Wednesday 9 September 2015

Đường lên thiên đàng xã nghĩa nó phải thế, chứ còn gì nữa












   

 Hạ Trắng (Danlambao) - Việc cưỡng bức những con phố, tên đường phải bỏ tên cũ để thay bằng tên của các lãnh tụ cộng sản là một trong những “nhiệm vụ chính trị” cực kỳ quan trọng phải thực hiện. Mà một khi đã thuộc về quyết tâm chính trị thì dù có... dở hơi, ngớ ngẩn đến mấy cũng phải làm cho bằng được. Dù có chướng tai, gai mắt với những tên đường, tên phố mang tên các đồ tể cộng sản như Nguyễn Lương Bằng, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Võ Thị Sáu… thì lũ dân vẫn cứ phải sử dụng như thường. Làm đếch gì được chúng ông.

Tuần Lễ Vàng

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Sau khi thành lập ngày 2-9-1945, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh (HCM) và Việt Minh (VM) lãnh đạo, họp phiên thứ nhứt ngày 3-9-1945. Một trong những việc quan trọng đầu tiên chính phủ phải giải quyết là vấn đề ngân sách quốc gia. Theo tài liệu của VM, khi thành lập chính phủ, ngân quỹ trung ương nhà nước VM chỉ có 1,25 triệu đồng bạc Đông Dương, trong đó có 580,000 tiền rách chờ tiêu hủy; trong khi các khoản nợ lên đến 564 triệu đồng. (eFinance Online). Đây là theo số liệu do Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đưa ra, còn thực tế như thế nào thì khó biết.

NGƯỜI VÀ CÂY CỎ - PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.



          Vạn vật trong vũ trụ đều có liên hệ với nhau. Loài người được xem là vạn vật thượng tầng làm chủ mọi vật hiện hữu trên trái đất vì loài người có não bộ to, có trí khôn, có tiếng nói, có chữ viết, có triết lý, có tôn giáo, có tổ chức xã hội, có luật pháp, định chế chánh trị v.v. Loài người học hỏi lẫn nhau và còn học hỏi và nghiên cứu nhiều về thảo mộc, động vật trên mặt đất, dưới lòng đất, trên không và dưới lòng biển.
Chúng tôi cố lược ghi vài điểm tương đồng giữa loài người và cây cỏ trong bài viết nầy với hy vọng tạo cảm hứng cho người quan tâm bổ túc những phần còn thiếu sót.
***
Cây cối có cấu trúc như một con người. Thân cây như thân người. Đọt cây như cái đầu; nhánh cây như tay; lá cây như lông, râu, tóc của người; rong rêu trên thân cây như hắc lào, ghẻ, u nhọt trên da người; vỏ cây như da người, nhựa cây như máu; rễ cây như chân đi tìm nguồn sống (nước và chất dinh dưỡng cho cây); hoa được ví như sự thành hôn của một người đến tuổi cập kê; trái được ví như con cái. Ong, bướm, gió là những ông, bà mai trong cuộc hôn nhân và thụ thai của thảo mộc. Cây mất nhựa như người mất máu tất phải khô héo và chết. Một số lớn cây bị lột vỏ thì chết như người bị lột da vậy. Cây quế, cây baobab (hầu cốc mộc), cây ký ninh Cinchora pubescens ... lột vỏ vẫn sống, nhưng người ta bị lột da thì không thể nào sống được.

Aylan Kurdi ơi: Em đã chết cho bao người được sống! - Nam Lộc

Hình ảnh của em bé thuyền nhân tỵ nạn Syrian 3 tuổi tên là Aylan Kurdi nằm gục mặt chết trên bãi cát khi xác của em trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ tuần qua đã làm thức tỉnh lương tâm nhân loại trong lúc các con đường dẫn những người phải bỏ nước ra đi vì chế độ độc tài và diệt chủng để tìm đến một nơi an toàn tại các quốc gia Âu Châu lánh nạn đã bị chặn lại và cánh cửa nhân đạo hầu như đều khép kín.  
 
Inline image
 
Aylan đã chết đuối cùng với người anh lớn hơn em 2 tuổi và người mẹ của mình cùng hàng chục người khác khi chiếc xuồng của họ bị chìm đắm trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Hoàn cảnh của hàng trăm ngàn người tỵ nạn từ các nước Iraq, Afghanistan và đặc biệt là từ Syria tràn vào Âu Châu bằng đường bộ hay bằng đường thuyền cùng với sự xua đuổi của những người lính Hung Gia Lợi trong tuần qua đã gợi lại cho đồng bào tỵ nạn Việt Nam chúng ta cơn ác mộng vượt biên 30 năm về trước. Âm thanh của bài hát Xác Em Nay Ở Phương Nào hoặc câu “tự do ơi, tự do, em đổi bằng thân xác…” bỗng dưng vọng lại bên tai như những Lời Kinh Đêm quen thuộc mà thuyền nhân đã cầu nguyện thuở nào! Thì ra người Việt chúng ta đã trải qua những nỗi gian truân đó từ lâu, khủng khiếp hơn, khổ đau hơn và bất hạnh hơn. Chỉ khác là vào thời điểm đó phương tiện truyền thông chưa phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay để thế giới biết rằng có đến gần nửa triệu người VN đã chết trên biển Đông như số phận cùng hoàn cảnh của cậu bé Aylan.