Tuesday 5 January 2016

Những bệnh viện "5 Sao" và "Ngàn Sao" ở Việt Nam ta.

Bệnh viện "Năm sao" dành cho bọn đầy tớ.
Bệnh viện "Ngàn sao" dành cho những ông bà chủ.

Những Bệnh viện 5 sao ở Việt Nam ta.

4 Bệnh viện Hạnh Phúc, FV ở TP. Sài Gòn, Việt - Pháp, và Đa khoa Quốc tế Vinmec ở Hà Nội, là nơi được đánh giá là cơ sở vật chất hiện đại và cách phục vụ chuyên nghiệp nhất .

Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc bắt đầu đón những bệnh nhân đầu tiên từ ngày 3/1/2011, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho phụ nữ và trẻ em hàng đầu ở Việt Nam, và trong khu vực. 
Ảnh: Website Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc.

Đây là bệnh viện chuyên phục vụ bà mẹ và trẻ em với các dịch vụ: Chăm sóc phụ nữ, Chăm sóc trẻ em, Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Phòng khám gia đình 24h, Trung tâm thẩm mỹ JK-Hạnh Phúc, Trung tâm Ung bướu Phụ nữ, Trung tâm tư vấn kỹ năng gia đình,
Khu khám đa khoa, Dịch vụ vận chuyển... 
Ảnh: Website Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc.

Rất nhiều Ngôi sao Việt lựa chọn sinh con tại đây như: Thủy Tiên, Phạm Quỳnh Anh, bà xã Ca sĩ Lý Hải, Đoan Trang, Ốc Thanh Vân. Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc có trụ sở chính tại Đại lộ Bình Dương, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, và Trung tâm chăm sóc sức khỏe quốc tế Hạnh Phúc nằm tại số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. Sài Gòn. ... Ảnh: Website Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc.

Ngoài dịch vụ chăm sóc bà mẹ, trẻ em, bệnh viện Hạnh Phúc có thêm khoa khám sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng với giá 2 triệu đồng (nam) và 2,4 triệu đồng (nữ). Riêng đối với phụ nữ, bệnh viện cũng có khâu khám sức khỏe riêng giá tiền từ 1,7-6,1 triệu đồng tùy dịch vụ. Đặc biệt, bệnh viện còn có chuyên khám tầm soát ung thư phụ khoa dành cho phụ nữ trên dưới 40 tuổi với giá từ 1,2-1,7 triệu đồng. 
Ảnh: Website Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội là mô hình bệnh viện tư nhân hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, được tổ chức dựa trên đội ngũ  Bác sĩ Việt Nam và Pháp. Bệnh viện tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như giải quyết các bệnh lý nội khoa, và phẫu thuật trong điều kiện cơ sở vật chất tốt và trình độ chuyên môn cao. 
Ảnh: Website Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội.

Là một bệnh viện đa khoa gồm 20 chuyên khoa với môi trường Y tế chuyên môn cao, bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân chúng, những người mong đợi tìm thấy ở Việt Nam những dịch vụ Y tế mà họ đang phải tìm ở nước ngoài. Giá dịch vụ khám lâm sàng trong giờ làm việc với Bác sĩ đa khoa là 790.000 đồng, chuyên khoa là 960.000 đồng. Đối với bệnh nhân khám cấp cứu, viện phí là 1.450.000 đồng. Giá phòng dao động từ 3-5 triệu đồng/ngày. Dịch vụ khám sức khỏe tổng quát có giá từ 2,5-6,6 triệu đồng tùy từng lứa tuổi.
Ảnh: Website Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội.

Bệnh viện quốc tế Việt Pháp Hà Nội nằm tại địa chỉ số 1, phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. 
Ảnh: Website Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội.

Nằm trong khu đô thị Times City Hà Nội, Vinmec là bệnh viện Đa khoa quốc tế hiện đại bậc nhất tại Việt Nam, được xây dựng theo mô hình bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế. Với tổng diện tích đất lên tới 24.670 m2, Vinmec gồm 2 tầng hầm, và 7 tầng nổi được thiết kế thành 18 khoa với 31 Chuyên khoa cùng các đơn vị hỗ trợ chuyên sâu, đội ngũ Chuyên gia  và công nghệ cao hàng đầu Việt Nam.
 Ảnh: Website Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.

Tại bệnh viện Vinmec, chi phí khám cấp cứu đa khoa tại bệnh viện là 800.000 đồng. Nếu cần Bác sĩ theo dõi, chăm sóc dưới sẽ từ 1-2,5 triệu đồng (tùy thời gian và không bao gồm thuốc). Nếu sử dụng thêm dịch vụ xe cấp cứu, và nhân viên Y tế đón bệnh nhân về viện gia đình sẽ phải trả thêm từ 2-4 triệu (tùy thuộc vào quãng đường). 800.000 đồng cũng là chi phí dành cho bệnh nhân đến khám bệnh chuyên khoa, đa khoa nhưng không hẹn trước. Nếu đặt lịch, chi phí chỉ còn từ 400.000-630.000 đồng.
Ảnh: Website Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. 

Bệnh viện cũng có chương trình khám sức khỏe tổng quát với nhiều khoản dành cho các lứa tuổi khác nhau. Trong đó, chương trình khám sức khỏe VinDiamond có giá đắt nhất lên tới 35 triệu đồng. Tiền phòng cũng được chia thành các hạng khác nhau, thấp nhất là phòng đơn (tiêu chuẩn) có giá 2 triệu đồng. Bệnh viện còn có phòng đơn (Tổng thống) có giá 21 triệu đồng. Số tiền này đã bao gồm chi phí chăm sóc của nhân viên Y tế, các bữa ăn trong ngày. 
Ảnh: Website Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.

Bệnh viện Pháp Việt (FV) tại TP. Sài Gòn không chỉ được nhiều người Việt tin tưởng, mà còn được người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam lựa chọn làm nơi chăm sóc sức khỏe, thay vì phải quay về nước để điều trị, chiếm 25% trên tổng số lượng bệnh nhân, tương đương 50 ngàn bệnh nhân mỗi năm. FV cũng là bệnh viện Việt Nam đầu tiên phát triển dịch vụ du lịch khám chữa bệnh, thu hút hàng ngàn bệnh nhân có thu nhập cao từ các nước khác đến điều trị, nhiều nhất là người Campuchia. 
Ảnh: Website Bệnh viện FV

Bệnh viện có ba khâu khám sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng với các mức giá 2,3-4,5-8,3 triệu đồng. Nếu sử dụng gói khám cao cấp chi phí sẽ lên tới 27 triệu đồng. Đối với bệnh nhân cấp cứu, tùy vào thể trạng, các máy móc, thuốc phải sử dụng, đội ngũ Bác sĩ, bệnh viện sẽ có chi phí cụ thể. Giá phòng  từ 1,5-5 triệu đồng. 
Ảnh: Website Bệnh viện FV.

Nét riêng của Bệnh viện FV là nơi khám, điều trị với đội ngũ Bác sĩ đa ngôn ngữ. Ở đây bệnh nhân có thể chọn được khám với Bác sĩ nói tiếng Việt, Anh hoặc tiếng Pháp. Đồng thời, đội ngũ thư ký Y khoa cũng lưu loát tiếng Anh, Pháp và có kinh nghiệm trong việc phiên dịch cho bệnh nhân và Bác sĩ. Bên cạnh đó, FV cung cấp dịch vụ phiên dịch viên tiếng Hàn Quốc, Hoa, Nhật, Nga, và Khmer khi bệnh nhân có nhu cầu. 
Ảnh: Website Bệnh viện FV.

Bệnh viện FV nằm tại số 6 Nguyễn Lương Bằng, Nam Sài Gòn (Phú Mỹ Hưng), quận 7, TP. Sài Gòn, và Phòng khám FV ngụ tại Tầng 3, tòa nhà Bitexco Financial Tower, 2 Hải Triều, quận 1, TP. Sài Gòn.  
Ảnh: Website Bệnh viện FV.
16/10/2014
Trung Kiên (Tổng hợp)

... và Bệnh viện "Ngàn Sao" ...
Xót xa cảnh bệnh nhi vật vã gầm cầu thang, hành lang bệnh viện.

(NLĐO) - Do tình trạng quá tải ở các bệnh viện, nhiều bệnh nhân phải nằm lăn lóc ở gầm cầu thang, có bệnh nhi phải nằm sát bên thùng rác dọc hành lang.

Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng, tính tới ngày 8-10, tại TP. Sài Gòn đã có hơn 11.000 ca sốt xuất huyết (SXH) phải nhập viện, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bệnh nhân nằm trên dưới la liệt bên cạnh các thùng rác. Hai bố con anh Hoàng mới nhập viện để điều trị bệnh sốt xuất huyết, không có chỗ phải nằm dưới gầm giường cạnh thùng rác.

Hiện tại, các Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh Nhiệt đới - là những đơn vị tiếp nhận điều trị SXH và các bệnh truyền nhiễm khác - hiện đều trong tình trạng quá tải rất cao so với các thời điểm khác trong năm.

Chị Nga, dì ruột của cháu Huyền Sim (4 tuổi, đến từ huyện Mỹ Phước 3, tỉnh Bình Dương) ngao ngán: “Sau khi phát hiện cháu sốt cao, ngủ hay giật mình mê sản, nên gia đình đã đưa cháu đến bệnh Hạnh Phúc (Bình Dương), sau khi chẩn đoán cháu có dấu hiệu sốt xuất huyết nên cấp tốc đưa cháu đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Sài Gòn chữa trị theo chuyên khoa sẽ an tâm hơn. Thế nhưng gia đình chầu chực từ 9 giờ sáng đến hơn 2 giờ chiều mà vẫn chưa làm được thủ tục nhập viện cho bé. Gia đình rất lo lắng…”.

Nguyên nhân ban đầu được các Bác sĩ nhận định là do thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nên xảy ra nhiều dịch bệnh về hô hấp, tay - chân - miệng, tiêu chảy và nghiêm trọng nhất là dịch bệnh Sốt xuất huyết. Sốt xuắt huyết  thường tập trung ở khu vực vùng ven TP. Sài Gòn, nơi có nhiều kênh rạch, khu công nghiệp, phòng trọ như: quận 8, quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Tân Phú, Bình Tân ......

Đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 TP Sài Gòn, ai cũng xót xa khi chứng kiến cảnh bệnh nhi và người nhà mang theo mùng mền chiếu gối, vật dụng cá nhân nằm la liệt ngoài hành lang, cầu thang của bệnh viện.

Những người mới nhập viện không còn chỗ đành phải nằm bên dưới gầm giường, thậm chí bên cạnh các thùng rác, khu tập kết rác thải.

Anh Hoàng đưa bé Kim Ngân (9 tuổi) từ Củ Chi lên bệnh viện Nhi Đồng 1 để điều trị bệnh Sốt xuất huyết than thở:
"Em nó mới nhập viện sáng nay, giờ hành lang cũng không còn chỗ nữa, chỉ có cạnh mấy thùng rác mới còn vài chỗ trống. Mình bắt buộc phải nằm đợi có người nào xuất viện thì chuyển chỗ sau".

Nhiều bệnh nhi khác phải nằm dọc các hành lang đúng các hướng nắng chiếu, mưa tạt, dễ phát sinh các căn bệnh khác. Cô Ngân vừa dỗ dành bé Tuấn Anh (2 tuổi) , chia sẻ:
"Bé bị bệnh tim mà nằm ở hành lang nắng nóng, chật chội,  nên khó thở cứ khóc hoài. Ở ngoài hành lang ngày thì nắng nóng, ban đêm thì gió lạnh. Mấy hôm trời mưa thì phải nằm co ro che chắn cho bé khỏi ướt. Tình trạng này không khéo chưa chữa xong bệnh tim, lại mắc thêm bệnh cảm cúm, viêm phổi mất".

Bé Tuấn Anh quấy khóc vì chỗ nằm dọc hành lang vừa nóng vừa chật chội. 
Bệnh viện hết giường cả tháng nay hai mẹ con phải nằm dọc hành lang bệnh viện.

Lượng bệnh nhân tăng quá tải khiến cho cả bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 chật cứng cả ngày lẫn đêm. Tất cả các hành lang, cầu thang đều có bệnh nhân lẫn người nuôi bệnh nằm la liệt

Bên trong các giường bệnh đã chật cứng bệnh nhân. Dọc các hành lang các bệnh nhân và người thăm nuôi bệnh cũng nằm kín chỗ với nhiều đồ đạc cá nhân.


Giá phòng dịch vụ lên tới 300.000 đồng/ngày/giường nhưng cũng không đủ để cung ứng cho các bệnh nhân. Cô Nguyên lắc đầu ngao ngán: "Giá phòng dịch vụ cao quá, cố gắng cho con nằm dịch vụ cho khỏe, nhưng Y tá hẹn tới chiều kiểm tra lại đã, chưa chắc đã có chỗ"

Dưới chân ghế ngồi cũng là chỗ nằm của các bệnh nhân. Bé Nguyễn Hải Âu (11 tuổi) phải nằm như vậy ba ngày nay để điều trị bệnh sốt xuất huyết.

Khu cấp - phát thuốc nội trú cũng tràn ngập bệnh nhân. Một bên là nhóm người sinh hoạt cá nhân, ngủ nghỉ một bên chen chúc thay phiên nhau lấy thuốc.

Ở khoa tay chân miệng, nhiều bệnh nhân nằm la liệt sát nhau. Những người đưa con đi xét nghiệm cũng phải trải chiếu để giành chỗ dù chỗ nằm ở sát bên cạnh khu để rác đi chăng nữa.

Khi các hành lang hết chỗ nhiều bệnh nhi phải nằm ở dọc các cầu thang.
Đồ đạc cá nhân cũng được sắp dài trên các bậc thang.

Những bệnh nhân thiếu may mắn hơn phải nằm ở hành lang trúng hướng nắng, hướng mưa. Nhiều người phải dùng chiếu, áo mưa che chắn cho con.

Người nuôi bệnh và bệnh nhi đều hết sức mệt mỏi ở khoa Sốt xuất huyết.

Lợi dụng lúc bà nội trông cháu, chị Hoài Thủ giặt khăn tã và phơi khô. 
Chị cho biết đưa con nhập viện hơn cả tuần nay, nhưng phải tự mua võng đề nằm.

Những biển cấm không còn tác dụng trong tình trạng bệnh viện quá tải.
Trong ảnh, nhiều người phải  hong phơi áo quần tại chỗ để có đồ dùng.

Dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng bùng phát vào thời kỳ cao điểm của mùa khô
là nguyên nhân làm nhiều bệnh nhi phải nhập viện điều trị.

Mặc dù bệnh viện nhi đồng 1 vừa tăng cường thêm 150 giường, nhưng hiện tại bệnh viện này vẫn đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng nhất.

Các tình nguyện viên của tổ chức Happier đang tổ chức chơi cùng các bệnh nhi.
Thứ Sáu, 09/10/2015 
Quốc Chiến - Đình Thi.