Thursday 17 July 2014

Vận động Quốc hội Mỹ vì nhân quyền Việt Nam - Trọng Thành

Một cuộc biểu tình vì Việt Nam tại Washington, ngày 06/07/2014. Ảnh trang Facebook Triệu con tim một tiếng nói
Một cuộc biểu tình vì Việt Nam tại Washington, ngày 06/07/2014. Ảnh trang Facebook Triệu con tim một tiếng nói
Trong những năm gần đây, tại Hoa Kỳ, có nhiều hoạt động tập trung vào việc tác động đến chính giới Mỹ nhằm gây áp lực để chính quyền Hà Nội thay đổi chính sách về dân chủ và nhân quyền, đặc biệt quyền của người lao động Việt Nam. Hôm nay, 16/07/2014, tại thủ đô Washington diễn ra ngày Tổng vận động vì Tự do và Dân chủ cho Việt Nam. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam đầu tháng 5 mang lại một cơ hội hiếm thấy cho các phong trào vận động vì Việt Nam.

Nguyễn Chí Thiện (1939-2012) và Hoa địa ngục


Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục

Thụy Khuê
Hoa địa ngục là một hành trình thơ, là một hành trình sống. Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960, ở miền Bắc. Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền Nam chưa ra đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn.


Chương trình "Nhịp Cầu Hoàng Sa" - Thanh Trúc, phóng viên RFA



huyngocchenh-200.jpg

Nhịp Cầu Hoàng Sa là chương trình bắt đầu hoạt động đầu năm 2014 này, nhằm mục đích bắt một nhịp cầu để người Việt trong và ngoài nước để bày tỏ lòng tri ân trước anh linh những chiến sĩ ngã xuống vì Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh hành động yểm trợ thiết thực cho gia đình vợ con những người  đã hy sinh để bảo vệ biển đảo.
Hội trưởng của Nhịp Cầu Hoàng Sa, ông Đỗ Thái Bình, cho biết:
Đây là một nhịp cầu để người Việt hiểu nhau, tức là tạo sự hòa hợp tại vì có rất nhiều người cũng chưa biết đến Hoàng Sa, cũng chưa biết đến cuộc chiến đấu trên biển, người miền Bắc cũng chưa biết đến những sự kiện xảy ra ở phía Nam trước đây. Cho nên ý nghĩa của chương trình, như là các nhà báo tham gia chương trình này như anh Huy Đức, chi Thế Thanh vân vân… cũng đã nêu rõ đây là một chương trình có mục đích để người Việt thương yêu người Việt là vì trong trận Hoàng Sa đấy là một trận chiến duy nhất mà người Việt không chĩa súng vào nhau mà chĩa thẳng vào kẻ xâm lược từ phương Bắc. Từ ý nghĩa đó chương trình mong bà con hiểu nhau hơn và tạo ra một sự yêu thương hòa hợp để xây dựng một đất nước vững mạnh.

Trần Trung Đạo: Đừng tưới nước lên gốc cây rã mục

(Sau khi đọc bài viết “Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ” của Gs Tương Lai)


Trong bài viết mới đây Vietnam’s Overdue Alliance With America đăng trong mục Ý Kiến của Nytimes.com và bản tiếng Việt  Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹdo Liêm Nguyễn dịch đăng trên nhiều trang web tiếng Việt, giáo sư Tương Lai lấy làm tiếc khi nhiều cơ hội đã bị bỏ qua cho một liên minh Việt Mỹ. Lần đầu do cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS (tiền thân của CIA) “giúp huấn luyện và thành lập đơn vị du kích Mỹ-Việt đầu tiên vào cuối năm 1944” và cơ hội khác khi TT Truman không phúc đáp các lá thư của Hồ Chí Minh “bày tỏ lòng ngưỡng mộ của người Việt Nam” đối với “dân tộc Mỹ vì sự đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp của Công lý và Nhân đạo quốc tế, vì những thành tựu kỹ thuật hiện đại mà người Việt Nam cảm thấy bị lôi cuốn”.


Tại Sao Thơ Tôi Đầy Tình Lính - Thiên Kim

Mến tặng các anh chiến sĩ VNCH, những anh hùng đã chiến đấu gìn giữ Quê hương đất nước. Đếnngày hôm nay các anh vẫn chưa ngừng  đấu tranh bằng ngòi bút thép cho một Việt Nam Tự do- Dân chủ ngày mai.Thiên Kim
image
image

NGHI ÁN SÁU CHỤC NĂM - Trần Gia Phụng

Cách đây sáu chục năm, trước khi Việt Minh cộng sản tiếp thu Hà Nội (10-10-1954), tại thành phố nầy xảy ra vụ án mạng ông Đỗ Đình Đạo, một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, mà cho đến nay chưa biết ai là thủ phạm, nhưng lại ảnh hưởng lâu dài đến cuộc đời của nữ văn sĩ Thụy An.

1.-  NỮ VĂN SĨ THỤY AN


Bà Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến, sinh ngày 24 tháng 8 năm bính thìn (21-9-1916), con gái đầu của ông Lưu Tiến Ích và bà Phùng Thị Tôn, người làng Hòa Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Đông.  Bà từ trần tại Sài Gòn ngày 7 tháng 5 năm kỷ tỵ (10-6-1989), thọ 74 tuổi (tuổi ta), pháp danh Nguyên Quy. (Theo tộc phả Bùi tộc Châu Cầu, Phủ Lý, Hà Nam.)

Năm 1934, lúc 18 tuổi, bà kết hôn với ông Bùi Nhung (1907-1987).  Bùi Nhung là con cụ Bùi Thức (tiến sĩ Nho học), người Châu Cầu, Phủ Lý, Hà Nam, và là em ông Bùi Kỷ (phó bảng Nho học), và cũng là em bà Bùi Thị Tuất tức bà Trần Trọng Kim.  Hai ông bà Bùi Nhung-Thụy An có sáu người con là Bùi An Dương, Bùi Thụy Băng, Bùi Thu Linh (nữ), Bùi Dương Chi, Bùi Ngọc Trinh (nữ) và Bùi Châu Công. 

Sau khi sinh người con út, Thụy An sống ly thân với Bùi Nhung, nhưng không ly dị.  Lý do vì lúc đó, Bùi Nhung liên hệ tình cảm với bà Lưu Thị Trạch, tên thường gọi là Việt.  Bà Trạch hay Việt là em ruột bà Thụy An, nên Thụy An im lặng rút lui, nhường chồng cho em.


PORTLAND VÀ NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI - kim thanh

     1. Ðại tá Nguyễn Quốc Quỳnh. Người thầy cao cả của tôi, của chúng tôi. Vị chỉ huy trưởng cuối cùng, đức độ, tài ba của trường Ðại Học CTCT Ðà Lạt  –nơi mà tôi được may mắn và hãnh diện phục vụ gần ba năm cho đến lúc sẩy đàn tan nghé. Người đã đưa đại đơn vị di tản, bằng đường bộ và đường biển, an toàn về đến Sài Gòn, đã lo cho sinh mạng thuộc cấp còn hơn cho sự yên ổn của bản thân và gia đình mình. Người đã ở lại chiến đấu, sáng 30 tháng 4, 1975, cùng với các SVSQ và sĩ quan trường cho đến phút tướng Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, mặc dù có đủ phương tiện để trốn đi như nhiều tướng tá khác. Người mà, sau đó, đã trải qua mười bốn năm tù nhọc nhằn, đày ải, từ Nam ra Bắc, từ Bắc vô Nam, chịu bao cơ cực, mà không hề buông một lời than van, vẫn giữ trọn tiết tháo của một anh hùng sa cơ trong tay quỹ dữ. Người đã chia sớt cho tôi, những lần hiếm hoi được gặp nhau tại trại giam Vĩnh Phú, những mẩu sắn, cục đường, viên thuốc, và lời khuyên nhủ “bền chí”, “gắng giữ gìn sức khoẻ để có sức chịu đựng” ân cần phát ra như tự đáy lòng cha, anh, và đã nhờ tôi chuyển lời thăm hỏi đến từng anh em cũ, thuộc đại gia đình Nguyễn Trãi. Người, một phượng hoàng gãy cánh, đã từ cõi cao chói sáng rơi xuống mấy tầng địa ngục tăm tối, mà vẫn thản nhiên như không, bước đi trên cuộc đời nhẹ tênh như trên những mảnh chiêm bao vụn vỡ. Người mà, qua hiện thân cao vời và bao năm sao dời vật đổi, đã cho tôi hiểu trọn nghĩa của vinh quang và tủi nhục, yêu thương và thù hận, thiên thu và phù vân, dũng cảm và khiếp nhược.
      Ðại tá Nguyễn Quốc Quỳnh. Người thầy cao cả của chúng tôi, của tôi. Tám mươi lăm tuổi. Bệnh hoạn, đi đứng khó khăn. Mà vẫn không suy suyển lòng tin và hãnh diện về bốn chữ “Trí, Nhân, Dũng, Thành”, rực rỡ gắn lên trên trách nhiệm, lý tưởng, và tâm khảm của một sĩ quan VNCH nói chung, và sĩ quan ngành CTCT nói riêng  –hun đúc từ hơn năm thế kỷ qua Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi, vị đại anh hùng dân tộc, thi nhân lỗi lạc của núi Côn Sơn:             
Trọn hay:  
Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
      Người mà, sau gần ba mươi năm cách xa biền biệt và lần cuối nhìn thấy nhau tại trại tù Vĩnh Phú giữa năm 1980, đã từ miền nắng ấm Florida đến thành

image001
   
Ngồi từ trái: cựu Trung tá Văn Hóa Vụ trưởng ĐH/CTCT Hoàng Minh Hòa, thầy Quỳnh với nụ cười rạng rỡ, diễn giả Lý Đại Nguyên. Hàng đứng từ trái: chủ nhân Châu Auto Body Nguyễn Văn Châu và chủ nhiệm Oregon Thời Báo Nguyễn Quang Trung, hai đồng hương Quảng Trị, Diễn giả Huỳnh Quốc Bình, cựu chủ tịch Cộng Đồng VN Oregon.

Kỷ niệm 35 năm con tàu Nhân Đạo CAP ANAMUR ra khơi cứu người vượt biển (09.8.2014)

alt
alt
 
 
 
 
 
alt
 

Ngược xuôi những nẻo đường tiếng Việt - Lê Hữu

                      Cái hoa hòe của chữ viết chỉ là văn chương, tư tưởng con người mới là văn học.
                                   Những nẻo đường tiếng Việt - BS Nguyễn Hy Vọng

Thương em thì thương rất nhiều mà duyên kiếp lỡ làng rồi

Câu hát quen thuộc trong một bài nhạc cũ, Gợi giấc mơ xưa. Bài hát kể về một chuyện tình lỡ làng. Tác giả bài hát ấy, nhạc sĩ Lê Hoàng Long, có lần bộc lộ rằng cuộc tình duyên của ông đành lỡ làng vì ông bố người yêu của ông không bằng lòng gả con gái mình cho anh chàng tối ngày chỉ biết kéo đàn violon. Hẳn là chàng nhạc sĩ phải tiếc nuối nhiều lắm nên hai tiếng lỡ làng được chàng đưa vào trong bài hát đến hai lần, Em ơi, tình duyên lỡ làngrồi, còn đâu nữa mà chờ…

Nhật Bản quyết định hợp tác với Anh chế tạo tên lửa

Tên lửa của  tập đoàn  vũ khí của châu Âu MBDA trưng bày tại phi trường Le Bourget gần  Paris, nhân triẽn lãm hàng không lần thứ 50.
Tên lửa của tập đoàn vũ khí của châu Âu MBDA trưng bày tại phi trường Le Bourget gần Paris, nhân triẽn lãm hàng không lần thứ 50.
REUTERS

Anh Vũ
Hôm nay, 17/7/2014, chính phủ Nhật thống báo sẽ hợp tác với Anh Quốc trong việc triển khai một loại tên lửa mới cho chiến đấu cơ, đồng thời một công ty Nhật sẽ cung cấp chi thiết thiết bị cho chế tạo tên lửa của Mỹ.

Thông báo về các kế hoạch hợp tác quân sự trên được Bộ Quốc phòng Nhật đưa ra vào cuối giờ chiều nay (giờ Nhật) ngay sau khi được Hội đồng an ninh quốc gia Nhật (NSC) thông qua. Đây là quyết định quan trọng đầu tiên của cơ quan này kể từ khi thành lập cách đây hơn một năm, theo nguyên mẫu của Hội đồng An ninh Mỹ.
Trong khuôn khổ hợp tác với Anh Quốc, đó là việc triển khai chương trình chế tạo tên lửa Meteor do tập đoàn chế tạo vũ khí châu Âu MBDA thực hiện. Loại tên lửa này được chế tạo dành để lắp đặt cho chiến đấu cơ của Mỹ F-35, hiện đang có trong phiên chế của không quân Nhật.
Chương trình hợp tác thứ hai với Hoa Kỳ liên quan đến tập đoàn công nghiệp Misubishi Heavy Industries (MHI) sẽ xuất khẩu các thiết bị thu tín hiệu dùng trong hệ thống tên lửa phòng thủ PAC-2 (Patriot Advanced Capability-2), dự kiến sẽ bán cho Qatar.
Các hợp tác quốc phòng của Nhật với nước ngoài được thông báo trong lúc bối cảnh hôm 1/4 vừa qua Tokyo đã quyết định bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí ra nước ngoài do tự Nhật đặt ra từ cách đây gần nửa thế kỷ.
Quy định mới thay thế cho lệnh cấm từ năm 1967 chủ yếu sẽ giúp Nhật hợp tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí cùng với các đối tác nước ngoài như Mỹ hay các nước châu Âu. Đồng thời quy định này còn cho phép Nhật xuất khẩu các trang thiết bị quân sự được sử dụng vào mục đích hoà bình hay nhân đạo, thí dụ như trong các sứ mệnh giữ gìn hoà bình của Liên hiệp quốc.
Với quy định mới, Tokyo có thể xuất khẩu thiết bị quân sự cho những nước nằm dọc tuyến đường hàng hải mà các tàu chuyên chở dầu mỏ khí đốt của Nhật đi qua.
Tuy nhiên quy định mới vẫn cấm xuất khẩu các loại vũ khí được cho là có thể đe doạ hoà bình và an ninh thế giới. Chính phủ Nhật phải bảo đảm vũ khí xuất khẩu của họ không được xuất lại qua nước thứ 3.
Năm 1967, trong khi thế giới đang ở giữa cuộc chiến tranh lạnh, nhật Bản ra lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tới các nước Cộng sản, những nước đang chịu lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc và những nước can dự vào các xung đột quốc tế. Quy định ràng buộc trên đã được thắt chặt thêm vào năm 1976 bằng lệnh cấm hoàn toàn việc buôn bán vũ khí.
Từ giờ trở đi, Nhật Bản có thể tham gia các chương trình vũ khí quốc tế.

THUYỀN NHÂN: Thơ Ý Nga, tranh LÊ THÚY VINH

Biển cuồng nộ, con đã không còn nữa,
Em thét gào, em nức nở đêm khuya




Tưởng niệm 60 năm Hiệp Định Geneve với một cuộc "bỏ phiếu bằng chân" năm 1954 của hơn một triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam, 
chúng ta không thể quên cuộc "bỏ phiếu bằng chân" sau năm 1975 của hai triệu rưởi người tỵ nạn CS
bằng cách di tản và vượt biển để tìm tự do, trong đó có gia đình chúng tôi

Ý Nga thành kính tưởng niệm những THUYỀN NHÂN đã bỏ mình trên biển Đông 


 photo tranhuuan_zpsa1d7b56b.jpg
Tranh: LÊ THÚY VINH





EM BỒNG CON

*
Em bồng con.
Con không còn nhịp thở.
 
Em gọi anh
Anh đã biến thành mưa.
 
Anh nhìn em
Chia tim đau vụn vỡ.
 
Lau mắt em
Bằng vần thơ rất thừa.
                                             *                                         

Biển cuồng nộ, con đã không còn nữa,
Em thét gào, em nức nở đêm khuya,
Trời bao la, em không một ruột rà,
Ôm núm ruột! Ru lời buồn từ giã…
 
Ôi thương quá! Em tôi cùng thảm họa,
Đất nước này, từ cưỡng chiếm vong gia,
Đảng lên ngôi, dân chết hết thật thà,
Nghe buồn bã Khúc Thái Hòa Thống Nhất.
 
Con đã mất, em nhắc hoài: Mất đất!
Rồi hôm nay mất nước nữa kìa em!
Mẹ Việt Nam ngày càng khổ, nhục thêm
Ai gào thét cho Sóng gầm, Bão nổi?
 
Bao đồng đội đã cùng anh đánh đổi
Mạng sống này để tiếp nối sử thiêng
Nào phải để hôm nay bọn bạo quyền
Đem dâng đất của tổ tiên cho giặc.
 
Dân cuồng nộ thời mới an xã tắc!
Em nhắc anh, cho sâu sắc vần thơ
Hãy nhắc luôn cho anh giữ vững Cờ
Cờ Chính Nghĩa ươm ước mơ quật khởi!
 
Ý Nga, 23-10-2011.


Hình: sưu tầm từ internet

CUỐN HỒI KÝ ĐẶC BIỆT

Sau một thời gian khá dài, cánh đây hàng chục năm, nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH dự trù, rồi đắn đo, rút cuộc bà không chịu viết lại cuộc đời và sự nghiệp văn chương của bà, tưởng đã trải dài suốt hậu bán thế kỷ 20 vừa qua.

Tại sao nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH, người thành SG1 trên nhiều địa hạt văn chương, nghệ thuật. Không muốn hay không thích làm công việc gọi là kể lể những thành tựu của mình? Vì bà cảm thấy đã quá nhiều những cuốn gọi là Hồi Ký của các nhân vật được mô tả như muốn biểu lộ ra Cái Tôi đặc biệt, ngõ hầu không thực sự dành cho con cháu họ giữ làm kỷ niệm, vv... mà có ý để thiên hạ độc giả chiêm ngắm một công trình, công trạng của họ .
Sự thực thì cũng có một số Hồi Ký của một số nhân vật điển hình được tung ra công chúng, và thiên hạ độc giả lâu nay cũng có ý chờ, để xem một số sự kiện lịch sử, xã hội có đúng với hiện trạng, thực tế họ đã mặc nhiên, hoặc vô tình làm nhân chứng thấy được.
Trái lại, cũng có một số Hồi Ký cứ nằm nguyên trong đầu óc những nhân vật quan trọng, mà đến chết, người dân cũng chẳng được biết thực hư, thí dụ dân chúng VIỆT NAM di tản, và cả thành phần còn sót lại có ý chờ để được biết cốt lõi của câu chuyện... mất nước thế nào chẳng hạn. Có thể quý vị thì không cần, riêng tôi lại rất muốn đọc Hồi Ký, nếu có, của Nguyên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, hay vị Tổng Thống giao mùa Dương Văn Minh, vì những vị đó làm, rồi những vị đó kể ra, chẳng lẽ lại sai sao!
Còn quý vị có ít nhiều gởi gấm tâm tư sự nghiệp qua loa, lại thường vấp vào ổ gà Cái Tôi Đáng... thương, là cứ kể lể công lao hơn là nhìn nhận sai sót của chính mình.
Trong thời gian tham gia VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI, từ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, qua Trung Tâm Nam Cali, rồi Trung Tâm Tây Bắc Hoa Kỳ, qua khu vực Tây Bắc Hoa Kỳ, tôi có dịp tiếp xúc với nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH, người được kể là tiên phong đến các kỳ họp VĂN BÚT QUỐC TẾ. Kể từ các năm 1978, 1979 trở đi, để vận động việc thành lập VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI, và bà đã thực hiện được hoài bão đó cho đến nay. Những sóng gió cứ nội công, ngoại kích dập dồn, nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH vẫn vững tay chèo đẩy mạnh con thuyền VB/VNHN qua thác ghềnh chữ nghĩa lưu vong.
Chúng tôi, thấy qua lịch sử văn chương VIỆT NAM cận và hiện đại, có nhiều sự việc thất thoát những chi tiếc trung thực, nên muốn nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH viết lại đoạn trường từ lúc VĂN BÚT VNHN đầu tiên hình thành, tới nay, cho dù đã và đang phong ba bão táp, nhưng bà vẫn không chịu viết lại công việc sáng giá của bà.
Thì nay, người bạn đời của nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH là nhà văn NGUYỄN QUANG, đã thực hiện một cuốn sách khổ lớn, dày cộm, như một cuốn sách loại tham khảo ở các tủ sách học đường HOA KỲ. Cuốn sách tập trung được 253 tấm ảnh vừa đen trắng, vừa màu, với những chú giải qua những bài viết mang tính cách sưu tầm, trình bày rõ ràng:
VĂN NGHIỆP VÀ CUỘC ĐỜI
MINH ĐỨC HOÀI TRINH
Lược qua hình ảnh nhà văn, nhà thơ, nhà báo, phóng viên, tới nghệ sĩ cắm hoa, đàn tranh vv... MINH ĐỨC HOÀI TRINH, theo tôi gọi là đầy đủ.
Đọc xong, tôi phân tích ra 2 phần rõ rệt như sau:
1.VĂN NGHIỆP MINH ĐỨC HOÀI TRINH gồm :
- 30 tác phẩm đủ loại : tiểu thuyết, văn, thơ, các bài tiểu luận,  
phóng sự vv..        
- với nghệ thuật cắm hoa ,thời trang.
- với công trình dàn dựng ban đàn tranh trong chiều hướng phát huy văn hóa dân tộc.
- đặc biệt, vẫn theo tôi, bà là một thi sĩ rất trữ tình, qua các bài thơ tuyệt tác được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ trước 30-4-1975
- Kiếp nào có yêu nhau
- Đừng bỏ em một mình
2. Song song với thành tích nêu trên, là một nghĩa cử văn hóa khó có văn thi sĩ nào bắt kịp, đó là thiện chí, là công lao của một nhà văn, nhà thơ, thực tâm muốn văn chương VN đóng góp vào văn chương thế giới bằng cửa chính, khiến nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH đã phải thao thức từng buổi họp VĂN BÚT QUỐC TẾ, kể từ 1978, để mong sao tiếng nói của VIỆT NAM TỰ DO tồn tại cùng năm châu thế giới, cho những người VIỆT tị nạn, lưu vong, tha hương tìm đến nhau bằng ngôn ngữ, vì chỉ còn ngôn ngữ tồn tại.
Vậy thì, với 253 tấm ảnh ghi lại sinh hoạt, và những chú thích kèm theo, do nhà văn NGUYỄN QUANG thực hiện, tưởng đã là một cuốn Hồi Ký Đặc Biệt rồi, có cần chi nữ sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH phải viết dài dòng văn tự mới có thể nhớ nhớ, quên quên như độc giả đã từng đọc, từng thấy ở hải ngoại.
Xin ghi số phone của tác giả NGUYỄN QUANG để độc giả muốn liên lạc:
Tel: (714) 892-1351
Email  QNGUYEN1@AOL.COM   
   

Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam


Là một thuyền nhân hơn ai hết tôi biết cái giá phải trả cho sự tự do, khi quyết định xuống thuyền vượt biên là gia đình chúng tôi chấp nhận thương đau, cho dù biết ra đi...   xem tiếp>>>

Westminster (Trần Thái SGT) - Sau khi Hội Đồng Thành Phố Westminster ban hành Nghị Quyết mang số 4257 ngày 12 tháng 8 năm 2009 chấp thuận Ngày Thuyền Nhân Việt Nam vào ...  xem tiếp>>>

30 Tháng Tư năm 2010 này nữa là 30 tháng thứ 35. 30 tháng Tư Đen, ngày Quốc Hận. Tại Little Saigon, ngưởi Việt hải ngọai thân thương gọi là thủ dô tinh thần, có tổ chức Lễ Kỷ Niệm Năm Đầu Tiên Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Thuyền...    xem tiếp>>>

Thư Đông Kinh 15-7-2014 - Đỗ Thông Minh

image001

Kính gửi quý vị,

Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.


Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.

Kính chúc luôn mạnh tiến.

Đỗ Thông Minh <dothongminh2001@yahoo.com>

TRONG MẮT NGƯỜI NHẬT, CHÍNH QUYỀN CSVN LÀ "GIÒI BỌ"

medium_VN_271208_nhat_1.jpg

Xấu hổ, phi công Ðặng Xuân Hợp tự cởi áo, che mặt tránh ống kính của báo giới Nhật khi bị bắt giữ tại phi trườngFukuoka. (Hình: Kyodo News)

medium_VN_271208_nhat_2.jpg

Cảnh sát Nhật áp giải phi công Ðặng Xuân Hợp. (Hình: Kyodo News)

Công đoàn tỉnh Aichi dọa kiện đại sứ quán Việt Nam tại Nhật
Sau nhiều vụ việc làm ăn bẩn thỉu, gian lận, trộm cắp của cơ quan chức quyền Việt Nam tại nhật như:
- Vụ PCI (một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn của Nhật phải đưa hối lộ để được trúng thầu các dự án thực hiện bằng tiền viện trợ của Nhật tại Việt Nam)
- Vụ nhân viên, tiếp viên và phi công của Vietnam Airlines, tổ chức trộm cắp hàng hóa trong các trung tâm mua sắm tại Nhật để vận chuyển hàng gian về Việt Nam tiêu thụ
- Vụ “tu nghiệp sinh” Việt Nam bị các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của chính quyền CSVN bóc lột như nô lệ
- Vụ lãnh sự quán CSVN tại Osaka tại Nhật bán passport Việt Nam cho tất cả mọi người
- Vụ đại sứ quán CSVN bị một công đoàn địa phương tại Nhật kiện
Trên nhiều diễn đàn điện tử tại Nhật, nhiều người Nhật cực đoan đang kêu gọi tẩy chay người Việt, đuổi hết người Việt về nước, cắt vĩnh viễn các khoản viện trợ cho Việt Nam.
Có người so sánh viện trợ cho Việt Nam uổng hơn là đổ tiền vào... cống, bởi tiền thuế của họ đang được dùng để nuôi bọn “giòi bọ” ở Việt Nam...

Cảnh sát Nhật khám xét toàn bộ các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật.
Người phát ngôn của Vietnam Airlines vừa chính thức xác nhận: Tất cả các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại Nhật vừa bị cảnh sát Nhật lục soát để tìm kiếm hàng hóa bị ăn cắp.

Vụ tai tiếng liên quan tới Vietnam Airlines bắt đầu từ ngày 10 tháng 8, sau khi cảnh sát quận Kumamoto bắt quả tang hai “tu nghiệp sinh” người Việt đang ăn cắp hàng hóa của một trung tâm mua sắm. Hai “tu nghiệp sinh” này đến Nhật để làm việc cho một công ty xây dựng hồi tháng 2. Mỗi tháng họ nhận được 70,000 Yen nhưng bị các doanh nghiệp “xuất khẩu lao động” của chính quyền CSVN “trấn lột” 50,000 Yen/tháng nên không đủ sống và được một nhân viên của Vietnam Airlines tại Nhật tuyển mộ để đi ăn cắp mỹ phẩm... Báo chí Nhật cho biết, cảnh sát Nhật đã xác định có tới 85 người Việt liên quan tới tổ chức trộm cắp này. Ðồng thời, cảnh sát Nhật tuyên bố, việc đưa “tu nghiệp sinh” Việt Nam sang Nhật làm việc có dấu hiệu buôn người nên đã đề nghị cảnh sát hình sự quốc tế hợp tác điều tra.