Thursday 17 December 2015

Việt Khang em có biết?


Ngày em vô tù, Tầu phù chưa xây phi trường trên hải đảo
Ngày em ra tù, Trường Sa biển vẫn thét gào cơn sóng hận
Giặc đã chiến Garma, xây đường băng và mấy tầng cao ốc
Tập Cận Bình thề độc
Hoàng Trường sa là của dân tộc Tầu phù
Từ cổ đại, từ thuở trước... nghìn thu!
Đảng cộng sản Việt Nam "quang vinh" im ru
Vì bận nhốt vô số người yêu nước vào tù!
Bất chấp giặc thù vung tay ngang ngược
Đảng chỉ biết lùi, cúi đầu mà không tiến bước
Sợ cái 4 tốt và 16 chữ vàng không còn được hào quang!

Việt Nam sẽ còn chi khi đất nước điêu tàn
Việt Nam sẽ còn gì khi Hoàng Trường sa đã ngập tràn bóng cờ hồng và bóng giặc
Nước đang thoi thóp thở từng cơn héo hắt
Nước đang mất... đang mất dần từng tấc đất
Nước đang mất... đang mất dần biển đảo quê hương
Hải đảo Garma còn đang phủ sóng đoạn trường
Và ngư dân Việt Nam máu vẫn còn đang loang đổ
Hàng triệu dân oan đang mất cửa, mất nhà, lang thang, đói khổ
Và biên cương phía Bắc cơ đồ đã không còn Bản Giốc, Nam Quan...
Trời Việt Nam một giải khăn tang
Lịc sử đau thương bàng hoàng trong cơn lốc!
Từ bên này địa cầu nhìn về Việt Nam... một lũ ngốc làm vua!

"Xin hỏi anh là ai?" mà như một lũ ngu khờ?
"Dân tộc anh ở đâu?" mà anh đi thờ giặc thù phương Bắc?
"Xin hỏi anh là ai?" mà ngăn bước tôi chống giặc?
"Xin hỏi anh là ai?" mà đan tâm làm tay sai cho lũ ác Mác Mao?
"Xin hỏi anh là ai?" mà không thương xót đồng bào?
Anh có biết hồn thiêng dòng giống Lạc Hồng đang thét gào trên đầu non, đỉnh núi?
"Xin hỏi anh là ai?" mà hàng mấy mươi năm gục đầu luồn cúi?
Để bây giờ vận nước úa tàn như chiếc lá mùa Thu?

"Việt Nam tôi đâu?"  
Xương trắng máu đào!
Tiếng than lẫn tiếng thét gào, nỉ non!
"Cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt Nam?
Đoạn ruột, bầm gan, âm thầm... trong nhà giam, ngục tối!

Lê Khắc Anh Hào 
Note:
Bài thơ viết theo ý nhạc của Việt Khang nhân ngày vui em trở về nhà từ nhà tù cộng sản...!  

Một thuở nghìn năm dựng cõi bờ
Niềm đau nào động giấc mơ xưa
Mênh mang đất mất, thành dâu bể
Bờ cõi còn đâu? Bóng nguyệt mờ!

CHẲNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020

Chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm mới 2016, nhưng những tin tức dồn dập về sự xâm lấn của Trung cộng cả trên biển lẫn trên đất liền vẫn đang diễn ra dồn dập, nó cho thấy âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung cộng đang ngày càng được đẩy mạnh và dứt khoát. Trong tiết mục NDTQ hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài "CHẲNG CẦN ĐỢI ĐẾN NĂM 2020 " của Lý Trần Công, sẽ do Hướng Dương trình bày để tiếp nối chương trình.

Ngày 15/12, Tân Hoa Xã của Trung cộng công bố xây dựng các công trình bao gồm một trường mẫu giáo, trường tiểu học và một trung tâm dạy nghề, đã được Bắc Kinh đưa vào sử dụng sau 18 tháng xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng. Tổng chi phí xây dựng cho các công trình này là 36 triệu Nhân dân tệ (khoảng 7,9 triệu USD). Ngoài các trường học, còn có một tòa nhà lưu trữ và thậm chí cả một trung tâm khảo cổ học đại dương. Trước đó, ngày 14/12, Tập đoàn Dầu mỏ và Hóa chất Trung cộng (Sinopec) cũng thông báo đang xây dựng một trạm tiếp nhiên liệu bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm. Công trình sẽ bao gồm các trạm xăng và bể chứa, với thời gian dự kiến hoàn thành là một năm. Sinopec tuyên bố các công trình này hoàn thành, sẽ đáp ứng được nhu cầu cung cấp nhiên liệu cho cả các đảo và bãi đá do Trung cộng kiểm soát bất hợp pháp trên biển Đông. Hãng tin Reuters cho hay Bộ Quốc phòng Trung cộng hôm 13/12 thông báo rằng hải quân nước này đang tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông. Hải quân Trung cộng đã âm thầm tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông trong nhiều ngày trước, tuy nhiên mãi đến ngày 13/12 Bắc Kinh mới công bố nhưng cố giữ bí mật không cho biết chi tiết cuộc tập trận này. Trên Biển Đông, Trung cộng đang múa gậy vườn hoang, bất chấp các chỉ trích quốc tế nhắm vào họ, cho dù ngay cả phán quyết của tòa án quốc tế La Haye ở Hòa Lan, có đem đến bất lợi về chính trị và tổn hại danh dự cho Trung cộng họ cũng sẽ phớt lờ. Bởi vì chưa bao giờ Trung cộng tự tin về tiềm lực tài chính đang có và công nghệ vũ khí mà họ sở hữu như lúc này, để thực hiện giấc mộng bành trướng và muốn vẽ lại ranh giới địa lý ít nhất là tại khu vực Đông Nam Á.


Biển Đông: Không quân Úc tuần tra gần đảo Trung Quốc bồi đắp - Anh Vũ

mediaMột chiếc máy bay Orion AP-3C của quân đội hoàng gia Úc.Reuters
AFP ngày 16/12/2015 dẫn nguồn tin của BBC cho hay mới đây, một máy bay quân sự của Úc đã bay tuần tra áp sát các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Trong khi thực hiện chuyến bay, không quân Úc đã thông báo rõ cho hải quân Trung Quốc họ đang thực thi « quyền tự do lưu thông ».




Tối ngày 15/12/2015, BBC tiết lộ không quân Úc đã thực hiện nhiều chuyến bay tuần tra trên Biển Đông. Để chứng minh, hãng tin Anh cho phát một đoạn ghi âm lời của phi công Úc thông báo cho hải quân Trung Quốc khi tới gần vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo do Bắc Kinh chiếm giữ :
« Chúng tôi là không quân Úc đang thực hiện các quyền tự do lưu thông trên không phận quốc tế, chiếu theo Công ước quốc tế vầ hàng không dân dụng quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển ».
BBC cho biết thêm chi tiết, đoạn đối thoại trên được một nhà báo của hãng có mặt trên chiếc máy bay dân sự của Philippines ghi được vào buổi chiều ngày 25/11 và phi công Úc đã lặp lại nhiều lần thông báo trên nhưng hải quân Trung Quốc không đáp lại.
Trong khi đó theo tờ báo Úc The Australian, phi cơ Úc không bay vào trong vùng 12 hải lý quanh các đảo hiện do Bắc Kinh chiếm giữ trong Trường Sa. Về phần mình, bộ Quốc phòng Úc khẳng định có đưa các máy bay tuần tra trong khu vực này.
Phát ngôn viên Quốc phòng Úc cho AFP biết : « một máy bay Orion AP-3C của quân đội Úc đã tiến hành tuần tra trên biển trong khuôn khô chiến dịch Gateway từ 25/11 đến 4/12 ».
Quan chức Úc cho biết thêm, chiến dịch Gateway bao quát các nhiệm vụ giám sát phía bắc Ấn Độ Dương và Biển Đông  và việc làm này là sự đóng góp của Úc vào việc « giữ gìn an ninh, ổn định trong khu vực Đông Nam Á ».
Giải thích thêm về các thông tin có được, BBC cho biết họ đã thuê một máy bay nhỏ của Philippines để quay phim các công trình xây dựng cải tạo của Trung Quốc trên các đảo đang có tranh chấp.
Phản ứng về những thông tin trên, ngày 16/12/2015 Bắc Kinh qua phát ngôn viên ngoại giao kêu gọi các nước bên ngoài khu vực không được can thiệp « làm phức tạp tình hình » ở Biển Đông.
Cũng với mục đích tương tự, hồi cuối tháng 10 vừa qua Washington đã đưa khu trục hạm USS Lassen tuần tra áp sát khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp trong quần đảo Trường Sa. Hành động trên của hải quân Mỹ đã khiến Bắc Kinh rất tức giận.

CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ CHỐNG IS VÀ TC - Phạm Gia Đại

Trong bối cảnh thế giới đang nhiều biến động như thời gian vừa qua, vai trò cường quốc về kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ đóng một phần quan trọng để ổn định lại trật tự trên các vùng đất đang có tranh chấp.Từ cuộc chiến dai dẳng tại miền đông Ukraine ở Châu Âu, qua các nước đang có xung đột nằm ven biển Địa Trung Hải như Lybia ở Châu Phi, hay Syria và Iraq trong cuộc chiến chống Nhà Nước Hồi Giáo cực đoan IS ở Trung Đông, đến các vùng đất xa xôi như Bắc Triều Tiên và Biển Đông ở Thái Bình Dương đang do Trung Cộng (TC) xâm chiếm tại Á Châu, nơi nào cũng có nguy cơ bùng nổ ra một lò lửa có thể thiêu đốt nhiều quốc gia can dự. Tuy nhiên với Hoa Kỳ hiện nay cuộc chiến tranh chống IS không phải là hàng đầu trong các quan tâm của Mỹ trên bàn cờ thế giới.

*Nhà Nước Hồi Giáo IS: Bên ngoài các hội nghị thượng đỉnh tại Mã Lai và Phi Luật Tân, và sau cuộc tấn công đẫm máu của IS ngày 13-11-2015 tại Paris, Pháp, các phóng viên đều hỏi TT Obama liệu Hoa Kỳ sẽ đổ quân vào Syria và Iraq như đã làm tại Iraq sau khủng bố 911? Câu trả lời dứt khoát của TT Obama là No. Không có nghĩa là Mỹ không quan tâm đến IS, ngược lại Tòa Bạch Ốc vẫn đang thăm dò khả năng tìm cách tận diệt IS. Không gửi quân bộ binh đến tham chiến vì như vậy sẽ rơi vào bẫy của IS và cũng không thể tận diệt được IS. 

Bánh Buýt - phan ni tấn


Ngót 50 năm qua, mỗi năm cứ đến dịp Giáng Sinh, tôi lại nhớ tới miếng bánh buýt. Bánh buýt Tây gọi là Buche de Noel, là món tráng miệng truyền thống của Châu Âu. Bánh buýt thường làm vào mỗi dịp Giáng Sinh có hình dáng một khúc gỗ thông. Để hấp dẫn hơn người ta trang trí trên mặt bánh các nhánh thông, lá ôrô, tượng ông già Noel, tuần lộc... Công thức chẳng có gì lạ, gồm bột mì, kem, vani, muối, đường, sữa, trứng, chocola. 

Mặc dù hồi nhỏ tôi theo học chương trình Pháp, nhưng thú thiệt là phải đến năm 16 tuổi anh nhà quê miền Thượng tôi mới có dịp nghe đến tên, nhìn tận mắt và nếm tận miệng miếng bánh buýt thơm ngon, đậm đà, hấp dẫn, bắt mắt ra làm sao. Đặc biệt, bánh buýt truyền thống nổi tiếng của nước Phú-Lang-Sa này được làm ra từ tay một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có giọng hát truyền cảm, ưa chuộng văn chương nghệ thuật mà tôi không hề quen biết cô trước đó cho tới tận ngày nay cũng vậy. Chính vì thế mà từ khi anh bạn thơ - mặc cho tôi có khua tay từ chối- vẫn kèo nèo, lôi kéo tôi cho bằng được tới nhà cô thưởng thức buổi văn nghệ Giáng Sinh cho đến lúc tàn tiệc ra về, cô - con của một gia đình giàu có - vẫn không hề để mắt đến tôi một lần nào. Mà cũng phải. Là vì tôi không thuộc nhóm bạn của cô, nên cô không hề biết đến sự hiện diện của một anh khách không được mời là tôi trong đêm văn nghệ do cô tổ chức tại tư gia của cô. Và vì tôi không phải là khách được mời nên trong suốt buổi tiệc, từ lúc ăn uống cho đến lúc hát hò, cô và bạn bè cô ngồi quanh hầu như không để ý đến sự có mặt của tôi, và như thế tự nhiên tôi trở thành một anh chàng vô duyên, vô danh và cô độc giữa đám đông. Cho nên giữa cái "văn hóa của một nhóm người" tôi trở thành một "biểu tượng của văn hóa thầm lặng". Nhìn cô lăng xăng ra vào tiếp khách, làm bếp tôi hiểu cô không hề cố ý lơ là hay điệu bộ gì, mà vì ngay khi bước chân vào nhà cô tôi coi như đã thuộc về đám đông tức là khách chung chung, đồng trang lứa với cô mà thôi. Đơn giản chỉ có thế.
Chuyện mới đó thoáng một cái đã trên 50 năm rồi tôi chỉ còn nhớ mang máng tên cô là Du mà không nhớ cái gì Du. Nhưng miếng bánh buýt tự tay cô làm và gương mặt đằm thắm như đóa lan rừng pha chút sương lạnh của miền rừng núi cao nguyên của cô thì tôi nhớ mãi. Mái tóc cô bềnh bồng, đôi môi cô gợi cảm, nhất là cặp mắt đẹp mà buồn vời vợi nên cái nhìn thường mơ hồ, lãng đãng, hờ hững, xa xăm.

Tà Áo Noel - Trịnh Khải Hoàng

image001
.Trịnh Khải Hoàng
 
            Buổi chiều trời âm u rồi chuyển dần đến cơn mưa lớn. Tôi cố tình không khép vội cánh cửa sổ, để mặc những bụi mưa bay tạt vào phòng làm lấm ướt bức tranh vẽ bỏ dở cùng dăm quyển sách trên bàn ..., Vẫn lười biếng, tôi thu mình dưới lớp chăn ấm quấn đến tận cổ nằm nghe mưa rơi đều trên mái ngói. Tôi thích và yêu mưa vô cùng ! Mưa ở đâu ? Từ miền núi đồi hoang vu xa lạ, ngang bao bao cánh đồng mang theo tan tác hơi lạnh của cây cỏ gãy đổ khiến tôi xao xuyến tâm hồn ... ! Tôi tự hỏi có bao nhiêu khách bộ hành dừng chân trú mưa dưới mái hiên nhà người, hoặc những hàng cây ven đường ... có cô bé Mitsuko tôi mến không ? Ngoài đường phố chắc tiêu điều biết mấy ! 

Giấc Mơ Dương Tường & Ác Mộng Bùi Ngọc Tấn - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung.
Thi sĩ Dương Tường vừa viết thư (“Gửi Bạn Ở Cõi-Bên-Kia”) nhân ngày giỗ đầu – ngày 18 tháng 12 năm 2015 – của nhà văn Bùi Ngọc Tấn:
“Mình đang đi trên một con phố mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài nào xác định nổi. Giống như khi ta cố nhớ ra một cái tên rất thân quen, chắc chắn nó ở quanh quanh đâu đây trong bộ nhớ, chỉ dấn chút xíu nữa là “bắt” được mà nó vẫn vuột mất để rồi đến một lúc thôi không  cố nhớ nữa thì nó lại bất ngờ hiện ra. À, đây rồi cái biển tên phố gắn trên một cột đèn. Mình tiến lại và đọc thấy: BÙI NGỌC TẤN…
           Thế là mình thức giấc. Và ngồi viết thư cho Tấn đây...
Hà Nội đã có những đường phố mang tên Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng …, những điểm son của văn học Việt Nam. Thế còn bao giờ Nam Định có phố Trần Dần, Bắc Ninh có phố Hoàng Cầm, Thanh Hóa có phố Hữu Loan, Yên Bái có phố Lê Đạt, Thừa Thiên-Huế có phố Phùng Quán?  Và Hải Phòng có phố Bùi Ngọc Tấn? Một dự cảm tâm linh nói với mình: rồi những giá trị đích thực sẽ được trả về đúng vị trí. Con đường mình vừa dạo chơi trong mơ – đường Bùi Ngọc Tấn – rồi sẽ thực sư có trong thực tại. Và biết đâu đấy, mình lại có dịp thả bộ trên con đường ấy, như đã thả bộ trên đường Văn Cao dăm năm trước ...”

CUỘC ĐIỀU TRẦN NHÂN QUYỀN 2015 CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA LIÊN BANG HOA KỲ


Blogger Nguyễn Thu Trâm - 
Nhân kỷ niệm  67 năm ngày Quốc Tế Nhân Quyền và 5 năm ngày Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam, vào ngày 10 tháng 12 năm 2015 vừa qua đước sự hổ trợ của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New York, Cộng Đồng Người Việt Liên Bang Hoa Kỳ và Canada đã tổ chức biểu tình tố cáo tội ác của nhà cầm quyền CSVN, lên án các hành vi vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo và khủng bố những tiếng nói đối lập, và hành hung những người yêu nước, những nhà hoạt động Dân Chủ, Nhân Quyền ở Quốc Nội.

Giáng Sinh Này Vắng Con

Kính gửi đến quý anh con cóc cuối tuần.
Kính chúc quý anh một Giáng Sinh bình yên và một Năm 2016 an khang thịnh vượng.

Dạo:
       Con nay đã thoát nợ đời,
Má còn ôm trọn cả trời nhớ thương.

Cóc cuối tuần:

Image result for Têrêsa Nguyễn Thanh Tín
                            Giáng Sinh Này Vắng Con

           (Thương tiếc Têrêsa Nguyễn Thanh Tín, người thiếu nữ Việt Nam đã bỏ mình dưới lằn đạn của quân khủng bố man rợ ngày 2 tháng 12 năm 2105 tại San Bernardino, California.
Dựa trên bài viết "Lời Ru Của Mẹ" thật cảm động của người  mẹ và điếu văn của những người thân khác của Thanh Tín)

Nhac Noel 2015

Trong dịp Noel, xin gởi quý anh chị em 6 slideshows nhạc rất hay:

Alleluia -Lê Văn Khoa Sáng tác và Hòa âm - Ngọc Hà hát

Chốn Cũ Đường Xưa

Chốn Cũ Đường Xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm ….nửa thế kỷ lận nhen …….Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo” nghĩa là phải sơn màu vàng lên 1/3 bên trên mặt kiếng của đèn trước, ý là …hỏng cho bác tài pha đèn ban đêm, làm chói mắt người hay xe chạy ngược chiều !
Bởi vậy, bác tài có muốn …chơi ác pha đèn, cũng … bó tay !!!

Khúc đường gần bịnh viện đều có bảng “cấm nhận kèn” để bịnh nhân khỏi giựt mình !
Xe đậu trong đường Sàigon đều phải tuân theo bảng đậu “ngày chẵn lẻ” …
Tất cả xe tắc-xi đều sơn trùng một màu xanh hoặc vàng xanh, ý là để “khách bộ hành” biết nó từ đàng xa để …quơ tay đón và cũng .. có ý là nếu, hỏng …phải xe tắc xi, mà là xe du lịch tư nhân lại đi ”dù” rước khách …kiếm chúc cháo là biết liền, cũng dĩ nhiên, xe nào “nhảy dù” như vậy, bị bắt là bị phạt, lớ quớ còn bị tịch thu bằng lái !
Xe tắc xi phải có đèn hộp “bắt chết luôn” trên mui xe, về đêm, hộp đó có đèn cháy sáng để khách biết mà …dơ tay đón …để cho khỏi lộn với xe du lịch !
Xe buýt cũng phải sơn một màu đặc trưng riêng để dể phân biệt với xe đò …
Ví dụ Xe Buýt Vàng thì …sơn màu vàng đặc trưng …khác thiên hạ …
Bến xe nầy ở gần Bà Quẹo …mà bà con gọi là Bến-Tô-Bít-Vàng …
Kế bến xe buýt vàng nầy có hãng cơm xấy Hồng Hoa (?) làm cơm xấy cho lính …
Xe cộ phải đàng hoàng, cái nào ra cái đó, lộn xộn …hỏng nên thuốc !

Trung Quốc cảnh cáo máy bay Australia trên vùng trời biển Đông

Máy bay tại căn cứ không quân Pearce gần thành phố Perth, Australia.
Máy bay tại căn cứ không quân Pearce gần thành phố Perth, Australia.
Trung Quốc kêu gọi các nước khác chớ nên ‘phức tạp hoá vấn đề Biển Đông’ sau khi một máy bay của Úc bay trên vùng biển đang tranh chấp trong Biển Đông. Bộ Quốc phòng Australia thừa nhận là một máy bay của không lực Úc đã thực hiện một phi vụ tuần tiễu thường lệ trên biển Đông từ ngày 25/11 tới ngày 4/12.
Báo Daily Mail trích một tờ báo của nhà nước Trung Quốc đưa ra lời khuyến cáo đối với Australia về sự cố này. Bài xã luận của tờ Hoàn Cầu Thời báo cảnh cáo máy bay của Australia có thể bị bắn rơi, nếu tiếp tục các phi vụ tuần tiễu trên Biển Đông.
Truyền thông quốc tế trích lời tuyên bố của phi hành đoàn trên chiếc máy bay Úc nói họ chỉ thực thi quyền tự do lưu thông và trên biển và trên không ở Biển Đông.
Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ ‘không có vấn đề gì với vấn đề đưa tàu và máy bay qua lại trên Biển Đông’, nhưng cảnh cáo các nước ‘bên ngoài khu vực’ nên tôn trọng chủ quyền của các nước khác và đừng cố ý làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng một số nước đang thổi phồng những căng thẳng trong khu vực để có cớ can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Tin về việc Canberra điều máy bay bay ngang qua vùng biển tranh chấp ở Biển Đông được loan tải giữa lúc Đô Đốc Scott Swift, Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang trên biển Đông.
Theo trang mạng Skynews, Đô Đốc Scott Swift bày tỏ quan ngại rằng các nước trong vùng có thể sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các cuộc tranh chấp, thay vì tìm một giải pháp do toà án trọng tài làm trung gian điều giải dựa vào luật pháp quốc tế.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói cuộc chạy đua vũ trang có nguy cơ "nhấn chìm" khu vực biển Đông.
Đô đốc Scott Swift hối thúc các nước, kể cả Trung Quốc, yêu cầu toà án trọng tài phân xử để giải quyết các vụ tranh chấp lãnh hải.

Nguồn: Skynews, Daily Mail

Bắt Ls Nguyễn Văn Đài là hành động tuyệt vọng của đảng CS

Trần Trung Đạo - Chưa bao giờ trong suốt 85 năm, đảng CSVN ở vào thế bị động và bị cô lập, trên thế giới cũng như trong các tầng lớp nhân dân hơn bây giờ. Ngay cả những thành phần từng làm phên dậu cho đảng, những người một thời thề nguyền hiến thân cho đảng, cũng đang tìm cách xa lánh đảng.

Trong chiến tranh chống thực dân, đảng CSVN có nhiều lý do để vận động quần chúng, trong chiến tranh Việt Nam đảng có nhiều phương tiện để bưng tai bịt mắt người dân, nhưng trong cuộc tranh chiến tranh chống độc tài, nghèo nàn, lạc hậu hiện nay thì không. Tại sao? Vì chính đảng CS đồng nghĩa với độc tài, nghèo nàn, lạc hậu.

Thật vậy, ngày nay người dân Việt Nam đang dần dần nhận ra rằng, kẻ thù của nghèo nàn lạc hậu, vật cản của phát triển kinh tế, con kỳ đà của hội nhập vào trào lưu dân chủ văn minh nhân loại không gì khác hơn là đảng Cộng sản. 

Dân oan 3 miền biểu tình sang ngày thứ 10 đòi quyền tư hữu đất đai

Trần Quang Thành (Danlambao) - Sáng ngày 15/12/2015, trước trụ sở tiếp dân của Đảng và Nhà nước tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội dân oan 3 miền Bắc-Trung-Nam tiếp tục biểu tình sang ngày thứ 10 để tranh đấu đòi quyền tư hữu đất đai.

Trước đó bà con đã tổ chức tuần hành bên hồ Hoàn Kiếm, khu tượng đài Lý Thái Tổ để kỷ niệm lần thứ 67 Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12/1948 - 10/12/2015) với tấm biểu ngữ lớn nổi bật “Đả đảo công an tra tấn, đánh đập, bức cung người dân vô tội” và biểu tình lên án phiên tòa bất công xử người thanh niên yêu nước Nguyễn Viết Dũng.

Hôm nay bà con tiếp tục giương cao biểu ngữ lớn “Đảng cộng sản còn chế độ công an trị người dân còn mất quyền làm người”; “Đánh người vô tội, cướp đất của dân là tội ác” và các tấm biển lớn tố cao các quan chức cộng sản tham nhũng, cướp đoạt ruộng vườn, tài sản của dân.

Nhà văn nữ Điệp Mỹ Linh "Nói về tướng Hoàng cơ Minh - Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose

Lời nói đầu: Nhân dịp thời sự còn bàn tán về cuốn phim Terror in Little Saigon với đề tài các nhà báo Việt Nam bị sát haị 35 năm trước, chúng tôi đăng bài "Trách chi người đem thân giúp nước" để giới thiệu hồi ký của một kháng chiến quân. Qua bài viết tôi bầy tỏ công khai cảm tình với kháng chiến và đặc biệt hết sức quý trọng tinh thần hy sinh của tướng Hoàng Cơ Minh. Bài viết tác giả nghĩ là trung thực nhưng vẫn có một số anh em kháng chiến không vui. Số người thường trực chống đối thì đánh phá đồng loạt. Các diễn đàn đăng tải những luận điệu xấu xa, sai lầm một chiều đã giết chết các cơ hội thào luận đứng đắn. Nhiều thức giả sợ hãi không còn muốn lên tiếng. Nhưng có một người đã can đảm nói ra tấm lòng ngưỡng mộ các anh hùng kháng chiến và đề đốc Hoàng Cơ Minh. Đó là bà Điệp Mỹ Linh. Một tiểu thuyết gia có nhiều tác phẩm. Đặc biệt, vì là phu nhân một sĩ quan hải quân VNCH bà đã có nhiều tin tức và cơ hội sáng tác cuốn ký sử Hải quân VNCH ra khơi. Năm xưa, khi Hồi Ký Hành Trình Người Ði Cứu Nước của Phạm-Hoàng-Tùng ra mắt tại Houston. Ðiệp-Mỹ-Linh là người duy nhất giới thiệu Hồi Ký này.Tôi rất hân hạnh giới thiệu nguyên văn bài nói chuyện dưới đây.

Đề-Đốc Hoàng  Minh trong Hồi Ký Kháng Chiến. Hành Trình Người Ði Cứu Nước của Kháng Chiến Quân Phạm Hoàng Tùng
Ðiệp-Mỹ-Linh

Kính thưa quý vị,

Trước khi vào chủ đề của buổi ra mắt Hồi Ký Kháng Chiến Hành Trình Người Ði Cứu Nước của Kháng Chiến Quân Phạm-Hoàng-Tùng, tôi xin cảm ơn ban tổ chức đã dành cho tôi vinh dự hiếm hoi này. Và tôi cũng xin xác định, tôi chỉ sẽ nói về hai cuốn Hồi Ký này chứ tôi sẽ không gián tiếp hoặc trực tiếp đề cập đến bất cứ một đoàn thể, một cá nhân hay là một tổ chức nào cả.

Kính thưa quý vị,
Sau khi nhận lời của ban tổ chức tôi hơi phân vân, khó nghĩ, vì tôi chỉ là một ngòi bút tài tử. Tôi không thích và không hề tham gia vào các hoạt động chính trị, mà đây là một buổi ra mắt của hai cuốn hồi ký mang nhiều dữ kiện chính trị thời đại. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy rằng tôi hành động đúng khi nhận lời phát biểu cảm tưởng về hai cuốn tài liệu chính trị này; bởi vì, khi một nhà văn cầm bút viết ra một tác phẩm – dù chỉ là một tác phẩm tình cảm lãng mạn lứa đôi – thì nhà văn đó đã, một phần nào, hé lộ chiều hướng chính trị của mình. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng độc giả của tôi cũng đã âm thầm đặt tôi vào vị thế không cùng giới tuyến với những người đã đem đau thương, tang tóc vào miền Nam Việt-Nam.