Monday 26 February 2018

Triển lãm Viet Stories: ‘Họ mất tất cả, nhưng họ làm lại tất cả’ - Đằng-Giao


Như mới hôm qua. Hình ảnh tại cuộc triển lãm Viet Stories: Recollections & Regenerations (Câu Truyện Việt: Hồi Tưởng & Tái Tạo). (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

YORBA LINDA, California (NV) – Ngay ngày khi mạc hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Hai, cuộc triển lãm Viet Stories: Recollections & Regenerations (Câu Truyện Việt: Hồi Tưởng & Tái Tạo) đã thu hút rất đông người đến thưởng lãm tại bảo tàng viện Richard Nixon Presidential Library & Museum, Yorba Linda.
Đây là cuộc triển lãm do Viện Bảo Tàng Nixon Library Museum cùng với Giáo Sư Linda Trinh Võ thuộc trường đại học UC Irvine, giám đốc Dự Án “Câu Chuyện Việt: Lịch sử truyền khẩu của người Mỹ gốc Việt” và cô Trâm Lê, cố vấn ngoại vụ về nghệ thuật và văn hóa của thành phố Santa Ana, đồng tổ chức.

Formosa bức tử biển Đông như thế nào?














Vũ Đông Hà (Danlambao) - Chỉ trong vòng "5 ngày" tuôn xả nước thải độc hại nhưng không thanh lọc ra biển, Formosa đã là thủ phạm của một thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Biển Đông đã bị Formosa đầu độc như thế nào? Nó sẽ tiếp tục tàn phá môi trường Việt Nam ra sao? Bao nhiêu hóa chất độc hại được Formosa "sản xuất" trong 1 năm, trong 70 năm thuê bao để dùng Việt Nam như là bải rác môi trường? Và bao nhiêu phenol, cyanide đã được sử dụng trong Chiến dịch "Cúp điện 5 ngày - Giết Cá Diệt Biển" của thủ phạm tàn sát biển Đông?

Câu hỏi đầu năm
















Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em lại thấy rất là Việt Nam
Cũng vầng trán rộng thênh thang
Y như trán Bác mênh mang đất trời
Trần Đăng Khoa

Những câu vè thượng dẫn xuất hiện vào cuối thập niên 60 (của thế kỷ trước) khi tác giả còn được vinh danh là thần đồng thơ, và là “người phát ngôn cho thế hệ trẻ em thời chiến.” Thời chiến rồi qua. Thời gian, cũng như thời thế – tiếc thay – lại không đứng về phía ông Trần Đăng Khoa và ông Lê Nin nên (dần dà) từ vỉa hè Hà Nội lại phát sinh ra những câu đồng dao mới:

Ông Lê Nin ở nước Nga
Cớ sao lại đứng vườn hoa nước này
Ông vênh mặt, ông chỉ tay:
Tự do hạnh phúc chúng mày còn xa
Kìa xem gương của nước Nga
Bảy mươi năm lẻ có ra đếch gì!

Những Cơn Mưa Mùa Xuân - Nguyễn Y Vân


Lại một Xuân qua, một Tết qua
Em vẫn nơi này, anh vẫn xa
Cây hoa đào nhỏ ngày xưa đó
Mỗi độ Xuân về vẫn nở hoa.

Đà Lạt Xuân này nhiều mưa rơi
Chiều về mây xám thấp ngang đồi
Từng cơn gió tạt, hoa rụng xuống
Hoa đào theo nước lặng buồn trôi.

Em nhớ một ngày Xuân rất xa
Hôm ấy trời mưa xuống nhạt nhòa
“Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách” (1)
Trời mưa hai đứa phải ngồi nhà.

Rồi cũng một ngày xưa rất xưa
Bên hàng hiên đứng trú cơn mưa
Anh sợ mưa làm em ướt áo
Che em, anh hứng trọn cơn mưa.

Ôi chuyện năm xưa như giấc mơ
Nhớ ơi là nhớ, mấy cho vừa
Chiều nay mưa lại về thành phố
Anh ở nơi nào, có nhớ mưa?

Xuân đến, Xuân đi hoa vẫn nhớ
Em vẫn chờ anh, vẫn viết thơ
Trang này là mấy trang rồi nhỉ?
Bao nhiêu hoa rụng bấy nhiêu tờ.

Em nhớ trong mơ có một lần
Anh về Đà Lạt giữa mùa Xuân
Mắm tay anh khẽ thầm bên má:
“Từ Thức hôm nay trở lại trần.” (2)

Chiều nay trời lại đổ mưa Xuân
Không biết Xuân qua đã bao lần
Anh có đón Xuân miền viễn xứ?
Riêng em ngồi lặng ngắm mưa Xuân.

Nguyễn Y Vân


Chú thích của BBT ĐSLV

(1) Giai thoại văn chương: Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh (đời vua Lê Uy Mục) khi còn đi học, một hôm trời mưa, thầy giáo ra câu đối: 
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách - Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách”. 
Ông đối lại: 
Sắc bất ba đào dị nịch nhân - Sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng, nhưng dễ nhận chìm người”.

(2) Chuyện thần tiên: Có chàng thư sinh tên là Từ Thức lên núi gặp và kết duyên với một tiên nữ tên là Giáng Tiên và ở lại đấy một năm. Khi về trần thăm nhà thì đã trải qua hơn hai trăm năm rồi.

Thư số 76a gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Phạm Bá Hoa

Tôi chào đời năm 1930, vào quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”. Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo cộng sản Việt Nam với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên chuỗi tội ác mà họ đã gây ra cho Dân Tộc và Tổ Quốc từ năm 1945 đến nay!Vì vậy mà tôi vẫn tiếp nối trách nhiệm của Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống lại nhóm lãnh đạo Việt Cộng theo cách mà tôi có thể thực hiện được. Cũng vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.