Tuesday 28 June 2016

Luật nhân quả versus luật kinh tế

Vụ Brexit cho ta thấy gì? 

- Đa số có lý hay thiểu số "tự cho là mình ưu tú" có lý?
- Có lý và "đúng" khác nhau ra sao? 
- Luật nhân quả và luật kinh tế có đi đôi với nhau hay không?
- Thế nào mới gọi là tiến hóa theo qui luật tự nhiên? qui luật tự nhiên có đạo đức không? Vai trò con người trong qui luật tự nhiên.
- Hành động của đa số có hẳn cần theo và kiểm soát bởi tính toán của một thiểu số "ưu tú" hay không? 
...

Đương nhiên là một kẻ tầm thường (và mong rằng bình thường) như tôi chỉ mong, (nhờ chọn sống trong một xã hội dân chủ tự do), được đưa ra những câu hỏi, và châm vào vài ý nghĩ (gọi tạm là ý kiến) cá nhân mà thôi. Không dám như ông Trần Đức Thảo mơ mộng hoàn thành một giải pháp triết học vượt Marxist và tư bản kinh tế thị trường tự do (Adam Smith...) nhằm "cứu nhân loại".


Trong chương trình phỏng vấn mà đài BBC tiếng Việt đã cho phát sóng (và tôi đã posted lên diễn đàn này), có những ý kiến cho là "phản ứng của nhiều người ít học, hoặc thiếu thông tin, hay suy nghĩ vội quá" đã làm cho cuộc trưng cầu dân ý Brexit  đưa đến "kết quả đáng tiếc" là nước Anh ra khỏi khối Âu Châu..., có người còn hướng suy nghĩ về cách "gỡ" kết quả cuộc trưng cầu dân ý qua những điều luật ấn định...


Video dưới đây của ktg Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ đưa ra những nhận định của ông Nghĩa về một "tan rã của Âu Châu...", vì một sức ly tâm rất mạnh đã biểu hiện qua những khủng hoảng lớn hay nhỏ mang mầu sắc tiền tệ, kinh tế, tỵ nạn, chính trị, thậm chí khủng bố....
0o0

Đó có lẽ là lối nhìn dưới nhãn quan kinh tế, tuy khác, nhưng về căn bản làm người ta liên tưởng đến Karl Marx vào thế kỷ 19.  


Dưới nhãn quan lịch sử, những nước Âu Châu đã thay vì đem tầu chiến "xâm lăng" những nước yếu, phần đông Á Phi, bây giờ những nước này cho là họ đã, đang và sẽ bị "xâm lăng" bởi những người dân đến từ những nước nghèo hơn.


Dưới nhãn quan môi trường, những nước Âu Châu không còn cần thiết kỹ nghệ nặng, và đã vượt qua giai đoạn "cần vốn, đốt tài nguyên" để cất cánh, bây giờ cho là họ có thể tạm đóng cửa ở chốn "Đào Nguyên" nhưng phải hợp nhau lại trong môi trường sạch, và nước Anh lại còn muốn "sạch" hơn, với vai trò "đảo quốc"..., cho dù có nghèo đi...


Dưới nhãn quan tôn giáo, người Anh có vẻ ngán "cuộc thánh chiến ngược giòng" đang trở lại qua những vụ khủng bố.

Mà ai cũng thấy một nghịch lý là súng đạn khủng bố tại Âu Mỹ do ai sản xuất, chắc không phải do các nước Á-Phi là đa số.

Nước Anh không phải là nước dân chủ yếu ớt, ngược lại, theo thiển ý, đây là nước có trình độ dân trí và dân chủ hạng nhất nhân loại, quyết định của một đa số, dù không tuyệt đối, và con số đi bầu không đủ lớn, nhưng đó chính là luật chơi dân chủ. Một số nhận định  hồ đồ cho là đa số cử tri Anh đã chọn sai vì thiếu học, thiếu thông tin, hay chọn vội... đã quên lịch sử nước Anh, và lịch sử thế giới. Đây không phải lần đầu người dân Anh đã bầu ngược lại ý muốn một số chính trị gia tự cho là mình ưu tú, thông minh, và chọn đúng.

Thật ra "đúng", "sai" ở một khúc quanh nào đó, chỉ là sự chọn lựa. 

Cái đáng tiếc và đáng sợ không phải ở quyết định "đúng"  hay "sai" mà ở chỗ đã có bạo lực, một chính trị gia người Anh bị giết, tuy ít so với những sự cuồng nộ chính trị, và bạo lực ở những nơi khác, nhưng cũng là một dấu hiệu đáng suy nghĩ. Sau đó là sự rạn nứt trong khối liên hiệp Anh.

Tôi tin rằng người Anh đã suy nghĩ chín chắn đủ cho một giải pháp tương lai cho nước họ. Chọn lựa nào cũng có sự mất mát và được.

Những nước cộng sản còn lại còn lâu mới bén gót được tinh thần thống nhất trong dân chủ đó. Điều nhìn qua thì dễ cực kỳ, trên thực tế "tu nhiều kiếp" chưa hẳn đã đạt.

Tóm lại cho các nước cộng sản còn sót này, Marx chưa hẳn đúng sai là quan trọng, mà Lenin thì đã gây nghiệp nặng, mà đến Stalin và Mao thì coi như tay đồ tể đã dính quá nhiều ác nghiệp. Riêng anh thiếu tá Hồ Quang lắt nhắt thì vừa ngu vừa ác, u minh đã rõ trong lòng địa ngục. 

Xin mời quí anh chị nghe lại buổi phỏng vấn BBC Việt ngữ sau vụ trưng cầu dân ý Brexit một lần nữa, cũng như nghe ktg Nguyễn Xuân Nghĩa nói về khía cạnh kinh tế, và như một bonus, về pháp gia cùng nho gia Tầu.

Thế giới đang ở một tình trạng hỗn loạn trong sự tiến hóa điềm nhiên, hay ở trong tình trạng  điềm nhiên trong sự tiến hóa hỗn loạn?

Tùy theo nhận thức trước một vấn đề, như một thiền án tâm động hay vạn vật động?

Đinh Thế Dũng