Thursday 7 January 2016

Cần tỉnh táo tránh âm mưu chia rẽ vùng miền

Trước đây khi mới lên FB tôi đã gặp phải tình trạng tranh cãi nói xấu về cục bộ địa phương vùng miền làm giảm sự đoàn kết tòan dân ủng hộ cho phong trào dân chủ.Tôi đã viết phân tích vài lần về chuyện này và đã có tác dụng giảm bớt chuyện tranh cãi nói xấu vùng miền. Hiện nay khi có thông tin về phát ngôn của ông TBT Trọng định hướng sự lựa chọn tổng bí thư phải là người miền Bắc và có lý luận lại làm dấy lên nhiều luận điệu chia rẽ vùng miền ảnh hưởng không tốt đến sự đoàn kết toàn dân suy yếu phong trào dân chủ, trong số này chắc chắn có sự lợi dụng của các dư luận viên để kích động nói xấu chia rẽ, chúng ta cần tỉnh táo không mắc âm mưu xấu xa này.

Do vẫn còn nhiều bạn phát ngôn bừa bãi về vùng miền gây phản cảm cho người xem các vùng miền khác nhau, nên tôi sẽ phân tích cho các bạn hiểu rõ về sự hình thành và văn hóa của một số vùng miền của đất nước VN :

1) Về người Hà nội và người Sài gòn : Khi nói về người Hà nội và người Sài gòn, nhiều bạn không hiểu rõ thế nào là người Hà nội và thế nào là người Sài gòn, chuyện này tôi gặp rất nhiều. Trước tiên tôi kể một câu chuyện nhỏ, năm 1976 mẹ đưa tôi vào Sài gòn thăm bà nội và các cô chú vì cả họ nội nhà tôi di cư vào nam năm 1954 trừ bố tôi theo Cách mạng ở lại miền Bắc, nhiều người Sài gòn bảo ngày xưa có câu “chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an” nhưng bây giờ thấy người Hà nội vào đây cư sử kém văn hóa, tiếng nói cũng nặng nề khó nghe, sau khi nói chuyện với mẹ tôi thì bảo “ờ thấy chị người Hà nội ăn nói cũng nhẹ nhành lịch sự chứ không như nhiều người khác”. Sau đó qua tìm hiểu mới biết cứ dân Bắc vào nam là họ bảo người Hà nội, nhiều khi ở Bắc Giang, Hòa Bình, Lạng sơn, Hải phòng, Quảng ninh, Nghệ an, Thanh hóa…. Họ đều bảo là người Hà nội. Ngoài ra cứ dân trong Nam ra chơi ngoài Bắc thì họ bảo là người Sài gòn. Do đó có rất nhiều sự ngộ nhận về người Hà nội và người Sài gòn, xấu có, tốt có, nhưng đa phần là không được thiện cảm.

Để nói về người Hà nội và người Sài gòn thực sự, có nghĩa là có gốc gác sống lâu ở Hà nội và Sài gòn (cứ tạm gọi là 3 đời từ ông bà sống ở đó) thấm đẫm văn hóa và giọng nói địa phương thì hiện nay còn rất ít có khi chỉ độ 1% so với dân số theo thống kê của nhà nước. Vì cả Hà nội và Sài gòn bây giờ đều lớn gấp hơn 10 lần so với hồi những năm 54 và dân số thì cũng đa phần là dân mới nhập cư khoảng 30 năm nay, ồ ạt nhất là khoảng từ những năm 2000. Khi tôi vào Sài gòn làm việc khoảng 3 năm đầu những năm 90s, tôi thấy dân vào Nam mà giàu có đa phần là dân Bắc quan chức và buôn bán vào sau 75, quan chức thì chiếm dụng nhà cửa của dân Sài gòn di tản và tham nhũng mà giàu, dân buôn thì vừa móc ngoặc với quan chức buôn lậu vừa chơi với giang hồ xã hội đen và buôn đất mà giàu. Đa số dân Bắc vào Nam giàu vì buôn bán là dân các tỉnh Hải phòng, Bắc ninh, Thái bình, Nam định, Đa số dân Bắc vào nam giàu vì làm quan chức là dân Nghệ an, Hà tĩnh, Thanh hóa. Rất ít dân Hà nội vào Nam giàu có. Dân Sài gòn gốc đên bây giờ còn rất ít, dân Hà nội gốc vào Sài gòn giàu có lại càng ít.

Dân Hà nội gốc và dân Sài gòn hiện nay còn rất ít vì những lý do chính sau :
- Những cuộc di dân do chiến tranh và chính trị năm 54 và 75
- Những cuộc di dân do kinh tế
- Những cuộc mở rộng hành chính và địa lý
Trong đó những cuộc di dân do chiến tranh và chính trị là kinh khủng nhất, nó làm thay đổi, méo mó nặng nề nếp sống và văn hóa của 2 thành phố lớn này. Những sự thay đổi về đời sống và văn hóa của 2 thành phố lớn nhất VN này qua các cuộc di dân do chiến tranh và chính tri có rất nhiều điểm tương đồng nên tôi chỉ nói về sự biến đổi của Hà nội từ năm 54 đến nay. Trước năm 54 Hà nội có khoảng nửa triệu dân đa số là dân công chức thời Pháp và dân buôn bán ở các phố trung tâm cùng dân lao động có nghề ở các vùng ven sống chen lẫn trong các phố có tên hàng đặc trưng như hàng Bạc, hàng Bông, hàng Giấy, hang Mã… Hà nội địa lý hành chính lúc đó chỉ có 4 quận chính là Hoàn kiếm, Hai Bà trưng, Đống đa và Ba đình bây giờ, nhà cửa đa số là mỗi gia đình sống trong một ngôi nhà từ 30m2 đến 100m2 một hoặc 2 tầng. Đời sống văn hóa nề nếp cổ truyền, thanh bình, văn minh lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng ôn hòa có câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an” để nói về một vùng văn hóa kinh kỳ. Sau năm 1954 khi hàng quân đoàn bộ đội từ chiến thắng Điện biên kéo về giải phóng thủ đô và hang chụcngàn dân Nam bộ tập kết ra Bắc (chủ yếu sống ở Hà nội) số doanh trại lính Pháp để lại và những người di cư vào Nam chỉ đủ cho khoảng ¼ số dân cư của chính quyền mới kéo về HN. Còn lại ¾ là tống vào các nhà dân đang sinh sống ở HN chia lại nhà nên mới có tình trạng 1 ngôi nhà đáng ra một gia đình ở thành ra 10-15 gia đình ở.

Đã có không ít những câu chyện bi hài được văn học và sân khấu diễn tả qua Dương Thu Hương, Lưu Quang Vũ, Huy Đức… Nhưng mới chỉ được vài phần trăm của cuộc sống bi đát thời bao cấp thôi. Tôi không đi sâu vào những câu chuyện đời thực mà ở đây chỉ khái quát để các bạn hiểu tại sao HN bây giờ nó khác xa một trời một vực với những hình tượng đẹp đẽ thơ mộng mà những người nghệ sĩ lãng mạn vẫn gán cho nó. Và nhiều bạn vẫn chửi Người HN bây giờ với những nét xấu của những con người XHCN, có phần đúng nhưng các bạn phải hiểu cái bối cảnh của người HN xưa và môi trường XHCN tạo ra con người HN tạp nham, tứ xứ bây giờ. Sài gòn cũng thế thôi, người Sài gòn gốc bây giờ cũng không còn nhiều, và người SG bây giờ qua vài chục năm nhào nặn của CNXH cũng khác đi nhiều rồi, có 1 chút đỡ hơn là người SG không bị bộ đội cụ Hồ vào chia nhà ở chung nên ít bị mất đi tình làng nghĩa xóm. Các bạn cứ thử tưởng tượng đáng ra 1 ngôi nhà của gia đình bạn ở bị 10 -15 gia đình khác vào ở chung sau này họ lại sinh con đẻ cái nữa, cho nên những câu chuyện “làm dâu phố cổ” là sự thực và con người cũng mất dần văn hóa, nhân cách, tình nghĩa khi tranh giành ăn cướp của nhau từng cm đất, thằng to cướp trước, thằng bé tranh sau, thậm chí anh em ruột, bố mẹ con cái có thể đánh chém nhau vì vài mét đất… bây giờ nó trở thành một xã hội loạn không có pháp luật dột từ nóc dột xuống, thượng bất chính, hạ tắc loạn. từ những năm 2000 đến nay khi HN mở rộng các quận ngoại thành rồi sát nhập thêm Hà tây, một phần Hòa bình, một phần Vĩnh phúc xây thêm nhiều đô thị mới thì dân đô thị mới đa số là quan chức các tỉnh về hưu mua nhà để ở và quan chức các tỉnh mua nhà cho con cháu về ở, một số lớn là dân buôn các tỉnh phát đạt cũng mua để làm cơ sở, văn phòng buôn bán, chỉ có 1 số ít dân phố cổ có tiền di ra các khu đô thị mới.
Đấy là khái quát một chút để các bạn hiểu thế nào là Người HN và Người SG.

2) Bắc kỳ và Nam kỳ : Nói rộng ra cho các vùng miền mà các bạn hay đề cập đến nhiều nhất là Bắc kỳ và Nam kỳ, cũng như phân tích ở trên thôi, 2 vùng di dân lớn nhất của VN là HN và SG nên cứ dân từ Quảng bình trở ra vào SG họ đều gọi là Bắc kỳ ( nhiều khi còn coi là người HN) còn dân từ Huế trở vào ra HN họ đều gọi là Nam kỳ (nhiều khi lại coi là dân SG). Trong khi thực tế văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau rất xa, chỉ từ tỉnh này đến tỉnh kia có khi đã không hiểu nhau. Tôi kể ví dụ này để các bạn hiểu rõ : lớp ĐH tôi trước kia có 2 bạn ở Nghệ an ngồi giữa lớp nói chuyện bằng thổ ngữ địa phương, cả lớp hơn 50 đứa ở khắp các vùng miền Bắc không ai hiểu 2 đứa kia nói gì. Cho nên rất nhiều bạn nói về Bắ kỳ và Nam kỳ mà hầu như chẳng hiểu thế nào là Bắc kỳ và Nam kỳ. Tôi lại xin nói rằng dân Nam kỳ gốc còn lại ở miền Nam cũng chẳng bằng nửa dân Bắc kỳ và Trung kỳ vào, mà chắc chắn nhiều người còn nhầm giữa Bắc kỳ và Trung kỳ, ví dụ các thành phố Vũng tàu và Đà lạt tôi dám nói 95% là dân gốc Bắc. Điều này rất dễ nhận thấy qua số người nói giọng Nam giả cầy, điển hình 70-80% các nghệ sĩ, MC, diễn viên được coi là người miền Nam xuất hiện trên các đài truyền hình trung ương thì 70-80% là nói giọng Nam giả cầy, giọng Nam gốc và giọng Bắc gốc nghe đều hay, chỉ giọng Nam giả cầy là nghe buồn cười lắm. Cũng như các thành phố lớn ở miền Bắc như Hà nội, Hải phòng, Nam định… hơn 50% là dân Nghệ an, Hà tĩnh, Thanh hóa….

Một thời cứ ông nào lên làm to là ông ấy kéo dân tỉnh mình ra HN trở thành một nạn kiêu binh. Nặng nề nhất là thời kỳ trước những năm 2000 hầu như dân kê toán, tài chính, ngân hang, các vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước trên toàn quốc 95% là dân Nghệ an, Hà tĩnh (một thời 2 tỉnh này ghép lại gọi là dân Nghệ Tĩnh) còn được gọi là dân quê Bác. Họ kết bè kéo cánh lũng đoạn và cửa quyền ở nhiều lĩnh vực, tham nhũng, đấu đá, gian trá, keo kiệt đến mức cán bộ các vùng khác kinh sợ và hầu hết dân bắc ngày xưa ghét dân nghệ tĩnh. Tôi nói đây là nói dân quan chức là chính chứ dân thường nghệ tĩnh nhiều người sống rất tình cảmSau này thời ông Lê Khả Phiêu thì dân Thanh Hóa tràn ra Hà nội đến mức 3 ông cố vấn bị gạt ra (Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt) còn hỏi đểu “mày còn thằng Thanh Hóa nào thì gọi ra nốt đi”. Cho nên dân thực chất Bắc kỳ vào Nam cũng chưa chắc chiếm đa số có khi đa số lại là dân Trung kỳ, như vậy để thấy muốn nói lên cư xử và văn hóa các vùng miền và sự giao thoa văn hóa vùng miền cần có hiểu biết sâu, rộng và sự từng trải kinh nghiệm, chứ không nhiều bạn chỉ nói lăng nhăng a dua mà không hề biết mình đang nói gì.

Tóm lại tôi đã từng khuyên các bạn muốn nói về văn hóa vùng miền và muốn chửi về cái xấu của vùng miền thì trước tiên là đi học lại tiếng Việt cho chuẩn rồi nghiên cứu kỹ mình đã tiếp xúc với những con người vùng nào gây ra ấn tượng để mình ghét, nếu không thì bạn sẽ tự nói xấu về mình khi thể hiện kém hiểu biết và điều tai hại nữa là bạn gây mất đoàn kết vùng miền bất lợi cho phong trào dân chủ, thậm chí nhũng người hiểu biết sẽ nghi ngờ bạn là DLV cố tình gây chia rẽ để chống phá phong trào dân chủ. Đề nghị các bạn tham khảo và rút kinh nghiệm cách nói năng khi viết bài ủng hộ dân chủ.

Hà Nội tháng 01 năm 2016
Tác giả : Nguyễn Xích Long - Bút danh : Xương Rồng Đỏ