Friday 9 October 2015

Lợi và Hại của ĐƯỜNG đối với cơ thể như thế nào? Đỗ Đức Ngọc

PHẦN I : ĐƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ :

Theo đông y, ĐƯỜNG rất quan trọng cho sự sống của con người, ngoài chức năng làm gia vị cho thực phẩm chế biến những thức ăn ngon miệng khi được pha chế những chất mặn, ngọt, chua, cay, đắng vào thức ăn như gừng, hành, tiêu, tỏi, mắm, muối, nước tương, chanh, ớt, đường...tùy theo món ăn làm cho ăn ngon. Đường cũng là chất cần ưu tiên số một để kích thích các cơ co bóp bao tử là cơ quan đầu tiên của bộ máy tiêu hóa, giúp bao tử tăng nhiệt thành thấp nhiệt để chuyển hóa thức ăn chín nhừ nhuyễn, gọi là dưỡng trấp, để các cơ quan khác chuyển hóa thành chất bổ nuôi tế bào.

Tuy nhiên tỷ lệ đường-huyết trong cơ thể cũng phải có giới hạn, không thừa không thiếu, nếu cơ thể không hấp thụ và chuyển hóa được đuòng sẽ trở thành thừa dư đường hyperglycemia mà tây y gọi là bệnh Tiểu đường, còn nếu cơ thể thiếu trở thành bệnh thiếu đường hypoglycemia. Cả hai loại đều là bệnh.

Theo lý thuyết đông y, bệnh thừa đường là bệnh tiểu đường gây ra biến chứng thấp nhiệt trong máu dễ gây ra hoại tử tế bào da, phải cưa chân tay nơi da chết rách nứt lở loét, trong máu nhiệt dễ nhiễm trùng máu, làm giãn nở ống máu, làm mờ mắt hư võng mạc, làm tăng áp huyết, hư thận, hở van tim, nóng gan sinh mụn nhọt có mủ...

Bệnh thiếu đường do kiêng ăn đường, do uống thuốc hạ đường, cơ thể không đủ đường giúp bao tử co bóp thức ăn, cơ tim co bóp yếu, làm bao tử không đủ nhiệt độ thấp nhiệt để làm chín mục nhừ thức ăn thành chất lỏng, thức ăn không tiêu, còn nguyên trong bao tử thì bao tử chỉ giống như thùng rác chứa thức ăn hôi thối gây ra bệnh trào ngược thục quản, ợ hơi, bướu cổ, mắt mù, mất trí nhớ, tế bào bị thoái hóa làm teo bắp thịt, rỗng xương, chân tay yếu vô lực, thần kinh co giật, teo thần kinh thị giác, thức ăn không chuyển hóa ra máu, cơ thể thiếu máu, trầm cảm, suy nhược, suy dinh dưỡng....

Như vậy ĐƯỜNG rất quan trọng giúp bộ máy tiêu hóa chuyển hóa và hấp thụ thức ăn thành máu, nên không thể thiếu, thiếu cũng thành bệnh nguyên nhân do thiếu đường, thừa cũng thành bệnh nguyên nhân do dư đường.

Điều quan trọng làm sao chúng ta biết cách giữ mức đường-huyết cho cơ thể không bị bệnh về đường. Do đó chúng ta phải nhờ đến công lao nghiên cứu của ngành tây y trải qua những thử nghiệm, tìm ra phương pháp thử máu, thử đường, để cho ra một giới hạn khi dùng đường trong thức ăn uống hợp lý.

PHẦN II : TIÊU CHUẨN ĐỊNH BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THEO TÂY Y.

Bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa đường từ thức ăn, do chức năng chuyển hóa của tỳ-vị (lá lách và bao tử) thiếu chất insulin.

Thiếu đường hoặc dư đường trong máu làm rối loạn chức năng ở các cơ quan, và các mạch máu lớn và mao mạch.

Tây y chẩn đoán bệnh tiểu đường, thử ở mức đói sáng ngủ dạy chưa ăn gì, hoặc thử tại chỗ, cho bệnh nhân uống 75g đường glucose (12 thìa cà phê) rồi 2 giờ sau thử đường, gọi là thử tiêu chuẩn mức no.

Ủy Ban Quốc Gia về bệnh tiểu đường đã đưa tiêu chuẩn áp dụng trên toàn thế giới, đã thay đổi tiêu chuẩn 4 lần :

1- Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường năm 1979 :

a-Đường lúc đói cao hơn hay bằng 140mg/dL (7.8mmol/l), phải thử hai lần vào 2 lúc đói khác nhau.

b-Đường lúc no, thử lúc bất kỳ cao hơn hay bằng 200mg/dL (11.1mmol/l).

Hoặc cho uống 75g đường glucose, đợi sau 2 giờ thử đường cao hơn 200mg/dL, nhưng khi đói lại thấp hơn 140mg/dL thường xuất hiện ở những đàn ông bị bệnh bất lực hay sản phụ sinh con nặng hơn 4kg, hoặc nhiễm nấm âm đạo.

Tiêu chuẩn này KCYĐ đang áp dụng.

2-Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường năm 1998

Uỷ Ban các chuyên gia về chẩn đoán và phân loại bệnh Tiểu Đường (The Expert Committee on Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus) đã công bố tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại mới của bệnh Tiểi Đuòng tại hội nghị thường niên của Hội đái tháo đường Mỹ (ADA) ở Boston. Tổ chức Y Tế Thế Giới công nhân vào năm 1998.

a-Đường-hutết lúc đói cao hơn hay bằng 126mg/dL sau 1 đêm nhịn đói hay sau 8 giờ không ăn, phải thử 2 lấn khác nhau. (thấp hơn tiêu chuẩn cũ)

b-Đường-huyết thử lúc bất kỳ cao hơn hay bằng 200mg/dL (giống tiêu chuẩn cũ)
Thêm 2 tiêu chuẩn :

c-Rối loạn đường-huyết lúc đói : 110-125mg/dL ( 6-6.9mmol/l)
d-Rối loạn đường-huyết lúc no : 140-199mg/dL (7.8-11mmol/l)

Như vậy người không có bệnh tiểu đường lúc đói phải thấp hơn 110mg/dL (dưới 6mmol/l)
Lúc no, hay sau khi uống 75g đường glucose rồi thử thấp hơn 140mg/dL là chuyển hóa tốt bình thường không có bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân hạ thấp tiêu chuẩn đường-huyết :

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người nào có đường-huyết lúc đói thấp hay bằng 140mg/dL thì khi no lại cao hơn 200mg/dL, theo thống kê có khoảng 33% những người như thế lại không được chẩn đoán là có bệnh tiểu đường ? Như vậy đã bỏ sót nhiều người.

Tại sao lại lấy ngưỡng đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200mg/dL và mức đường huyết đói ≥ 126 mg/dL là có bệnh Tiểu đường?

Khi theo dõi sự thay đổi của đáy mắt với mức đường khi no cao trong khoảng 190- 200mg/dL, và khi đói trong khoản 120-130mg trở lên, thì tỷ lệ bệnh võng mạc tăng lên.
Trong nghiên cứu thấy tỷ lệ mới mắc bệnh mạch vành gây tử vong có mức đường-huyết lúc đói cao hơn 125mg/dL khi đói và khi no cao hơn 140mg/dL. Nhưng không thấy biến chứng mạch máu lớn và mao mạch.

Khi theo tiêu chuẩn mới này thì không cần phải xét nghiệm pháp dung nạp đường 75g sau 2 giờ, gây tốn kém thời gian và tiền bạc, và sẽ không bỏ sót các trường hợp bệnh tiểu đường không được chẩn đoán.

3-Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường năm 2003 :

Năm 1997, Ủy ban các chuyên gia về bệnh tiểu đường định nghĩa rối loạn đường-huyết đói : 110-125mg/dL (6.0-6.9mmol/l) và năm 2003 WHO và nhiều Hiệp Hội về bệnh tiểu đường không chấp nhận đền nghị này.

4-Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường năm 2010 :

Tháng 1/2010 với sự đồng thuận của các úy ban quốc gia các nuớc công bố tiêu chuẩn mới, đưa cách thử HbA1c thử máu trong phòng thí nghiệm, vào tiêu chuẩn, và lấy tiêu chuẩn HbA1c là cao hơn hay bằng 6,5%, đó là cách thử Glycohemoglobin. Nhưng không áp dụng cho trường hợp có bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu, vì kết qủa sẽ không chính xác, nên lại phải dựa vào tiêu chuẩn đói và no. Lúc đói cao hơn 126mg/dL (7.8mmol/l), lúc no cao hơn 200mg/dL (11.1mmol./l)

Nếu cả hay xét nghiệm lọt đúng tiêu chuẩn trên thì xác định bị bệnh tiểu đường, còn chỉ có một, thì phải thử lại.

Thí dụ, nếu HbA1c cao hơn hay bằng 6.5%, nhưng đường-huyết lúc đói thấp hơn 126mg/dL thì thử lại HbA1c, hay ngược lại nếu HbA1c thấp hơn mà thử đường lúc đói cao hơn thì thử lại lúc đói. Tuy nhiên 1 trong hai thử ngiệm cao hơn vẫn kết luận có bệnh tiểu đường.
Trường hợp nghi ngờ nên lập lại xét nghiệm 3-6 tháng.
Năm 2011 cơ quan WHO đã chấp nhận đưa pp thử HbA1c và thống nhất tiêu chuẩn như sau :

• Đường huyết tương lúc đói < 100 mg/dl (< 5,6 mmol/L) là đường huyết đói bình thường.
• Đường huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose< 140mg/dl (< 7,8mmol/L) là dung nạp glucose bình thường.
• HbA1c < 5,7%.

Vì sao đưa HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán Bệnh Tiểu Đường và lấy tiêu chuẩn ≥ 6,5%?

Trong báo cáo mới đây sau khi xem xét các bằng chứng và sự thiết lập của các nghiên cứu dịch tể học cho thấy tỉ lệ bệnh võng mạc gia tăng có liên hệ với HbA1c ở mức từ 6,2% - 6,5%. Ủy ban các chuyên gia Quốc tế đã đưa HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường với ngưỡng ≥ 6,5% và ADA đã khẳng định lại quyết định này. Các nghiên cứu dịch tể cho thấy có mối liên hệ giữa HbA1c và nguy cơ xuất hiện bệnh lý võng mạc tương tự như mối liên hệ giữa mức đường huyết đói và đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose.
Xét nghiệm HbA1c có nhiều tiện ích cho chẩn đoán vì không cần phải nhịn đói mà có thể thực hiện bất cứ lúc nào, lại có tính ổn định nhiều ngày mà không bị rối loạn trong giai đoạn có stress. Phân tích dữ kiện các điều tra sức khoẻ và dinh dưỡng Quốc gia cho thấy có khoảng dưới 1/3 bệnh nhân bệnh tiểu đường không được chẩn đoán ở ngưỡng HbA1c ≥ 6,5% có mức đường huyết đói ≥ 126mg/dl.

Thử nghiệm HbA1c như thế nào, để làm gì ?

Liên đoàn hiệp hội bệnh tiểu đường quốc tế khuyến cáo thử HbA1c để chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 1. loại 2. thử nghiệm náy có nhiều tên gọi khác nhau như glycated hemoglobin, hemoglobin glycosyl hóa, hemoglobin A1C và HbA1c., nó phản ảnh đường trong máu trung bình 2-3 tháng qua, tìm phần trăm của hemoglobin là một loại protein trong các tế bào máu đỏ mang oxy, được phủ một lớp đường glycated.
Khi thử nghiệm có thể ăn uống bình thường trước khi thử nghiệm, dùng kim lấy ít máu ở tĩnh mạch cánh tay gửi đến phòng thí nghiệm.

Kết qủa xếp loại như sau :

Không bị bệnh tiểu đường HbA1c từ 4,5-6%.
Những tỷ lệ % của HbA1c tương đương với máy thử đường cá nhân ở đầu ngón tay :
5% 80 mg / dL (4.4 mmol / L).
6% 120 mg / dL (6,7 mmol / L).
7% 150 mg / dL (8.3 mmol / L).
8% 180 mg / dL (10 mmol / L).
9% 210 mg / dL (11,7 mmol / L).
10% 240 mg / dL (13,3 mmol / L).
11% 270 mg / dL (15 mmol / L).
12% 300 mg / dL (16,7 mmol / L).
13% 333 mg / dL (18,5 mmol / L).
14% 360 mg / dL (20 mmol / L).

Xét nghiệm không chính xác nếu có bệnh xuất huyết, thiếu hồng cầu, làm kết quả thấp, hay thiếu máu, thiếu chất sắt, hay bệnh về máu kết qủa có thể giả cao hay gỉa thấp, và các kết qủa thử nghiệm khác nhau đôi chút ở các phòng thí nghiệm khác nhau..

Các đối tượng sau được tầm soát ở tuổi trẻ hơn và lập lại gần hơn:

• Ít vận động.
• Gia đình có trực hệ gần bị đái tháo đường.
• Là thành viên của sắc dân có nguy cơ cao.
• Nữ sinh con > 4kg/ hoặc có đái tháo đường thai kỳ.
• Tăng HA ( HA ≥ 140/90 mmHg).
• HDL < 35mg/dl và hoặc Triglycerid > 250mg/dl.
• Lần thử trước có rối loạn đường huyết đói và hoặc có rối loạn dung nạp glucose.
• HbA1c > 5,7%.
• Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang.
• Gia đình có tiền sử bệnh mạch vành


PHẦN III : NHẬN XÉT CỦA KCYĐ NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA TÂY Y :

A-ƯU ĐIỂM :
1-Có những máy móc thử nghiệm phát hiện sớm được bệnh tiểu đường.
2-Có những thuốc uống ngừa được đường huyết không bị tăng qúa cao gây ra những biến chứng của bệnh tiểu đường cao.
3-Có máy thử đường cá nhân cho những bệnh nhân để tự theo dõi thử đường-huyết mỗi ngày, để ngăn ngừa bệnh đường-huyết cao.

Để ngăn ngừa bệnh đường-huyết cao sẽ làm tăng nồng độ máu, tăng thân nhiệt vì lớp đường glycated có trong hồng cầu làm giãn những ống mạch lớn, hở van tim, và hư thận, tăng áp huyết, hỏng võng mạc làm mờ mắt.

B-KHUYẾT ĐIỂM :

1-Theo tiêu chuẩn không có bệnh tiểu đường, khi thử HbA1c thấp hơn tiêu chuẩn và thử đường bằng máy đo cá nhân thấp dưới 130mg/dL khi bụng đói và duới 140mg/dL khi bụng no. Vậy tại sao những người đuợc chẩn đoán có bệnh tiểu đường, phải uống thuốc trị tiểu đường một thời gian, hai chỉ số này thấp dưới tiêu chuẩn là khòi bệnh tiểu đường thì sao không được ngưng thuốc ?

2-Đa số những người bị bệnh tiểu đường, đã bị uống thuốc trị tiểu đường để làm hạ đường trong máu, ngoài ra họ sợ đường huyết tăng, lại kiêng không ăn đường, thì làm sao còn có bệnh dư đường, khi tự họ thử đường trên tay đã thấp, 3 tháng sau thử máu chỉ số HbA1c cũng đã thấp khiến cơ thể thiếu đường trầm trọng, gây ra biến chứng bệnh hypoglycemia mà không đượcc ngưng thuốc? Như vậy việc thử HbA1c bị bỏ qua, thì không cần thiết phải thử nữa.

3-Tây y đã thay đổi tiêu chuẩn đường chỉ vì một lý do bệnh võng mạc tăng, trong khi đó các bác sĩ chuyên khoa khác chưa nghiên cứu trên bệnh nhân, khi đường cao bao nhiêu, hay thấp bao nhiêu thì có ảnh hưởng gì đến bệnh phổi như suyễn, ngắn hụt hơi, tim suy do đường cao hay thấp thế nào, thận có ảnh hưởng đường tăng thành bệnh tiêu khát, nhưng chưa nghiên cứu khi đường thấp thận bị ảnh hưởng ra sao, gan bị ảnh hưởng ra sao khi đường cao, đường thấp, bác sĩ nhãn khoa khi chữa mắt cho bệnh nhân cũng cần nghiên cứu tại sao những người chưa dùng thuốc trị tiểu đường thì mắt còn sáng rõ, khi đường xuống thấp trở thành bệnh hypoglycemia mới khám phá ra là mắt sắp bị mù, làm nhiều người cho rằng bệnh nhân bị bệnh tiểu đường làm mù mắt, mà sự thật do tiêu chuẩn đường bị hạ thấp gây ra mù mắt …

Khi tất cả các bác sĩ chuyên khoa cùng nghiên cứu tìm ra tiêu chuẩn nào tốt, xấu cho mắt, cho gan, tim, phổi, thận, cho xương tùy, óc, thần kinh, lúc đó sẽ có giới hạn tiêu chuẩn bao nhiêu là thấp, bao nhiêu là cao, để giúp cho bệnh nhân hiểu cách dùng máy đo đường hàng ngày để tự điều chỉnh đường-huyết cho hợp lý.

4-Ở các quốc gia khác, thường được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân tự dùng máy thử đường cá nhân theo dõi đường huyết khi đói khi no trong tiêu chuẩn, nếu có cao hơn, họ khuyên nên tập thể dục để chuyển hóa đường cho đường thấp dưới tiêu chuẩn, trừ khi đường-huyết không xuống mới dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

5-Phương pháp ngăn ngừa bệnh thừa đường của những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đều được khuyên cần tập thể dục thể thao, giúp đường chuyển hóa, nhưng bệnh nhân chỉ tin vào thuốc, có máy thử đường trong tay mà không chịu thử xem đường-huyết thay đổi thế nào trước khi tập và sau khi tập tăng giảm khác nhau thế nào, cho nên những người bị bệnh tiẩu đường do đường tử thức ăn không chuyển hóa, đa số do nguyên nhân lười vận động lười tập thể dục thể thao.

Thật ra những người lười không vận động bằng sức lao động chân tay mà làm việc bằng trí óc, đường trong cơ thể không chuyển hóa đều trong máu, nên thử đường ở nhiều nơi trên cơ thể đều cho ra nhưng con số khác nhau chệnh lệch rất nhiều.

Thí dụ thử đường ở ngón tay mỗi ngày có khi cao, có khi thấp, khi cao do ăn thức ăn có dư thừa chất ngọt, khi thấp do kiêng thức ăn không có chất ngọt, tuy nhiên nếu thử đường-huyết trên đầu lông mày, và giữa lông mày đối với những bệnh nhân tiểu đường đã được các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là mù mắt, thì ở 2 điểm thử này đường-huyết thuờng thấp dưới 50mg/dL, còn mắt sáng đường-huyết từ 100-140mg/dL là tốt, đường trên mắt theo đông y thuộc về chức năng chuyển hóa của gan thận hoạt động tốt thì dù lúc no đường cao hơn 140mg hay đói thấp hơn 140mg, thì tự chức năng gan thận vẫn điều chỉnh ở tiêu chuẩn đường-huyết của mắt sáng trong tiêu chuẩn đường trên mắt từ 100-140mg/dL..

Tại sao hai mắt có kết qủa đường-huyết khác nhau, chính là vì bên mắt mù do thiếu đuờng làm teo thần kinh thị giác, vì không chịu vận động thể dục thể thao, nên khi đo đường cùng lúc ở ngón chân, ngón tay, trên lưng cột sống nơi thoái hóa đốt xương cổ xương lưng, hay nơi ngón tay bị tê lạnh, cùi chỏ, hay vai đang bị đau nhức, đều có kết qủa chệch lệc khác nhau, nơi nào thấp nhất là nơi đó bệnh nặng nhất, đau nhâất, do thiếu vận động để cơ thể chuyển hóa đường đồng đều.

Ngành Y Học Bổ Sung khuyên bệnh nhân thử đường-huyết trên ngón tay sau mỗi bữa ăn để biết nguồn đường từ thức ăn vừa ăn đủ hay thiếu, rồi thử đường nơi bị đau bệnh, như mờ mắt, thử trên mắt thấy khác xa, cao hơi hay thấp hơn tiêu chuẩn mắt, nếu trên mắt thiêu, mà nguồn đường hôm nay ăn thiếu thì cần phải uống thêm đường cho nguồn đường đủ từ 100-140mg/dL rồi tập 7 bài chỉnh thần kinh đầu mặt xong đo lại đường hai huyệt trên mắt sẽ lọt vào tiêu chuẩn sáng mắt, ngược lại nếu nguồn đường ở tay không đủ, dù có tập khí công cũng không thể sáng mắt.

Còm một nguyên nhân khác mà môn Y Học Bổ Sung áp dụng, luôn luôn đo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăn, mục đích biết số tâm trương cao hay thấp, để chọn món sắp ăn cần phải ăn món nào cho bổ máu, hay món nào cho giãm mỡ, số tâm thu cao cần phải ăn thức ăn nào làm hạ áp huyết, nếu thấp cần phải ăn món nào làm tăng khí cho áp huyết tăng, và đường thấp hơn tiêu chuẩn đói thì cần phải ăn thên ngọt, hay cao hơn tiêu chuẩn cần phải ăn món ăn là hạ đường. Đó là lý do tại sao cần phải dđo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăm để biết các dùng móm 8n chữa bệnh, tự điều chỉnh áp huyết và đường nằm trong tiêu chuẩn tuổi không bị bệnh tật.

Với lý do để tránh mắt mù, rụng tóc, mất trí nhớ, thoái hóa cột sống teo thần kinh, teo mao mạch, run co giật tay chân, suy tim, thận phải lọc thận, nên ngành Y Học Bổ Sung giữ nguyên tiêu chuẩn đường-huyết của năm 1979 là am toàn cho phù hợp với mọi chức năng của cơ quan tạng phủ chuyển hóa đường đồng bộ, không gây ra biến chứng của các tạng phủ.

Chúng ta xem giải thích của Bác sĩ Vũ Qúi Đài :
Thường người ta lấy con số đường trong máu cao quá 130 (130 mg /dL) làm mốc, để gọi là có bệnh. Khi đường lên tới quá 160 thì thận bài tiết qua nước tiểu, mà muốn thải được nhiều đường thì cần nhiều nước để pha cho đủ loãng, vì vậy sinh triệu chứng tiểu nhiều và do đó thêm triệu chứng khát nước. Vì đường bị thải đi nhiều nên mất nhiều calori (năng luợng), cho nên người bệnh cảm thấy hay đói muốn ăn nhiều.

Ngoài những triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, thì bệnh nhân cũng cảm thấy người mệt mỏi, chóng mặt, và bệnh loại I thì thấy sụt ký.

Như trên đã nói, nếu đường trong máu lúc bụng đói lên quá 130 thì kể là có bệnh. Vì đây là một bệnh kinh niên, phải tiếp tục chữa trị suốt đời, nên thường bác sĩ cho thử tới ba lần rồi mới kết luận. Có 2 cách thử đường trong máu. Một là lấy máu sáng sớm lúc bụng đói để thử. Cũng có khi bác sĩ cho làm thử nghiệm "uống nước đường" gọi là glucose tolerance test: cũng thử lúc sáng sớm bụng đói, nhưng cho bệnh nhân uống nước đường rồi coi xem đường trong máu lên như thế nào, hai ba giờ sau đó.

Nếu bệnh được phát hiện sớm thì chỉ cần ăn uống kiêng khem (diet), luyện tập thân thể và nếu cần thì mới dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ.
Nguồn: B.S. Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Ðại Học Sàigòn

Dưới đây là những kết qủa chúng tôi đang làm thống kê cập nhật thường xuyên để cảnh báo khi qúy vị có kết qủa bệnh đường thấp hypoglycemia sẽ có những hậu qủa gây ra những biến chứng như các bệnh nhân này, và cách chữa là uống đường và tập khí công thì khỏi bệnh và tập khí công để chuyển hóa đường thì không bao giờ sợ bệnh tiểu đường.

Phong trào thống kê hậu qủa nhiều bệnh do thiếu đường (hypoglycemia)


C-TẬP KHÍ CÔNG TĂNG CHỨC NĂNG CHUYỂN HÓA ĐƯỜNG KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC.

Tây y khuyến khích bệnh nhân đi bộ, ngược lại đông y không khuyết khích đi bộ, mà khuyến khíc tập bụng để chuyển hóa đường và thức ăn, để ngừa bệnh áp huyết và tiểu đường.

Căn cứ vào những biến chứng đường-huyết cao từ những thức ăn vào bao tử không được chuyển hóa làm tăng áp huyết, làm hỏng võng mạc, làm hư thận, làm cao áp huyết, làm dư đường bám vào hống cầu.... là những gì mà tây y đã phát hiện, KCYĐ có bài tập chuyển hóa thức ăn là bài Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng 300 lần là bài căn bản giúp đường chuyển hóa, làm hạ đường. Và hai loại bài tập khác tập ngay sau đó để diều chỉnh áp huyết cho bệnh áp huyết cao hay áp huyết thấp.

Nhưng qúy vị nhớ rằng những bài tập khí công này luôn luôn làm tiêu mất đường trong khi tập, nên đường là nguyên liệu cần thiết chống mệt mỏi và phục hồi lại các cơ co bóp chuyển hóa thức ăn, trao đồi hồng cầu nuôi tế bào. Chỉ được bổ sung đường khi tập khí công, không được uống đường mà không tập sẽ trỏ thành dư đường lại gây ra bệnh tiểu đường.


Bệnh nhân cần phải mua 1 máy đo áp huyết  máy đo đường để tự khám bệnh theo hường dẫn dưới đây :

PP căn bản để tự chữa khỏi các loại bệnh, trừ bệnh lười.
Cách chữa tất cả các bệnh chỉ nằm trong 2 bài, tuỳ theo áp huyết, phải chọn 1 là phần A hai là Phần B, Áp dụng đúng theo hướng dẫn trong 1 tháng sẽ có kết qủa

Bệnh chữa không khỏi tại không có máy đo áp huyết và máy thử đường để theo dõi kết qủa từng giai đoạn :

1-Đo áp huyết 2 tay và đường trước khi ăn là bao nhiêu ? Đường đủ hay thiếu ?.
Để làm gì ? Để biết áp huyết cao phải chọn món ăn gì cho áp huyết xuống, hay áp huyết thấp phải chọn món ăn gì cho áp huyết tăng .

2-Đợi 30 phút sau, đo lại áp huyết 2 tay và đường xem có ăn đúng hay sai, làm tăng hay giảm khí, máu, đường ?

3-Trước khi tập thiếu đường, phải bổ sung đường lên 9-10mmol/l rồi mới tập.

4-Sau khi tập, đo lại áp huyết 2 tay và đường, đường tụt thấp dưới 6.0 thì phải uống thêm đường lên đến 7.0 là mức an toàn khi nghỉ không bị mệt.

Còn trong lúc đang tập mà mệt thì ngưng, đo lại đuờng dưới 6.0mmol/l thì uống thêm đường rồi tập tiếp.

Phuong pháp khám định bệnh tìm nguyên nhân và cách chữa :
Nguyên nhân của mọi bệnh Khí Lực  hay thiếu do tập luyện/Huyết  hay thiếu do ăn uống/Đường trong máu đều do mất quân bình Khí+Huyết+Đuờng.
Do đó chữa bệnh theo KCYĐ cần phải khám bệnh bằng máy đo áp huyết  máy đo đường để biết tình trạng Khí  Huyết  hay Thực,Hàn hay Nhiệt giống như xét nghiệm máu hay chụp hình của tây y để chữa vào gốc bệnh :

Chú ý những chi tiết sau đây :

Giới tínhtuổicảm giác bàn tay chân  trán nóng hay lạnh, đi cầu bón hay tiêu chảy.
Cần đo áp huyết  đường  ràng trước  sau khi ăn  2 tay đủ 3 số mới biết tình trạng
Khí lực/Huyết/Hàn-nhiệt  so sánh trước sau ăn xem chức năng hấp thụ chuyển hóa thức ăn

Mục đích để bệnh nhân tự biết tình trạng gốc bệnh  Khí Lực  hay thiếu do tập luyện/Huyết  hay thiếu do ăn uống/Đường trong máudư hay thiếu đều do mất quân bình Khí+Huyết+Đuờng.
Tiêu chuẩn đường-huyết khi bụng đói từ 100-140mg/dL (6.0-8.0mmol/l) khi no 140-200mg/dL
(8.0-11.0mmol/l)

Kết qủa đo được đem so sánh với tiêu chuẩn tuổi đủ hay thiếutừ đó bệnh nhân tự biết cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần để khí/huyết trở lạibình thường mới khỏi bệnh được.

Đây  bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
95-100/60-65mmHgmạch tim đập 60-120  áp huyết  tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHgmạch tim đập 60-70  áp huyết  tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHgmạch tim đập 65-70  áp huyết  tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHgmạch tim đập 70-75  áp huyết  tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHgmạch tim đập 70-80  áp huyết  tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Bệnh nhân hãy nghiên cứu bài này để biết nguyên nhân gốc của mọi loại bệnh tật gây ra từ thức ăn thuốc uống đúng hay sai khi biết đuợc 3 yếu tố này thì sẽ biết cách tự điều chỉnh lại thức ăn thuốc uống và tập khí công sẽ khỏi bệnh.

a-Lực co bóp của bộ máy tiêu hóa :
b-Phần trăm chuyển hóa thức ăn của bao tử :
c-Phần trăm hấp thụ thức ăn của gan :

Cách phân tích áp huyết và đường trước và sau khi ăn tìm ra bệnh.

Nghiên cứu cách chữa bệnh nan y và ung thư theo phương pháp chữa nguyên nhân gốc bệnh của Y Học Bổ Sung và theo hậu qủa chữa ngọn bệnh của Tây Y .

Xem ảnh máy body scan mới của GE

Để biết cơ thể rất cần khí lực co bóp các cơ để chuyển hóa thức ăn thành máu tuần hoàn nuôi tế bào.

Áp huyết thấp và thiếu đường thì sức co bóp yếu, bơm máu chậm, tuần hoàn máu trở ngại các tế bào không được cung cấp đủ máu sẽ gây ra bệnh.