Thursday 23 January 2014

MELBOURNE ÚC TƯỞNG NIỆM 5 CHIẾN SỸ PHỤC QUỐC QUÂN

Chủ nhật 19-1-2014 vừa qua mình có tham dự lễ tưởng niệm các anh Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vĩnh Sanh, Hồ Thái Bạch do Hội Cựu Sinh Viên tổ chức. Buổi Lễ có cử hành nghi thức Tôn giáo của Đạo Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo.
Để các bạn biết thêm mình gởi các bạn bài DIỄN TIẾN VỤ ÁN và hình Ông Huỳnh Vĩnh Sanh vừa hô "Việt Nam Cộng Hòa muôn năm" liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay lại ! Sau này Linh mục Nguyễn Văn Lý cũng bị Y như vậy.

DIỄN TIẾN VỤ ÁN
Ngày 14 tháng 12 năm 1984, 21 kháng chiến quân thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam đã bị "Tòa Án Nhân Dân Tối Cao" của chế độ cộng sản Hà Nội đem ra xử.


Phỏng vấn nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về cuốn sách mới: ``Chết Ngoài Kế Hoặch``


Đỗ Thuấn phỏng vấn nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về cuốn sách mới: Chết Ngoài Kế Hoạch

NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH: Mùa xuân của những người lính VNCH


Hễ mỗi độ Xuân về là mọi người đều muốn sum họp với cha mẹ, gia đình con cái và bạn bè quyến thuộc nói chung để cùng vui Tết, cho dù suốt năm phải xa gia đình vì sinh kế. Tuy nhiên vẫn có những người gánh chịu nhiều thiệt thòi, phải dầm sương, ngủ ở ven rừng, bờ suối để trấn thủ biên thùy. Họ chỉ hưởng được chút hương vị Tết qua những món quà do thân nhân gởi đến, thiếu hẳn cái không khí Tết giống như ở hậu phương, thiếu hẳn tiếng trống tiếng kèn rộn ràng, không có những màn múa Lân ngoạn mục v.v.

Chiến Tranh Thử Thách và Cơ Hội Để Lấy Lại Hòang Sa - Nguyễn Quang Duy

Ngày 19-1-1974, lợi dụng Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam, Trung cộng cho tàu chiến tấn công và đổ bộ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, càng ngày họ càng trở nên hiếu chiến, từng bước lấn chiếm các nơi khác và đơn phương xem Biển Đông là ao nhà. Thái độ hiếu chiến đang dẫn đến chiến tranh.

Nhân 40 năm tưởng niệm các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa anh dũng chống trả quân Tàu. Bài viết này bình luận chiến tranh là thử thách và cơ hội để chúng ta lấy lại Hòang Sa và có được tự do.

Tết Nguyên Đán ....có từ đâu?

Tết Nguyên Đán là của người Việt 

Sắp đến Tết Ta là Viễn Xứ cảm thấy buồn buồn, tủi tủi vì nghe nhiều người nói là New Year of China!!! (người ngoại quốc không biết đã đành nhưng nhiều người Việt cũng nói như vậy....thật là buồn)
Thật ra Tết Nguyên Đán là Tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta....

Tết:do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.

Nguyên:bắt đầu.

Đán:buổi sáng sớm.

Vậy Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.

Một câu hỏi đôi khi được đặt ra: Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào hoặc một tháng nào đó trong năm mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng Giêng âm lịch. Người Trung Hoa sau này cũng trọn cùng ngày này làm ngày Tết của họ. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Hoa - Việt vốn đã có hàng nghìn năm trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán.

Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.

Dựa vào lịch sử Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng âm lịch như hiện nay mà thật ra thời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương người ta đổi lại tháng Sửu tức tháng Chạp. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn tháng Tý, tức tháng Một. Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành, giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người.

Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày Tết vào tháng Dần. Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng Hợi tức tháng Mười. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, tức tháng Giêng để mừng Tết.

Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung hoa là hoàn toàn không chấp nhận được.

Tiền nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán, vì thời gian này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát mẻ, dịu dàng, cây cối đâm chồi nẩy lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.

 

Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lấm tay bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội họp, liên hoan, ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời!

Đánh cho Tàu, đánh cho Nga và… đánh cho Tổ Quốc Việt Nam!

Hoàng Thanh Trúc (Chinhluan) Những ngày tháng cuối năm, theo phong tục tập quán Việt Nam, trong mọi người chúng ta, vì đạo lý tri ân (nhớ ơn) hay dành một phần tâm linh hướng về người thân đã khuất và cho những người vị quốc vong thân.
Mới đây, chắc củng trong chiều hướng ấy, hướng về người vị quốc vong thân nên ngày 18 tháng 1 năm 1974 ông CT/Nước Trương Tấn Sang đã đến xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành một cái đền thờ xây dựng trị giá tới 5 tỷ đồng cho một nhân vật quá cố có tên Lê Duẩn cựu TBT/đảng CSVN (*) mà nói theo người xưa “trâu chết để da, người ta chết để tiếng” ông ta đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tiếng nói bất hủ của ông là: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô” Từ câu nói như quân lệnh chỉ đường ấy mà hàng triệu thanh niên hai miền Nam Bắc Việt Nam đã nằm xuống, một nửa chết vì chống lại và một nữa chết vì muốn nhuộm đỏ miền Nam theo lệnh của đảng CSVN và quốc tế CS, Liên xô và Trung Quốc.

Cô Ngọc Ân, phóng viên đài truyền hình Hồn Việt TV phỏng vấn TX2 Bùi Ngọc Nở


Cô Ngọc Ân, phóng viên đài truyền hình Hồn Việt TV phỏng vấn TX2 Bùi Ngọc Nở nhân dịp kỷ niệm 40 Năm Ngày Hoàng Sa 19/1/1974 - 19/1/2014 trước tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ.

Ngô Nhân Dụng - Vươn lên từ Hoàng Sa, đòi quyền sống làm người

Trên mạng Bauxite Việt Nam có hai bài tường thuật những hoạt động tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa 74. Sinh hoạt ở Sài Gòn cũng là một thánh lễ, do Linh Mục Nguyễn Trọng Viễn cử hành tại Câu Lạc Bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình, cho nên không khí trang nghiêm và tương đối bình an.



Có những bài diễn văn tưởng niệm và tri ân 74 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam bỏ mình vì nước, và xác nhận chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Linh Mục Lê Quốc Thăng, là con của một sĩ quan Hải Quân (tàu HQ 5) và cháu của hai sĩ quan tham gia chiến đấu trên HQ 10 trong trận chiến bi hùng năm 1974, đã kết thúc phần giảng lễ với lời nguyện: “Hòa bình không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý, được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân từ và tình yêu thương của con người.”

Vietnam's Navy Day - Ngày Hải Quân/QLVNCH năm 1973


From the archives of the San Diego Air and Space Museumhttp://www.sandiegoairandspace.org/re...
Video clip về NGÀY HẢI QUÂN / QUÂN LỰC VIỆT NAM CỌNG HÒA. Video này do Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện nhân dịp Lề Húy Nhật Thánh Tổ của HQ/QLVNCH : HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN.

212 bản nhạc Mỹ - Pháp - Latino thập niên 1960 - 1970

 
altalt
 
212 bản nhạc Mỹ - Pháp - Latino thập niên 1960 - 1970
mà các bạn hằng ưa thích thuở  Thanh  xuân
                                                                                                                      nbh27 sưu tầm
- Xin click vào tên bản nhạc chọn lựa để nghe.
- Muốn nghe liên tục (jukebox), xin click vào
ô trống bên trái chữ Reproduzir todas.

alt

Hình Ảnh Việt Nam 120 năm trước

Bộ ảnh độc về Việt Nam 120 năm trước

Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896.
20 năm sau, một trạm tàu điện đã được xây dựng tại khu vực này.
Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 trông khá thô sơ.
Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy do quá tải và được dựng lại.

Những nhạc sĩ gốc Huế

Đa số người Việt Nam biết Huế không chỉ vì Huế có nhiều cảnh đẹp, có nhiều di tích lịch sử như đền đài, lăng tẩm, thành quách cổ kính mà còn vì những bài thơ trữ tình của các thi nhân nổi tiếng, những câu hò êm ái đượm tình quê hương và nhất là những bản tân nhạc ca tụng xứ Huế thơ mộng đã được phổ biến đến khắp mọi miền trên đất nước.
Có những người chưa bao giờ đặt chân đến Huế nhưng qua các bài hát lại thuộc lòng tên những danh lam thắng cảnh của đất cố đô như sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ, đài Nam Giao, thôn Vĩ Dạ, v.v… Huế là cái nôi văn hóa của miền Trung, là nguồn cảm hứng của các văn nhân, nghệ sĩ, là nơi dừng chân của các tao nhân mặc khách . Người ta biết đến Huế nhiều nhưng ít ai biết đất cố đô đã sản sinh ra bao nhiêu nhạc sĩ sáng tác tài hoa . Khi người Pháp đặt chân lên đất nước VN họ mang theo vào cả nền âm nhạc Tây phương và đem truyền bá trong dân chúng . Những nhạc sĩ  của đất Thần Kinh cũng dần dần làm quen với ký âm pháp phương Tây và từ đó các nhạc sĩ sang tác tân nhạc đầu tiên ra đời.
 
NHẠC SĨ  NGUYỄN VĂN THƯƠNG


Người nhạc sĩ tiền phong của nền tân nhạc VN ở cố đô Huế là nhạc sĩ  Nguyễn Văn Thương. Ông sinh ngày  22 - 05 – 1919  và mất ngày  06 – 12 – 2002  tại Saigon, hưởng thọ  84 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình yêu thích âm nhạc. Năm lên  9 tuổi, ông bắt đầu học đàn nguyệt sau đó qua sách vở của người Pháp ông tự học ký âm pháp. Năm 1936, ông tốt nghiệp bậc trung, học tại trường Khải Định Huế và cũng năm này, ông sáng tác bản nhạc đầu tay “Tiếng sông Hương” là bài tân nhạc đầu tiên của xứ Huế. Lúc ấy ông mới 17 tuổi nhưng tên của ông đã bắt đầu đi vào làng âm nhạc VN. Năm 1939  ông lại cho ra đời bản “Đêm đông” là một kiệt tác của tân nhạc VN thời bấy giờ. Bài hát với nét nhạc trữ tình êm ái tiềm ẩn một nỗi buồn man mác, lời ca trau chuốt, mượt mà, đã đi vào lòng người VN qua bao thế hệ. Nữ ca sĩ Bạch Yến là người hát bài “Đêm đông” hay nhất. Bài ca này, lúc đầu được viết theo thể điệu Tango, nhưng khi Bạch Yến trình diễn thì chuyển qua Slow Rock nghe hay hơn. Trong thập niên  60,  cô cũng đã trình bày nhạc phẩm này trong sô Ed Sullivan của Mỹ. Năm 1942 nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sang tác thêm ca khúc “Bướm hoa” cũng được nhiều người ưa thích nhưng không bằng  “Đêm đông”.
 

Thơ Chúc Tết của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, Ủy Ban Nhân Quyền và Sắc Tộc của Thượng Nghị Viện Canada

Vietnam tnsngothanhhai

Kính Gởi Đồng Bào Trong Nước
Kính thưa bà con, cô bác, anh chị em,
Nhân dịp Tết Nguyên Đán năm Giáp Ngọ 2014, đại diện cho Ủy Ban Nhân Quyền và Sắc Tộc của Thượng Nghị Viện Canada, và cộng đồng người Việt mà tôi đại diện,  tôi xin thân ái gởi đến toàn thể đồng bào một năm mới an khang, hạnh phúc và may mắn.
Dù cầu mong cho đồng bào được an khang, nhưng tôi vẫn biết an khang thế nào được khi người tu hành không được quyền tự do tín ngưỡng.  Tín đồ các tôn giáo vẫn liên tục bị áp chế, tài sản của các tôn giáo vẫn bị nhà cầm quyền Việt Nam chiếm đoạt, tín đồ  bị ngăn cản, đánh đập  khi tổ chức, tham dự đản sanh các Đấng Giáo Chủ của họ.

Lễ tưởng niệm 74 tử sĩ Hoàng Sa tại Toronto Canada



Lễ tưởng niệm 74 tử sĩ của Hải Quân VNCH hy sinh tại trận hải chiến với Hải Quân Trung Cộng từ ngày
17-1 đến 19-1-1974 tại quần đảo Hoàng Sa. (Tập 1)


Lễ tưởng niệm 74 tử sĩ của Hải Quân VNCH hy sinh tại trận hải chiến với Hải Quân Trung Cộng từ ngày
17-1 đến 19-1-1974 tại quần đảo Hoàng Sa. (Tập 2)

Lễ Chào Cờ Đầu Năm 2014 tại Chùa Pháp Vân - Mississauga Ontario Canada

VĂN TẾ 74 TỬ SĨ TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA - Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

 
Hỡi ơi!
 
Nhẹ tựa lông hồng,
Nặng tày non Thái.
Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng,
Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.
Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương,
Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.
 
Mới hay,
 
Giòng giống Việt luôn còn nòi nghĩa dũng, thịt tan xương nát sá chi,
Trời đất Nam đâu thiếu bậc anh hùng, máu đổ thây rơi nào ngại.
Kính các anh vị quốc thân vong
Bày một lễ thâm tình cung bái.

Bá Ngọ Tướng Công An - Trần Văn Giang


 
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.

Trước thềm năm mới con ngựa (Giáp Ngọ 2014) không có gì gọi là quá đáng khi phải dùng vài tiếng Đan Mạch để trân trọng gọi đến các ông tướng của bộ công an của cộng sản Việt Nam, đại khái như:

“Bá Ngọ Tướng Công An.”

Như một định luật bất di bất dịch, trong suốt 96 năm qua - từ cách mạng tháng 10 năm 1917 ở Liên Xô - đảng cộng sản muốn tồn tại thì không thể thiếu lực lượng công an, mật vụ.  Cộng sản và công an là hai tổ chức có sự tương quan, hổ trợ rất cần thiết.  Nói theo văn chương bình dân, nôm na là: Cộng sản phải đi cặp với công an y như (thịt) chó và mắm tôm -  một đàng thì măng-giê “ca-ca”; một đàng thì xông mùi khắm thầy chạy - Thịt chó cần có mắm tôm và ngược lại…

Trung Quốc đầu độc cả thế giới



Sau khi đọc bài Chết dưới tay Trung Quốc Chương II trên BVN (http://www.boxitvn.net/bai/42705  ), TS Tô Văn Trường (Việt Nam) và GS Nguyễn Đức Tường (Canada) đã gửi đến chúng tôi những thông tin và bài viết dưới đây mà các ông đọc được từ e-mail bạn bè hoặc báo chí tiếng Việt tại Hoa Kỳ. Tất cả đều bắt nguồn từ cuốn Chết dưới tay Trung Quốc nhưng trích dịch các chương mục khác nhau. Chúng tôi cố gắng chú thêm tiếng Hán đối với các tên người Hoa hoặc người Mỹ gốc Hoa cũng như địa danh Trung Hoa, biên tập sơ lược, và xin chuyển đến bạn đọc để cùng tham khảo, nhằm nhận thức rõ và sâu hơn nguy cơ khủng khiếp của việc cộng sản Trung Hoa, tên đao phủ tiềm ẩn nguy hiểm số một của loài người, kể từ khi được Hoa Kỳ nâng đỡ (1972) (thông qua những lời ỏn thót ngu dốt của viên Ngoại trưởng láu cá và đại thực dụng Hoa Kỳ thuở ấy với Tổng thống của y – Kissinger), đã như con sói sổ cũi, mọc lông mọc cánh, và ngày nay đang vừa công khai vừa ngấm ngầm giơ nanh múa vuốt với toàn thế giới, lại âm thầm dùng mọi phương kế đầu độc giết lần giết mòn cả nhân loại, trong khi Hoa Kỳ vì lý do quan hệ giao thương vẫn chưa có biện pháp đối phó quyết liệt.
Bauxite Việt Nam

Biểu tình Hamburg với hai lá cờ - Trần Văn Tích

Ngày thứ bảy 18.01 vừa qua tại Hamburg, thành phố hải cảng ở Bắc Đức, đã có một cuộc biểu tình với hai lá cờ : quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ và cờ Việt cộng. Công luận quốc ngoại đã có một vài phản ứng lẻ tẻ.

Sinh sống tại Đức xem như từ đúng ba mươi năm nay – gia đình tôi đến Đức ngày 24.01.1984 –, tôi xin trình bày suy nghĩ cá nhân như sau.
Hiện nay tại nước Đức có hai thành phần người Việt: người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản và người Việt được mệnh danh là người Việt Đông Âu. Nhóm thứ hai này gồm chủ yếu những người Việt nguyên là “thợ khách” sang Đông Đức cũ trong khuôn khổ xuất cảng lao động của Việt cộng.

Biểu tình ngày thứ bảy 18.01 tại Hamburg do nhóm thứ hai, nhóm người Việt Đông Âu, tổ chức. Người Việt quốc gia tỵ nạn cộng sản chân chính tuyệt đối và triệt để không dính dáng gì đến hình thức biểu tình dưới bóng cờ Việt cộng.
 Đương nhiên như vậy.
Đồng thời tôi cũng nhận định là chẳng nên đếm xỉa đến hình thức sinh hoạt này vì chỉ mất thì giờ và công sức. 

Còn nếu cứ tiếp tục viết và nói đến nó thì là vô hình trung tiếp tay quảng bá, tuyên truyền cho nó.

23.01.2014

Lời phàn nàn của Đá

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Lời phàn nàn này được đăng mà không gửi đến các đồng chí quan to, quan nhỏ, quan áo quần cứt ngựa, quan cắt đá, quan sâu, quan x, quan y, quan z... Cũng không kính, không thưa, không độc lập tự do hạnh phúc được trang trọng nghiêng qua nghiêng lại, gạch đít tới gạch đít lui... Vì tố cũng thừa, cáo cũng dư, khiếu cũng huề, và kiện cũng bằng không. Đây là lời phàn nàn của Đá, công dân hạng bét bị các quan đem thân này xẻ năm xẻ bảy, cát bụi mù trời để mong làm sương mờ khói phủ lòng yêu nước của dân Việt tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội vào ngày 19 tháng 01 năm hai nghìn mười bốn.

Trước hết với quan cắt Đá

Sở dĩ gọi đồng chí là quan vì ở đất nước này thằng nào đi làm... cắt mạng và có quyền cắt mạng thiên hạ đều xứng đáng được-bị gọi là quan. Ngày xưa có gã thiến lợn, bỏ lợn đi thiến người, sau này lên làm chúa đảng của đảng thiến-thiên-hạ, có gã y tá rừng chích muỗi bây giờ lên làm chúa-tổ-sâu và mang bằng tiến sỹ danh dự xin được của nước ngoài... thì tại sao không - sau này sẽ có tiến-sỹ-tổng-bí-thư-cắt-đá tượng đài Lý Thái Tổ!? Thiên đường XHCN đi hoài không thấy chứ đi từ dòng thác cắt mạng thiến lợn, chích mông, cắt đá để trở thành lãnh tụ vẫn có thể xảy ra trên đất nước lắm người nhiều ma này.

RFI THỤY MY: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: Kinh tế Việt Nam kiệt quệ Tết Giáp Ngọ

Kho cá chuẩn bị bán trong dịp Tết Giáp Ngọ 2014 tại làng Đại Hoàng, ngoại thành Hà Nội. Ảnh chụp ngày 06/01/2014.

Chỉ còn không đầy hai tuần nữa là đến dịp Tết nguyên đán, nhưng theo những tin tức từ Việt Nam, thì không khí những ngày cận Tết không hề háo hức như những năm trước đây. Nhân dịp này RFI Việt ngữ đã trao đổi về tình hình kinh tế với Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

RFI : Thân chào Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Thưa anh, theo như báo chí trong nước, thì không khí đón Tết Giáp Ngọ 2014 có vẻ u ám hơn những năm trước, thậm chí còn có việc đến mười mấy tỉnh phải xin chính quyền trung ương cấp gạo để cứu đói ?

Bấm vào đây để nghe bài phỏng vấn:

CỜ VÀNG VÀ CỜ ĐỎ “SÁNH VAI” TẠI HẢI NGOẠI MỘT ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA VIỆT-CỘNG - Ngô Xuân Tâm

Cộng đồng người Việt tại hải ngoại được hình thành bởi hàng triêu người đã liều chết vượt thoát khỏi chế độ cộng sản đi tìm tự do sau ngày việt-cộng cưỡng chiếm miền Nam (30-4-1975), áp đặt một chế độ tàn ác, phi nhân, phi nghĩa lên cả nước. Biểu tượng của chế độ này là lá cờ Máu, Cờ Đỏ Sao Vàng của chúng. Trong cuộc vượt thoát vĩ đại chưa từng thấy của người Việt trốn chạy cộng sản, đã khiến hơn nửa triêu người vùi thây nơi biển cả, gục chết trong rừng sâu và biết bao thảm cảnh cha mất con, vợ xa chồng, gia đình chia ly, tan nát, tù đầy … là thái độ và hành vi chính trị; là bầy tỏ lập trường chính trị rõ rệt không chấp nhân chế độ và lá cờ Máu của VC.