Sunday 18 August 2013

Những sự thật cần phải biết (phần 15) - Đàn áp và phỉ báng tôn giáo

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Trong “Bản cáo trạng tội ác của cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh” phần 5 tôi đã gửi tới bạn đọc tội ác của cộng sản trong việc đảng cộng sản Việt Nam có chính sách đàn áp tôn giáo và ngược lại đối với truyền thống văn hoác cũng như các công ước về tự do, nhân quyền mà nhà cầm quyền cộng sản đã ký với Liên Hiệp Quốc. Trong bài viết “Những sự thật cần phải biết” phần 15 này tôi xin gửi tới các bạn đọc những sự thật về tội ác của cộng sản trong vấn đề tôn giáo.

Miến Điện sẽ sửa Hiến pháp : Aung San Suu Kyi có thể ứng cử tổng thống


Theo AFP, hôm nay chính quyền Miến Điện đã tỏ dấu hiệu sẽ sửa đổi Hiến pháp, một điều kiện giúp nhà đối lập Aung San Suu Kyi có thể ra tranh cử tổng thống vào năm 2015.Trong một cuộc họp báo hôm nay tại Naypyidaw, Chủ tịch Hạ viện Miến Điện, ông Shwe Mann tuyên bố : « Việc xem xét lại Hiến pháp phụ thuộc việc đấu tranh giữa các thành viên của ủy ban và cam kết của các nghị sĩ ».


Chủ tịch Hạ viện Miến Điện Shwe Man trước phiên khai mạc một khóa họp, Naypyidaw, 04/06/2012.
Chủ tịch Hạ viện Miến Điện Shwe Man trước phiên khai mạc một khóa họp, Naypyidaw, 04/06/2012.
AFP/ Soe Than WI

Hiện tại Hiến pháp Miến Điện vẫn cấm công dân kết hôn với người nước ngoài đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo đất nước. Nhà đối lập Aung San Su Kyi nằm trong diện hoàn cảnh như vậy. Tháng trước Quốc hội Miến Điện đã cho thành lập một ủy ban hỗn hợp bao gồm 109 nghị sĩ để lo việc sửa đổi Hiến pháp với nội dung theo hướng xóa bỏ điều khoản nói trên. Nếu đạt được, giải Nobel Hòa bình Aung San Su Kyi sẽ hội đủ điều kiện tham gia tranh cử tổng thống.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Su Kyi, chỉ có 7 đại diện trong 109 thành viên của ủy ban nói trên, trong khi đa số cầm quyền có 52 người. Tuy nhiên việc chủ tịch Hạ viện, một trong ba nhân vật hàng đầu của chế độc tài quân sự trước đây, đề cập công khai đến việc sửa đổi Hiến pháp đã khiến giới quan sát nhìn nhận như một tín hiệu tốt từ phía chính quyền. Ông Shwe Mann cũng nói thêm :« Điều quan trọng là chính phủ cũng phải tham gia vào » tiến trình lập hiến này.

Besame Mucho, nụ hôn giã từ đêm cuối


Giới soạn nhạc La Tinh đã cống hiến cho đời nhiều tình khúc bất tử. Người Uruguay rất tự hào với nhạc phẩm La Cumparsita. Dân Panama xem bài Historia de Un Amor như một di sản văn hóa. Người Cuba đưa bản Quizas, Quizas đi vòng quanh thế giới. Còn Besame Mucho từng được chọn là giai điệu Mexico hay nhất mọi thời đại.Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy là vì Besame Mucho (dịch sát nghĩa là Hãy hôn em thật nhiều) là ca khúc Mexico nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Bản nhạc này cũng phá luôn kỷ lục về số lượng ghi âm, vì tính tới nay, bài đã có trên dưới hai ngàn phiên bản. Do vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm khi Mexico đã nhiều lần vinh danh tác giả bài hát là bà Consuelo Velasquez với những giải thưởng cao quý nhất.Có hai điều khá thú vị đáng được RFI ghi nhận : thứ nhất, trong số các nghệ sĩ tên tuổi cùng thời, bà Consuelo Velasquez là gương mặt phụ nữ hiếm thấy chuyên soạn nhạc bolero. Thứ nhì, bà Consuelo sáng tác một ca khúc cực kỳ lãng mạn, hết sức trữ tình, cho dù bà chỉ mới ở cái tuổi dậy thì, ở cái thời trinh nữ chưa biết tình yêu chăn gối hay rung động xác thịt là gì.

Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ (phần 4)

Bán nước trong thân phận kẻ chư hầu
Tác giả Đặng Chí Hùng
Thực hiện Audio Lam Sơn 719

Đặng Chí Hùng - Những sự thật không thể chối bỏ (phần 3)

Bác, đảng đã bán những gì và để làm gì? 
Tác giả Đặng Chí Hùng
Thực hiện Audio Lam Sơn 719

Tôi xin tiếp tục phần ba này với việc đề cập đến lý do có công hàm bán nước 1958 và những hệ lụy của nó đến bây giờ. Rất mong đây là tiếng nói góp sức cho sự hồi sinh của dân tộc. Qua đây tôi mong sau khi các bài viết được Danlambao đăng, bạn đọc nên tìm hiểu rồi dùng chính mình làm chiến sĩ thông tin như slogan của Danlambao đã gửi đến cho người thân quen của mình.

Về nội dung bài viết, tôi xin phép bạn đọc hết sức thông cảm vì phải lấy dẫn chứng cả hai phía: Dân và Đảng để minh chứng nên bài có thể viết dài, không súc tích. Tôi xin phép dùng một quy tắc đại loại gần giống với phép quy nạp và phản chứng trong toán học để chứng minh nên bài viết sẽ dài, chia làm từng phần nhỏ để kết luận.

Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin trình bày về việc ông Hồ Chí Minh bán nước với lý do muốn gây chiến với VNCH gây nên cuộc chiến sinh linh đồ thán. Có những ý kiến cho rằng ông Hồ là gián điệp Trung cộng, người Tàu. Trong khuôn khổ bài này tôi xin không đi vào phân tích việc đó vì đó là nghi vấn cần thêm thời gian và tài liệu. Tôi tạm coi ông Hồ là người Việt Nam, đi sang Pháp định làm quan nhưng không được nhận và gặp quốc tế thứ 3 rồi về nước. Và bối cảnh trong bài này tôi cũng xin dừng lại cho đến khi có công hàm 1958 chứ xin phép không bình luận về những năm sau, tránh ý kiến cho rằng lúc đó Trung cộng và Mỹ có can thiệp sâu vào Việt Nam.

Tại sao phải bán nước?

Như đã nói ở phần 2, công hàm 14/9/1958 là một công hàm bán nước của ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản mà người đứng ký tên là ông Phạm Văn Đồng (Thủ tướng VNDCCH). Vậy tại sao họ phải bán Hoàng Sa - Trường Sa cho Trung cộng? Tôi xin đi vào phân tích ở đây. ...Đặng Chí Hùng

Đặng Chí Hùng : Những sự thật không thể chối bỏ (phần 2)

Hồ Chí Minh và vai trò trong công hàm 1958 
Tác giả Đặng Chí Hùng
Thực hiện Audio Lam Sơn 719
Để nối tiếp chuỗi bài về những sự thật không thể chối bỏ, tôi xin trình bày về các vấn đề: Có hay không công hàm 1958, công hàm đó có phải là công hàm bán nước hay không và vai trò của ông Hồ Chí Minh trong công hàm bán nước 1958 cho Trung cộng. Từ trước đến giờ chúng ta luôn coi nó là tác phẩm của ông Phạm Văn Đồng. Nhưng sự thực có phải thế không. Vấn đề này không mới nhưng nó được chứng minh theo hướng mới và quan trọng hơn là vai trò của ông Hồ trong sự kiện này. Tôi xin trình bày dưới bài viết này... Đặng Chí Hùng

Áp lực nào buộc CSVN phải thả Phương Uyên?


Trần Trung Đạo (Danlambao) - Qua nay, bên cạnh niềm vui trong lòng mọi người yêu mến Phương Uyên, việc CSVN thả cô bé 21 tuổi này cũng đã tạo nhiều tranh luận giống như khi em bị chế độ CSVN giáng xuống cuộc đời non trẻ một bản án nặng nề hồi giữa tháng Năm. 

Có quan điểm cho rằng Phương Uyên chỉ là một “món hàng” trả giá giữa Mỹ và CSVN về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership); có lý luận cho rằng Phương Uyên là dấu hiệu cho thấy phe thân tây phương đang mạnh trong nội bộ lãnh đạo CSVN; có phân tích cho rằng giới lãnh đạo CSVN nhận ra họ đã phạm sai lầm chính trị khi giáng xuống đời một cô gái chỉ ngoài 20 tuổi bản án 6 năm tù lần trước nên nay phải sửa sai.