Thursday 19 December 2013

Ngày 19-01, Kỷ Niệm Ngày Hoàng Sa Nhuộm Máu



Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa-Trường Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng bắt nguồn từ ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận.

Trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 cùng những Chứng Liệu Lịch Sử - Vĩnh Liêm

Ngày 19-01 - Kỷ Niệm Ngày Hoàng Sa Nhuộm Máu


“Quần đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam
và đó là vấn đề không thể chối cãi được…” (Thân Trọng Huề)
 
“Trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho
nửa nước (VNCH), mà là nỗi đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam.” (Vĩnh Liêm)

 
Vào đầu tháng 12 năm 2007, tên Hoàng Sa và Trường Sa bỗng dưng lại được báo chí và mạng lưới tinh học ở hải ngoại đồng loạt chú ý và loan tải vì được tin Trung Cộng thành lập thành phố hành chánh Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý ba quần đảo nằm ở Nam Hải, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau đó, tại Việt Nam, các sinh viên, thanh niên và văn nghệ sĩ đồng loạt tổ chức các cuộc biểu tình (ngày 9 và 16-12-07) trước Tòa Ðại Sứ TC ở Hà Nội và Lãnh Sự Quán TC ở Sàgòn để phản đối hành động chiếm đất của Trung Cộng. Trong khi đó, tập đoàn lãnh đạo CSVN ở Hà Nội đều im thin thít một cách khó hiểu.

Bỏ đảng chạy lấy người - Tưởng Năng Tiến

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) – “ĐCSVN đã tàn phá nặng nề khả năng phản biện, đầu độc tư tưởng các thế hệ thanh niên Việt Nam trong tổ chức này ngay từ khi tâm hồn họ còn rất trong sáng, động lực đầy nhiệt huyết.” Nguyễn Chí Đức

Sau khi lòng vòng qua nhiều tiểu bang, cuối cùng, tôi dừng chân ở California. Vùng đất này không nóng như Texas và không lạnh như Kansas, hay Arkansas – nơi tôi đã trải qua một mùa đông mà cả đất lẫn trời đều trắng xoá như bông.

Thần Tượng LÊ NIN đâu rồi?

LÊ NIN

 Thái Bá Tân dịch gỉa Nga văn, nhà thơ ngũ ngôn
Năm kia, đi hội nghị,

Tôi trở lại nước Nga,
Muốn tìm con phố cũ
Mà tìm mãi không ra.

Tôi gặp cậu cảnh sát.
“Ông hỏi phố Lênin?
Không có tên phố ấy.
Chỉ có phố Elsin.”
Biết tôi, anh ngốc nghếch,
Phố đổi tên từ lâu,
Mà còn tìm đến hỏi,
Hắn giễu tôi, lắc đầu:
“Lênin là ai nhỉ?
Chưa nghe tên bao giờ.”
Thực ra là hắn biết,
ghét ông, nên giả vờ.
*
Liên quan đến thần tượng,
Phải khẳng định một điều:
Lênin là vô địch,
Được thờ như giáo điều.
Ông nổi tiếng hơn Chúa.
Sách nhiều hơn Thánh Kinh.
Tượng cả trong hẻm phố.
Tư tưởng trong giáo trình.
Mà tôi, thằng trai ngốc,
Tuổi chưa đến hai mươi,
Thế là tin sái cổ.
Ông Lênin nhất đời.
Ông, lãnh tụ vĩ đại
Của giai cấp công nông.
Ông, ngọn đuốc rực sáng
Soi đường cho phương Đông.
Như người dân Xô-viết,
Trong một thời gian dài,
Đương nhiên tôi đã nghĩ
Lênin không thể sai.
*
Sau hội nghị lần ấy
Tôi đi chơi một ngày.
Thủ đô nước Nga mới
Không mới, cũng chẳng hay.
Giá cả cao ngất ngưởng,
Người Nga mặt đăm chiêu,
công khai ghét người Việt.
Người da đen cũng nhiều.
Quảng trường Đỏ vẫn thế.
Vẫn thế lăng Lênin,
Không ai xếp hàng viếng,
Thậm chí chẳng ai nhìn.
Tượng ông bị đập hết.
Cả tượng đồng chí ông.
Lênin ư? Không biết.
Báo không nói một dòng.
Ngọn đuốc tắt, cờ gãy.
Xe cẩu cẩu đầu ông,
Cứ như bị treo cổ.
Dẫu sao cũng chạnh lòng.
Hậm hực, tôi đi tiếp,
Không một lần ngoái nhìn.
Gã cảnh sát cười khẩy:
“Giờ còn hỏi Lênin!”
Lại đi, lại hậm hực,
Lầm lũi giữa ban trưa,
Với cảm giác chua xót
Nửa thế kỷ bị lừa.
TBT

Mời Tham Dự Nhảy Dù và Trao Bằng Dù Việt Nam Cộng Hòa

Mời Tham Dự Nhảy Dù và Trao Bằng Dù


Kính Gửi các Cựu Quân Nhân QLVNCH từng Nhảy Dù trong Chiến Tranh Việt Nam
Tên tôi là Joshua Manning  hiện nay đang là Vice President của Hội Hải Quân Nhảy Dù Sport Club và hiện đang phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ, rất mong muốn liên lạc với các Cựu Quân Nhân QLVNCH trong các đơn đã từng Nhảy Dù và tham dự trong Chiến Tranh Việt Nam.


Đào Văn Nghệ - Đại Tá CS tiết lộ nhiều bí mật động trời về Đảng CSVN



Cựu Đại Tá cs Đào Văn Nghệ nói sự thật về hồ tặc

PHONG TRÀO BẤT TUÂN DÂN SỰ TIẾN LÊN - Nguyễn Nhơn

“ Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng: 

Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.” 

 
Câu khuyến cáo kể trên được phát biểu cách nay hơn ba mươi năm. Bây giờ là lúc người Việt chúng ta phải hy sinh để thực hiện cho bằng được, không phải chỉ thay đổi chế độ cọng sản độc tài mà là xóa bỏ toàn bộ hệ thống độc tài toàn trị cọng sản theo như lời nói bộc trực của Bà J. W. E Spies, Bộ trưởng Nội vụ Hòa Lan:
 
“Bà nói rằng người Việt Nam trước tiên phải hy sinh, phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước khi mong đợi người ngoài giúp đỡ.”
 

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 20-12-2013

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta


Ngày 16 tháng 12 năm 2013
Bạn ta,
Tuần qua các blogger ở Việt Nam đã phổ biến trên mạng một số hình ảnh chụp tại một cuộc tụ họp để nói về nhân quyền nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền mà nay, Việt Nam cũng được cho gia nhập vào Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Cuộc tụ tập vừa nói diễn ra tại Hà Nội trong ngày chủ nhật 8 tháng 12. Ngoài ra cũng có biểu tình nhân quyền ở Sài Gòn và Nha Trang. Ở mỗi nơi, con số người tham dự được ước đoán khoảng vài chục người.
Tại cuộc tụ họp diễn ra ở công viên Thống Nhất thuộc Hà Nội, công an đã có những hành động ti tiện không thể tưởng tượng được, như ném mắm tôm vào những người biểu tình, hành hung rất mạnh tay gây thương tích cho một số người.

Nga Mi sơn (峨嵋山) hay núi Nga Mi

Nga Mi sơn - Một trong tứ đại danh sơn Trung Hoa

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.

image
Nga Mi sơn (峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Thông thường được viết là 峨眉山 và đôi khi là 峩嵋山 hay 峩眉山, nhưng cách phát âm không thay đổi.

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.

Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú". Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn chính là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát.
Nga Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.

Hình ảnh cuả Sài Gòn 1967

Đường phố buổi đêm, phố sách cũ, quầy hàng Giáng sinh... là những hình ảnh khó quên về Sài Gòn năm 1967 do một cựu nhân viên Hoa Kỳ thực hiện.

alt
Quảng trường Kennedy trước nhà thờ Đức Bà. Hình ảnh được đăng tải trên tài khoản Flickr của tác giả.

Cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng kêu gọi Thanh Niên, Sinh Viên VN

THƯ GỞI CÁC BẠN THANH NIÊN SINH VIÊN HỌC SINH

Các em thân mến, trong thời gian tôi bịnh, các em đến thăm. Hỏi hoàn cảnh sống từng em, có em sống cực khổ trăm chiều. Đa số các em đều là con em của công nhân nghèo đang sống lầm than trong các căn nhà cho thuê chật chội, nóng bức, thiếu mọi phương tiện sinh hoạt, nhất là các em nữ, có em là con của nông dân ở miền Bắc, miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long, gia đình bị bọn quan chức tước đoạt hết ruộng vườn mà tổ tiên bao đời các em dày công đổ mồ hôi sôi nước mắt, kể cả máu, khai phá thành những mảnh đất ruộng vườn màu mỡ nuôi sống biết bao đời cha ông đến các em khôn lớn thành người như ngày nay. Hỏi hoàn cảnh từng em, có em làm tôi rơi nước mắt, nghẹn ngào thương các em quá. Tôi cũng mất mẹ từ lúc lên ba tuổi (1947) sống ở vùng quê Tiên Phước, Quảng Nam, sau đó là Bồng Sơn, Bình Định. Tôi hiểu một khi gia đình đã tan tác, ly hương, tha phương cầu thực là khổ đau biết chừng nào. Tôi muốn bắt đầu lá thư này bằng mấy câu thơ trong bài “Gởi các bạn sinh viên” của Thiết Sử, người bạn thân, là anh Phan Duy Nhân thời học trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng:

Nỗi căm hờn sôi trong lòng tuổi trẻ
Trong mắt anh, trong tiếng chị kêu gào
Trong vỗ tay cười trước nỗi thương đau
Ta bừng giận sóng xô trời biển dậy
Ta đã khát trăm năm rồi cổ cháy
Thèm kêu la trên nỗi chết không rời
Những anh hùng tuổi trẻ Việt Nam ơi,
Ba mươi triệu con người đang muốn nói…”

Nên ngồi chỗ nào khi đi máy bay?

 


Tạp chí y khoa của Mỹ Chest ngày 07/02/2012 đăng một nghiên cứu cho thấy là trên máy bay, những hành khách ngồi phía cửa sổ trong những chuyến bay dài hơn 6 tiếng đồng hồ có nguy cơ bị tụ máu cục ở hai chân hơn là những hành khách khác. Đây là triệu chứng máu đóng cục trong tĩnh mạch Deep-vein thrombosis (DVT) làm tắc dòng máu chảy (thường là ở cẳng chân), rất nguy hiểm, có thể gây tử vong.
 

Phong trào Con đường Việt Nam

Hòa Ái, phóng viên RFA

2013-12-14In trang này

 
ConduongVN-305.jpg
Phong trào Con đường Việt Nam.
FB PHOTO

Nhân dịp ông Trần Văn Huỳnh đến thăm ban Việt ngữ Đài Á châu Tự do, Hòa Ái mời quí vị cùng gặp gỡ ông với tư cách là một thành viên của Phong trào Con Đường Việt Nam để tìm hiểu thêm về Phong trào này.
Hòa Ái: Dạ xin chào ông Trần Văn Huỳnh.
Trần Văn Huỳnh: Chào cô Hòa Ái và xin chào quí khán thính giả Đài Á Châu Tự Do.

Vì quyền con người

Hòa Ái: Thưa ông, như Hòa Ái được biết là ông Lê Thăng Long được mãn hạn tù sớm và ra tù vào tháng 6 năm 2012 và chỉ trong vòng 1 tuần thì ông ta đã phát động Phong trào Con Đường Việt Nam. Vậy với tư cách là một thành viên của Phong trào Con Đường Việt Nam, ông có thể chia sẻ với khán thính giả của đài về Phong trào này không ạ?

Một phó Thủ tướng VN gốc Hoa khai man lý lịch, buôn lậu ma túy

Kính gửi các Đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội

Tôi là Phạm Hiện, lão thành cách mạng 91 tuổi, 67 tuổi Đảng, năm 1940 từng tham gia rải truyền đơn cách mạng ở khu mỏ Hòn Gai, năm 1943 về Hà Nội tham gia Công hội Đỏ, năm 1945 lên chiến khu vào Giải Phóng Quân và nhập ngũ từ đấy, năm 1977 là Chánh Văn phòng Ban B68 của Trung ương Đảng do đồng chí Trần Xuân Bách phụ trách, công tác ở Campuchia. Do bị mổ nhiều lần, lại tuổi cao sức yếu cần được nghỉ ngơi, nhưng thấy có một việc quá hệ trọng, nguy hại đến Đảng và đất nước nên phải viết bài này gửi các đồng chí và các đồng chí đảng viên để mong cùng được quan tâm.

Nguyễn Khoa Nam đậu thủ khoa tại Đại Học Võ Bị Liên Quân Hoàng Gia Hoàng Gia Úc



Thủ Khoa Nguyễn Khoa Nam - Đại Học Võ Bị Liên Quân Hoàng Gia Hoàng Gia Úc 2013
Ngày 12/12/2013 vừa qua Nguyễn Khoa Nam là một em Việt Nam được sinh ra và lớn lên tại Melbourne, Úc Châu, đã tốt nghiệp Đại Học Võ Bị Liên Quân Hoàng Gia Úc tại Canberra và Học Viện Hàng Hải Hoàng Gia Úc HMAS Creswell với cấp bực Trung úy.

Đừng vô tình tiếp tay cho Nghị quyết 36 của CSVN tại hải ngoại

Người Việt Thầm Lặng

Sau khi tìm mọi cách thoát khỏi nhà tù lớn của CSVN và đến được bến bờ tự do, Người Việt hải ngoại chống cộng rất mạnh mẽ. Rất nhiều tổ chức chống cộng được thành lập, nhiều người đã từng về lại Việt Nam để đấu tranh hoặc lập lực lượng đấu tranh ngay trong nước.
Khí thế đấu tranh của Người Việt hải ngoại ban đầu rất mạnh, nhưng khí thế ấy càng ngày càng yếu đi. Điều này ngược lại với tình hình đấu tranh trong nước: ban đầu yếu nhưng về sau càng ngày càng mạnh. 
Có nhiều nguyên nhân khiến cuộc đấu tranh chống cộng tại hải ngoại không còn khí thế như ban đầu. Có những nguyên nhân nội tại xuất phát từ bản chất của một số người Việt hải ngoại, và có những nguyên nhân ngoại tại như có sự phá hoại từ phía CSVN.

Người Bỏ Lễ Đêm Đông - Trần Văn Lương

Kính gửi đến quý vị con cóc cuối tuần.
Kính chúc quý vị một mùa Giáng Sinh an vui và một năm 2014 hoàn toàn như ý.
 
Dạo:

       Đêm nay Thiên Chúa giáng trần,
Xin thương cứu giúp người dân khốn cùng.
 
 
Cóc cuối tuần:
 
 
 Người Bỏ Lễ Đêm Đông
 
Đêm đất Bắc, gió mài da tím ngắt,
Người giáo dân già mở mắt trân trân.
Đêm nay Con Chúa xuống trần,
Xin thương xót toàn dân đang khốn khổ.
 
Chuông nhà thờ dồn đổ,
Người xoay trở cố ngồi lên.
Thân bệnh hoạn liên miên,
Đã mấy tuần liền không thuốc.
 
Bạn bè quyến thuộc,
Cùng gầy guộc như nhau,
Ngày qua ngày, bữa cháo bữa rau,
Ăn không đủ, lấy đâu mà cứu nạn.
                         x
                   x          x
Xứ đạo lớn, giáo dân nghèo vô hạn,
Chốn phụng thờ lại hào nháng xa hoa.
Mới khánh thành trong ít tháng vừa qua,
Một đền thánh thật nguy nga hùng vĩ.
 
Riêng vật liệu phải tính bằng bạc tỷ,
Trong khi dân ngày sống chỉ ít ngàn.
Nếu chẳng may thân mắc bệnh nguy nàn,
Tiền không có, thuốc thang nào với tới.
 
Ngày đại lễ cắt băng nhà thờ mới,
Cả làng trên xóm dưới đổ về xem.
Nhưng trót mang lấy thân phận nghèo hèn,
Người chẳng dám mon men vào nơi thánh.
 
Co ro ngoài gió lạnh,
Thầm cám cảnh thương mình,
Khi nhìn rừng màu đỏ tím lung linh,
Nổi bật giữa đám cùng đinh rách rưới.
 
Mặt buồn rười rượi,
Lòng hỏi thầm: - Chúa hỡi vì đâu,
Cùng đều là xóm đạo như nhau,
Chỗ may mắn, chỗ sầu đau vất vả?
 
Kìa Thái Hà, con chiên tơi tả,
Nọ Đồng Chiêm, Thánh Giá vỡ tan,
Nghĩa địa Cồn Dầu, một bãi đất hoang,
Đức Mẹ Đồng Đinh, mình mang thương tích.
 
Tôn giáo bị giặc xem như thù địch,
Chúng ngang nhiên chiếm đất tịch thu nhà.
Nhưng sao riêng đền thánh xứ đạo ta,
Được lộng lẫy mấy ai mà sánh kịp?
 
Phải chăng đó chỉ là trò lừa bịp
Của bạo quyền để được dịp gào to,
Rằng dân mình đang sung túc ấm no,
Rằng nước Việt có tự do tôn giáo!
                         x
                   x          x
Lòng son sắt vững tin vào phép đạo,
Người giáo dân già lảo đảo đứng lên,
Thầm dặn lòng dù bệnh hoạn còn nguyên,
Quyết không bỏ lễ trong đêm cực thánh.
 
Gió từng cơn buốt lạnh,
Xuyên qua manh áo cánh vá sai màu,
Người cố nén cơn đau,
Chân khập khiễng lần sâu vào bóng tối.
 
Tiếng đàn ca dẫn lối,
Từng bước nhọc nhằn, nhức nhối toàn thân.
Nhà thờ xa, lết mãi cũng đến gần,
Người thở dốc, dừng chân nhìn ngoảnh lại.
 
Chợt mừng như điên dại,
Khi từ xa thấy những mái nhà tranh
Của xóm nghèo đang rực rỡ long lanh,
Dưới tia sáng từ trời xanh chiếu rọi.
 
Giơ tay làm dấu vội,
Quỳ gối xuống nhìn trời,
Đôi mắt thau như cất tiếng reo cười:
- Chúa đã xuống chính ngay nơi nghèo khổ!
 
Rồi quay ngắm ngôi giáo đường đồ sộ,
Muôn sắc màu sặc sỡ rộn tung bay,
Buồn thở dài: - Chúa nào có ở đây!
Con kiệt sức, đêm nay đành bỏ lễ.
                         x
                   x          x
Đêm quá nửa, vài giáo dân đến trễ,
Đứng chôn chân, mắt ứa lệ sững sờ,
Khi nhìn ra, trước tam cấp nhà thờ,
Một cái xác cứng đờ nằm úp mặt.
                 
Trần Văn Lương
Cali, mùa Giáng Sinh 2013