Thursday 26 November 2015

Thiên Tân : Nhà Máy Sản Xuất Bò Và Chó - Trần Mộng Lâm

Khoa Học mới đây đề cập rất nhiều đến các sinh vật mà người ta đã biến đổi các vật liệu di truyền, tạo ra các vật gọi chung là các OGM hay organismes génétiquement modifiés. Các sinh vật này có thể là thực vật hay động vật. Một sinh vật  sinh sản ra một sinh vật tương tự là nhờ có các vật liệu di truyền đời này sang đời kia. Vật liệu di truyền này gọi là một génome. Thường trong một génome có các ADN. Vì có các génome , một con bò sẽ sanh ra con bò con, con chó sẽ sanh ra chó con….v…v

Các nhà sanh vật học khi khám phá ra các genome này, tinh nghịch tìm cách biến đổi nó đi. Họ lại còn cắc cớ đem một mảnh génome loài này, gắn vào génome một loài tương tự, hay khác hẳn,  tạo ra các OGM. Cho đến hiện tại, thì việc làm biến đổi các génomes thành công nhất là trong ngành thực vật, và vì thế hiện nay trên thương trường, có bán nhiều loại thực phẩm như bp, khoai…v..v

Trong thế giới các động vật, thì việc thay đổi các vật liệu di truyền khó khăn hơn nhiều, và các loài vật tạo ra sau khi thay đổi gène, thường hay bị bệnh và không sống được.
Sanh sản vô tính hay clonage, gồm có : a) :  giữ nguyên các génome, không thay đổi tạo ra các sinh vật giống y như cũ, b) : giữ một phần của génome, gắn vào một phần tử ADN khác gọi là vecteur để tạo ra một sinh vật khác.

Động vật thuộc loài có vú đầu tiên được tạo ra do clonage là con cừu Dolly, năm 1996. Kể từ đó, việc clonage hay sinh sản vô tính tiến nhiều bước rất dài. Tại xứ Nam Hàn, có nhà bác học tên Hwang tuyên bố đã tạo ra được một bào thai của con người, nhưng sau cùng thú nhận đã nói xạo. Năm 2005, cũng tại Nam Hàn, người ta tạo được con vật đầu tiên thuộc loại hầu (khỉ).

Các nước Âu Tây vì lý do tôn giáo không muốn thay trời hành đạo, nên không mặn mà với việc clonage trong khi mấy ông Nam Hàn hay Chinese, ba tầu, không cần biết gì đến những ranh giới vô hình đó. Mới đây, người ta tuyên bố là sẽ thiết lập tại tỉnh Thiên Tân, nơi vừa xẩy ra những vụ nổ mà người ta đồn là các lãnh tụ thanh toán nhau, một nhà máy chỉ chuyên để chế tạo ra các con vật, đặc biệt bò và chó, để đem bán tại các thị trường thực phẩm.

Công ty mới này là do sự phối hợp của 2 công ty hai nước Á Châu: Boyalife của China và Sooam Biotech của Nam Hàn. Số vốn bỏ ra lên đến 30 triêu euro hay 200 triệu nhân dân tệ. Trong giai đoạn đầu, sẽ sản xuất 100.000 bào thai bò, sau đó sẽ tiến tới việc đưa ra thị trường 1 triêu con bò mỗi năm. Công ty này cũng chế tạo chó, ngưa, chó săn, ngựa đua và các con vật nổi tiếng như con chó Tây Tạng thuần giống (một loại như chó Phú Quốc).

Dân Việt Nam trong tương lai, sẽ ăn thịt chó, thịt bò mệt nghỉ, nhưng thiết tưởng trước khi ăn, nên đòi hỏi các cấp lãnh đạo ăn trước rồi mình sẽ ăn sau thì an toàn hơn, nhưng mấy ông này khôn lắm, và dư tiền bạc, chắc hẳn không đụng đũa đến loại thịt này đâu.

Thưc ra, việc nhà máy chế tạo thịt OMG này không có gì lạ. Vào cuối thế kỷ 19, cũng tại Trung Hoa, người ta đã dùng một phần genome của một ông ba tầu, gắn vào một vecteur lây trong cơ thể một ông họ Hồ người Nghệ an, chế tạo được một con người rồi. Tiếc là sinh vật tạo ra, không đáng gọi là một con người.

Science dans conscience, n’est que ruine de l’âme !!!


Trần Mộng Lâm