Tuesday 5 August 2014

Áo Dài, Bài viết Võ Phiến

DAN_4472

Võ Phiến

Nữ sĩ Linh Bảo đi dự một đại hội thường niên của các nhà sinh vật học Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bỗng nghe tiếng một người đàn ông Mỹ nói sau lưng: “Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi!” Nữ sĩ quay lại, hỏi chuyện, thì ông Mỹ tịt: Ông ta chỉ biết có mỗi một câu tiếng Việt ấy. Và trong câu tiếng Việt duy nhất của ông ta đã có cái “áo zài”.

Năm ngoái, trên sân khấu trình diễn tại hội chợ Osaka, so sánh với thiếu nữ của mấy mươi quốc gia trên thế giới, các cô gái Việt Nam vẫn được đặc biệt chú ý mỗi lần xuất hiện với chiếc áo dài.

Đầu năm 1970 ấy, một phái đoàn đại diện báo chí và các cơ quan truyền thông của ta sang thăm Đại Hàn, ông Tổng trưởng Thông tin và Văn hóa Đại Hàn — bấy giờ là ông Shin Bum Shik — có tặng mỗi người một xấp hàng để về làm quà cho vợ! Mở ra xem thì là thứ hàng rất mỏng và dài đúng 2m80. “Chời ơi”, ông Shin Bum Shik am hiểu cái món “văn hóa” Việt Nam ấy sao mà kỹ quá vậy?

Sơn Nam & Cách Mạng Tháng Tám Ở U Minh - S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến

Trước 75, ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay.
Nguyễn Văn Lục
Mấy năm trước, sau khi ghé thăm giáo sư Lý Chánh Trung, giáo sư Nguyễn Văn Lục đã có nhận xét như sau về người bạn đồng nghiệp cũ:
“... sau 1975 ... có mấy mấy nhà văn, nhà báo trong Nam được cầm bút lại như Lý Chánh Trung. Con số đếm chưa hết một bàn tay… Trước 75, ông viết như thể một người nhập cuộc, kẻ lên đường, kẻ làm chứng, người trí thức dấn thân. Ông viết với một tấm lòng nhiệt huyết. Sau 1975, ông viết như một kẻ đứng bên lề, xem đá banh và vỗ tay”

CSIS: Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông.

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thăm vịnh Malina
                ngày 15/5/2011

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thăm vịnh Malina ngày 15/5/2011
REUTERS/Romeo Ranoco

Trong hai ngày, 10 – 11/07/2014, Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược – CSIS – đã tổ chức một cuộc hội thảo về Biển Đông và sau đó cho công bố một tài liệu 22 trang với tựa đề : « Xu hướng gần đây tại Biển Đông và chính sách của Mỹ ».

CSIS là một tổ chức tư vấn có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chính quyền Obama thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á.

Sau khi nhắc lại các sự kiện trong năm qua, như các vụ đối đầu nguy hiểm giữa tàu bè Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, vụ Manila kiện Bắc Kinh lên tòa án trọng tài quốc tế, việc Mỹ ký Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines, các chuyên gia của CSIS cho rằng, Washington cần phải cứng rắn hơn và tập trung vào hai việc : Thiết lập cơ sở pháp lý để bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh và gia tăng sự hiện diện quân sự trong vùng.

Kể từ khi Washington thông báo chính sách xoay trục sang Châu Á, Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ trung lập trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và nhấn mạnh đến việc bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Với vụ Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, Washington bắt đầu hướng tới việc bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Do vậy, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ thiết lập một bản đồ các tranh chấp trong vùng, bao gồm các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa chồng lấn giữa các nước duyên hải, các quyền hàng hải của những hòn đảo đang có tranh chấp.

Mặt khác, CSIS kêu gọi ngưng tất cả các hoạt động xây dựng, san lấp, tại những khu vực đang có tranh chấp. Hoa Kỳ và Philippines lo ngại là Trung Quốc tiến hành các hoạt động này trong quần đảo Trường Sa nhắm biến các bãi đá thành đảo, thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ.

Trước thái độ hung hăng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, CSIS chủ trương là Hoa Kỳ đẩy mạnh sự hiện diện về quân sự trong vùng qua việc gia tăng hợp tác quốc phòng với Việt Nam và Philippines.

Các chuyên gia CSIS cho rằng cần phải xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội, qua đó hỗ trợ Việt Nam trở thành « một vật cản khả tín chống lại sự hung hăng của Trung Quốc ». Ngày 17/06 vừa qua, ông Ted Ossius, người vừa được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam, đã phát biểu tại Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng không có lúc nào thuận lợi hơn năm nay do việc Việt Nam muốn tăng cường quan hệ đối tác với Hoa Kỳ.

Theo CSIS, Hoa Kỳ cần tuyên bố rõ ràng là sẽ tự xem xét nghĩa vụ của mình để thực hiện Hiệp ước phòng thủ chung, được ký với Philippines, nếu Trung Quốc có các hành động nhắm trực tiếp vào binh sĩ Philipines hoặc gây tổn hại cho lực lượng này, ở Thái Bình Dương và các quần đảo trong vùng. Tài liệu kêu gọi Mỹ dựa vào Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines để phát triển căn cứ quân sự tại vịnh Oyster, trên đảo Palawan, và qua đó, triển khai ngay lập tức binh sĩ Mỹ ở Biển Đông.

Cuối cùng, CSIS ủng hộ việc thiết lập thêm các cơ sở do thám trong khu vực nhằm giám sát tình hình trong toàn bộ vùng biển này.

Đối với CSIS, để răn đe có hiệu quả các hành động hung hăng của Trung Quốc, thì cần làm cho Bắc Kinh hiểu được là họ sẽ « phải trả giá ».

Trung Quốc và một số chuyên gia thân Bắc Kinh phê phán tài liệu này và cho rằng các khuyến cáo của CSIS có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Trong khi đó, nhiều nhà phân tích khác nhấn mạnh là sự mềm yếu, lưỡng lự của Hoa Kỳ càng khuyến khích Trung Quốc hung hăng và gây nghi ngờ về cam kết của Washington trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh và đối tác, cũng như cho tự do an toàn hàng hải trong vùng.

Tài liệu của CSIS về chính sách của Mỹ ở Biển Đông được coi là bán chính thức. Theo một số nguồn tin, có thể Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ nêu nội dung bản báo cáo này nhân Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), được tổ chức vào ngày 10 tháng tại Miến Điện.

MỌI RỢ !!!!!!!

Chỉ ở chế độ cộng sản mới có bọn người coi cái túi tiền cuả mình là sức mạnh vô địch, mặc kệ người chung quanh và nhất là mặc kệ cái gọi là "danh dự" cuả đất nước! Thử hỏi làm sao có thể sống chung với những hạng người mà một chút ý thức về vệ sinh nơi công cộng cũng không có, như những người Hoa lục (TC) trên chuyến bay Bắc Kinh - Detroit này? 


VNcs dần dần rồi cũng sẽ bị lây những "đức tính" ấy. Hiện tại thì miền Nam VN tức là VNCH còn giữ được chút nề nếp cũ, chút thanh lịch, hương thơm trước 75, mong rằng miền Nam hãy cố gắng mà duy trì những cái tốt đẹp học được từ nhà trường cũ , đừng để đến khi quá nhiễm độc thì không còn cách chữa trị nữa. 
"Văn hoá" chửi thề, văng tục bừa bãi ở miền Bắc đã trở thành cơm bữa, thành thói quen. "Văn hoá" túm tóc, xé áo đánh nhau ngoài đường phố cuả thanh thiếu niên , học sinh, sinh viên Hà Nội đã thành nếp, làm cho Hà Nội ngày nay, dưới sự nãnh đạo tài tình cuả các đỉnh cao biến thành ra một bãi rác, một vũng lầy (chưa kể đến chuyện Hà Lội ngập lước vào mùa mưa đấy) chứ không phải là thủ đô ngàn năm văn vật cuả những ngày xưa, những ngày mà bóng dáng mấy chú vẹm chưa xuất hiện (trước 1954). Buồn thay cho dân tộc VN!

HY

 Không nói, không làm, không viết
 Những gì có lợi cho cộng sản 


Ông Việt cộng Nguyễn Mạnh Tường- BS.Trần Văn Tích

Sinh năm 1932 tại làng Quảng Lượng, Quảng Trị. Bác sĩ Y khoa, hiện định cư tại Đức,Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong.

Ông Việt cộng Nguyễn Mạnh Tường


Cộng sản tàn ác, thâm hiểm, đểu cáng. Vì vậy phải chống nó. Chừng nào còn cộng sản thì còn phải chống. Chống một cách tự nhiên. Không thể bảo rằng cải cách ruộng đất, thảm sát Mậu thân, tù đày khổ sai, đánh tư sản mại bản v.v..đã thuộc về quá khứ; giờ chẳng cần nhắc nhở nữa. Và nên để cho những con người lịch sử dính dáng đến các tội phạm lịch sử ngủ yên với lịch sử.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và bà Tống Lệ Dung năm 1937.

Suy nghĩ như thế tỏ ra nông cạn, hời hợt; nếu không là thiên cộng, theo cộng. Biết bao nhiêu trí thức đã tiếp tay cho tội ác các đảng cộng sản. Lẽ ra, sau khi chế độ cộng sản cáo chung ở châu Âu, phải không còn đầu óc bình thường nào thuộc cộng đồng người Việt lưu vong đi theo cộng sản nữa, một khi đã học được bài học lịch sử nhãn tiền.
Nhưng thực tế trái ngược hẳn. Có kẻ đào tẩu trối chết tháng tư 75 sang được Mỹ bây giờ quay trở lại Hànội cùng bầy cộng nô hát bài hát của Phạm TuyênCó kẻ no cơm rững mỡ trên đất Hoa Kỳ bỗng dưng cho đăng bài báo tán dương cộng phỉ, mạ lỵ chế độ quốc gia, bêu riếu Quân lực Việt Nam Cộng Hoà để rồi có người hết sức vận dụng kiến thức luật học nhằm bênh vực cho hành động đốn mạt đó. Các thành phần dân tộc vừa kể đang sống đoạn đời chống đối, phá hoại ngày nào của những Jane Fonda, Simone de Beauvoir. Nhưng nếu Jane Fonda đã tự thú trong My life so far (2003) : All of us were deceived; nhưng nếu Simone de Beauvoir đã cảm thán trong Mémoires d'une jeune fille rangée (1958) : J'ai été flouée thì có một số những kẻ gọi là có học (có thể là trí thức) người Việt vẫn đang dốc lòng dốc sức làm lợi cho Việt cộng. Họ chưa sống đến thời điểm để mà nhìn trở lại và thấy là mình deceived, mình floué. Họ rất cần một bài học. Bài học đó, nhân vật lịch sử Nguyễn Mạnh Tường có thể cung cấp miễn phí cho họ.

Thái Thanh 80 tuổi hát

Thật thương ...
Bệnh Alzheimer không làm người danh ca quên cái nghiệp cầm ca...
Mời xem
Lê Ngọc Tuý Hương


VIỆT NAM CHƯA HẲN MẤT NƯỚC NHƯNG ĐÃ MẤT GIÒNG HỌ

Thủ đoạn đồng hóa của Trung Cộng tại VN. 
Dân tộc Việt Nam từ khi lập quốc đến nay chưa bao giờ xảy ra tình trạng này, chỉ có trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của cộng sản với chính sách trăm năm trồng người của Hồ Chí Minh mới có tội ác như câu chuyện thật kể ra dưới đây. 

Chuyện như thế này:

Trong một chuyến về Sài Gòn vào đầu tháng 4 năm nay (2014) vợ tôi có đến thăm hai người cháu, một trai và một gái, con của một bà chị trong họ. Cậu trai 32 tuổi và cô gái 27 tuổi, cả hai đều được nuôi ăn học đàng hoàng (tốt nghiệp đại học 4 năm), có công ăn việc làm tốt ở Sài Gòn. Họ đều đã lập gia đình cách đây vài năm và đã có con. Dì cháu lâu ngày gặp nhau mừng mừng tủi tủi, trong câu chuyện hàn huyên vợ tôi ôm đứa con trai của người cháu trai và hỏi nó rằng:

- Con tên chi?

Đứa bé trả lời:

- Dạ, con tên Miêu Văn Dũng ạ.

Vợ tôi tưởng mình nghe lộn nên hỏi lại:

- Ủa, con họ chi?

Đứa bé trả lời:

- Dạ, con họ Miêu ạ.

Vợ tôi ngạc nhiên, ngước mặt lên hỏi cha của nó:

- Sao lạ vậy, con họ Nguyễn mà tại sao con của con họ Miêu? Người Việt mình làm gì có họ Miêu hả con?

Biết vợ tôi ngạc nhiên, cậu cháu vội giải thích một tràng như sau:

-Dì à, đó là con cho nó lấy họ mẹ, vợ của con gốc người Hoa họ Miêu. Con không được may mắn bằng em của con, nó lấy thằng em của vợ con nên con nó sinh ra không cần phải lấy họ mẹ vẫn có được họ Tàu.

Vợ tôi bực mình hỏi lại:

- Sao lạ vậy, mình là người Việt Nam tại sao phải lấy họ Tàu?

Cậu cháu trả lời:

- Dì ở nước ngoài lâu quá nên không biết đó thôi, chứ ở đây (Việt Nam) thanh niên nam nữ khi lớn lên lập gia đình đều muốn con của mình mang họ Tàu để sau này có tương lai hơn! Dì không thấy sao? bây giờ ở nước mình đi đến đâu cũng thấy Tàu, công ty, hãng xưởng đa số là của người Tàu. Mang họ Tàu đi xin việc, làm giấy tờ gì cũng dễ dàng và được nể, vì tụi con cũng vì tương lai của mấy cháu đấy thôi.

Nghe người cháu phân bua như vậy vợ tôi gằn giọng:

- Thì ra là vậy, như vậy thì hết đời tụi bây, giữa tao và con của tụi bây coi như không bà con, dòng họ gì nữa rồi phải không?

Biết vợ tôi tức giận, cậu cháu vội giả lả:

- Dì nói vậy thôi, chứ họ gì thì họ, bà con vẫn cứ bà con mà dì. Dì thấy không, cô Đại sứ Du lịch Việt Nam Trần Thị Thanh Nhàn cũng lấy tên Tàu là Lý Nhã Kỳ mà được trọng vọng, nên danh nên phận và giàu có đó, có sao đâu.

Vợ tôi buột miệng nói:

- Vậy sao.

Nhận thấy không khí có vẻ nặng nề và ngượng nghịu, vợ tôi vội vàng kiếm cớ bận rộn công việc để từ giã hai đứa cháu. Trên đường về bâng khuâng tự hỏi:

- Không biết mình có còn chúng nó hay không!

A US-Vietnam Alliance? Not So Fast.

A US-Vietnam Alliance? Not So Fast.
Image Credit: REUTERS/Yuri Gripas
The recent tactical withdrawal of a giant Chinese oil rigfrom waters claimed by both Beijing and Hanoi does not herald a change in China’s strategy of staking out claims in large swaths of the South China Sea that have bedeviled the two ideologically communist allies over the past years. The retreat has come at a convenient juncture for the pro-Chinese faction of the Vietnamese Communist Party to preempt any planned legal action against China and thwart the highly-anticipated alliance with the U.S.

Bốn giai đoạn trong nhận thức về phe địch và phe ta

Nguyễn Trần Sâm
03-07-2014
Cách đây gần một thế kỷ, vào năm 1917, trên hành tinh của chúng ta xuất hiện một nhà nước đầu tiên không theo các hình thái đã từng tồn tại từ trước đến khi đó. Nó được dựng nên tại nước Nga bởi đảng Bolshevik của Vladimir Ilyich Ulyanov (Lenin). Đến năm 1922 thì Nga cũng với một số nước nhỏ hơn thành lập Liên Bang Soviet, và gần cuối thế chiến II thì liên bang này bao gồm 15 nước cộng hòa.

Cứu Agribank để tránh sụp đổ dây chuyền

Văn phòng một chi nhánh Agribank
Văn phòng một chi nhánh Agribank
(Photo Anh Quân/ảnh minh họa)















Tổng nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn Agribank khoảng 40.000 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1/4 tổng nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Kiểm toán Nhà nước vừa chính thức báo động tình trạng nguy ngập của Agribank.  Những giải pháp nào có khả năng được nhà nước thực hiện để cứu ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam khỏi bị sụp đổ và gây ảnh hưởng dây chuyền.
Cần bao nhiêu bài học Vinashin, Vinalines nữa
Nếu để cho Agribank phá sản thì chính phủ phải đợi một thời gian nữa. Phải tới ngày 1/1/2015 Luật Phá sản sửa đổi bổ sung mới có hiệu lực thi hành. Luật mới có nội dung qui định vấn đề phá sản của các tổ chức tín dụng.

Quốc Tế Vận: Hơn Hai Năm, Nhìn Lại Và Tri Ân - Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 4 tháng 8, 2014
Những lời dưới đây tôi xin gửi đến những ai đã góp phần vào công cuộc quốc tế vận cho dân tộc và quê hương trong gần hai năm rưỡi qua. Trong đó có hàng nghìn người đã tham gia các cuộc tổng vận động rầm rộ ở Quốc Hội và Toà Bạch Ốc; có biết bao mạnh thường quân đã tài trợ cho những bạn trẻ tham gia hay thuê xe buýt cho người cao niên; có rất nhiều những nhà hảo tâm đã giúp vật thể và nhân lực cho ban tổ chức; có nhiều chục tờ báo và đài phát thanh và truyền hình đã đưa tin; có cả một đội ngũ chuyên viên về tin học cũng như biên soạn và dịch thuật ở rải rác các nơi âm thầm hỗ trợ; có cả trăm đồng hương đến từ Canada, Đức, Nhật,Úc... để yểm trợ; và có không đếm xuể những người đã cổ suý, chuyển tin cho thân hữu về công cuộc quốc tế vận này.
Từ khởi đầu tháng 3 năm 2012, chúng ta đã đi những bước dài và đạt nhiều thành quả. Chúng ta đã có những đóng góp thiết thực và đích đáng cho dân tộc đang ngập chìm trong tăm tối và giang sơn đang nguy khốn trước hoạ ngoại xâm. Một cách tóm lược, trong hơn hai năm ấy, chúng ta đã cùng nhau thực hiện 4 cuộc tổng vận động nhắm vào Quốc Hội và Hành Pháp Hoa Kỳ, với những kết quả cụ thể:
- Tổng cộng đã có liên tiếp 8 buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam: 11/04/2013, 18/04/2013, 04/06/2013, 05/06/2013, 01/08/2013, 16/01/2014, 25/03/2014 và 09/07/2014. Chưa bao giờ có sự chú ý đến như vậy từ Quốc Hội Hoa Kỳ về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam.

 

Với Dân Biểu John Kline, ngày 15 tháng 7, 2014

U.S. general killed, other troops wounded in Afghanistan attack, say U.S. officials - CNN


(CNN) -- An American general was killed Tuesday after a shooter wearing an Afghan military uniform opened fire at a training facility in Kabul, U.S. officials told CNN's Jim Sciutto.
At least 15 coalition troops, including other Americans, were wounded in the attack at Camp Qargha, Sciutto was told.
Earlier the German military said one person was killed and 14 were injured. One of those wounded was a German brigadier general. The German military said the incident occurred during a "key leader" event.
The Afghan Defense Ministry described the shooter as a "terrorist" and said Afghan soldiers shot him dead.
NATO's International Security Assistance Force said the incident took place between local Afghan and ISAF troops.
In the past, people dressed as Afghan security forces have attacked coalition forces who have worked to thwart such violence.

Biển Đông : Mỹ Trung 'dàn trận' trước diễn đàn an ninh ARF


Reuters

Trọng Nghĩa
Ngày 10/08/2014, hội nghị cấp ngoại trưởng thường niên của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN – ARF họp lại tại Miến Điện. Biển Đông chắc chắn sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự. Trong những ngày gần đây, cả Bắc Kinh lẫn Washington đều có những động thái nhằm khẳng định lập trường để gây thanh thế trước lúc hội nghị mở ra.

Vấn đề được cho là sẽ được nêu bật tại Diễn đàn ARF là các hành động trong thời gian gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bị tố cáo là khiêu khích và gây mất ổn định trong vùng khi tìm cách thay đổi hiện trạng Biển Đông theo chiều hướng có lợi cho Bắc Kinh.
Các hành động đó đi từ việc đẩy mạnh các công trình xây dựng trên các hòn đảo, bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm từ tay các láng giềng Việt Nam và Philippines từ nhiều năm qua, cho đến việc phong tỏa, đe dọa phong tỏa các thực thể hiện đang do các quốc gia Đông Nam Á kiểm soát, mà ví dụ cụ thể nhất là trường hợp bãi Cỏ Mây – Second Thomas Shoal – nơi đang có quân đội Philippines đồn trú.

Nhật tố cáo « hành động nguy hiểm » của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông


Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo. Ảnh chụp ngày 01/07/2014
Thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo. Ảnh chụp ngày 01/07/2014
REUTERS/Issei Kato

Trọng Nghĩa
Ngày 05/08/2014, Nhật Bản cảnh cáo các « hành động nguy hiểm » trên không và trên biển của Trung Quốc tại vùng Biển Hoa Đông, có thể mang lại những « hậu quả không mong muốn ». Tokyo đồng thời tố cáo các động thái quyết đoán phi pháp của Bắc Kinh trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển.


Bài Thơ Cho Mẹ - Nguyễn Văn Hà (Melbourne)

image

Nhịp Sống Quanh Ta do Vietv thực hiện, Phỏng Vấn Nhà Báo NLG73 - Lê Phú Nhuận

Tập thể tị nạn cộng sản

Thế hệ già đang nhạt phai dần (fade away!)
Thế hệ hai, ba … đang tiến lên.
Đôi kẻ ham tiền, ôm chân giặc
Rất nhiều bạn trẻ vẫn hiên ngang
Tay phất cao cờ chính nghĩa màu vàng
Chống cường bạo chỉ vì Dân, vì Nước …


[NLG73- Lê Phú Nhuận]

Mời nghe cuộc hội luận về :
Tuổi Trẻ & Cộng Đồng
Nhịp sống quanh ta 24-07- 2014