Tuesday 27 October 2015

Hệ thống tác chiến trên chiến hạm Mỹ USS Lassen ở Trường Sa



Với khả năng cơ động cao, hệ thống vũ khí tấn công mạnh và nhiều lớp phòng thủ hiện đại, USS Lassen rất thích hợp để thực hiện sứ mệnh tuần tra trên biển. 

he-thong-tac-chien-tren-chien-ham-my-trien-khai-o-truong-sa
Tàu khu trục trang bị hỏa tiễn USS Lassen tuần tra trên biển. Ảnh: Wikimedia
Ngày 27/10, các giới chức quốc phòng Mỹ cho biết tàu khu trục USS Lassen của hải quân nước này tiến đến gần đá Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành các đảo nhân tạo từ năm 2014, Reuters đưa tin. Đây được coi là hành động cụ thể, quyết liệt nhất của Mỹ nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

USS Lassen là tàu khu trục trang bị hỏa tiễn Aegis lớp Arleigh Burke của hải quân Mỹ, bắt đầu được chế tạo từ năm 2001. Nằm trong số 33 tàu khu trục hỏa tiễn lớp Arleigh Burke mới nhất của hải quân Mỹ, USS Lassen (số hiệu DDG 83) là một trong những loại tàu chiến có sức mạnh tác chiến đáng nể nhất, theo Navy Technology.

Tàu khu trục USS Lassen được trang bị hệ thống tác chiến Aegis, tích hợp toàn bộ các cảm biến và vũ khí trên tàu vào một hệ thống kiểm soát thống nhất để chống lại các mối đe dọa từ hỏa tiễn diệt hạm của đối phương.

Hệ thống tác chiến Aegis gồm có 4 bộ phận khác nhau, gồm radar đa năng AN/SPYT-1, hệ thống chỉ huy và ra quyết định (CDS), hệ thống hiển thị Aegis (ADS), và hệ thống kiểm soát vũ khí (WCS). Toàn bộ các dữ liệu do radar và các cảm biến trên tàu thu thập được đều được chuyển tới hệ thống chỉ huy qua vệ tinh, để người chỉ huy kịp thời nhận định tình hình và ra quyết định. Mệnh lệnh của người chỉ huy được truyền tới các màn hình hiển thị để bộ phận tác chiến lựa chọn vũ khí và có những hành động chiến đấu ngay lập tức.

Tàu dài 155 mét này được trang bị 56 hỏa tiễn Tomahawk của Raytheon, trong đó có cả hỏa tiễn tấn công mặt đất được dẫn đường bằng hệ thống định vị, và hỏa tiễn chống hạm dẫn đường bằng quán tính. Loại tên lửa hành trình này có thể được lập trình mục tiêu ngay trên tàu, xác định mục tiêu trong khi bay.

Ngoài ra, tàu khu trục lớp Arleigh Burke còn được trang bị hỏa tiễn hải đối không Standard SM được dẫn đường bằng quán tính hoặc mệnh lệnh. Tất cả các loại hỏa tiễn này đều được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng MK41 của Lockheed Martin. Hỏa tiễn SM-3 sử dụng đầu đạn động năng dựa trên công nghệ va chạm để tiêu diệt (hit-to-kill) để chống lại các loại hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Để chống lại tàu chiến của đối phương, những tàu khu trục lớp Arleigh Burke như USS Lassen được trang bị 8 hỏa tiễn hải đối hải Harpoon và hệ thống chống tầu ngầm ASROC. Ngoài ra, tàu còn có 6 ống phóng ngư lôi 324 mm MK32, có thể phóng ra các loại ngư lôi tự dẫn chống ngầm thụ động/chủ động.

Khẩu pháo MK45 cỡ nòng 127 mm được trang bị hệ thống ngắm quang điện tử Kollmorgen ở phía trước tàu có thể tiêu diệt tàu nổi, máy bay của đối phương và bắn phá các mục tiêu trên bờ biển để hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ.

he-thong-tac-chien-tren-chien-ham-my-trien-khai-o-truong-sa-1
Pháo MK45 trên tàu USS Lassen khai hỏa. Ảnh: US Navy

Pháo MK45 có khả năng nạp đạn tự động, cơ chế kiểm soát bắn hoàn toàn tự động, có thể bắn hết cơ số đạn 20 viên trong khoảng một phút.

Khả năng tự vệ

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tuần tra trên biển, USS Lassen có thể phải đối mặt với các hành động khiêu khích, thậm chí là va chạm và hành vi thù địch của đối phương. Để tự bảo vệ mình, USS Lassen được trang bị các công nghệ phòng thủ rất hiện đại.

Gần như toàn bộ con tàu (ngoại trừ hai ống khói bằng nhôm) đều được làm bằng thép cứng, trong đó những khu vực trọng yếu được bảo vệ bằng hai lớp thép và lớp giáp Kevlar. Tàu cũng được trang bị các thiết bị bảo hộ để có thể tự bảo vệ trước chiến tranh hạt nhân, hóa học và sinh học.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke sử dụng các hệ thống radar hiện đại để liên tục tìm kiếm, phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và kiểm soát hỏa lực. Bộ cảm biến thủy âm SQQ-89 trên tàu chịu trách nhiệm chống lại các mối đe dọa đến từ tàu ngầm và thủy lôi của đối phương.

Khi phát hiện hỏa tiễn hay ngư lôi của đối phương phóng tới, hệ thống tác chiến điện tử trên tàu sẽ phát tín hiệu cảnh báo và có những hành động tự vệ kịp thời, chẳng hạn như bắn pháo sáng và mồi nhiệt để đánh lừa hỏa tiễn tầm nhiệt của địch, hay phóng rocket để dụ hỏa tiễn địch ra xa tàu.

USS Lassen được trang bị hệ thống bắn pháo sáng 6 nòng Sippican SRBOC để chống hỏa tiễn và hệ thống bẫy AN/SLQ-25A để loại trừ mối đe dọa từ ngư lôi của địch.

Ngoài ra, trên tàu còn có hỏa tiễn Sea Sparrow do Raytheon sản xuất. Đây là loại hỏa tiễn phòng thủ tối tân chuyên dùng để tiêu diệt các loại hỏa tiễn chống hạm của đối phương nhờ khả năng dẫn đường của radar AN/SPY-1D.

Khả năng phòng thủ tầm gần của con tàu được hoàn thiện bởi hai khẩu pháo 6 nòng Phalanx MK15 cỡ 20 mm có khả năng bắn cực nhanh để tiêu diệt những quả tên lửa xuyên qua được hệ thống phòng thủ vòng ngoài.

Tàu USS Lassen được trang bị 4 động cơ turbine khí GE LM 2.500, mỗi động cơ có công suất tới 33.600 mã lực, giúp nó có thể cơ động rất linh hoạt trên biển với vận tốc tối đa gần 60 km/h.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, với khả năng cơ động nhanh, tấn công và phòng thủ mạnh, tàu USS Lassen rất thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên biển. Hồi tháng 7, các giới chức hải quân Mỹ cho biết tàu USS Lassen đã phối hợp với tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth tuần tra trên Biển Đông nhằm "thể hiện cam kết của hải quân Mỹ đối với khu vực Ấn -Á - Thái Bình Dương, đồng thời chứng tỏ khả năng hoạt động tự do trên biển của Mỹ".

Angry China shadows U.S. warship near man-made islands



A U.S. guided-missile destroyer sailed close to one of China's man-made islands in the South China Sea on Tuesday, drawing an angry rebuke from Beijing, which said it had tracked and warned the ship and called in the U.S. ambassador to protest.

The USS Lassen's patrol was the most significant U.S. challenge yet to the 12-nautical-mile territorial limits China claims around artificial islands it has built up in the Spratly archipelago as Beijing exercises its growing maritime power.
Washington's move followed months of deliberation by the administration of President Barack Obama and could ratchet up tension in one of the world's busiest shipping lanes and increase strains in U.S.-China relations.
A U.S. defense official said the Lassen also went within 12-mile limits of features in the disputed sea claimed by Vietnam and U.S. treaty ally, the Philippines. They said such "freedom-of-navigation" patrols were expected to become more frequent.
The U.S. destroyer sailed within 12 nautical miles of Subi Reef, an artificial island built up by China in the past year.
A Chinese guided-missile destroyer and a naval patrol ship shadowed and gave warnings to the U.S. warship "according to law", China's Defense Ministry said.
The U.S. patrol was a "coercive action that seeks to militarize the South China Sea region" and an "abuse" of freedom of navigation under international law, it added.
U.S. Defense Secretary Ash Carter, testifying on Tuesday to the Senate Armed Services Committee, initially would only say the U.S. Navy had conducted operations in the South China Sea. But under questioning from lawmakers, he said the USS Lassen had passed within 12 miles of a Chinese artificial island.
China's Vice Foreign Minister Zhang Yesui summoned U.S. Ambassador Max Baucus, telling him that the patrol was "extremely irresponsible," the Foreign Ministry said. It earlier said the USS Lassen "illegally" entered waters near islands and reefs in the Spratlys without the Chinese government's permission.
"China will resolutely respond to any country's deliberate provocations," the ministry said in a statement that gave no details on precisely where the U.S. ship sailed.
Foreign Ministry spokesman Lu Kang told a daily briefing that if the United States continued to "create tensions in the region," China might conclude it had to "increase and strengthen the building up of our relevant abilities".
Lu did not elaborate, except to say he hoped it did not come to that, but his comments suggested China could further boost its military presence in the South China Sea.
In Washington, U.S. State Department spokesman John Kirby told a regular briefing that "Setting this aside, the U.S.-China relationship is vitally important and one we want to see continue to improve and to grow for the benefit of both our countries, not to mention the region."
SAFE DISTANCE
The U.S. defense official said the Lassen was followed at a safe distance by a Chinese ship and no incidents were reported during the 72-mile passage.
"I would expect that this becomes a regular operation in the South China Sea," the official said. "This type of operation shouldn't be seen as provocative."
The official said the Lassen had been followed for weeks by Chinese vessels before the patrol.
Subi and nearby Mischief Reef were submerged at high tide before China began a dredging project to turn them into islands in 2014.
Under the U.N. Convention on the Law of the Sea, 12-nautical mile limits cannot be set around man-made islands built on previously submerged reefs.
Pentagon officials say the United States regularly conducts freedom-of-navigation operations around the world to challenge excessive maritime claims. The U.S. Navy last went within 12 miles of Chinese-claimed territory in the Spratlys in 2012.
China traveled within 12 nautical miles of the U.S.
controlled Aleutian Island about six weeks ago, the defense official said.
The White House says Washington has made clear to Beijing, even during last month's visit by President Xi Jinping, that the United States would fly or sail anywhere that international law allows and stressed the importance of the South China Sea for commerce.
Asked on Tuesday about the patrol, White House spokesman Eric Schultz said he could not discuss details about military operations, but added: "Our freedom of navigation operations do not assert any specific U.S. rights."
The patrol was carried out just weeks before a series of Asia-Pacific summits that Presidents Obama and Xi were expected to attend.
China claims most of the South China Sea, through which more than $5 trillion of world trade passes every year. Vietnam, Malaysia, Brunei, the Philippines and Taiwan have rival claims.
The Philippines, a vocal critic of China's activities in the South China Sea, welcomed the U.S. action.
CHINA'S AMBITIONS
A range of security experts have said Washington's freedom-of-navigation patrols would have to be regular to be effective, given Chinese ambitions to project power deep into maritime Southeast Asia and beyond.
"By using a guided-missile destroyer, rather than smaller vessels ... they are sending a strong message," said Ian Storey, of Singapore's Institute of South East Asian Studies. "They have also said, significantly, that there will be more patrols – so it really now is up to China how it will respond."
Some experts have said China would likely resist attempts to make such U.S. actions routine. China's navy could for example try to block or attempt to surround U.S. vessels, risking an escalation.
Zhu Feng, executive director of the China Centre for Collaborative Studies of the South China Sea at Nanjing University, said he expected Beijing to limit its response as it ultimately did not want confrontation. "Both sides will be quite verbal but real actions, I hope, will show signs of exercising restraint," Zhu said.
Washington worries that China has built up its outposts with the aim of extending its military reach in the South China Sea. China says they will have mainly civilian uses and undefined defense purposes.
Xi surprised U.S. officials after a meeting with Obama in Washington last month by saying that China had "no intention to militarize" the islands.
Even before that, however, satellite photographs had shown the construction of three military-length airstrips by China in the Spratlys, including one each on Subi and Mischief reefs.
(Reporting by Andrea Shalal, Yeganeh Torbati and David Brunnstrom in Washington and Ben Blanchard and Michael Martina in Beijing; Additional reporting by Tim Kelly in Tokyo, Grego Torode in Hong Kong and Lincoln Feast in Sydney; Writing by Dean Yates and Alex Richardson; Editing by Robert BirselIan Geoghegan and Grant McCool)


Fiery Cross reef, located in the disputed Spratly Islands in the South China Sea, is shown in this handout Center for Strategic and International Studies (CSIS) Asia Maritime Transparency Initiative satellite image taken September 3, 2015 and released to Reuters October 27,...

Thuy Trang Nguyen