Thursday 9 November 2017

Ngày 1.11.1963, vết đen trên lương tâm nước Mỹ - Ký Thiệt

Inline                                                          images 1
Ngày 1.11.1963, chế độ Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Tổng thống Ngô Đình Diệm, do dân bầu ra trong một cuộc tuyển cử tự do, đã bị giết chết cùng với cố vấn Ngô Đình Nhu, em ông.

TIN VOA

TƯỜNG TRÌNH KẾT QUẢ “ĐẠI NHẠC HỘI CÁM ƠN ANH KỲ 11” - Nam Lộc

Kính thưa quý vị đồng hương, quý chiến hữu cùng quý thương phế binh và quả phụ tử sĩ Quân Lực VNCH:

Đại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” Kỳ 11 diễn ra tại San Jose, California vào ngày Chủ Nhật, mùng 6, tháng Tám, 2017 do cộng đồng người Việt cùng nhiều hội đoàn tại miền Bắc California phối hợp với hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Tử Sĩ VNCH tổ chức đã thành công một cách tốt đẹp. Nhờ vào sự ủng hộ nồng nhiệt của quý vị đồng hương từ khắp mọi nơi trên thế giới cùng sự tiếp tay của hệ thống truyền hình SBTN, trung tâm ca nhạc Asia, anh chị em nghệ sĩ và giới truyền thông, báo chí. Ngoài ra còn có sự đóng góp và hưởng ứng của rất nhiều cơ quan, đoàn thể, đặc biệt là các thiện nguyện viên cùng quý vị mạnh thường quân giầu lòng nhân ái.

Biến cố quan trọng nhất tác động đến tinh thần và vật chất của ĐNH-CƠA năm nay là sự ra đi đột ngột của cố trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, hội trưởng hội HO/Cứu Trợ/TPB&QP/VNCH chỉ vài tháng trước ngày đại hội gây quỹ kỳ thứ 11 được diễn ra. Nỗi ngậm ngùi cùng niềm tiếc thương dành cho người “Chị Cả” đã là động lực thúc đẩy mọi thành viện trong ban tổ chức quyết tâm đạt bằng được sự thành công để hồi hướng công đức cho bà Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, một nữ quân nhân quả cảm, nhưng đầy lòng nhân từ, người đã dành trọn cuộc đời cho quê hương đất nước, cho quân đội và cho các chiến hữu bất hạnh của mình. Đó cũng chính là lý do mà ĐNH-CƠA Kỳ 11 đã trở thành một ĐNH có số thu cao nhất từ trước đến nay.

HÒA BÌNH TRUNG LẬP CHẾ de GAULLE MUÔN NĂM!

Trích: " Thượng đỉnh APEC, Đà nẳng,Việt Nam nhìn từ Paris :Cơ hội cho Việt nam chủ động hơn trong nền ngoại giao chiến lươc tầm cở Thế giới, đóng vai trờ Tác nhân tích cực hơn 2006 để xây dựng một vùng Châu Á Thái Bình Dương ổn định, hoà bình và hợp tác phát triển bền vững, tiên lên một Nền Thái Hoà Thái-Ấn Dương / Pax Indo Pacifica với CĐ/ĐNA làm thành tố trung ương;trung vị và trung lập độc lập cùng với siêu cường Mỹ và các cường quốc vùng TQ,Nhật bản, Nga,Ấn,Úc chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi ! [3 Attachments] Thaison Nguyen jthaison.nguyen@gmail.com [DiendanDanToc]

Nhớ đâu, hồi 1959, mấy năm sau khi Miền Nam mời quân đội Liên hiệp Pháp rời khỏi Việt Nam, lập nên nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, Tổng thống Pháp de Gaulle qua Nam Vang phát loa về phía VNCH hô hào " Trung Lập Chế " phá bỉnh công cuộc chống cọng sản lăm le nhuộm đỏ nửa mảnh giang san nước Việt còn lại.

Sự thể sau đó đưa tới Miền Nam VNCH bị viêt cọng, tay sai Nga tàu xâm chiếm và đưa Đất nước Việt tới cảnh lầm than, khốn khổ ngày nay.

Bây giờ là thế kỷ 21, ý đồ " trung lập chế hoang tưởng " vẫn còn lập lại, xem ra có vẻ lỗi thời và lố bịch.

BÊN LỀ APEC | Theo chân Đoàn Trọng LSTV vào thăm Hội An - Ấm lòng tình người nơi vùng rốn lũ!

NGƯỜI SAIGON… XƯA !!

alt
Dù bạn sinh quán ỏ đâu, trước 1975 đã sống lâu tại Sài Gòn, bạn vẫn là: 
NGƯỜI SÀI GÒN.

Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học.
Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà người quen ở bên kia cầu chữ Y.
Chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi thi. Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống không.
Nhỏ lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm, cơm bới mang đi theo chứ có khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm. Kêu thêm dĩa nữa thì không dám, vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia… Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Vậy là, chỉ một loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ. Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn chằm chằm, thỉnh thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười mím chi thì đâm lo. Không biết tiền mang theo có đủ để trả không.

Việt Nam qua các kỳ APEC - Thụy My

media
Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang phát biểu trong diễn đàn doanh nghiệp APEC 2017 tại Đà Nẵng ngày 08/11/2017.REUTERS

Cách đây 11 năm Việt nam đã là nước chủ nhà của Thượng đỉnh APEC. Từ đó đến nay kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển. Nhân hội nghị APEC chính thúc khai mạc tại Đà Nẵng vào ngày 10/11 tới đây. RFI xin giới thiệu bài viết của tác giả Edmund Sim trên tạp chí The Diplomat nhìn lại những thay đổi về kinh tế của Việt Nam giữa hai lần  đăng cai sự kiên quốc tế lớn này.

Hội nghị thượng đỉnh APEC quay lại với Việt Nam năm nay, sau 11 năm vắng bóng. Mặc dù Việt Nam vẫn tiếp tục tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng kể từ thượng đỉnh APEC năm 2006 tại Hà Nội, môi trường khu vực và toàn cầu đã thay đổi hẳn. APEC 2017 tại Đà Nẵng mang lại cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cơ hội để đối mặt với các đổi thay này.

CỰU TT BARRACK OBAMA VÀ GIA TÀI ĐỂ LẠI CHO DÂN TỘC HOA KỲ !!

alt

…những chính sách thiên tả từ Mỹ qua Âu Châu đều thất bại…
 

TT Trump đang lẳng lặng phá gỡ gia tài của TT Obama, lấy đi từng viên gạch một.Thiên hạ bị truyền thông Dân Chủ hớp hồn với những đòn đánh TT Trump đủ kiểu nổi đình nổi đám, nên ít để ý đến cả ngàn luật lệ và thủ tục lớn nhỏ đã và đang bị thu hồi hay lật ngược.

Quyết định đầu tiên ai cũng thấy ngay là việc Mỹ chấm dứt tham gia vào hiệp ước xuyên Thái Bình Dương TPP.

Quyết định gây sốc với thế giới là việc rút ra khỏi thoả thuận Paris về thay đổi khí hậu, xí xóa việc Mỹ còn thiếu hai tỷ đô do TT Obama hứa mà chưa đóng góp.

09/07/1953: Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử - Phan Ba

bà Cát Hanh Long
bà Cát Hanh Longbà Cát Hanh Long
Bà Cát Hanh Long (tên hiệu trong buôn bán giao dịch của bà Năm) sinh năm 1906, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, vốn là một người đàn bà giỏi làm ăn trên đất cảng Hải Phòng, từ nhiều nghề khác nhau trong đó có buôn bán tơ, sắt vụn, bà đã sớm thành đạt trên thương trường, xây nhà tậu ruộng…
Nhà giàu, được giác ngộ nên bà Năm trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng thời từ trước tháng 9 năm 1945 mà bây giờ gia đình tập hợp lại thành một hồ sơ dày đặc từ việc góp 20.000 đồng bạc Đông Dương tương đương bẩy trăm lạng vàng đến thóc gạo, vải vóc, nhà cửa …
Dù đã đứng tuổi theo quan niệm đương thời, nhưng người phụ nữ 40 tuổi của thành phố cảng ấy đã phóng xe nhà treo cờ đỏ sao vàng từ Hải Phòng lên thẳng chiến khu qua thành phố Thái Nguyên, nơi quân Nhật còn chiếm đóng đến Đồng Bẩm, Đình Cả, Võ Nhai để báo cho con trai và các đồng chí của mình tin Hà Nội đã giành được chính quyền.
Sau năm 1945, bà Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, và mua lại hai đồn điền lớn của “một ông Tây què” tại Thái Nguyên. Hai con trai bà đều đi theo kháng chiến. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức “Tuần lễ vàng”, bà đóng góp hơn 100 lạng vàng. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. Khi thực hiện lệnh “tiêu thổ kháng chiến”, bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm tại Thái Nguyên..

Chân dung người Việt chống cộng bình thường - Trần Văn Tích

BS Trần Văn Tích

Người Việt chống cộng có chân dung phức tạp và muốn thử thể hiện đúng đắn diện mạo, thần sắc, hình dung, suy tư của đương sự là việc làm không phải dễ; cho nên để hạn chế nội dung, bài này chỉ xin vẽ ra bức hình của người Việt chống cộng bình thường, vốn không phải chỉ thuộc tập thể người Việt tỵ nạn đang sống lưu vong tại hải ngoại mà còn gồm cả những người Việt đang sống trong nước. Tuy nhiên chủ yếu bức tranh sẽ cố gắng minh họa người Việt chống cộng bình thường ở hải ngoại vì kẻ gõ máy viết những dòng này đã rời Việt Nam từ bốn mươi ba năm nay mà không hề trở lại. Thuộc vào thành phần người Việt chống cộng bình thường có thể là một cháu bé sáu, bảy tuổi đã khóc oà với cô giáo khi cô giáo đưa lá cờ máu ra giới thiệu với bé nhưng bé thì cứ nhất mực thưa cô rằng lá cờ của con là lá cờ khác cơ, ông ngoại con bảo vậy và chính bản thân ông ngoại của bé (cũng như bé), là một người Việt tỵ nạn cộng sản chống cộng bình thường.

Phác hoạ nhân vật

Xin thử vẽ sơ bộ những đường nét cơ bản nhất trước khi vẽ tiếp cho đến bức tranh hoàn chỉnh trình bày diện mạo, tâm tình, ứng xử của con người chống cộng bình thường.
Người chống cộng bình thường là người bình thường nên có thật. Đương sự có tên họ, có quá khứ, có xuất xứ v.v..rõ ràng. Đương sự không dùng nickname vì đương sự tự trọng. Đương sự nói thẳng, nói rõ, nói đúng chủ trương, ý nghĩ của mình vì đương sự tự trọng. Đương sự không chơi trò gian lận chữ nghĩa, không dùng xảo thuật ngôn từ vì đương sự tự trọng. Đương sự xem như chuyện chịu trách nhiệm về những việc mình làm, về những điều mình nói là chuyện tất nhiên; do đó đương sự không ẩn nấp qua ẩn danh.

Người chống cộng bình thường sử dụng từ vựng bình thường cũng vì tự trọng: nói năng thô lỗ, văn chương hạ cấp chỉ chứng tỏ tư cách đáng khinh của hạng thất phu ngay trong giao tiếp giữa người với người, chứ đừng nói chi đến bước sang lĩnh vực công khai thảo luận về chuyện chống cộng. Văn hoá internet được đề cao và người chống cộng bình thường không lập luận hàm hồ; nói ông A là Việt Tân thì ông A đúng là Việt Tân, chỉ để nêu một ví dụ cụ thể mà thôi.

Tư cách nhân vật

Người chống cộng bình thường có tỷ số IQ trên mức trung bình cho nên đương sự không phạm một số lỗi lầm sơ đẳng. Cần tìm hậu thuẫn tối đa trong quần chúng, đương sự không ngu dốt tự dưng vô cớ xúc phạm những đối tượng cùng chiến tuyến. Đương sự có thể không bằng lòng với các thành phần nào đó trong cộng đồng nhưng không bao giờ đương sự tự kiêu đến độ tự đánh giá mình quá cao và coi thường người khác, càng không bao giờ bốc đồng mạ lỵ tha nhân.

Bên cạnh những điều kiện cần thiết như lập trường chống cộng dứt khoát minh bạch, nếu có tiếp xúc với đối phương thì tiếp xúc một cách công khai trước công chúng, không hợp tác với kẻ thù dưới bất cứ hình thức nào v.v.. người tỵ nạn cộng sản chống cộng bình thường thiên về một số phản ứng cấp thời và đặc trưng. Chẳng hạn đương sự thường thích bắt mạch thời sự. Có những vấn đề tiếng Pháp mô tả là discutés et discutables nếu xảy ra thì người chống cộng bình thường ưa kịp thời lên tiếng. Ở đây không bàn tới khía cạnh phải hay trái của từng vấn đề. Báo Người Việt kiện báo Sàigòn Nhỏ, Đại sứ Mỹ ngăn cản sử dụng quốc kỳ, Luật S-219 Canada gọi Ngày Quốc Hận là Ngày Hành trình tìm Tự do, Giáo xứ hân hoan tổ chức Hội chợ vào đúng Ngày Quốc Hận v.v... Tiếng nói từ người chống cộng bình thường không nhất thiết mang tính quyết định, lại càng không thể là chân lý. Nhưng người chống cộng bình thường minh danh phát biểu là để góp một giọng nói dẫn đường chỉ lối rất khiêm tốn, là nhằm trình bày một suy tư cơ bản có tác dụng phần nào của một cuốn sách chỉ nam. Người chống cộng bình thường phải hành xử như vậy vì là người của quần chúng, vì là người chỉ hiện hữu do được quần chúng chấp nhận cho dẫu không phải qua lá phiếu. Người chống cộng bình thường không sợ mất uy tín khi nghe công luận góp ý xây dựng, trái lại, đương sự phải chấp nhận tiếng nói của người khác vì người chống cộng bình thường là người tự tin. Người chống cộng bình thường tự giác biến chân lý “Chống cộng là chính nghĩa, chống cộng là đại nghĩa” thành tín lý; bởi vậy nếu là đảng viên một đảng phái quốc gia chống cộng thì đương sự tự động đặt Tổ quốc Dân tộc lên trên Đảng phái.

Người Việt chống cộng bình thường và internet
 
Vì internet đã trở thành quá phổ biến nên người Việt chống cộng bình thường hết sức cố gắng tham gia internet. Vấn đề này không đặt ra cho giới trung niên nhưng giới cao niên thì có thể gặp khó khăn. Nếu không biết sử dụng facebook, nếu không tham gia được twitter, nếu không biết chat như thế nào, thì người Việt chống cộng bình thường trở nên… không bình thường, cho dẫu tình trạng bất cập xảy ra chỉ là bất khả kháng, do tuổi tác, sức khoẻ, bệnh tật.

Tuy nhiên mang nặng trên vai truyền thống giáo dục của hai nền Cộng hoà, người chống cộng bình thường luôn luôn thận trọng khi tham gia internet. Nếu đương sự nhận được một điện thư gửi cho mình mà lại muốn chuyển điện thư đó cho người khác cùng xem thì đương sự luôn luôn xin phép chủ nhân điện thư. (Câu chuyện coi như đương nhiên nhưng thực tế có không ít người xem thường nguyên tắc xã giao lịch sự này.) Nếu muốn giúp hai người quen liên lạc với nhau thì đương sự phải chờ cho hai người đồng ý thiết lập liên lạc rồi mới thiết lập liên lạc. Đương sự không chuyển tiếp vô tội vạ, vô trách nhiệm các điện thư xuất hiện trên màn ảnh máy computer chỉ vì thấy chúng có vẻ hợp khẩu vị của mình. Người chống cộng bình thường xoá ngay tức khắc những điện thư mang tên những kẻ sử dụng ngôn ngữ bất xứng mà mình không muốn nhận. Thận trọng trong đánh giá tha nhân, người chống cộng bình thường không bao giờ bị lừa mị bởi các hành động có vỏ bọc chống cộng nhưng cốt tủy lại gây hại cho công cuộc chống cộng. Đương sự xem phương trình “nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại” là một hình thức chỉ dẫn đúng đắn về phương hướng, đường lối.

Trần Văn Tích
08.11.2017