ. Dân càng yên lòng "Vẫn thấy các kụ đi ăn phở, uống trà đây, lo gì"

Có cô nào đó "tự nhận là con tướng" nhưng không cho tên tướng, dân nào mà tin. "Vẫn thấy các kụ đi nhận huy chương, lãnh tiền hưu đây, lo gì"

từ làng đông yên: thăm lại ‘người đàn bà trong cồn cát’ - Trùng Dương


clip_image002
Lời giới thiệu: Tôi viết bài này, “Thăm lại ‘Người đàn bà trong cồn cát’,” cách đây bẩy năm, viết để ghi lại một số cảm nghĩ và hồi tưởng, và chưa hề phổ biến. Có lẽ bài này sẽ cứ nằm trong một góc nếu tôi không có dịp được đọc chuyện về dân làng Đông Yên trong Vùng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, cầm cự giữ làng, đêm đêm cử người ra ngủ ngoài bãi để canh chừng tầu và người lạ, và quyết định ở lại trong những ngôi nhà siêu vẹo, đục thủng bởi xe ủi của chính quyền trong kế hoạch cưỡng ép trưng thu đất đai để mang cho các công ty ngoại quốc thuê dài hạn thiết lập các nhà máy thải chất độc giết cá giết biển giết nguồn sinh sống của họ.(*)
Cũng như tác giả Vì Dân của bài đi thăm làng Đông Yên, tôi vô cùng xúc động và không khỏi ứa nước mắt trước những hình ảnh được ghi nhận tại làng chài nơi khoảng 800 dân cư, cũng như cả triệu ngư dân và gia đình ở Miền Trung, hiện đang phải đương đầu với thảm hoạ môi trường từ tháng Tư tới nay, đó là vụ cá chết hàng loạt do chất độc thải ra từ nhà máy thép Formosa trong vùng, giết chết nguồn và nghề sinh sống duy nhất của họ, trong khi chính quyền cộng sản từ trung ương tới địa phương đã chọn thép thay vì cá, đồng đứng về phe tập đòan đầu tư ngoại quốc, mặc dù phản đối của người dân và cả dư luận trên Internet và thế giới, một hành động khinh miệt người dân mà họ có nhiệm vụ bảo vệ, giúp đỡ.
Sự phấn đấu dù trong tuyệt vọng của Đông Yên đã làm sống lại trong tôi câu chuyện về Người đàn bà trong cồn cát, cũng là tựa của một trong vài ba cuốn sách đã ảnh hưởng mãnh liệt đến đời tôi, đã giúp tôi chuyển từ thụ động sang hành động.
Cho đăng tải bài này, như một góp lời cầu nguyện và hỗ trợ cho cuộc phấn đấu của dân làng Đông Yên nói riêng và của dân tộc Việt trước các hiểm hoạ hiện nay, nói chung. (TD, 2016/07)

Không có cái họa nào lớn hơn...- Song Chi.

Ai rước giặc vào nhà?
Khởi đầu là sự ngây ngô, ngu muội, mù quáng, cả tin vào những cái gọi là tình hữu nghị cộng sản, thế giới cộng sản đại đồng, xem điều đó quan trọng hơn cả lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, nên đảng cộng sản VN đã tự nguyện coi đảng cộng sản Liên Xô, đảng cộng sản Trung Quốc là anh cả anh hai, là thầy. Nhất nhất mọi chuyện nghe theo lời Liên Xô, Trung Quốc, tiến hành cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn phá nát đất nước trong 20 năm, thực chất là “đánh Mỹ và đánh miền Nam thay cho Liên Xô, Trung Quốc”, và đưa miền Bắc vào đói nghèo, lạc hậu bởi rập khuôn mô hình Liên Xô thời bao cấp…Ngu muội đến mức tự nguyện ký công hàm công nhận một phần lãnh hải của mình là của Trung Quốc, và khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa còn nghĩ là để cho Trung Quốc giữ dùm còn tốt hơn thuộc về miền Nam!
Sau chiến tranh thì vơ vét vàng, gạo, thuốc men….của miền Nam đi trả nợ Liên Xô, Trung Quốc. Cái tình hữu nghị ấy được đền đáp bằng việc Trung Cộng do tức giận đảng cộng sản VN ngả hẳn về phía Liên Xô sau 1975 đã lệnh cho Khơ Me Đỏ quấy phá VN, dẫn đến việc VN vừa bước ra khỏi một cuộc chiến dài dằng dặc lại phải sa lầy vào cuộc chiến biên giới Tây Nam 10 năm, bị thế giới quay lưng cấm vận, đã đói nghèo càng thêm nghèo đói. Đồng thời Trung Cộng phát động cuộc chiến tranh biên giới tàn khốc, VN mất thêm xương máu và một phần lãnh thổ dọc biên giới. Thời gian từ 1979-1989 tiếp tục chiến tranh lai rai, mất thêm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Còn Liên Xô? Trong cả hai biến cố cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 hay trận hải chiến Trường Sa 1988 Liên Xô không hề can thiệp, hỗ trợ, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký Hiệp ước Liên minh Quân sự Đồng minh song phương năm 1978.

Gặp gỡ học giả ĐỖ THÔNG MINH 46 năm hành trình hoạt động Đến từ Nhật Bản

Thư mời
Gặp gỡ học giả ĐỖ THÔNG MINH
46 năm hành trình hoạt động
Đến từ Nhật Bản

 
Trân trọng kinh mời:
Quí Vị, Quí Bạn
đến tham dự buổi sinh hoạt cộng đồng
Tổ chức lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật 14-8-2016
tại  Royal Hall, 4201 El Cajon Blvd, San Diego, CA 92105
Trong buổi sinh hoạt này Học Giả Đỗ Thông Minh
sẽ trình bày những vấn đề nóng bỏng của Việt Nam
như  Hồ Chí Minh và quan hệ VN-TC, vụ xả thải ở
Vũng Áng, Hà Tĩnh. Phán quyết ngày 12/7/2016
của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông.
Ông cũng giới thiệu những công trình nghiên cứu đồ sộ
trong  46 năm qua về văn hóa, xã hội, chính trị ….
Có văn nghệ giúp vui và nước giải khát.
Sự hiện diện của qui đồng hương  là niềm hãnh diện
cho Ban Tổ Chức.
 
Trân trọng kính mời
Đại diện nhóm thân hữu tại San Diego.
 Nguyễn Thanh Trang
 
 
Xin liên lạc:
Nguyễn Thanh Trang (858)837-2152. Đỗ Như Điện (858)337-7049
Lê Châu (619)229-9456, Trần Mỹ Huệ (858)405-8447. 

Báo Hà Tĩnh chỉ có nói láo thôi!


Ngày 28/07/2016, phóng viên Kiều Minh – Vũ Huyền, báo Hà Tĩnh, viết rằng “hải sản đã sinh sôi mạnh, biển Hà Tĩnh đã hồi sinh, cá nhiều vô kể. Liệu có thực sự là như vậy? Mời quý vị nghe Vì Dân phỏng vấn anh Mai Văn Đình, ngư dân làng Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Ngư dân Hà Tĩnh: Từ giờ đến chết tui cũng không tin cộng sản nữa




Vì Dân (Danlambao) – Anh Mai Văn Đình, một ngư dân Hà Tĩnh đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với blogger Vì Dân liên quan đến sự kiện cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Báo Hà Tĩnh nói láo

Trước đó, vào ngày 28/07/2016, tờ báo thuộc cơ quan đảng bộ đảng CSVN Hà Tĩnh đã đăng một bài phóng sự của phóng viên Kiều Minh – Vũ Huyền, trong đó có đoạn: “Biển Hà Tĩnh đang hồi sinh”, “hải sản đã sinh sôi mạnh”, “cá nhiều vô kể”… (*)

Tôi xin khẳng định rằng, các phóng viên báo này đã lừa ngư dân Hồ Xuân Định tạo dáng chụp hình để tuyên truyền giả dối và mị dân. Trên thực tế, không bao giờ có chuyện người dân Kỳ Anh cho con cái xuống tắm biển Vũng Áng, Kỳ Anh.

Tôi cũng muốn nói với các anh chị rằng chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, thời đại này không có chổ cho những lời mị dân. Người dân không phải con lừa. 

Viết bài báo đó các anh được trả bao nhiêu tiền? Viết bài báo đó các anh hại bao nhiêu dân? Hy vọng 10 năm – 20 năm sau con cái của các anh sẽ đọc được bài báo này. Liệu chúng sẽ nghĩ sao về cha, mẹ của mình?

Trở lại với bài báo “Biển Hà Tĩnh đang hồi sinh” trên báo Hà Tĩnh, anh Mai Văn Đình khẳng định: “Báo của Hà Tĩnh chỉ nói thêm và nói láo thôi, không bao giờ có chuyện đó”.

Ngư dân này cho biết, cách đây 10 ngày, khi ăn thử một con mực ở biển Kỳ Lợi thì anh đã bị nôn mửa và tiêu chảy, liệt cả hai tay hai chân trong 3 ngày.

Từ nay đến chết sẽ không bao giờ tin đảng CSVN

Từ khi xảy ra thảm hoạ xả thải của Formosa, cuộc sống của anh Đình đã bị đảo lộn hoàn toàn, 4 tháng nay anh phải vào Phan Thiết để kiếm sống.

Đối với anh, điều quan trong trọng là phải đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam, còn số tiền bồi thường 500 triệu của tập đoàn này anh vẫn “chưa ưng”.

Chính quyền Việt Nam quá sai. Bởi vì đây là bán nước cho giặc rồi. Quá tham nhũng và bán nước.

Tương lai đất nước đang rộng mở mà lại bán cho giặc. Mà thậm chí giờ còn “canh giặc” nữa chứ. Giờ chúng tôi muốn đi biểu tình chống Formosa mà lại bị công an, cảnh sát cơ động vây canh.

Nếu giặc vào nhà thì đàn bà cũng phải đánh, mà bây giờ giặc vào nhà nhưng chính phủ, cộng sản lại canh cho họ. Đây là chính phủ Việt Nam giết dân”, anh nói.

Sau cùng, ngư dân Mai Văn Đình gửi lời cảnh báo đến với giới chức Hà Tĩnh và chính phủ Việt Nam:

Bây giờ yêu cầu chính phủ và tỉnh Hà Tĩnh phải đuổi. Nếu chính phủ và tỉnh Hà Tĩnh không đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam, thì tôi sẽ đứng vô đảng khác, từ nay đến chết tôi sẽ không bao giờ tin đảng cộng sản Việt Nam nữa.

Chính phủ Việt Nam mà không làm kịp thời, chúng tôi sẽ biểu tình và làm nên một đảng khác, để chống lại cái đảng CSVN”.

Kinh mời quí vị xem clip để hiểu tường tận vụ việc.

PS: Mong những bạn giỏi tiếng Anh, tiếng Hoa có thể tải về và thêm phụ đề giùm mình để cô dân biểu Đài Loan và cộng đồng quốc tế có thể hiều được clip này.

Hội An thời ‘Made in China’

Du khách Trung Quc đi xích lô Hi An. (Hình: Liêu Thái/Người Vit)

QUNG NAM  – Tình trng màu sc Hi An thi made in China đang là câu chuyn nhc đu.

Nếu như năm ngoái, đến Hi An, người ta d dàng bt gp nhng bãi bin thơ mng như An Bàng, Ca Ði, Cù Lao Chàm vi bãi cát vàng thoai thoi, hàng da xanh ngút mt và nhng chiếc ghế tm nng trên đó là các du khách phương Tây đc sách, không gian yên tĩnh và sang trng thì năm nay, mi chuyn ngược li.

Bãi bin Ca Ði b sóng cun, không còn bãi cát dài thoai thoi, bin An Bàng cũng không còn hin hòa, nhng chiếc ghế tm nng b xếp đi, còn li lèo tèo vài chiếc và bãi bin không còn yên tĩnh, khách Vit thi nhau nhu, khách Trung Quc th sc hò hét, n ào và x rác ba bãi. Hiếm thy bóng dáng khách Tây.

Hàng loạt du khách dùng bản đồ xuyên tạc chủ quyền biển đảo

Chiều qua, ngoài giao diện trang web của Vietnam Airlines bị tấn công, màn hình hiển thị thông tin tại các khu vực làm thủ tục bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều bị thay đổi.
Poster quảng cáo đã thay đổi tên biển Đà Nẵng thành biển China beach. Ảnh: H.L
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật xác nhận, chiều 29.7, một số màn hình hiển thị thông tin chuyến bay, màn hình quảng cáo tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị chèn hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines. Hình ảnh trên màn hình cũng chính là hình ảnh bị chèn trên giao diện của Vietnam Airlines, có nội dung xuyên tạc về Biển Đông, do nhóm hacker China 1937 tạo ra.
Thời gian qua, công tác kiểm tra việc lưu hành các loại bản đồ, băng rôn tại một số tỉnh miền Trung được cơ quan chức năng liên tục đẩy mạnh, qua đó chính quyền địa phương nhiều tỉnh đã phát hiện hàng loạt trường hợp du khách, người dân và công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch sử dụng trái phép các loại bản đồ, giăng băng rôn có nội dung sai lệch về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Biển Đà Nẵng thành “China beach”

Trung Quốc: Nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước ở Quảng Tây - Thùy Dương

mediaHồng vệ binh tấn công những "phần tử phản cách mạng" trong Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc.DR
Theo kết quả một cuộc điều tra tuyệt mật, chưa từng được công bố của một số lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành từ năm 1983 đến năm 1988 về các vụ tàn sát và nạn ăn thịt người, chỉ tính riêng ở tỉnh Quảng Tây vào năm 1968, đã có 302 vụ và khoảng 150.000 cái chết bất thường.
Trong bài viết có tiêu đề « Cách Mạng Văn Hóa : nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây », Le Monde nhận định đặc trưng của Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc là « bạo lực trên diện rộng ».

Chuyện độc đáo của GS John Vu

 
Giáo sư John Vu là một nhà khoa học nổi tiếng ở nước Mỹ đứng trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới, đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs.
Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vu - Nguyên Phong về cuộc trò chuyện thú vị với Bill W. G, khi đi giảng ở hai quốc gia lớn ở Châu Á.
 
GS John Vu sau khi rời Vice President của Boeing, hiện là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ĐH Canergie Mellon, là dịch giả / tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Đông, Đường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Đỉnh Tuyết Sơn,... và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.

Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay. Bill quan sát :
 “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở các nước khác, mọi người thường chen lấn xô đẩy. Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy bay rồi, vậy sao họ phải xô đẩy người khác? Dường như là giáo dục của họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng xô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào. Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó có là “Đẳng Cấp Thế Giới” (World Class) hay không ? Một con heo có thể thoa son dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không ?”.

Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận : “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người. Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần chất lượng cao, nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thoả mãn của khách hàng. Từ người quản lý khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức mức cao tới công nhân mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó cho nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã đi tìm hiểu rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc, và phần lớn các công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa đường” vì sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại”.

Một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi phạm sai lầm bởi việc đi sai chỗ cách xa khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh. Cuối cùng một sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại : “Dễ lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái và bây giờ đã khuya rồi và rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc lần nữa”. 

Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc. Chúng tôi bước đi quãng mười lăm phút cho tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Vào lúc đó chúng tôi thấy rằng anh ta phải đi lộn lại theo hướng ngược với chỗ chúng tôi bị lạc. Sự kiện là một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây ấn tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi : “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều một quốc gia có 
“Đẳng Cấp Thế Giới (World Class)”.

Theo Bill : “Đẳng Cấp Thế Giới” không phải là nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hay tỉ phú, bao nhiêu đại học hay nhà chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân của nó hành động ra sao”.
 
GS John Vu

The Last Days Of Osama Bin Laden World's Most Wanted Terroist Nat Geo documentary

Will Vietnam File a South China Sea Case Against China?

Hanoi may yet take Beijing to court.
Shawn W. Crispin-photo
By Shawn W. Crispin for The Diplomat
August 03, 2016

Will Vietnam follow the Philippines in legally challenging through international arbitration China’s claim to territories it contests in the South China Sea (SCS)? Weeks after The Hague-based Permanent Court of Arbitration’s landmark ruling on July 12, an international law based decision that delegitimized most of China’s expansive claims in its controversial “nine-dash line” map for the maritime area, Vietnam’s Communist Party leaders are under rising political pressure to leverage the precedent to press its own claims over the contested Paracel archipelago.

Vietnam’s foreign ministry welcomed the tribunal’s highly anticipated ruling, saying in a statement that it “strongly supports” dispute resolution in the SCS through “peaceful measures, including diplomatic and legal procedures.” The statement also reaffirmed Vietnam’s claim to the two archipelagos (the Spratlys and the Paracels) under the 1982 United Nations Convention of the Law of the Sea (UNCLOS). State media have since published a series of comments by local officials and experts who have argued for filing a similar arbitration suit against China at the Hague.