Tuesday 31 March 2015

TÌNH NGƯỜI, TÌNH YÊU.... CÔ GIÁO TỴ NẠN JENNIFER RAMM

Cô Giáo Tỵ Nạn mà tôi và các bạn đề cập tới ngày hôm nay, không phải là cô giáo ở Việt Nam đi vượt biên, sống tạm thời tại các trại tỵ nạn, mà là cô giáo người Úc, từ Úc tới các trại tỵ nạn để dậy tiếng Anh cho những người dân Tỵ Nạn đang sống ở đó.
Cô giáo người Úc này tên là Jennifer Joy Ramm.
 
Cô Giáo Jenny đang nhận quà Giáng Sinh do đại diện trạitỵ nạn traotặng, năm 1982.
Cô Giáo Jenny đang nhận quà Giáng Sinh do đại diện trại tỵ nạn trao tặng, năm 1982.

Sau ngày Việt Cộng cưỡng chiếm Miền Nam, dân Việt chúng ta đã ào ạt bỏ xứ ra đi tìm Tự Do, vì không thể sống dưới chế độ bạo lực, tù đầy và sự trả thù dã man của bọn Cộng Sản. Cả thế giới dang rộng vòng tay và lòng từ thiện thiết lập những trung tâm tỵ nạn tại các hòn đảo trong vùng Á Châu Thái Bình Dương để chúng ta có nơi tạm trú chờ đi định cư ở các quốc gia khác. 

Sài Gòn và Tuổi Thơ của Tôi - Trần Mộng Tú

Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.

Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười, rồi chia ly với Sài Gòn.

Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam, hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả:

Hoa hường phết (phết là dấu phẩy)

NGÀY NẦY, NĂM 1975. Mỹ thật.. đểu… - Tiểu Tử


Năm nay tôi 80 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ” Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi: ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam …”

YÊU LINH -Nguyễn Thị Thanh Dương

Em lớn lên trong đất nước chiến tranh,
Hình ảnh anh, người lính nào cũng đẹp,
Nghĩ về anh chỉ một điều đơn giản,
Được là người yêu của lính mà thôi.
 
Yêu anh hải quân tàu anh ra khơi,
Bảo vệ lãnh hải bao phen sóng gió,
Tàu về sông ngòi để em mong nhớ,
Mái tóc anh thơm mùi biển mùi sông..
 
Anh rời đất liền “Tổ Quốc Đại Dương”,
Cánh chim Hải Âu bay trên biển cả,
Tàu qua nhiều nơi, neo nhiều bến lạ,
Giữa biển trời có nhớ một bến em.?
 
Yêu anh, người lính “Tổ Quốc Không Gian”,
Những phi vụ hành quân hay yểm trợ,
Anh bay bướm như tàu anh lướt gió,
Tình yêu này có giữ được anh không?
 
Chiến trường của anh không kể ngày đêm,
Mây trời, trăng sao cũng vào cuộc chiến,
Anh bay giữa trời làm nên sấm sét,
Anh về thành phố người lính đa tình.
 
Yêu anh bộ binh vượt suối băng rừng,
Những khi tấn công, tuần tra, bảo vệ,
Mưa chiến tuyến mờ lối về phố chợ,
Nắng biên thùy làm bạc áo chinh nhân..
 
Yêu anh, người lính biệt kích xả thân,
Những chiếc trực thăng đưa người nhảy toán,
Thang dây này vội vàng anh bước xuống,
Bãi đáp kia ẩn khuất chốn rừng già..
 
Đêm phòng thủ anh cài mìn Claymore,
Nhưng vắt rừng muỗi rừng không tránh khỏi,
Chiếc la bàn để anh không lạc lối,
Ám hiệu truyền tin hẹn đón anh về.
 
Yêu anh, những người lính trận xông pha,
Này pháo binh, biệt động quân, thiết giáp,
Người lính nhảy dù, thủy quân lục chiến,
Người lính nghĩa quân, lính địa phương quân.
 
Ai cũng là người lính của quê hương,
Người lính nào cũng vào sinh ra tử,
Ngủ võng trong rừng, ngủ trong hầm hố,
Bốn vùng chiến thuật đâu cũng là nhà.
 
Yêu anh, đời lính không đẹp như thơ,
Nhưng tình yêu đẹp như thơ anh nhé,
Anh xa xôi gian nan đời quân ngũ,
Em từng ngày hướng theo bước anh đi.
 

Nguyễn Thị Thanh Dương

Hành trình đi lên của một con người

Với nỗ lực chống lại căn bệnh ung thư, Angelina đã trở thành người truyền can đảm, nguồn cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ cũng đang mắc bệnh. Trong khi đó, thời trẻ, Jolie tự nhận mình là đứa trẻ ngỗ ngược và thậm chí, bị truyền thông đánh giá là bệnh hoạn.

Là một người rất yêu trẻ con, và đã có kế hoạch sinh thêm nhiều đứa con cho chồng, tuy vậy, trong Nhật ký phẫu thuật của Angelina Jolie, cô rất mạnh mẽ khi viết: “Tôi sẽ không thể có con nữa !.” Trước khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và ống dẫn trứng, Jolie đã phải cắt bỏ hai bầu ngực vì: “Tôi không muốn các con phải nói rằng mẹ chúng chết vì ung thư.” Truyền thông có phần xót xa khi người phụ nữ đẹp nhất hành tinh đang dần mất đi những nét quyến rũ của đàn bà. Trong khi đó, Jolie lại tự tin rằng: “Tôi không hề thấy mình kém phụ nữ đi. Tôi cảm thấy mình như được trao quyền để tự đưa ra một quyết định mạnh mẽ, vì đó, không gì có thể giảm đi nữ tính trong tôi.”

Rượu Mời Không Uống - Cam Ranh Bay

Có một câu chuyện vui: hai người bạn thân rũ nhau đi dạo trong rừng, một người là sinh viên xuất sắc trong trường, môn nào cũng điểm A, người kia không học hành nhưng hết sức khôn ngoan đường phố. Hai người mãi mê đi và trò chuyện thì thình lình một con gấu/grizzly khổng lồ xuất hiện phía truớc, đứng trên hai chân chờ. Anh sinh viên sợ xanh mặt, run bần bật hỏi "Làm sao? Làm sao bây giờ?" Anh đường phố không trả lời mà ngồi xuống cởi giày ống đi rừng ra, lấy giày bata chạy bộ mang vào. Anh sinh viên thấy vậy hỏi "Bộ mày nghĩ mày chạy nhanh hơn con gấu sao?" Anh đường phố trả lời "Tao không nghĩ tao chạy nhanh hơn con gấu, nhưng tao nghĩ tao chạy nhanh hơn mày".

Nhưng nếu một người vừa có khôn ngoan đường phố vừa có khôn ngoan học đường thì đó không phải là một người dỡ và ta không nên đánh giá thấp bản lãnh của anh ta. Hai năm còn lại của một tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ thường được xem là vịt què/lame duck, không thể đưa ra được sáng kiến táo bạo hay làm được những việc gì lớn có ý nghĩa. Điều này đúng, nhất là khi cả hai viện quốc hội đều nằm trong tay của đối lập. Cho nên những gì mà TT Obama chưa thông qua được ở quốc hội, nhất là những vấn đề đối nội như di trú, môi trường... hay đối ngoại như Iran, Do Thái, Syria...

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.3.2015

**************************************************************************************************************************************
Logo IBIBPhòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : 
pttpgqt@gmail.com 
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.3.2015
Thông bạch của Hoà thượng Thích Thanh Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo, về lễ Chung Thất và đặt đá xây Bảo đình cho Cố Đại lão Hoà thượng Viện trưởng Thích Như Đạt — Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về nội dung cuộc gặp gỡ, trao đổi với bà Rena Bitter, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thanh Minh Thiền Viện



PARIS, ngày 31.3.2015 (PTTPGQT) - Viện Hoá Đạo vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến Thông bạch do Hoà thượng Thích Thanh Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo ấn ký, về Lễ Chung thất của Cố Đại lão Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo Thích Như Đạt tại Tu viện Long Quang, Huế, ngày 15-4-2015, và Lễ Đặt đá xây cất ngôi Bảo đình vào ngày 1-4-2015.

Vì ai cây cối lại nên nỗi này?

 

Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 30.3.2015 


                                               http://nguyentran.org/NT/Hinh4/HNChatCay.jpg


Những ngày giữa tháng Ba năm 2015, Hà Nội bất ngờ “thảm sát” hàng loạt cây xanh trên các đường phố để thực hiện cái “Đề án thay cây”, khiến dư luận phẫn nộ.

Bạn hãy thử tưởng tượng đang đi cùng bạn bè, vợ con, nhất là đí với người tình trên những con đường phủ rợp bóng cây cổ thụ sẽ thích thú như thế nào. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường không chỉ tạo không gian mát mẻ, trong lành cho người dân và du khách mà còn là cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ nghệ sĩ.


SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN: Dư Luận Viên Cộng Sản HCM

Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục" SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN ". Đây là diễn đàn để trình bày những sự kiện đã và đang diễn ra trong nội bộ Đảng CSVN, đặc biệt là trong guồng máy an ninh của đảng. "SAU BỨC MÀN CỘNG SẢN" do Khánh Toàn, một cựu đảng viên đảng CSVN đã phục vụ nhiều năm trong ngành công an phụ trách. Tuần này mời quý thính giả theo dõi bài Dư Luận Viên Cộng Sản Hồ Chí Minh qua sự trình bày của Duy Hà.

Người dân Việt Nam trong và ngoài nước khó mà quên được ngày 14 tháng 3 năm 2015, cái ngày mà đám "dư luận viên Hà Nội" làm ô danh đảng và nhà nước CSVN một cách nghiêm trọng nhất, bị ô danh đến nỗi đảng và công an buộc phải chối bỏ, buộc phải tuyên bố đám dư luận viên đó không do đảng và công an quản lý "?".