Wednesday 14 October 2015

TPP, Chuyện Gì Đây?? - Trần Mộng Lâm

Có một điều tôi dám chắc, là ít ai hiểu rõ TPP một cách tường tận, kể cả người viết bài này. Những gì tôi viết dưới đây, chỉ là một trong những khía cạnh rất nhỏ về TPP, nhất là về thuốc men, lãnh vực mà tôi  hiểu biết một chút  hơn người thường.

TPP là tên viết tắt của Trans-Pacifique Partnership, tên tiếng Pháp là Traité de libre échange transpacifique hay hiệp ước về Thương Mại xuyên Thái Bình Dương. Đây là một Hiệp Ước ký kết giữa Mỹ và 11 quốc gia khác là Canada, Mexique, Chili, Pérou, Nhựt, Mã Lai, Việt Nam, Singapour, Brunei, Úc, Tân Tây Lan.

Hiệp Ước này được ký kết ngày 5 tháng 10 tại Atlanta, Mỹ. Tuy nhiên mỗi quốc gia thành viên phải chờ quốc hội của nước mình thông qua thì hiệp ước mới có hiệu lưc. Về phía Mỹ, thì Obama muốn việc này càng kết thúc sớm càng tốt, vì ông ta không muốn TPP trở thành một đề tài tranh cử trong kỳ bầu Tổng Thống sắp tới nên mỗi một công dân Hoa Kỳ phải tìm hiểu về hiệp ước này và ngăn chặn ngay trước khi QH Hoa Kỳ thông qua, nếu họ nghĩ là đời sống, việc làm của họ bị xáo trộn do hậu quả của TPP.


12 nước ký kết TPP có liên quan đến việc thương mại của 20% hay 1/5 kinh tế toàn Thế Giới. Người ta ai cũng nghĩ đây là một hiệp ước về Thương Mại, «Tự Do-Thương Mại», nhưng thực ra trong 29 chương của TPP, chỉ có 5 chương liên quan trực tiếp tới việc buôn bán.

OBAMA nói là TPP sẽ làm tăng việc xuất cảng của Hoa Kỳ.Chính phủ của OBAMA có nguyên một trang web lấy tên USTR (U.S trade representative’s) để quảng cáo cho lợi ích của TPP. Theo USTR thì TPP điều hòa mọi việc, từ cạnh tranh, hiệp tác, xây dựng, dịch vụ phi biên giới, thương mại trên mạng, bảo vệ tác quyền trí tuệ, lao động, pháp lý, kỹ thuật, môi trường…..v…v hầm bà lằng đủ thứ cho 12 nước ký kết.

Những người trần mắt thịt như chúng ta thì không có khả năng đi vào chi tiết, bởi thế cho nên tốt hơn là mình tự đặt cho mình một câu hỏi là TPP lợi cho ai và hại cho ai.

Tôi tìm được một câu trả lời ngắn gọn, xin viết ra đây hầu bạn đọc. Đó là câu nói của ông Paul Kruman. Ông này nói : les plus importantes bénéficiaires seront les grandes compagnies pharmaceutiques et celles qui voudrons poursuivre les gouvernements.
Chúng ta hãy phân tách câu này:

      1) Les grandes compagnies pharmaceutiques : Các hãng sản xuất thuốc lớn trên thế giới (khỏi cần kể thì ai cũng biết các hãng thuốc này). Trước đây, khi một hãng thuốc tung một  món thuốc mới ra thị trường, thì họ độc quyền trong 5 năm. Năm năm sau, người ta có quyền làm thuốc nhái (génériques) rẻ chỉ bằng nửa hay bằng 1/3 giá thuốc nguyên thủy. Nay các hãng thuốc đòi tăng lên 12 năm. TPP cắt trái táo ra làm đôi, cho phép tăng lên 8 năm độc quyền. Điều đó có nghĩa là giá thuốc sẽ tăng, và các hãng thuốc sẽ có nhiều lợi nhuận hơn, nhất là khi cả tỷ người cần dùng thuốc.

      2) Các Công Ty có quyền truy tố các chính phủ.
USTR, cơ quan đã nói ở trên, trong bản báo cáo hàng năm, phàn nàn rằng các hàng rào biên giới về thương mại của nhiều nước làm cản trở sự buôn bán của các công ty. Ta cần tìm hiểu các hàng rào này là gì?? Sau đây là các thí dụ:

- Argentine đòi hỏi thịt heo Mỹ phải được đông lạnh và phải thử giun, sán
- Guatemala thực hành việc hun khói các thực phẩm nhập cảng tại Hoa Kỳ khiến các công ty tốn thêm nhiều tiền
- Hong Kong cấm nhập sữa mẫu hóa (lait maternisé) cho trẻ em ít hơn 3 tuổi. USTR phản đối là việc cấm đoán này vượt quá các tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với các GMO (genetically modified organism), nghĩa là các thực phẩm đã được biến đổi về di truyền thì Đại Hàn và Kowait đã làm khó các công ty thực phẩm Mỹ. Nay TPP cho phép các công ty truy tố các Chính Phủ nếu bị xử ép.

Trước kia, các Chính Phủ có quyền, vì một lý do nào đó, ngăn cấm việc buôn bán, thí dụ như Hoa Kỳ cấm các công ty thuốc Canada bán thuốc sang Mỹ, nay TPP bảo vệ quyền của các Công Ty chống lại quyền của các chính phủ các nước liên hệ.

Nghĩa là Tự Do Thương Mại. Các Công Ty Thương Mại cũng có ngang quyền lực so với các Chính Phủ, và nếu họ có các luật sư tốt, thì lợi thế nghiêng về phía họ.

Nếu TPP được thông qua, thì người bệnh nhân sẽ phải trả tiền thuốc đắt giá trong tương lai vì các Đại Công Ty sẵn sàng bỏ ra 1.5 tỳ đô la để bảo vệ giá của một sản phẩm mới,  thuốc trị bệnh Alzheimer chả hạn, giá thành 10 đồng, họ bán 1000, thì sao ?? Có tiền là có quyền lực, và tiền, các Đại Công Ty về dược phẩm không thiếu bao giờ !!!

TPP hay Tư Do Mậu Dịch, không thể là buôn bán luông tuồng, không kỷ luật . Xin phân biệt Free Trade và Trade freely.

Thực ra, TPP chỉ là một thì dụ về sự tranh dành cán cân quyền lực,  đặc biệt chống lại China về kinh tế. Chúng ta chỉ hiểu sơ sơ như vậy mà thôi. TPP cần được nghiên cứu nhiều hơn, trước khi đi tới một kết luận, tuy nhiên thấy Việt Nam, một nước tư nhận là đệ tử trung kiên của Mác-Lê, hớn hở vì được ký TPP, thấy cũng kỳ kỳ.  

Trần Mộng Lâm

TPP, bài số 2

Như chúng ta đã biết, kẻ thu lợi nhất về TPP là các Đại Công Ty, đặc biệt là các công ty dược phẩm. Nếu TPP được đem ra áp dụng, thì phải có tòa án để xét sử những sự đụng chạm giữa các đại công ty và các chính phủ các nước liên hệ. Ta gọi  tòa án này là «supranational tribunal» và tòa án này coi các «multinational corporations» cũng ngang như  các  quốc  gia  (  sovereign  nations).  Do  đó,  các  Đại  Công  Ty   multinational corporations giữ vai trò có thể nói là vô địch về Kinh Tế, đó là điều người Mỹ muốn : the multinational corporation is one of our major accomplisments (George Ball)… ngày hôm nay, một công ty nằm tại Detroit hay New York có thể dùng nhiên liệu từ xứ X, nhân công từ xứ Y, để làm ra sản phẩm bán tại xứ Z….

Cho đến bây giờ, hoạt động của một multinational corporation bị giới hạn nhiều vì có các chính phủ của các quốc gia mà mỗi nơi có các luật lệ khác nhau, cho nên, cũng theo George Ball : We must move in the direction of common monetary policy, and common ideas of commercial responsability. Tạm hiểu là cần một chính sách chung, và một trách nhiệm chung về thương mại. Lý thuyết này nghe rất  bùi tai, nhưng theo thiển kiến, cũng là đưa đến một cơ quan quyền lực siêu quốc gia.

Hậu quả của TPP có thể nói là thiên hình vạn trạng. Thí dụ với lý do bảo vệ các tác quyền (copyright) TPP phán: «Downloading some music could be treated as large-scale, for-profit copyright violations…..  Và tác quyền của một sản phẩm âm nhạc, văn chương có thể kéo dài đến 120 năm. Bởi vậy chúng ta phải rất cẩn thận khi download các bản nhạc từ internet, vì có thể bị phạt tiền rất lớn, đó là điều đã được   mục «Intellectuel Property» đề cập tới trong TPP. Cũng vì thế, người dân thường có thể bị sai áp xe cộ, máy móc, vật dụng dùng trong nhà bất cứ lúc nào nếu chúng có một bộ phận vi phạm luật, vì intellectual property có nghĩa rộng lắm. Một cơ quan tên là DRM hay digital  Rights Management sẽ giữ việc giám sát các  vi  phạm, thí  dụ như khi mua một ebook của Amazon, chỉ có thể đọc sách này trên một số chọn lọc các máy được quy định trước, hay khi chúng ta mua một DVD, không thể chép hay tồn trữ trong cái điện thoại tinh khôn . Bởi vậy DRM rất là quyền thế và có cánh tay dài với tới rất xa.

Nên nhớ IPP có tới 29 chương, và intellectual property là một vấn đề quan trọng bậc nhất trong hiệp ước này.Tạm dừng ở đây với cảm nghĩ : TPP, for the corporations, by the corporations, nghĩa là rất thuận lợi cho các tổ hợp thương mại hoạt động trên nhiều quốc gia. Không hiểu nếu còn sống, Mác và Lê nghĩ sao về TPP ??? Cũng kẹt !!!

Trần Mộng Lâm
Tham khảo : Laissez Faire Today-Internet.