Thursday 10 April 2014

CHỜ MONG TỜ ĐIỆN TÍN - Nguyễn Thị Thanh Dương

Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do? để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển.

Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi…

Tôi nhớ mãi một  câu chuyện vượt biên dù đã  mấy chục năm qua rồi.

Khoảng năm 1983 nhà tôi quay trở lại bán cà phê và nước ngọt, lúc này công nhân viên của nhà máy Z751 ( tức “Lục quân công xưởng” trước 1975) không đông đảo như nhân viên và lính tráng  trước kia, nhưng khách hàng vẫn khá đông là bà con lối xóm.

"Saigon Fall"

"Saigon Fall"  chỉ có 3 âm ngắn ngủi cộc lốc, nhưng  đã chứa đựng bao nhiêu là Máu và nước mắt của người miền Nam, thấm đẫm  từ Bến Hải đến Cà mâu !  Biết bao cảnh  đời oan nghiệt, những cái chết sấp mặt, tối đen  của Dân Quân Cán Chính VNCH, những chia lìa đứt đọan  trên những con đường "di tản chiến thuật"....... Ôi oan khiên một đời, nợ này ai trả ai vay ???

Mời qúi vị nhìn lại những cảnh đời trong cơn biến lọan 30 tháng 4 -1975 , để ngậm ngùi ........ xin bấm vào đây:
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157621997665628/show/

Oan uổng cho sức khỏe ! nếu cứ nghe theo lời đồn

image
 
Từ quan điểm “mát gan”, nhiều người đang dùng một số loại nước có pha dược thảo như nước uống suốt ngày. Việc sử dụng như thế là không đúng cách nên chẳng những đã không mát gan mà có khi còn hại gan một cách oan uổng. Dưới đây là hai thí dụ cụ thể:

HÃY THỨC DẬY, HỠI VIỆT NAM...THỨC DẬY !!!

Ngô Minh Hằng

(Thân mến gởi những người con của Mẹ Việt Nam - mọi lứa tuổi, mọi thành phần - những người có tâm cao, chí cả, không ngại ngần gian khó, sẵn sàng đứng lên đáp lời sông núi với tất cả lòng yêu nước chân thành.)


Hãy thức dậy hỡi trai hùng gái đảm
Dậy mà xem hoa nở trắng hoàn cầu
Xem bạo chúa cùng ngai vàng vụn nát
Khi toàn dân đoàn kết đứng cùng nhau

Dậy mà xem cuộc hoa lài, cách mạng
Ðã bắt đầu từ một mẹt hàng rong
Từ những người dân tay không súng đạn
Từ một quốc gia quyết chí, chung lòng

Họ đã đứng lên phá tan xiềng ngục
Ðập vỡ độc tài, hung ác, bất lương
Lấy lại tự do, diệt trừ tàn độc
Cho hoa lài rực rỡ sắc quê hương

Cánh hoa ấy đã thơm lừng thế giới
Hình ảnh quật cường, bất khuất vang xa
Hỡi Việt Nam! sao còn chờ, còn đợi ...
Thức dậy đi nào, dũng cảm xông pha !

Hãy thức dậy!... Hỡi Việt Nam ...Thức dậy !!!
Thức dậy mà đòi Quan - Giốc - Hoàng Sa ...
Vận mệnh quê hương trong tay ta đấy
Gióng trống Diên Hồng, nối bước ông cha

Hãy thức dậy, đừng ươn hèn, khiếp nhược
Ông cha ta muôn trước đã kiêu hùng
Gọi nhau nhé, góp tay vào đại cuộc
Ðứng lên nào ...ta phá nát cùm gông !!!

Ðây là lúc, là giờ ta hành động
Ðừng để qua đi cơ hội ngàn vàng
Hãy thức dậy mà dệt tròn giấc mộng
Hỡi những người con của Mẹ Việt Nam !!!

Ngô Minh Hằng

ĐÀ LẠT, VÀNG PHAI KỶ NIỆM - kim thanh nguyễn kim quý

     Đầu năm 1975, tôi đổi về trường Đại Học CTCT Đà Lạt, sau thời gian dài lặn lội hành quân gian khổ theo các đon vị Bộ Binh Vùng 2 Chiến Thuật. Và từ tháng 4 năm ấy, tôi được Nguyễn Hồng Giáp, người bạn học cũ từ thời Nha Trang, đang là Phó Khoa trưởng Văn Khoa Viện Đại Học mời đến dạy Pháp văn như một giáo sư thỉnh giảng (visiting professor). Trái với dự đoán của tôi, Đại tá Chỉ huy trưởng Nguyễn Quốc Quỳnh vui vẻ cho phép ngay, theo chủ trương “giao lưu văn hóa”, trao đổi giáo sư giữa hai trường, nghĩa là ông cũng mời các giáo sư VĐH qua dạy tại trường ĐH/CTCT, như Trần Long, khoa trưởng Chính Trị Kinh Doanh, Hoàng Cơ Long, Nguyễn Hồng Giáp, và  Phương Thu, hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân.
 

Không gì "quí" bằng "phạt tù" rồi "tống đi biệt xứ"

Lạt mềm buộc được thì thôi
Lạt đứt tống khứ cho rồi khỏi vương

Mong rằng ông Vũ đã trả bớt nghiệp chướng chế độ. Sau kinh nghiệp "hậu thực dân Pháp" mà ông đã được biết tại Pháp, nay là "hậu đế quốc Mỹ" mà ông sẽ được hưởng tại Mỹ, như một "ân sủng cách mạng giải phóng" mà ông vừa lìa bỏ.

Chắc ông Vũ có mang theo bức tranh ông ta vẽ "đại tướng Võ Alexander", may ra đem bán đấu giá, những người ái mộ "những cuộc chiến tranh thần thánh" có thể sẽ đáp ứng như không.

Ít nhất là có hai fan tướng Giáp là ông Vũ Thư Hiên và Bùi Tín có thể tìm cách gặp lại ông.


Tôi Rất Tự Hào Khi Được Sống Ở Mỹ

Gần đây tôi có đọc được một vài bài viết nói về cuộc sống của người Việt trên đất nước Mỹ khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, con người cũng đều phải đi làm để lo cho cuộc sống của mình. Những người lười biếng, thì cuc đời của h sẽ dậm chân tại chỗ
Giu và nghèo thì không có nước nào mà không có hai tng lp này, bi vì chng nơi nào ch có toàn người giu và chng nơi nào ch có toàn người nghèo c.
Tôi đã theo cha m qua M khi lên 10 tui và bây gi ch còn hai năm na thì tôi được 30. Như vy có nghĩa là tôi đã sng  M mt thi gian khá dài. Phi nói rng trong lòng tôi luôn cám ơn đt nước M đã cho tôi cơ hi đến trường mà không phi lo sợ không có tin đđóng cho h, cám ơn M đã cho tôi cơ hi để cm mnh bng k sư trong tay, và cám ơn Mỹ đã cho tôi cơ hi kiếm được mt công vic làm khá tt.

Before it Erupts: The Majesty of Mount Fuji!

Researchers think that Mount Fuji will erupt once more before 2015. Being as the giant volcano is one of the most stunning places on earth, we should enjoy its beauty as long as we can. The famous mountain can be found on Honshu island, but its height of 3,776 meters (12,389 feet), the gargantuan volcano can be seen from many a beautiful place in Japan.
 
mount fuji photos
This is a perfect shot of the mountain as seen from a gorgeous field of green tea.

Tháng Tư ngồi nhớ một ngày. Thơ Trạch Gầm, nhạc & hát Nguyễn Hữu Tân

 
Xin bấm vào đây:

Những gì cản trở tiềm lực Việt Nam? - Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA

000_Hkg9227512-305.jpg
Ảnh minh họa chụp một con đường ven sông Sài Gòn.
AFP


Báo cáo về tình hình kinh tế Đông Á Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới vừa công bố hôm Thứ Hai mùng bảy tại Singapore có một số lượng định rất đáng chú ý về những trở ngại khiến kinh tế Việt Nam chưa đạt hết tiềm lực của mình. Những trở ngại ấy là gì, Vũ Hoàng nêu câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong tiết mục chuyên đề hàng tuần như sau:

Những bất trắc toàn cầu

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, Ngân hàng Thế giới vừa công bố một báo cáo định kỳ về tình hình kinh tế của các nước thuộc khu vực Đông Á Thái Bình Dương, trong đó có phần lượng định về những thành tựu và nhiều mặt tiêu cực của kinh tế Việt Nam. Chúng tôi xin đề nghị ông lược duyệt cho tài liệu này và nhấn mạnh đến những khuyến cáo dành cho Việt Nam. Trước tiên thưa ông nội dung tổng quát của báo cáo đó là gì?

Board of Supervisors Ủng Hộ Dự Luật về Nhân Quyền HR-4254

Sáng hôm Thứ Ba ngày 8 tháng Tư năm 2014, chúng tôi tập trung bên trong khu parking trước San Ana city building # 10 vào lúc 9 giờ để chờ vào nghe buổi hearing về dự luật nhân quyền cho VN HR-4254 tại phòng họp của Hội Đồng Giám Sát Viên (Board of Supervisors: BOS) của Quân Cam, Nam California. Vì một số anh chị em còn phải đi làm cho nên chỉ còn năm người vào phòng họp và bốn sẽ lên bục để nói cảm tưởng.

Sau phần nghi thức Tuyên Thệ với tổ quốc là bước ngay vào nghị trình với trên 40 tiết mục mà HR-4254 nằm ở số 35. Trên bàn chủ tọa gồm 5 supervisors đại diện cho 5 quận là GSV Janet Nguyễn (First District), GSV John M.W. Moorlach (Second District), GSV Todd Spitszr (Third District), Shawn Nelson (Fourth District và là chairman), và GSV Patricia C. Bates (Fifth District).

Sau nửa tiếng lược qua về các đề mục, đến đề mục thứ 35, bốn người trong chúng tôi được mời lên (có ghi danh trước) để nói cảm tưởng gồm có các ông Lê Khắc Lý, Phan Thanh Châu, Nguyễn Văn Hòa và chúng tôi. Các speakers đều trình bầy về những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền tại VN dưới chế độ cộng sản và việc bắt giam trái phép người biểu tình ôn hòa và ngược đãi tra tấn họ trong trại giam - để mong các vị GSV ủng hộ cho dự luật này.

GSV Janet Nguyễn trình bầy về gia đình của cô, bố mẹ là thuyền nhân đã phải bỏ xứ ra đi trên những chiếc thuyền mong manh đi tìm tự do cho nên cô không chấp nhận chế độ cộng sản vi phạm nhân quyền tại VN. Đó là động lực để cô đưa ra dự luật HR-4254 này (được dân biểu Ed Royce bảo trợ). Khi thành luật, HR-4254 sẽ ngăn cấm (sanction) các cán bộ cộng sản gây tội ác trong nước không được qua Hoa Kỳ, con cái họ không được qua du học và họ không được chuyển tiền qua các ngân hàng bên này. Bà Patria C. Bates nói bà không có gì phản đối, nhưng hai ông John Moorlach và Todd Spitzer lên tiếng không tán thành. Theo một số cử tọa thì ông Moorlach có tiếng là người hay kỳ thị về sắc tộc. Trong khi đó ông Spitzer quan niệm rằng các đề mục mà GSV Janet nêu ra có tính cách cá nhân và Hội Đồng các GSV đã có quá nhiều vấn đề cần phải lưu tâm rồi.

Như vậy dự luật HR-4254 đang đứng trước nguy cơ có thể bị xếp qua một bên, và nếu tiếp tục thì với hai thuận và hai chống.

Một sự việc bất ngờ xẩy ra khi đến lượt ông Shawn Nelson người vừa là supervisor vừa là chairman thì ông Nelson lên tiếng hết sức ca ngợi ông Ed Royce là một đại diện dân cử dấn thân tranh đấu cho nhân quyền và ông và ông Ed Royce đã biết nhau từ trước.

Kết quả là 4 phiếu thuận và chỉ có 1 phiếu chống của ông John M. W. Moorlach. Như vậy dự luật HR-4254 đã được Hội Đồng Các Giám Sát Viên của Quận Cam (BOS) ủng hộ. Đây là bước thành công đầu tiên của dự luật HR-4254 ngay tại địa phương. Hy vọng Quận Cam sẽ là một lò xo có sức bật đưa dự luật nay đến khắp 50 tiểu bang HK.

Chúng ta có thể kỳ vọng dự luật HR-4254 sẽ được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua nếu chúng ta có được một số lượng chữ ký đông đảo ủng hộ của cộng đồng người Việt chúng ta trên toàn nước Mỹ. Với số lượng trên vài chục ngàn chữ ký ủng hộ, ông Ed Royce sẽ dễ thuyết phục các đồng viện của ông để giúp cho dự luật này trở thành đạo luật.

Phạm Gia Đại

Vương Mộng Long – Sao Hôm Sao Mai

“Gần hai trăm chiến sĩ bị thương nặng, nhẹ đã từ chối tản thương, họ đã đâu lưng cùng nhau bám đất, chờ tiếp tế đạn để phản công. Rồi hai ngày sau, với sự hỗ trợ của một tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn 82/BĐQ trừ (-) đã trở lại trận địa để đánh một cú hồi mã cực kỳ dũng mãnh…. vì thế, chỉ sau hai đêm, lực lượng Cộng-Sản bám trụ đã bị đánh bật ra khỏi vị trí cố thủ…”
Giữa tháng Tư 1974, một trận đánh vô cùng ác liệt và đẫm máu đã xảy ra bên dòng suối Mé (Ia Mé), cách Pleiku 30 cây số về hướng tây nam. Trong hai ngày 14&15 tháng Tư 1974, Tiểu đoàn 82/BĐQ/QLVNCH bị hai Trung đoàn 48/SĐ320 & 64/SĐ320/CSBV xa luân chiến, tấn công bằng chiến thuật biển người. Sau những cơn mưa pháo là những đợt xung phong. Cuối cùng, địch đã dùng tới thủ pháo chứa hơi ngạt để dứt điểm. Trưa 15 tháng Tư 1974 Cộng Quân tràn ngập căn cứ hỏa lực 711. Dù bị đánh văng ra khỏi căn cứ, Tiểu đoàn 82/BĐQ vẫn không bỏ chạy khỏi vùng. Gần hai trăm chiến sĩ bị thương nặng, nhẹ đã từ chối tản thương, họ đã đâu lưng cùng nhau bám đất, chờ tiếp tế đạn để phản công. Rồi hai ngày sau, với sự hỗ trợ của một tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn 82/ BĐQ trừ (-) đã trở lại trận địa để đánh một cú hồi mã cực kỳ dũng mãnh. Dạ chiến là sở trường của Biệt Động Quân Plei-Me, vì thế, chỉ sau hai đêm, lực lượng Cộng-Sản bám trụ đã bị đánh bật ra khỏi vị trí cố thủ. Chiến dịch kết thúc với tổn thất nặng nề của cả đôi bên, ta và địch. Thiệt hại phía ta là trên 50 quân tử trận. Thiệt hại phía địch là trên 200 quân bị giết (trong đó có một thượng tá). Từ đó, căn cứ hỏa lực 711 được gọi kèm thêm cái tên “Đồi Thịt Bằm”. Trận chiến qua nhanh như mưa bóng mây, nhưng mãnh liệt như một cơn dông mùa hè.

Chuyến bay MH370 Câu chuyện bí ẩn - Không biết đúng hay sai?


Câu chuyện dưới đây lấy ra từ một bài viết của một độc giả sau khi xem một bản tin của hãng thông tấn Reuters về chuyến bay MH370 của hãng hàng không Mã Lai Á.

Ngay từ lúc đầu khi chuyến bay mất tích một cách huyền bí chúng ta không nghe thấy phía Hoa kỳ bình luận gì nhiều – cũng như về phía Nga – về sự việc nầy. Các quốc gia khác như Trung Cộng, Mã Lai, Thái Lan, Việt Nam đã tham gia vào công cuộc tìm kiếm và họ cung cấp các hình ảnh chụp được từ vệ tinh các tấm hình nghi là của chiếc máy bay đang trôi trên mặt biển. Một vài hình ảnh nầy do công ty Inmarsat , một hãng vệ tinh chuyên về thương mại tại Anh Quốc, cung cấp. Nhưng tuyệt nhiên chúng ta không nghe thấy từ các vệ tinh do thám, gián điệp của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Một điều chắc chắn là Hoa Kỳ sở hữu một hệ thống vệ tinh quốc phòng tinh vi và có kỹ thuật rất cao, rất chính xác, hơn hẳn các vệ tinh chuyên về “làm business”, rẻ tiền. Nó có thể nhận diện ngay các hỏa tiển bắn ra từ đất liền hay từ ngoài khơi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới , vượt xa các vệ tinh “thương mại” tư nhân, như hệ thống của Inmarsat , Anh Quốc, tuy đó cũng là một hệ thống tương đối tối tân nhất nhì trong lúc nầy.

Hòa giải - Hòa hợp dân tộc hay chém gió?

Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong những ngày trên báo chí và hệ thống truyền thông của bầy đàn cộng sản tại Việt Nam đang kêu gọi và có những bước đột phá trong công việc Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc. Tổ chức đại lễ cầu siêu cho 75 chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa anh hùng trong trận chiến Hoàng Sa 14.1.1974 và các thuyền nhân rời bỏ Việt Nam bị chết trên biển.

Với tư cách là một người lính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đang sống trong nước, tôi hoàn toàn không không lạ và thấm thía với nhóm từ Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc.

Phạm Chí Dũng: Phản kháng xã hội bắt đầu lan rộng! - QLB

 

Biểu tình chống khai thác titan ở Ninh Thuận 

“Đả đảo!” 

Không gian Việt Nam đã không còn quá hiếm tiếng hô “Đả đảo!”. Nửa cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 thậm chí còn vang dội tiếng thét “Đả đảo quân giết người!” và “Đả đảo chính quyền!”. 

Kết quả tệ hại mà một chính quyền tạo dựng được là khiến cho tiếng thét phản kháng biến vọt từ cá nhân đến nỗ lực đồng thanh tập thể. 

Nhưng khác với những cuộc biểu tình tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào cuối năm ngoái, giờ đây làn sóng “đả đảo” đang lan rộng ra các thành phần khác - những nạn nhân của chính quyền nhưng không hề mang tố chất chính trị. 

Chọn lựa của đời người

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Nỗi lo sợ lớn nhất của một nhà tranh đấu cho tự do dân chủ của một đất nước không phải là sợ bị tù mà bị sống lưu vong, bởi vì với phần đông, đi là hết.

Boris Pasternak không phải là nhà đấu tranh chính trị nhưng khi bị hăm họa nếu đi nhận giải Nobel văn chương có thể không được phép trở về Nga, ông từ chối đi nhận giải. Aung San Suu Kyi được phép đi thăm chồng bịnh nặng nhưng có thể không được trở về, bà đành chịu không thấy mặt chồng còn hơn phải rời Miến Điện. Nhắc lại, năm 1997, chồng bà, Tiến sĩ Michael Aris, bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối nhưng bị chính phủ quân phiệt Miến từ chối cấp giấy phép nhập cảnh thăm bà và cuối cùng Michael Aris đã chết ở Anh Quốc đúng trong ngày sinh nhật của ông không có mặt vợ.

Cách đánh chữ Việt trên iPad & iPhone


 
1- Mở ipad hay iphone
chọn Setting 

Sức khỏe bà Hồ Thị Bích Khương đáng lo ngại

Sáng ngày 7 tháng 4 vừa qua, con trai của tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương là cháu Nguyễn Trung Đức vào thăm mẹ tại trại giam số 5 Thanh Hóa cho biết tình trạng sức khỏe của chị rất tồi tệ sau khi chấn thương vai chưa lành và còn bị đánh đập trong tù đến nỗi phải ngồi xe lăn ra gặp con.
Bà Bích Khương trong phiên sơ thẩm hôm 29/12/2011.  Bà Bích Khương trong phiên sơ thẩm hôm 29/12/2011.
Chị ruột của Hồ Thị Bích Khương là Hồ Thị Lan cho chúng tôi biết:
-Vừa rồi cháu Đức đến trại thăm gặp thì về nó nói lại là Khương ở trong trại đi ra bằng xe lăn người ta phải đẩy Khương bằng xe lăn ra. Ngày 28-29 Khương bị người ta đánh bị đau ở bụng không đi được nữa, tình trạng sức khỏe bây giờ hết sức nguy kịch. Cháu nói lại mẹ nhắn vể bảo là nếu như tháng tới mà mẹ không gọi điện được về nhà nữa thì có thể coi như mẹ đã chết ở trong tù rồi, Cháu Đức có nói với tôi như thế.
Khi được hỏi có nguồn tin cho biết là chị Khương vẫn bị biệt giam và bị một công an nữ phụ trách tù hình sự tên là Tuyết đánh đập nhiều lần có đúng hay không chị Lan cho biết:
Nếu như tháng tới mà mẹ không gọi điện được về nhà nữa thì có thể coi như mẹ đã chết ở trong tù rồi
Chị Hồ Thị Bích Khương
-Các tháng trước thì tôi đi thăm liên tục nhưng tháng này tôi bị cảm cúm nặng nên không đi được nên cháu Đức đi thay. Cháu Đức kể lại nói chung là Khương bị đánh vào bụng, bị công an nữ đánh. Cô ấy có cái tính thấy gì sai trái thì phát giác lên hay nói thì nó ghét nó bảo loại tù như mày thì phải đánh cho chết. Cái người công an nữ đó tuyên bố như thế.
Tù nhân lương tâm Hồ Thị Bích Khương bị bắt lần thứ 3 vào ngày 15 tháng 1 năm 2011, bị cáo buộc tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Luật Hình Sự. Chị bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hoàn cảnh gia đình chị rất neo đơn, chồng đã qua đời, chỉ có một con trai duy nhất là Nguyễn Trung Đức hiện đang theo học bổ túc văn hóa tại Trung tâm giáo giục thường xuyên tỉnh Nghệ an.