Saturday 8 August 2015

Nỗi niềm xuất nhập cảnh của người mang thông hành Việt Nam (Xã Hội Chủ Nghĩa)



Thời gian xin mất 2 ngày, hôm nay xin thì ngày kia được visa. Lúc làm thủ tục lấy vé,  bỗng nhiên hai thằng cảnh sát Mã Lai lại gần đòi xem hộ chiếu mình. Nó dẫn mình đứng tránh quầy thủ tục và ngắm visa mãi. Nó hỏi sao mày đi xa thế mà hành lý của mày không có.

May là ông bạn dịch vẫn còn. Mình bảo tôi sang đó có người đón, không cần mang gì cả.

Thằng cảnh sát nhìn mình từ đầu đến chân, nó bảo xem hành lý của mình. Thật thảm hại, hành lý của mình đúng một cái nilong trong đó có đúng bộ quần áo hè và vài tờ giấy Cảnh sát Mã Lai hỏi tại sao bên đó mùa đông, mày mặc thế này và chỉ mang thế này.

Mình bảo  nói rồi, có người đón, họ sẽ mang đủ cho tôi.


Chuyện xây tượng HCM...

Hôm qua, 03/8/2015, đọc bài báo cũ đăng trên báo Tiền Phong có cái tựa:  chục đề xuất xin dựng tượng đài Bác Hồ". Thiết nghĩ, tượng đài lãnh tụ là ở trong lòng dân, chứ đâu cần phải tiêu tốn đến hàng ngàn tỷ để làm như cái dự án 1.400 tỷ để dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc ở một tỉnh nghèo như Sơn La. 

Vì thế xin sưu tầm hình ảnh Hồ Chí Minh tốn kém so với trẻ em còn đang thiếu thốn, để có cái nhìn thật về cái gì cần làm cho xã hội Việt hôm nay.

Tượng đài HCM mới khánh thành nhân sinh nhật 125 năm tại công viên trung tâm TP Hồ Chí Minh.

                            Trẻ em vùng Tây Bắc mùa rét.

Đại tư mã Ngô Văn Sở

Kính thưa quý thính giả,
Triều đại Tây Sơn – Nguyễn Huệ xuất hiện nhiều danh tướng lẫy lừng, được ghi danh trong sử sách. Trong số đó có một tướng lãnh đầy tài năng và mưu lược, được sự tin cậy của vua Quang Trung và lòng thương mến của quân sĩ. Dưới sự cai quản của ông, tình hình miền Bắc sau thời Vua Lê – Chúa Trịnh đã dần dần ổn định. Ông cũng xem trọng văn học, mở khoa thi để thu dụng kẻ sĩ, kính trọng người quân tử và khoan dung đối với kẻ tiểu nhân. Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt" tối hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Đại tư mã Ngô Văn Sở" của Việt Thái qua sự trình bày của Tam Thanh để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ngô Văn Sở người làng Bình Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Tổ tiên ông là người ở Trảo Nha, huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) di cư vào huyện Tây Sơn. Thuở nhỏ theo học võ với Đô thống Ngô Mạnh.

China Rejects Neighbors' Claims To South China Sea, As Asian Ministers Warn Of Escalating Tensions By Mark Hanrahan

South China Sea dispute
Chinese dredging vessels are purportedly seen in the waters around Mischief Reef in the disputed Spratly Islands in the South China Sea in this still image from video taken by a P-8A Poseidon surveillance aircraft provided by the United States Navy May 21, 2015. Reuters/U.S. Navy/Handout
China's Foreign Minister Wang Yi rejected neighboring countries' territorial claims in the South China Sea Thursday, as Asian foreign ministers at a summit warned that land reclamation activities had “increased tensions,” in the region.
Wang rejected territorial claims from both Japan and the Philippines to parts of the South China Sea, speaking at the ASEAN Regional Forum (ARF). He said that the Philippines had “illegally occupied” islands and reefs in the region, and added that China was “entitled to defend its own sovereignty, rights and interests,” according to a report from China's state-run news agency Xinhua. He also branded an attempt by the Philippines to have its territorial dispute arbitrated by an international panel as an attempt to smear China.

Phỏng vấn Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về cuộc gặp trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ - Ỷ Lan, thông tín viên RFA, Paris

Từ trái Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Malinowski và Bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, Rena Bittern tại Thanh Minh Thiền Viện ngày 5 tháng 8, 2015
Từ trái Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tom Malinowski và Bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, Rena Bittern tại Thanh Minh Thiền Viện ngày 5 tháng 8, 2015
 Photo courtesy IBIB
Ngày thứ tư 5 tháng 8 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Tom Malinowski cùng bà Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Rena Bitter đến vấn an và trao đổi với Đức Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, về tình hình tôn giáo và nhân quyền. Chúng tôi đã làm cuộc phỏng vấn Đức Tăng Thống để hiểu rõ nội dung cuộc gặp gỡ này.

Trung Quốc ‘mất ăn mất ngủ’ vì Mỹ nắm được em trai Lệnh Kế Hoạch

Sau khi trốn sang Mỹ, em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng và “có thể trở thành một trong những kẻ đào tẩu nguy hiểm nhất lịch sử Trung Quốc”, tờ The New York Times (Mỹ) cho biết ngày 4.8.

Trung Quốc ‘mất ăn mất ngủ’ vì Mỹ nắm được em trai Lệnh Kế Hoạch - ảnh 1
2
Lệnh Hoàn Thành, em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình Business Insider
Doanh nhân giàu có Lệnh Hoàn Thành là em trai của Lệnh Kế Hoạch, người từng là cố vấn hàng đầu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
The New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ ông Lệnh Hoàn Thành đã trốn sang Mỹ. Ông này được cho là sở hữu một căn nhà trị giá lên đến 2,5 triệu USD ở California và có lẽ sẽ xin tị nạn ở Mỹ, theo nguồn tin khuyết danh của The New York Times.


AZERBAIJAN: MỘT CỰU CỘNG HÒA SÔ VIẾT HỒI GIÁO PHÚ TÚC GIỮA SỰ THÙ NGHỊCH CỦA LÂN BANG - PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

zerbaijan là một quốc gia không có biển mà chỉ có một phần bờ biển trên nội hải Caspian. Đây là một biển nước mặn nằm trong nội địa. Mực nước thấp dần vì sự bốc hơi do bức nhiệt của ánh sáng mặt trời. Azerbaijan có biên giới chung với:

- Nga ở phía Bắc
- Georgia ở phía Tây Bắc
- Armenia ở phía Tây
- Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Tây Nam
- Iran ở phía Nam
 
Diện tích Azerbaijan lối 86,600 km2 (26.24% diện tích nước Việt Nam) với lối 9 triệu dân đa số thuộc chủng tộc Azeri. Chủng tộc này được tìm thấy đông đảo ở Iran. Iran là quốc gia phản đối quốc hiệu Azerbaijan.


 

“Hãy phá đổ bức tường này!” (Võ Thị Hảo)

alt“…Đó là con đường duy nhất để cứu Việt Nam lúc này. Nếu các phe phái nhận thức rõ tình thế, chịu ngồi lại với nhau theo quyền lợi đất nước thì người Việt Nam sẽ không phải đổ máu. Một cuộc thay đổi từ trên xuống, dưới áp lực của người dân Việt Nam và các lực lượng quốc tế. Tại sao không?...”
 
 
trong_sang_dung01 
Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi lăng cố chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 20/10/2014.
 
Để sống sót

Theo nhiều nhà quan sát thì các phe nhóm cầm quyền Việt Nam vẫn canh chừng nhau, ăn miếng trả miếng. Quyền lực có lúc phân tán giữa phe thân TQ và phe thân Mỹ bởi rất nhiều người cơ hội gió chiều nào che chiều ấy.

Tình hình có biến chuyển gần đây. Theo báo Boxun của TQ và một số nguồn tin “phái thân TQ” đã phải đầu hàng “phái thân Mỹ”. Phái thân Mỹ  hiện đã chiểm được sự ủng hộ của khoảng 80% ủy viên TW và rồi sẽ nắm ưu thế tuyệt đối.
Dưới sức ép đấu tranh trong nước và quốc tế đang dâng lên mạnh mẽ, người thâu tóm được quyền lực sẽ lựa chọn điều gì?

Quyền lập hội ở Việt Nam

Sinh hoạt dân chủ tiêu biểu trong xã hội là quyền tự do hội họp và lập hội. Đây là chuyện đương nhiên và cũng là một trong những quyền hiến định tại Việt Nam. Mời quý thính giả theo dõi Quan Điểm của LLDT/CNTQ, về bản dự thảo “Luật về Hội” do quốc hội dự tính thông qua trong năm 2016, và áp dụng vào đầu năm 2017 qua sự trình bày của Hải Nguyên để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay
Kính thưa quí thính giả,

Một trong những quyền tự nhiên của con người sống trong xã hội là tự do hội họp và lập hội. Quyền này đã được ghi rõ ở điều 20 củabản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948 rằng: "(1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hòa bình. (2) Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn". Quyền ấy lại được minh thị trong điều 22 Công Ước Quốc Tế về các quyền Xã Hội và Dân Sự năm 1966, nội dung ghi rằng: "Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình". Việt Nam đã là hội viên Liên Hiệp Quốc, và còn là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Hơn thế nữa, Điều 25 bản Hiến Pháp của CHXHCN Việt Nam năm 2013, đã quy địnhrằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định."

Có nhất thiết phải có một lãnh tụ? - Đức Thắng ửi tới BBC từ Hà Nội

Việc xây tượng đài để vinh danh lãnh tụ đã gặp phải nhiều chỉ trích tại Việt Nam trong thời gian qua
Có lẽ người Việt Nam hiện nay coi việc mỗi đất nước có một lãnh tụ là điều đương nhiên, nhưng điều đó có thật sự chính xác?
Nếu chú ý, việc sùng bái cá nhân lãnh tụ dường như chỉ tập trung ở một vài quốc gia mà sự phát triển đất nước không cao.
Những nước đi đầu về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật…, những nước luôn được các quốc gia nhỏ lấy làm tấm gương để phát triển, ở những nước này lại hầu như không thấy sự hâm mộ tập trung vào một cá nhân.
Đầu tiên là Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama rất được hâm mộ, nhưng chủ yếu vì ông là người da màu đầu tiên nắm chức vụ này chứ chẳng phải vì quá xuất sắc so với những người tiền nhiệm.

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI “THẰNG ĐỊCH ĐỒNG CHÍ” của ĐỖ SƠN - Giáo sư PHẠM LY

   Tôi thích đọc văn Đỗ Sơn, năm rồi đã viết giới thiệu cuốn “Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất Và Sự Thật Cuộc Triệt Thoái Quân Đoàn II”, năm nay vừa đọc xong cuốn “Thằng Địch Đồng Chí” và rất hứng thú viết giới thiệu đến đồng hương khắp nơi.

    Vào lúc bỏ của chạy lấy người, tìm tự do tại Hoa Kỳ, thú thật tôi chẳng biết gì nhiều về diễn tiến ba “thằng địch đồng chí” Tầu Cộng – Việt Cộng – Miên Cộng tận tình đánh nhau ngay sau 30-4-1975. Đỗ Sơn đã ghi lại vô số chi tiết “cười ra nước mắt” trong cuốn sách mới của anh có tựa đề là “Thằng Địch Đồng Chí”. Rất có ích nếu chúng ta mặc dù sống trên đất người nhưng vẫn quan tâm đến tình hình đất mẹ chúng ta, đọc “thằng Địch Đồng Chí” của Đỗ Sơn chúng ta có thể đoán trước bọn Tầu Cộng sẽ giở thêm thủ đoạn gì trong thời gian sắp tới. Hiện nay họ đã mua chuộc Sam Rainsy lôi cuốn dân Miên xuống đường phản đối tại biên giới Việt – Miên, không khác gì năm 1975 họ viện trợ cho Khờ Me Đỏ, xúi giục Pol Pot xua quân đánh sang Việt Nam.

Gừng cay muối mặn - Vũ Thế Thành

Luzia Ellert, Oliver Hoffinger, Ingo Swoboda: ?Ingwer?, Collection Rolf Heyne

Tay bưng dĩa muối chấm gừng.
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau”. 
Chỉ vì câu ca dao chơn chất miền Nam này mà hồi nhỏ tôi đã chấm gừng vào muối, nếm chơi cho biết. Trời đất ơi! Vị cay đậm nồng của gừng tăng lên khủng khiếp, hơn xa dưa hấu chấm muối ớt. Ông bà mình ngày xưa “kềm chế” nhau độc địa thiệt. Bài này nói về gừng dưới góc nhìn của khoa học phương Tây. 
Gừng khô cay hơn gừng sống 
Hương và vị đặc trưng của gừng chủ yếu được tạo ra từ hỗn hợp của 3 chất: gingerol, zingerone và shogaol. Cả 3 chất này đều có gốc phenol tạo ra mùi hăng và dễ bay hơi, chiếm khoảng 1-3% trong gừng sống (tươi). 
Khi hấp hay luộc gừng, thì gingerol tạo thành zingerone, có mùi ít hăng hơn. Nhưng nếu sấy khô gừng, một phần gingerol bị mất nước (dehydration) chuyển thành shogaol, tạo ra mùi hăng gấp đôi gingerol. Đó là lý do vì sao gừng sống có mùi ít hăng hơn gừng khô. 
Gừng bột hay khô có thể xem như chứa hoạt chất gấp 6 lần so với gừng tươi (do còn nước). Các số liệu về gừng nêu trong bài này dựa trên gừng khô.
Các thí nghiệm trên súc vật cho thấy, gingerol làm tăng nhu động ruột (nhuận tràng), giảm đau, kháng khuẩn. Chất zingerone có thể diệt vi khuẩn E.Coli gây tiêu chảy. Còn shogaol làm giảm huyết áp và co thắt bao tử. 

Bi kịch Chủ nghĩa Xã hội ở Venezuela giai đoạn cuối

Andrei Popescu – ET Romania
Một số nhà phân tích đã cảnh báo gần đây rằng nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế siêu lạm phát của Venezuela đã đạt đến giai đoạn cuối cùng của nó. Với lạm phát đã tăng lên ít nhất là 65%, tỷ lệ tội phạm ở vị trí số hai trên thế giới và với tình trạng thiếu lương thực toàn diện và mãn tính, đoạn video dưới đây cho thấy tình trạng bất ổn xã hội lớn trong “thiên đường xã hội chủ nghĩa” của ông Maduro … và có lẽ quan trọng hơn, Venezuela cho chúng ta thấy đây là sự kết thúc của bất kỳ hệ thống tiền tệ nào không có thực lực đảm bảo, theo trang web Zero Hedge.

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro. (JUAN Barreto / AFP / Getty Images)
Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro. (JUAN Barreto / AFP / Getty Images) 
Siêu lạm phát của Venezuela đạt đến giai đoạn cuối cùng của nó. Đây có thể là quá muộn cho chính phủ để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống tiền tệ. Đồng Bolivar đang trong quá trình chuyển từ một phương tiện thanh toán thành một tờ giấy nhóm lò. Những người Venezuela biết đổi tiền tiết kiệm của mình thành vàng hoặc ngoại tệ khác vào thời điểm thích hợp sẽ có thể sống sót trong tình hình này. 
Cố Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez, với khuynh hướng Mác-xít, bất chấp những thất bại của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở khắp mọi nơi, đã chọn thực hiện một ý thức hệ “Bolivare” dựa trên nguyên tắc nhà nước kiểm soát nền kinh tế, quốc hữu hóa, ngân sách xã hội khổng lồ và bỏ qua các quy luật của thị trường tự do. Kết quả là, Venezuela, từng là một nước giàu nhất ở Mỹ Latin, giờ đây đã trở thành một nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất, một thị trường chợ đen khổng lồ và một nền kinh tế đổ nát.
Nền kinh tế Venezuela rơi xuống với tốc độ tăng mạnh được tạo nên bởi ông Hugo Chavez và người kế nhiệm, ông Nicolas Maduro, khi thực hiện chính sách Mác-xít mà không có đòn bẩy khủng bố của nhà nước cộng sản, vì vậy mà việc bỏ qua quy luật thị trường đã nhanh chóng tạo ra một nền kinh tế đen và thiếu toàn diện, mà không thể kìm lại được do sự săn lùng của giới đầu cơ. 
Venezuela hiện giờ chỉ có các kệ hàng trống rỗng, một tỷ giá hối đoái do nhà nước kiểm soát nhưng lại tạo ra một thị trường chợ đen rộng lớn. Nền kinh tế do nhà nước kiểm soát nhưng hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cơ bản – gồm cả giấy vệ sinh – thì mất tăm mất tích. 
Ngự trị trên tất cả phiền não này là các loại tội phạm hình sự tràn lan đáng lo ngại. 
Tác giả: Andrei Popescu – ET Romania | Dịch giả: Kim Xuân (theo Đdại Kỷ Nguyên)

THƯ GỬI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG - Hồ Ngọc Nhuận

Thêm một người lạc đường theo Cọng Sản đang sáng mắt: Hồ Ngọc Nhuận, viết thư cho Trùm Băng Đảng CSVN.
Tiều sử Hồ Ngọc Nhuận: Sinh 1935, là nhà báo, nhà hoạt động xã hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh [1]. Ông Nhuận trước năm 1975 từng là dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, Giám đốc chính trị chủ bút nhật báo Tin Sáng của ông Ngô Công Đức (Dưới chế độ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Tin Sáng là tờ báo đối lập có uy tín, với những cây bút nổi tiếng Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quí Chung...). Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông được cho tiếp tục điều khiển tờ Tin Sáng thêm một thời gian rồi bị bắt đóng cửa. Là một nhân sĩ có tiếng, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến nay[2].

THƯ GỬI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Hồ Ngọc Nhuận
Tôi có mấy chữ gửi ông Trọng, về chuyến đi Mỹ của ông.
Nhiều người nói ông Trọng không đảm nhiệm chức vụ chánh thức nào trong chính quyền Việt Nam, ông đang lãnh đạo “một đảng duy nhất” độc quyền chính trị trong một chánh thể độc tài, với thành tích nhân quyền tệ hại nhất, với tình trạng về tự do báo chí và tự do ngôn luận ảm đạm nhất, nhưng ông lại được nhà lãnh đạo đứng đầu thế giới tự do đón tiếp. Đó là một khích lệ không nhỏ đối với ông, nhưng lại là điều đáng tiếc đối với nhiều người.

Ảnh hiếm về thời trai trẻ của ông Obama ở Kenya

Hôm 24/7, ông Barack Obama đã trở về thăm quê hương bên nội ở Kenya lần đầu tiên kể từ khi ông lên làm Tổng thống Mỹ.

Obama chụp hình với Bố và Mẹ

Trước chuyến thăm đặc biệt này, ông Obama đã có ba lần về thăm quê. Chuyến thăm gần đây nhất của ông là vào năm 2006, khi ông là Thượng nghị sỹ của bang Illinois.
Chuyến về thăm quê đầu tiên của ông Obama là vào năm 1987, khi ông ở độ tuổi 20. Trong chuyến về quê này, ông đã chụp nhiều bức ảnh với người thân trong gia đình.
Dưới đây là vài hình ảnh hiếm thấy về các chuyến thăm quê trước đây của ông Obama.

Bản chất và hiện tượng

     Trong rất nhiều lập luận của báo chí quốc doanh, và luôn được dàn dư luận viên hùa theo, đó là việc khẳng định, bản chất của nhà nước cộng sản Việt Nam là tốt đẹp, những tiêu cực chỉ là hiện tượng nhất thời và không phải là bản chất của chế độ. Đã từng có, và hiện vẫn đang có nhiều người tin rằng, lý tưởng cộng sản là tốt đẹp, và những nguyên lý, chủ trương đường lối chính sách của đảng cộng sản là hoàn toàn đúng đắn, nhưng do hoàn cảnh, do con người thực hiện sai lệch dẫn tới một vài điều đáng tiếc xảy ra. Có nhiều người lại cho rằng, đảng cộng sản giai đoạn trước đổi mới (1985) giữ được bản chất tốt đẹp, làm được rất nhiều điều đúng đắn và ý nghĩa cho đất nước. Nhưng từ những năm đổi mới trở lại đây, con người và đảng cộng sản mới tha hóa. Những người này cho rằng, sự tha hóa của đảng cộng sản chỉ là vấn đề tham nhũng, và tham nhũng thì chỉ có từ đổi mới tới nay mà thôi.
     Trên đây là quan điểm chung của rất nhiều thành phần thành phần, từ cán bộ tuyên truyền, lực lượng báo chí quốc doanh tới các dư luận viên, và cả một phần những người phản tỉnh nửa vời hiện nay.

Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học

Thưa các Quí-vị và các Anh Chị,
Ban Hợp-Xướng Câu Lạc Bộ Văn Nghệ - Viện Việt Học
Nhạc-trưởng Trần Chúc và Ban Hợp-Xướng Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học trân-trọng giới thiệu đến Quí-vị và quí Anh Chị web-site: http://clbvnvvh.org/; đây là bước chập-chững, nhưng rộn-ràng, hăm-hở, mong mỏi được bắt một nhịp cầu cảm-thông, chia xẻ...
Với sự quan-tâm cuả Quí-vị về sinh-hoạt cuả Câu-Lạc-Bộ VNVVH nói riêng và cuả Viện Việt-Học nói chung, đã tạo duyên lành để http://clbvnvvh.org/được hình thành.  CLBVNVVH cảm ơn anh Bùi Hùng, người dựng web-site; cảm ơn anh Doãn Quốc Vinh lay out header và cảm ơn anh Trần Viết Trí và các quí Anh Chị đã chụp những tấm hình đẹp, sinh-động và cảm ơn tất cả các anh chị Ca Nhạc sĩ đã cất lên những tiếng hát say-đắm, thiết-tha... Và, cảm ơn các quí anh chị Thiện-Nguyện-viên đã góp tâm sức vào các buổi sinh-hoạt cuả CLBVNVVH.  Tất cả những đóng góp này sẽ lần-lượt được đưa lên web-site.  Và cuối cùng http://clbvnvvh.org/rất mong đón nhận sự góp í, góp sáng-kiến, tài-liệu cuả các Quí-vị và cuả các quí Anh Chị.


Đại sứ Mỹ không ưa chụp hình với cờ Vàng

Kính thưa đồng bào người Việt tị nạn VC ở Hoa Kỳ,
Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn, 

Cộng đồng ngườI Việt tị nạn  ở Hoa Kỳ  còn trông mong gì nơi ông đại sứ này .

Có ai đường đường là một đại sứ ở một siêu cường có truyền thống tự do dân chủ lâu đời từ hồi lập quốc như nước Mỹ mà lại có hành vi, ngôn từ đáng phải phàn nàn như ông Ted Osius này ?
Ông ta dị ứng với Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ còn hơn là Việt Cộng dị ứng!!!

Ông ta đến với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản mà không chịu chụp chung với lá Cờ Vàng, khác hẳn với những người đại sứ tiền nhiệm của ông ta . Ông ta lại còn nói chụp chung với Cờ Vàng sẽ làm ông ta "mất job" đại sứ ở VN . Nếu thế, những người tiền nhiệm của ông ta chụp hình chung với Cờ Vàng khi đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đều "mất job" cả sao ?

Nhân nói đến "job" đại sứ của ông ta, kể cả "job" TT  Obama, của ngoại trưởng Kerry đều lãnh lương lấy từ tiền thuế của toàn dân Mỹ đóng góp và chắc chắn có phần đóng góp của người Mỹ gốc Việt vốn trước đây là người Việt tị nạn cộng sản . VC đâu có trả lương đại sứ Hoa Kỳ ở VN cho ông ta đâu mà ông ta lại cứ ngụy biện là "sợ mất job" . Thật là khó hiểu bụng dạ tối tăm của ông đại sứ này .