Thursday 3 July 2014

Xứ Khỉ Khọn - Tràm Cà Mau

Dẫn nhập: Thời cuộc đổi thay, nhiều chục năm nữa, không ai còn tin những chuyện vô lý đã xẩy ra trên trái đất này. Đây là một câu chuyện truyền khẩu bí mật thích thú và đau khổ trong một thời gian dài.

Vào một đêm đã khuya, trăng sao lờ mờ, giữa mùa xuân năm 1975, đoàn thám hiểm Phi Châu gồm bảy nhà sinh vật học người Na Uy đang bị bộ lạc khỉ vây hãm tấn công mà không biết. Người canh gác uể oải ngồi cầm súng ngáp dài nhìn ra xa, ông cũng không ngờ hiểm nguy đang gần kề. Sáu người khác đang ngủ yên giấc trong lều sau nhiều ngày theo dõi sinh hoạt của bộ tộc khỉ đặc biệt này. Đây là một giống khỉ đã biết tổ chức thành một xã hội có sinh hoạt cộng đồng, phân công, thứ bực và có tiếng nói riêng của chúng. Khi đoàn thám hiểm đến cắm trại quay phim để quan sát sinh hoạt của giống khỉ, thì chính họ cũng bị quan sát, bị dòm ngó bởi nhiều con khỉ núp kín trong các tàn cây rậm rạp. Không có một hành động, một cử chỉ nào của đoàn thám hiểm mà không được đám khỉ ghi nhận và đem về báo cáo lại cho chúa khỉ ngồi trên ngai vàng, là một cây cổ thụ xum xuê. Chúa chỉ ngồi trên chạc ba của cây cổ thụ, lưng dựa vào cành lớn, chân co chân duỗi, tay gãi háng, miệng chu dài ra, nghe báo cáo và nhận xét về bảy nhà sinh vật học. Chung quanh chú khỉ, trên các nhánh cây chung quanh, có mười hai con khỉ cao cấp nhất trong triều đình cũng đang nằm dã dượi, lắng tai theo dõi. Một con khỉ cầm đầu toán trinh sát, ho khạch khạch rồi trình tấu:

Bật Mí những Bí mật Quốc Gia - Đào Viên

Des secrets d’état?
Des tas de secrets.
            —–Fernandel, comédien

1. Hương Cảng
Hôm ấy là ngày thứ Sáu 24 tháng Năm 2013, trong phòng một khách sạn hạng sang tại Cửu Long (Kowloon) Hương Cảng là một chàng thanh niên Hoa Kỳ 29 tuổi, đẹp trai, thông minh, ai không biết thì nghĩ anh này phải trẻ hơn thế nhiều.
Anh đến Hương Cảng không phải là để du lịch cho thoải mái sau nhiều năm tháng làm việc mỏi mệt. Ngược lại, anh đến đây với một tâm trạng rất lo âu, phiền muộn. Anh đã bỏ lại sau lưng một đời sống sung túc, một công việc thích thú, một người yêu rất thương anh, mà lao vào một cuộc phiêu lưu anh không nắm chắc, có khi sôi hỏng bỏng không, rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhật Bản - Đất nước kỳ lạ


Đây là một tác phẩm của Kenichi Tanaka. Nó cũng đồng thời là luận án tốt nghiệp của anh. Anh thực hiện tác phẩm này với mục đích khiến cho người Nhật hiểu rõ hơn về những gì diễn ra hằng ngày tại Nhật Bản. Vì vậy, ở đây anh đặc biệt đưa ra những khía cạnh tiêu cực của đất nước này. Bởi những khía cạnh tích cực thì chúng ta có thể thấy được rất nhiều qua các phương tiện thông tin. Cái anh muốn làm là thay đổi những gì "xấu xí" của con người Nhật Bản. Và cách anh chọn là cách mạnh mẽ nhất, thay vì nói "Bạn nên thế này, bạn nên thế kia..."

Mình rất trân trọng tác phẩm này của anh nên mình quyết định sub nó. Khá tiếc vì tuy nó có từ năm 2010 rồi nhưng đến bây giờ mình mới tình cờ được xem. Nhưng theo mình, clip này vẫn có những giá trị nhất định và phần nào giúp ta hiểu hơn về đất nước Nhật Bản.

Nếu có bất cứ thông tin nào trong video bạn thấy không chính xác hoặc đã quá cũ, hãy nhớ rằng tác phẩm này được làm ra từ năm 2010 ^^

Cảm ơn các bạn vì đã xem :D

Japan - The Strange Country

Thiết kế, hoạt hình và kịch bản: Kenichi Tanaka
Thể hiện lời dẫn tiếng Nhật và biên tập kịch bản: Yuki Ito, aka. Pori
Thể hiện lời dẫn và dịch sang tiếng Anh: Emily Millar
Dịch và sub sang tiếng Việt: Yappa

http://tieuxuyen.wordpress.com/2012/0...

ORLANDO VÀ BIỆT KHÚC CHO THẦY - kim thanh nguyễn kim quý

(Hình ảnh trích từ tang quyến và DĐ Ức Trai của Tổng Hội cựu SVSQ Đại Học CTCT)
                                    image001          
      1. Cách đây đúng bốn năm, cũng vào mùa World Cup, tôi đã đến Clermont, FL, thăm thầy Nguyễn Quốc Quỳnh, vị chỉ huy trưởng kính mến của trường Đại Học CTCT Đà Lạt. Tôi nhớ lần ấy, thầy đã bảo tôi, sang năm, nghĩa là 2011, “em hãy trở lại thăm anh cùng với Loan và hai cháu nhé!”. Tôi dạ, không hứa, nhưng lòng thầm nhớ và trân trọng lời mời như một đặc ân thầy dành cho. Thời gian trôi qua, bao nhiêu chuyện đời xảy đến, tôi chưa kịp tính gì cho chuyến đi thứ hai có cả vợ con –đã được diện kiến và yêu mến thầy khi thầy đến nghỉ tại tệ xá, Portland, năm 2008– thì nào ngờ, ngày 13/6/2014, tin dữ báo về, và dù đang bị từng cơn đau cột sống tái hành hạ, tôi gấp rút lên Mạng mua vé và giữ phòng khách sạn. Đồng hành có Đào Mỹ, cựu SVSQ Đại Học CTCT, khóa 1 Nguyễn Trãi (NT1), người cũng đã đi thăm thầy từ Portland, năm nào. Để gặp lại thầy trong một khung cảnh khác có nước mắt đầy vơi và một trời sao úa tàn –như trong những câu thơ buồn bã tôi đã viết lâu rồi, từ đảo tỵ nạn Palawan:

Mây xa đưa hờn viễn xứ khôn nguôi 
Thuyền trôi đâu cho nhung nhớ theo người 
Trăng đã chết và nguyệt cầm đã tắt.