Saturday 5 March 2016

BÙI ANH TRINH - HỒ CHÍ MINH DƯỚI CON MẮT NHÌN CỦA STALIN - Hồ Chí Minh với bí danh Hồ Quang - Bút Sử

Image result for nikita khrushchev bio
Hồi ức của Nikita Krushchev
Hồi ức của Nikita Krushchev được ghi chép trong bộ sách“Krushchev Remembers” , xuất bản năm 1991, có kể lại một câu chuyện nhỏ bên lề về cuộc gặp mặt Stalin-Hồ Chí Minh năm 1950 :
“Tôi nhớ lại khi Hồ Chí Minh đến Mooscow xin viện trợ về vật chất… .Stalin đối xử với Hồ Chí Minh như một sự phỉ báng.  Trong một cuộc gặp ông Hồ rút từ trong cặp ra tờ họa báo “L’URSS en Construction” và xin chữ ký.
Stalin xử sự theo cách luôn hoài nghi bệnh hoạn của ông ta, nhìn đâu cũng thấy kẻ phản bội và do thám.  Ông ta liền ký vào tờ báo nhưng ra lệnh cho mật vụ lén thu hồi lại.  Sau đó Stalin còn khôi hài với tôi : “Ông ta chắc vẫn còn ra sức tìm kiếm tờ báo ấy, nhưng chỉ phí công”
Krushchev kể lại chuyện này như một chuyện vui để nói về con người của Stalin, ông cho rằng Stalin đã đa nghi quá đáng vì sau khi buộc phải ký tặng cho Hồ Chí Minh thì Stalin đã cho mật vụ lẻn vào phòng Hồ Chí Minh tại khách sạn để đánh cắp lại tờ báo có chữ ký tặng này.
Có vậy mới thấy Stalin là người thâm trầm :  Không phải vì quá hâm mộ Stalin mà Hồ Chí Minh đã xin chữ ký của Stalin cũng như ông đã từng xin hình và chữ ký tặng của Tướng Chenault, Tư lệnh Không quân Mỹ tại Trung Hoa vào năm 1945.  Vì sau đó Hồ Chí Minh đã mang tấm hình Tướng Chenault về hang Pác Bó để lòe Trường Chinh và ĐCSVN.  Sau đó đem về Hà Nội lòe dân Hà Nội rằng ông ta là người của Mỹ.
Lần này thì HCM xin chữ ký của Stalin, nhưng câu hỏi được đặt ra là ông muốn có chữ ký đó để lòe ai ?  Không cần suy nghĩ nhiều thì cũng hiểu rằng suốt từ năm 1945 cho tới ngày đó thì Stalin và CSQT không hề liên lạc với HCM, điều này đủ để cho Trường Chinh và ĐCSVN đánh giá được mối quan hệ giữa Stalin và ông ta.
Sự thực là Stalin chẳng biết ông ta là ai, suốt 5 năm trời ông ta gởi cho Stalin biết bao nhiêu là thư nhưng chẳng có một lời hồi âm.   Sau này hồi ký của Hoàng Tùng tiết lộ:  “Vì quan hệ của ta với Liên Xô và Trung Quốc không được thuận tiện, cho nên khi chính quyền của ta được thành lập (1945) thì hai nước đã không công nhận”.
Vì đã lỡ mạo danh là người của Liên Xô đưa về nhưng suốt 5 năm không có dấu hiệu gì chứng tỏ có sự hậu thuẩn của Stalin, cho nên  lần này ông Hồ Chí Minh cần phải có một bằng chứng cụ thể nào đó để chứng thực những lời lòe bịp của ông ta trước đây.
Tuy nhiên Stalin là người “có sạn trong đầu” nên biết ngay là Hồ Chí Minh xin chữ ký của ông ta không phải xuất phát từ tấm lòng ngưỡng mộ thần tượng.  Mà chắc chắn phải có một mưu đồ nào khác;  dĩ nhiên là không quang minh chính đại.
Sau đó Stalin đã kể chuyện này cho Krushchev như là một bằng chứng cho thấy HCM chỉ là một tay thủ đoạn vặt mà không qua mắt nổi ông ta.  Ngoài ra Krushcheve cũng cho biết :
“Ông Hồ rất muốn cuộc đi thăm được công bố chính thức, và ông ta muốn được đón tiếp với tư cách chủ tịch nước Việt Nam.  Stalin bác bỏ yêu cầu ấy : “Đồng chí đã đến một cách lặng lẻ nên không thể công bố được”.  Ông Hồ vẫn đề nghị Stalin cho một chiếc máy bay và chuẩn bị bài diễn văn đón tiếp. Stalin cười khi kể lại với tôi : “Đó, ông ta muốn cả chuyện ấy, nhưng tôi trả lời :  Không”!
Qua lời kể vô tình của Krushchev, người ta có thể thấy rõ HCM chuyên dùng thủ đoạn hạ cấp, ngay cả đối với nghi thức ngoại giao quốc tế.  Ông ta dám đề nghị với chủ tịch nước Liên Xô một việc mà chỉ có bọn lưu manh mới làm.
Ngoài tiết lộ của Krushchev, sau khi tài liệu mật của văn khố Quốc gia Liên Xô được giải mật, giáo sư sư sử học Christopher Goscha của đại học Québec tại Montréal đã tìm thấy một văn thư của đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh gửi cho Mạc Tư Khoa, đề ngày 4-2-1950, cho biết ông HCM có nói với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng tờ tạp chí có ảnh của Stalin và các lãnh đạo cao cấp khác của ĐCSLX cần phải được trả lại cho mình.
Ông ta đã nhiều lần hỏi đi hỏi lại là “Làm sao chuyện đó lại có thể xảy ra giữa những đồng chí Cọng sản tốt” (Hồ sơ lưu trữ CCCPSU, tài liệu số 36671, thư mục số 425).  Nếu không có tiết lộ của Krushcheve để so lại thì các nhà nghiên cứu sử sau này sẽ tưởng rằng ông HCM đã bị đánh mất tờ báo ở đâu đó tại Trung Quốc chứ không ai ngờ là Stalin đã cho mật vụ lấy lại..
Chuyến đi gặp Stalin, công hay tội ?
Người đời sau đọc hồi ký của Hoàng Tùng thấy câu “gọi Bác sang” thì cũng hình dung được nỗi khó khăn của Nguyễn Tất Thành, và rồi cũng khâm phục cho tài đóng kịch khéo léo của ông đã đem lại kết quả là Stalin và Mao Trạch Đông chịu cung cấp vũ khí  cho CSVN.
Tuy nhiên đứng trên phương diện phán xét của lịch sử thì tình hình đất nước thời đó không cần phải cầu lụy Stalin và Mao Trạch Đông đến độ “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Thay vì chấp nhận sát nhập tổ chức Việt Minh vào dưới tay Mao Trạch Đông, ông Nguyễn Tất Thành có thể quyết định sát nhập Việt Minh vào dưới tay Bảo Đại để rồi cùng với Bảo Đại tranh đấu giành độc lập toàn diện theo phương cách mà các dân tộc khác như  Ấn Độ, Miến Diện, Nam Dương, Mã Lai đã làm.
Riêng Bảo Đại thì đã làm được hơn nửa đường.  Nghĩa là chính phủ Pháp đã ký Hiệp ước Elysée thừa nhận nước Việt Nam “độc lập” , trả lại đất Nam Kỳ mà chính phủ Pháp đã mua của Tự Đức năm 1874. Và hủy bỏ các Hiệp ước lệ thuộc nước Pháp mà triều đình Huế phải ký sau khi bị thua trận năm 1884, 1885.  Việc còn lại của Bảo Đại là đòi tiếp quyền tự chủ về ngoại giao, quân sự và tài chính.
Với phương cách đó, rõ ràng là hay hơn phương cách nhận vũ khí của Mao Trạch Đông rồi lấy xương máu của dân tộc Việt Nam mà phục vụ cho mưu đồ của Mao Trạch Đông.  Các chứng liệu lịch sử cho thấy các ông trong ĐCSVN không bao giờ nghĩ tới chuyện điều đình với Bảo Đại, trong khi Bảo Đại đã mở ngõ cho các ông bằng hành động đặt vòng hoa tưởng niệm trên mộ các chiến sĩ Việt Minh khi ông ta trở lại Hà Nội lần đầu tiên sau 3 năm bị HCM bắt ép lưu vong.
Trong trường hợp của ông HCM tại Mạc Tư Khoa vào năm 1950 thì ông chỉ biết một việc là xin vũ khí để lấy lại quyền lực cho ông và phe cánh của ông.  Ông và ĐCSVN muốn trở lại ngôi vị làm chủ đất nước mà trong đó Bảo Đại phải dưới quyền của các ông chứ các ông không thể nào trở lại là người dưới quyền của Bảo Đại.
Đặt một giả thuyết là năm 1950 ông Hồ Chí Minh hợp tác với Bảo Đại trước khi ông đi Mạc Tư Khoa thì chắc chắn Hoa Kỳ sẽ làm áp lực buộc Pháp phải nhả Đông Dương để nhân dân Việt Nam có thể mạnh lên mà trấn giữ phòng tuyến phía Bắc để chống lại phong trào Cọng sản của Stalin và Mao Trạch Đông.  Bằng chứng là cũng trong năm này Hoa Kỳ đã đổ tiền của cho hai kẻ cựu thù là Đức và Nhật, cũng như Đài Loan và Nam Hàn để các nước này đủ mạnh mà chống lại Nga và Trung Cọng.
Do đó nếu Việt Nam được Hoa Kỳ hỗ trợ như Đài Loan thì chắc chắn nước Việt Nam sẽ lấy lại độc lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một cường quốc mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.  Nhưng đau lòng là thực tế đã đi ngược lại, ông Hồ Chí Minh đã quyết định theo Mao Trạch Đông cho nên Hoa Kỳ buộc phải đổ của cho Pháp để Pháp có thể chận ông Hồ Chí Minh.  Và thế là Việt Nam mất đi cơ hội phục hồi xứ sở, mà rồi lại rơi vào 2 cuộc chiến tranh với quá nhiều tàn phá và chết chóc.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Tháng 11 năm 2015 Chủ tịch TC Tập Cận Bình nói trước quốc hội CSVN :
Trung Quốc Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao được hơn 65 năm. mối quan hệ gắn bó Trung Việt đã được chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân Lai cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh thế hệ lão thành tiền bối hai bên xây dựng nên, là tài sản quý báu của hai đảng, nhân dân hai nước, cần được quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng.
Trong bài viết trên đây có 4 tấm gương quan hệ ngoại giao của ông HCM mà người Việt không nên chăm sóc, bồi dưỡng :
(1) Cách đây 65 năm Stalin và Mao “gọi bác sang”, thế là “bác ngoan ngoãn sang”.  Khởi đầu quan hệ giữa HCM và Mao Trạch Đông là quan hệ giữa chủ và đầy tớ, không thể nào gọi là “hữu hảo”. ( Đê hèn ).
(2) Nhận lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông, nhận súng đạn của Mao Trạch Đông để lấy lại quyền cai  trị nhân dân Việt Nam trong tay Bảo Đại.  Đây là quan hệ hại dân chứ không phải thương dân ( Tham tàn ).
(3) Dùng thủ đoạn vặt để xây dựng quan hệ ngoại giao :  Xin chữ ký của Stalin để lòe bịp đàn em của mình.  Rồi lại xin chủ tịch nước Liên Xô cho mình leo lên máy bay,  bay một vòng rồi đáp xuống như là một lãnh tụ ngang hàng với Mao Trạch Đông.  HCM đánh giá Stalin cũng là tay lừa đảo như mình mà không hề nghĩ rằng Stalin là một chính trị gia lõi đời, ông ta phỉ nhổ vào cái trò lưu manh đó. ( Vô liêm sỉ ).
(4) Là một tay thủ đoạn vặt lại đi trách người ta là ““Làm sao chuyện đó lại có thể xảy ra giữa những đồng chí Cọng sản tốt”. Chính mình đi bịp người ta, lại còn mở miệng lu loa người ta bịp mình ( Lưu manh mạt hạng ).

Hồ Chí Minh với bí danh Hồ Quang

Rời Moscow bằng đường xe lửa vào khoảng đầu mùa thu 1938, Hồ Chí Minh lúc này còn bí danh là Nguyễn Ái Quốc (NAQ) trên đường hướng về vùng đông để đến Trung Quốc. Giai đoạn từ 1938 đến 1940, ông ta có thêm tên là Hồ Quang. Phần tài liệu sau đây ghi nhận tại sao NAQ đổi tên là Hồ Quang và những gì trải qua khi NAQ làm công tác trong khối quốc tế cộng sản.

Ho Chi Minh by Wiilam J. Duiker. Tại Tây An (Xian), NAQ gặp Wu Xuiquan đại diện Hồng Quân (cộng sản Trung Hoa) tại điểm tiếp xúc (contact point), nơi tiếp đón người từ Liên Sô. Wu hộ tống NAQ đến Diên An (Yan’an) qua những chặng đường gian nan cùng nhiều đoàn người khác. Trong số những đoàn người có quân Trung Hoa Quốc Gia/Quốc Dân Đảng (Kuomingtang troops). NAQ phải giả dạng người bảo vệ đoàn xe ngựa chở hàng.
Tại sao NAQ lại lo sợ khi gặp đoàn quân Quốc Dân Đảng? Bởi vì họ là thù địch với phe cộng sản.

Đang đối phó với Nhật xâm chiếm Trung Hoa nên hai bên bề mặt phải cùng hợp tác. Tại Diên An vào 1938 tràn ngập Hồng Quân (200,000 PLA troops), đại đa số phải ở trong những nhà hầm (caves). Là một nhân vật quốc tế cộng sản quan trọng, NAQ được sắp xếp ở một phòng trong một villa khá rộng mà sau này Mao Trạch Đông chiếm cứ. Cũng tại Diên An, NAQ gặp khá nhiều người cộng sản Trung Hoa mà ông ta đã biết trước đây tại Moscow.

Sau khi tại Diên An hai tuần lễ, NAQ trên đường về hướng nam cùng đoàn quân bộ hành cộng sản cầm đầu bởi chỉ huy trưởng Ye Jianying. Sự nguy hiểm không phải chỉ từ người Nhật, mà còn những người khác nữa (from elsewhere). Ở đây, tác giả Duiker muốn nói đến quân Quốc Dân Đảng của phe Tưởng Giới Thạch, và thành phần cộng sản phe Leon Trotsky đang là thù địch với Stalin cấp lãnh đạo của NAQ.

Although the united front between the CCP and Chiang Kai-shek’s Nationalist Government had been in operation for over a year, the truce was a fragile one, and was not always observed with scrupulous care by the local Kuonintang authorities ( page 231)

 Mặc dù có sự liên minh giữa Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CCP-Chinese Communist Party) và Chính Phủ Quốc Gia Tưởng Giới Thạch trong hơn một năm, sự ngưng chiến là điều mỏng manh, và người thẩm quyền trong quân đội Trung Hoa Quốc Gia không phải lúc nào cũng quan sát kỹ lưỡng.

Cũng vì lý do hai bên còn xung đột âm ỉ mà NAQ phải đổi tên họ. Hơn nữa, NAQ là người Việt Nam thủ lãnh của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

To disguise his identity, Quoc adopted the Chinese name Hu Guang and posed as the orderly of a senior officer traveling with the group. According to Communist sources, during the course of their journey government troops periodically harassed the caravan until nearby PLA units forced them to withdraw (page 231)

Để ngụy trang không bị nhận dạng, Quốc nhận mình là người Trung Hoa với tên Hồ Quang và với vị trí là sĩ quan trực nhật thâm niên đang cùng đi với đoàn người. Theo những nguồn tài liệu Cộng Sản, trong quá trình các chặng đường, quân chính phủ thường hay sách nhiễu đoàn người cho đến khi đến gần những đơn vị của Hồng Quân thì họ bị ép phải rời khỏi.

Vào tháng 7/1939, NAQ dạn dĩ viết một văn bản “báo cáo” về Trung Ương Đảng ở Liên Sô. Trong thư đề nghị nên mềm dẻo với thành phần tư bản, không liên kết với khối Trotsky và triệt hạ thế đứng của họ, ủng hộ Mặt Trận Bình Dân (Popular Front) tại Pháp, và phải giữ liên hệ chặt chẽ với Đảng Cộng Sản Pháp.

Trong “Năng Động Hồ Chí Minh” của Thép Mới,(trang 13), thì ghi là ” Theo đồng chí Nguyễn Khánh Toàn sau này cũng đến làm việc ở Diên An, Bác Hồ ở Diên An ngụ tại “nhà hầm” khu vườn táo.” Điều này ngược lại với giáo sư Duiker là NAQ ở tại khu Vườn Táo villa rộng 7 phòng – Quoc was housed in the Apple Garden (Tao Yuan), a relatively spacious seven-room villa later to be occupied by CCP Chairman Mao Zedong,( page 230).

Đến Côn Minh vào 4/1940. NAQ lấy tên là Già Trần và gặp mặt Phạm Văn Đồng cùng Võ Nguyên Giáp. Già Trần viết một lá thư đến giới chức tại Diên An giới thiệu Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp đến đó để học về quân sự và chỉ huy. Giấy giới thiệu ký tên Hồ Quang và cử anh Cao Hồng Lĩnh là người đã từng đến Diên An đưa đường cho hai anh lên đó (trang 21).

Sau khi hợp tác với phe Quốc Dân Đảng, Hồng Quân của cộng sản Trung Hoa đổi tên thành Bát Lộ Quân.

Năm 2003, Bảo Tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội cho ra cuốn sách “Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” có ghi phần Hồ Quang. Tất cả gồm 174 tên họ, cộng thêm hơn 30 tên chưa vào danh sách vì đang nghiên cứu. Hồ Quang là tên thứ 76, (trang 50):

76. Hồ Quang, 1938. Bí danh của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động ở Trung Quốc từ cuối năm 1938 nhờ mối liên hệ giữa Đảng Cộng Sản Liên Xô và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, mùa thu năm 1938, từ Matxcơva Người đi Trung Quốc. Tại Lan Châu thủ phủ tỉnh Cam Túc (tây bắc Trung Quốc), văn phòng giải phóng quân đã chuẩn bị cho Người quân phục phù hiệu Bát Lộ Quân, quân hàm thiếu tá và giấy tờ mang tên Hồ Quang.

Bút Sử

Sources: Ho Chi Minh, William J. Duiker, 2000; Năng Động Hồ Chí Minh, Thép Mới, 1990; Những Tên Gọi, Bí Danh, Bút Danh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, 2003.