Friday 15 May 2015

Thư Đông Kinh 15-5-2015



Kính gửi quý vị,
Xin gửi đến quý vị Thư Đông Kinh mới.
Nhận được và có ý kiến gì xin cho biết.
Kính chúc luôn mạnh tiến.

Đ T Minh

Viết Khi Nhân Chứng Còn Sống - Trần viết Đại Hưng

Trong dịp lễ quốc hận 30 tháng 4 vừa rồi, tôi có gửi bài viết cũ “ Một bí ẩn cần tiết lộ trong chuyện bức tử miền Nam năm 1975”. Bài viết  này được viết năm 2002, nghĩa là cách đây 13 năm nhưng vẫn được môt số báo đăng tải như Việt báo (www.vietbao.com), báo  Tổ quốc (www.baotoquoc.com), Hưng Việt (www.hung-viet.org). Có lẽ các báo đã nhìn thấy giá trị lịch sử của bài viết nên bài viết dù cũ vẫn được đăng cho độc giả đọc.

Tướng Ngô Quang Trưởng
Đây là bài việt tôi cảm thấy tâm đắc và hài lòng vì tôi có trích dẫn lời nhận xét của Trung tướng Ngô quang Trưởng nói với người bạn tôi khi ông ra tàu lớn ngoài khơi “ Tôi không ngờ tình hình chính trị đi nhanh hơn tình hình quân sự “. Khi nói câu này ông muốn ám chỉ rằng tình hình miền Trung suy sụp quá nhanh không phải vì quân sự mà là do sắp xếp chính trị. Tôi viết bài này lúc Trung tướng Trưởng còn sống để ông có thể lên tiếng nếu bài viết tôi có gì sai sót. Tôi không đợi ông qua đời mới viết để tránh đối chất sự thật. Nay thì Trung tướng Trưởng đã qua đời cách đây vài năm. Ông được hoả thiêu và gia đình đem tro cốt ông về rải ở vùng 1, là vùng ông nắm nhiệm vụ chỉ huy trong những năm cuối cùng của cuộc chiến. Ai nấy đều bùi ngùi thương tiếc một vị tướng tài liêm khiết, đức độ của miền Nam khi nghe tin ông ra đi.

Tuy nhiên không phải ai cũng viết khi nhân chứng còn sống. Họ viết sau khi nhân chứng đã qua đời vì họ không muốn đối chất với nhân chứng về bài viết của họ . Tôi xin kể trường hợp của hai cây viết Cộng sản Nguyễn ngọc Giao và Nguyễn đắc Xuân có bài viết sau khi nhân chứng trong bài viết đã qua đời.

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 15-5-2015

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

CÀNG NÓI CÀNG …DỐT

Hồi học tiểu học ở Hà Nội tôi có một người bạn ngồi cạnh bị cụ giáo dậy chúng tôi ở lớp Nhì ghét thậm tệ. Trong suốt mấy tháng đầu của niên học, người hàng xóm của tôi bị ăn bao nhiêu là roi mây, cho đến khi  bạn tôi bỏ hẳn cái thói quen thay tất cả “ph” bằng “f”, thói quen không biết chàng học ở đâu, có thể là chàng mang từ hậu phương về Ha Nội không chừng. Tôi chắc chàng học của bác Hồ của chàng, vì bác là người đã nghĩ ra cái lối viết mà thầy giáo  của chúng tôi rất ghét đó.