Saturday 5 December 2015

Money Talks: Có Tiền Là Được Việc! - Đinh Tấn Lực

TNO-satthuK9
PBS-TNO 2

Báo Thanh Niên Online vừa lập một kỷ lụcc Guinness mới tinh: đăng liên tiếp hai bài báo đi trước cả sóng truyền thông của Mỹ.
Bài 1: “Bí ẩn khủng bố ở Little Saigon”, lên mạng lúc 06:00 ngày 04/11/2015.
Cả hai bài này tường thuật & bình luận đoạn phim phóng sự dài 60 phút “Terror in Little Saigon”, do  Frontline và ProPublica thực hiện, phát sóng trên đài tư nhân PBS của Mỹ, vào lúc 10:00 ngày 4/11/2015 (giờ VN), được ghi rõ trong nội dung bài 1.
Điều đó có nghĩa là bài 1 đi trước sóng truyền thông của Mỹ những 4 tiếng đồng hồ. Và bài 2, tuyệt vời hơn nữa, TNO chỉ cần 18 phút đầu của đoạn phim là có thể kể vanh vách những chi tiết trong 42 phút còn lại của thiên phóng sự, cộng thêm những lời bình đặc thù hình sự.
Dường như có mùi khen khét đâu đây.
Gút 1: Tài thánh nào mà TNO có thể làm chuyện ảo thuật kỳ bí hơn cả David Copperfield như thế, nếu không có một đường dây ăn thông qua Tuyên giáo TW ở Ba Đình?
*
Tài năng hiếm có (và khó ngờ) của TNO không khỏi khiến cho người đọc liên tưởng đến một sự kiện khác vừa mới được phơi ra ánh sáng công luận gần đây…
Ngày 04/8/2015, nhà báo Greg Rushford người Mỹ chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị trong mậu dịch quốc tế có bài đăng trên trangrushfordreport.com với tựa đề “How Hanoi Buys Influence in Washington, D.C.” (Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington thế nào).
Theo bài điểm báo của BBC, bài phân tích của Greg mô tả điều được cho là việc CSVN đã “âm thầm mua ảnh hưởng” nhằm thúc đẩy nghị trình ngoại giao của Hà Nội ở Washington và “chiến dịch vận động tinh vi” này dường như đã và đang có kết quả…
Cũng theo đó, an ninh CSVN còn ngang nhiên ngăn chận một khách mời gốc Việt, là nữ bác sĩ Nguyễn Thể Bình, không được vào phòng họp của CISI để nghe diễn văn của Nguyễn Phú Trọng, mặc dù bà là khách mời có thiệp.
Đọ lại với đoạn phóng sự nói trên, người ta biết rất rõ PBS sống nhờ tài trợ của khán thính giả và một số tổ chức cần tranh thủ dư luận. Frontline & ProPublica cũng là những tổ chức truyền thông tư nhân hoạt động bằng nhiều nguồn tài trợ không từ chính phủ Mỹ.
Gút 2: Vậy thì, có gì ngăn cản bộ sậu Ba Đình không khai thác các “ưu điểm” đó, bằng tiền thuế của dân Việt, để tấn công cộng đồng người Việt hải ngoại trên mặt trận truyền thông?
*
Không ai rõ mức độ tài trợ đó, nếu có, là bao nhiêu. Gì thì gì. Có là bao nhiêu thì cũng chỉ là số lẻ trong tổng số thuế nhà nước CSVN tận thu từ hầu bao dân Việt.
Điều có thể dễ dàng suy đoán là nó nhằm mục đích gì, nếu người ta chưa quên Nghị quyết 36 của BCT về công tác đối với người VN ở nước ngoài, do UV BCT Phan Diễn ký ngày 26/3/2004.
Trong đó, đáng quan tâm là Nhiệm vụ Chủ yếu số 6: “Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước và chính sách của Đảng và Nhà nước”.
Tình hình đất nước mà Hà Nội muốn Việt kiều quán triệt, chính là sự “ổn định chính trị toàn quốc” và “êm ấm ngoại giao chòm xóm”!
Còn, chính sách của đảng và nhà nước mà Hà Nội muốn Việt kiều quán triệt rõ hơn nữa, chính là tận diệt các hoạt động đối kháng lẫn sự tiếp sức cho các hoạt động đối kháng trong nước.
Chỉ tiếc là trong suốt 11 năm qua, thực tế, với phần nào trợ giúp của các hệ du lịch, du học, lao động xuất khẩu, và đặc biệt là của Internet, đã cho thấy thành quả của Nghị quyết 36 này là một chuỗi thất bại trên mặt tuyên truyền trong Nhiệm Vụ Chủ Yếu số 6 vừa nói.
Kể cả “Duyên Dáng VN” cùng các nỗ lực trí trá ở nhiều mặt khác.
Kể cả đích nhắm bưng bít thông tin (cả hai chiều) bằng tường lửa và bằng ruồng bố, bắt bớ, nhưng vẫn không giấu được tình trạng ruỗng nát của chế độ và kiệt ngân của chính phủ.
Kể cả việc tập trung dồn sức ngăn chận khả năng tiếp sức của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với tiến độ đấu tranh dân chủ hóa ngày càng mạnh mẽ trong nước.
Kể cả nhu cầu vẽ ra chân dung những kẻ thù gốc Việt đang phơi bày Sự Thật làm lung lay chế độ.
Một trong những “kẻ thù” góc cạnh hàng đầu và cần ưu tiên triệt tiêu đó là …Việt Tân, với hàng trăm (có khi lên đến hàng ngàn) bài báo trong luồng công kích vô căn cứ và vô chứng cứ xưa nay.
Có phải những vận động ngầm để thay đổi luồng báo đài quốc doanh (bất tín) bằng luồng b1o đài nước ngoài, là nhắm vào lòng tin chiến lược của quảng đại quần chúng VN, để phần nào vực dậy cái Nghị Quyết 36 đã chết lâm sàng kia mà chỉa mũi dùi vào một tổ chức có tiềm năng đối trọng?
Gút 3: Như thế, có phải cái lõi của vấn đề không nằm ở Frontline hay ProPublica, cũng không nằm ở PBS, mà chính thực là ở cái gốc CPV tức là đảng CSVN, dùng tiền thuế của dân để chiến đấu chống lại nhân dân?
*
Ngoài mục tiêu chủ yếu “giải uy” Việt Tân bằng những cáo buộc khủng bố vô chứng cứ, người xem phim không khỏi tự hỏi: Biết đâu Ba Đình còn những mục tiêu phụ khác, chẳng hạn như…
  1. Khuấy động để phân hóa cộng đồng người Việt hải ngoại, bằng một phóng sự “không bãi đáp” về những sự kiện xảy ra từ 35 năm trước mà các cơ quan công lực của Mỹ từ lâu đã đóng hồ sơ?
  2. Giảm thiểu mức độ tiếp sức dân chủ hóa VN từng diễn ra liên tục trong nhiều năm qua, đối với các nhóm/hội/phong trào trong nước?
  3. Hoặc, nhẹ nhất, là để lấy cớ nhũng nhiễu người trong nước là có “liên hệ” với Việt Tân?
Gút 4: Phản ứng vùng vẫy của chế độ trong nước phô bày tính “không xuể”, trước thành quả nong xích của nhân dân làm nhà nước suy yếu hẳn, và trước làn sóng đối kháng quy tụ rất nhều thành phần hiện nay… Phản ứng vùng vẫy đó, ngó chừng, đã “vượt biên” ra nước ngoài, dùng sở trường mua bán dưới gầm bàn, để gia cố Nghị quyết 36.
*
Câu hỏi cuối mà người xem phóng sự có thể nghĩ tới là: Đã vậy thì người Việt hải ngoại có thể làm gì? Và có khi trong đầu đã bật ra một số lời đáp:
Một là, không chỉ coi đoạn phóng sự cáo buộc cuội này như theo dõi cái cốt chuyện của một phim hình sự lá cải trên báo An Ninh Thủ Đô.
Hai là, tập trung quan sát và nghĩ sâu vào kỹ thuật phỏng vấn xoáy quanh/dí sát “cốt tìm điều mong muốn” của tác giả đoạn phóng sự và của cả kẻ đặt hàng.
Ba là, suy nghĩ độc lập để tự mình đi tìm các mấu chốt chứng cứ trong phim cho từng lời cáo buộc, xem thử những chứng cứ đó có không, nếu có, thì có đủ độ thuyết phục không?
Bốn là, theo dõi tiếp những bài báo “ăn theo” hoặc tưởng là “dậu đổ thì bìm leo” sẽ xuất hiện đó đây như nấm đợi mưa, và thử tìm những chứng cứ cụ thể trong số đó.
Năm là, vô hiệu hóa lần cuối cái Nghị quyết 36 chết tiệt kia bằng một số hành động thiết thực. Chẳng hạn như:  Điểm mặt và bạch hóa những tay “nằm vùng” trà trộn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.
Sáu là, gửi quà về cho thân nhân ở VN (bán lấy tiền) thay vì gửi ngoại tệ về tiếp hơi cho chế độ (14 tỷ USD/năm, tức là tương đương với 90 lần số tiền 1 tỷ Mao tệ mà Tập Cận Bình vừa mới mua đứt dàn lãnh đạo Ba Đình khóa này và khóa kế).
Bảy là, ủng hộ phong trào bỏ ống nuôi heo giúp cho tiến trình dân chủ hóa VN mà các bạn trong nước đang nỗ lực tự lập tự cường, như một thách đố ngược lại đối với bọn đầu đảng ăn bám, ăn hại, ăn bẩn, “ăn không từ thứ gì” ở cạnh cái lăng xác khô kia.
Gút cuối: Hãy giúp cho đảng và nhà nước sớm ngưng mọi vùng vẫy vô vọng hiện nay.

09/11/2015 – Tròn 26 năm, ngày Cộng Hòa Dân Chủ Đức tuyên bố mở toang cửa khẩu tại Bức Tường Ô Nhục Bá Linh, cho dân Đông Đức chạy sang Tây Đức.
Blogger Đinh Tấn Lực