Tuesday 9 August 2016

Việt Nam và Thế Vận Hội trước 1975 - Mai Trần –Y Nguyên

Việt Nam tham dự Thế Vận Hội lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki, Phần Lan.  Phái đoàn lực sĩ Việt Nam mang chuông đi đánh xứ người dưới quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ.  Tưởng cũng nên nhắc lại cờ vàng có từ thời Hai bà Trưng (40) thời Gia Long (1802).
Sau khi được Nhật trả lại độc lập, vua Bảo Đại cử Trần Trọng Kim (1), vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên (từ 17  tháng 3,1945 – 23 tháng 8, 1945)  chọn cờ quẻ ly, quốc kỳ của Đế Quốc Việt Nam, mặc dù  Nam kỳ (Cochinchina) vẩn còn là thuộc địa của Pháp.
Cờ Quẻ LY
Cờ quẻ ly (Trần Trọng Kim 8 tháng 5 – 30 tháng 8, 1945)
Đến năm 1948 thủ tướng Nguyễn văn Xuân ra sắc lệnh ngày 2/6/1948 qui định “Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy” trong khung cảnh đang đàm phán Hiệp ước  Elysée (Elysée Accords) trao trả độc lập cho Việt Nam.  Hiệp định này được ký kết ngày 8/3/1949 tại điện Elysée, Paris  giữa vua Bảo Đại và Tổng Thống  Pháp Vincent Auriol.  Sau hiệp định Geneve (Geneva Accords) 20 tháng 7 1954 chia đôi đất nước, cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trở thành cờ Việt Nam Cộng Hoà.
Cờ Vàng ba sọc đỏ
Cờ vàng 3 sọc đỏ từ tháng 2, 1948 – 30 tháng 4, 1975
Việt Nam  tham dự Thế Vận Hội dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki , thủ đô Phần Lan và các Thế Vận Hội tiếp theo –Melbourne, Úc 1956; Rome, Ý 1960; Tokyo, Nhật Bản 1964;Mexico, Mễ Tây Cơ 1968  và Munich, Tây Đức 1972.

Việt Nam và Thế Vận Hội Helsinki, Phần Lan 1952

Khai mạc: 19 tháng 7 1952
Kết thúc: 3 tháng 8 1952
Tuyên bố độc lập ngày 6/12/1918 từ Nga, Phần Lan được uỷ quyền tổ chức Thế Vận Hội 1940, nhưng vì chiến tranh thế giới hai, phải hoản lại đến 1952.  Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế Vận Hội tổ chức tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Tuy tình hình chính trị và chiến tranh vẩn còn xôi động, chính phủ Nguyễn Văn Tâm  gởi một phái đoàn nam lực sỉ gồm có 8 người tranh tài trong các bộ môn bơi lội, điền kinh (athletics), quyền Anh (boxing) và đua xe đạp (cycling).
Tuy với dân số hơn 4 triệu, Thế Vận Hội đã thành công trong bầu không khí “Chiến Tranh Lạnh” với 4932 (4411 Nam, 521 nữ) lực sỉ tham dự từ 69 quốc gia/lảnh thổ.
Bản Đồ Phần Lan
Cờ VN Helsinki
Cờ VN phất phới tại Thế Vận Hội Helsinki 1952
Vận Động Trương va Huy Chuong Helsinki
Bieu tương và đuoc Helsinki 1952
Cờ VN canh My và Phan Lan
Cờ Việt Nam bên cạnh cờ Mỹ và Phần Lan

Thành phần lực sỉ tham dự
TênGiới TínhTuổi/Ngày SanhBộ Môn
Lê Văn PhướcNam22/15  tháng 10 1929Đua xe đạpĐường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km
Châu Phước VinhNam25/8  tháng 5 1927Đua xe đạpĐường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km
Lưu QuầnNam27/19 tháng 6 1925Đua xe đạpĐường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km
Nguyễn đức HiềnNam27/14 tháng 11 1925Đua xe đạpĐường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km
Nguyễn văn PhanNam23/30 tháng 6 1929Bơi lội100m tự do;400m tự do
Tiến VinhNam31Quyền ThuâtQuyền Anh hạng gà (bantamweight)
Tôn Thất HảiNam16/16 tháng 7 1935Kiếm thuậtEpée (kiếm ba cạnh)
Trần văn LýNam25/20 tháng 2 1927Điền kinhChạy 10.000m

Việt Nam không được huy chương nào (cả 4 cua rơ đều bỏ cuộc) nhưng phái đoàn Việt Nam được hoan nghinh nhiệt liệt khi diển hành trong lễ khai mạc tại vận động trường The Olympiastadion Helsinki.
Tôn That Hải 1952
Tôn Thất Hải, lực sỉ trẻ nhất phái đoàn (16 tuổi), tranh tài bộ môn Kiếm ba cạnh (epée)
Cua rơ  Nguyễn Đức Hiền sinh năm 14/1/1925 tại Châu Đốc. Năm 20 tuổi, Nguyễn Đức Hiền lên Sài Gòn làm thư ký bưu điện và đầu quân cho đội URAGO, sau đó là các đội STELLA, Độc Lập… Trong những năm từ 1949 đến 1956, ông là một trong những tay đua luôn có thứ hạng cao trong các cuộc đua ở Sài Gòn. Đặc biệt, Nguyễn Đức Hiền cùng các cua rơ  Châu Phước Vĩnh, Lê Văn Phước và Lưu Quần đã được vinh dự tham gia Thế Vận Hội Hensinki năm 1952 bô môn đua xe đạp đường trường cá nhân và chung đội. Năm 1982, ông còn đoạt chức vô địch giải đua xe đạp lão tướng tại Sài gòn trước khi vế hưu.

 Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Melbourne, Úc 1956

Khai mạc: 22 tháng 11, 1956
Kết thúc: 8 tháng 12, 1956
Lực sĩ tham dự 3314 (376 nữ và 2938 nam) đến từ 72 quốc gia.
Map of  Australia
Ngày 20/7/1954 Hiệp Định Genève phân chia VN thành hai nước từ vỉ tuyến 17 tại Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị , miền Nam theo chế độ Cộng Hoà, miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản Marx-Lenin-Mao.
Tuy Hiệp Định có đề cập đến chuyện Tổng Tuyển Cử thống nhất đất nước sau hai năm ký hiệp Định (1956), Mỹ  và phái đoàn  không cộng sản  Viêt Nam  (đứng đầu là vua Bảo Đại và thủ tư ớng Ngô Đình Diệm)  từ chối không ký Hiệp Định này vì cho rằng “không thể đảm bảo bầu cử tự do ở miền Bắc”, tổ chức chánh trị miền Nam còn phân tán, thiếu đoàn kết, không thể thắng cộng sản  được sự giúp đỡ của bộ máy cộng sản quốc tế đứng đầu với “đồng chí “ Nga và Trung Cộng , cũng như cơ hội biến miền Nam, dưới sự ủng hộ của Mỹ, thành một nước cộng hòa, tự do, dân chủ thânTây phương. Ngày 7/7/1954 Ngô Đình Diệm, với tư cách thủ tướng tuyên bố thành lập chính phủ mới gởi quan sat viên đến Geneva và bác bỏ đòi hỏi Tổng Tuyển Cử.
26/10/1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm qua cuộc Trưng Cầu Dân Ý, bải bỏ chế độ Quân Chủ, thiết lập nền Cộng Hoà, tổ chức Quốc Hội Lập Hiến, soạn thảo Hiến Pháp
Ngày  26/10/1956, thủ tướng  Ngô đình Diệm tuyên bố Hiến Pháp mới, bải bỏ Chế độ Quân Chủ, truất phế vua Bảo Đại và thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Ngô đình Diệm là vị Tổng Thống đầu tiên. Miền Bắc sau hiệp Định Geneve 20/7/1954 theo chế độ Cộng sản dưới sự lảnh đạo của Hồ chi minh.
Cũng nên biết Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH ), sau khi đánh chiếm miền Nam, chỉ gởi lực sỉ tham dự  lần đầu tiên tại Thế Vân Hội  Montreal Canada  1980.
Phái đoàn Việt Nam có sáu nam lực sỉ tham dự bộ môn đua xe đạp, trong đó có 4 người tham dự môn xe đạp đường trường
Van Đông trương MCG 1956
Bieu tương và đuốc Melbourne 1956
olympic Australia
olympic Australia1956
Phái đoàn Việt Nam (VNCH) trong buổi lể khai mạc tại vận động trường MCG
Thành phần lực sỉ tham dự
TênGiới TínhTuổi/Ngày SanhBộ Môn
Lê Văn PhướcNam27/15  tháng 10 1929Đua xe đạpCá nhân , rút (sprint)  1000m
Ngô thành Liêm *NamĐua xe đạpĐua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá  nhân
Nguyễn Hửu ThoạiNamĐua xe đạpĐua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá  nhân
Nguyễn văn NhiềuNamĐua xe đạp1000m Tính giờ (time trial)
Trần Gia ThuNamĐua xe đạpĐua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá  nhân
Lê Trung TrungNam31Đua xe đạpĐua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá  nhân
Phái đoàn không nhận được huy chương nào (4 tay đua đường trường bỏ cuộc).
Tay đua Ngô Thành Liêm người Cần Thơ. Ngay từ lúc 14 tuổi, Ngô Thành Liêm đã tập môn xe đạp do sự dìu dắt của người anh trai là Ngô Bá Tạo, cũng là một cựu cua rơ thời bấy giờ. Năm 1949, ông lên Sài Gòn gia nhập đội URAGO và đến năm 1950 thì đầu quân cho đội A.J.S. Năm 1952, tay đua trẻ Ngô Thành Liêm đã giành được chiến thắng đầu tiên, Hạng Nhất trong cuộc đua Sài Gòn – Mỹ Tho – Sài Gòn. Từ năm 1952 – 1956, ông là một trong những tay đua xuất sắc và luôn giành được thứ hạng cao trong các cuộc đua lớn ở miến Nam. Ông chính thức giã từ đường đua năm 1974 và mất năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh.
URAGO là đội đua xe đạp dưới sự bảo trợ của hảng làm xe đạp URAGO Pháp, trụ sở chính ở Nice, miền Nam nước Pháp,  Urago giải thể thập niên 1980s.
AJS (Association de la Jeunesse Sportive) là hiệp hội thể thao có nhiều bộ môn, nổi tiếng nhất là bóng tròn.  AJS nổi tếng với những trận đá đèn giao hữu với các đội từ Âu Châu sang tại sân Tao Đàn phiá sau dinh Độc Lập (bây giờ là Hội trường Thống Nhất).
Một vài đặc điểm cuả Thế Vận Hội Melbourne 1956
-Các môn thể thao có dính dáng với Ngựa được tổ chức tại Thụy Điển  (tháng 6, 4 tháng trước lể khai mạc chính thức Thế Vận Hội ) để tránh những khó khăn vì  luật cách ly kiễm dịch (quarantine) của Úc.
-Trung cộng không tham gia Thế vận Hội vì sự có mặt cuả Đài Loan (Taiwan, Trung Hoa Dân Quốc).
– Sự kiện tẩy chay Thế  Vận Hội lần đầu tiên vì lý do thuần túy chính trị (Nga xăm lăng Hung, một số nước Á Rập vì Anh Pháp can thiệp vào chuyện kinh đào Suez)

Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Rome, Ý 1960

Thế Vận Hội được tổ chức tại Vận động trường Stadio Olimpico Rome, thủ đô Ý.
Khai mạc: 25 tháng 8 1960
Kết thúc: 11 tháng 9  1960
Lực sĩ tham dự 5338 (611 nữ và 4727 nam) đến từ 83 quốc gia.
map of Italy

 Van Đông trương Rome 1960
Bieu tương và đuốc Rome 1960
Phái đoàn Việt Nam có 3 người tham dự môn bơi lội và đánh kiếm nhưng không đoạt được huy chương nào. Lực sĩ trẻ nhất là Trương Kế Nhơn (21 tuổi) và lớn nhất Trần Văn Xuân 26 tuổi
Cờ VN Rome 1960
Cờ Việt Nam trong buổi lể khai mạc Thế Vận Hội Rome.
Danh sách lực sĩ tham dự:
TênGiới TínhTuổi/Ngày SanhBộ Môn
Phan Hữu DõngNam21/14/11/1038Bến TreBơi Lội100m Tự Do
Trần Văn XuânNam25/6/9/1934Đánh KiếmKiếm Ba cạnh (epée)Kiếm Chém(sabre)Kiếm Liểu
(foil)
Trương Kế NhơnNam21/1/1/1939
Bạc Liêu
Bơi Lội200m lội ếch
Trước  khi được cử tham dự Thế Vận Hội, Trương Kế Nhơn đoạt huy chương vàng tại Đông Nam Á vận hội  (SEAP) tổ chức ở Bangkok, Thái Lan từ 12-17 tháng 12, 1959.
Sau Thế Vận Hội , Phan Hữu Dõng, vô địch bơi lội Việt Nam (miền Nam) thời bấy giờ, đoạt được huy chương vàng SEAP tổ chức lần thứ hai ở Rangoon, Burma (now Myanmar) từ  11-16 tháng 12, 1961.
Cờ VN Seap 1959
Trương Kế Nhơn đoạt Huy Chương vàng với môn lội ếch 100m tại Đông Nam Á vận hội SEAP 1959 Bangkok.  
 Trần văn Xuân 
Kiếm sĩ tham dự hai Olympics 1960 và 1964 Trần văn Xuân 2005
Trần Văn Xuân sanh ngày 6 tháng 9 năm 1934.  Ông theo học trường Yersin (Đà Lạt) từ năm 1948 đến 1952 và học tập môn đấu kiếm nơi đây. Ông vừa làm công chức và tập luyện kiếm và được cử tham dự Thế Vận Hội Rome 1960 và Thế  Vận Hội Tokyo 1964. Ở thế vận hội Rome 1960, ông tranh cả ba loại kiếm (kiếm liểu (foil), kiếm ba cạnh (epée) và kiếm chém). Ở Tokyo 1964 ông chỉ tham dự kiếm ba cạnh và chém (Sabre).
Môn đấu kiếm phương Tây (fencing) du nhập vào Sài Gòn từ những năm đầu thế kỷ 20. Khoảng thập niên 50 đến giữa thập niên 70, Kiếm thuật được tập luyện tại Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (C.S.S cũ), CLB Phan Đình Phùng, trụ sở Phong trào Phát triển Sinh viên Học sinh, các trường Taberd, Trưng Vương, Gia Long… thu hút khoảng vài trăm người và hàng năm đều diễn ra một số giải thi đấu khá sôi nổi.
Trên thao trường quốc tế, kiếm sĩ Tôn Thất Hải đã tham dự Olympic Helsinki (1952) rồi Trần Văn Xuân dự Olympic Rome (1960), Olympic Tokyo (1964), Asian Games Teheran (1974).
Vài đặc điểm của Thế Vận Hội Rome 1960
-Nhạc chính thức của Olympics (Olympics Anthem) được chấp nhận và được phát thanh. Bản nhạc này cũng là bản nhạc được phát thanh ở Thế VẬn Hội đầu tiên ( I Olympiad) ở thủ đô Athens, Hy lạp năm 1896
-Cấm Nam Phi (South Africa) tham dự vì chính sách kỳ thị chũng tộc (Apartheid)- South Africa trở lại tham dự Thế Vận Hội năm 1992.
-Truyền Hình trực tiếp (live)  đến 18 nước  Âu châu, Mỹ, Gia Nả Đại và Nhật vài giờ sau đó.
-Người Phi Châu da đen đoạt huy chương vàng đầu tiên. Lực sĩ Abebe Bikila chạy marathon bằng chân không. Bốn năm sau ông cũng đoạt huy chương vàng tại thế vận hội Tokyo 1964 nhưng lần này ông chạy mang giầy.

Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Tokyo, Japan 1960

Vận động trường chính: Tokyo, Japan
Lể khai mạc: 10 Tháng 10, 1964
Lể bế mạc: 24 Tháng 10, 1964
Lực sĩ tham dự 5151 (678 nữ và 4473 nam) đến từ 93 quốc gia.
map of japan
Van Đông trương tokyo 1964
Vân động trường Kokuritsu Kasumigaoka Rikujō Kyogijō, Tokyo và huy chương cho Thế Vận Hội Tokyo 1964
Bieu tương và đuốc tokyo 1964

Cờ VN Tokyo 1964
Phái đoàn lực sĩ Việt Nam gồm có 16 nam lực sĩ, đây là phái đoàn đông nhất tham dự Thế Vận Hội trước 1975 tham dự nhiều bộ môn.
Người trẻ tuổi nhất Nguyễn đình Lê -Bộ môn bơi lội tự do (freestyle) 15 tuổi, 156 ngày.
Môn Nhu Đạo (Judo) lần đầu tiên được đưa vào Thế Vận Hội. Việt Nam gởi một phái đoàn nhu đạo với ba người mà người lớn tuổi nhất là Thái Thúc Tuấn 37 tuổi 208 ngày.
Viêt Nam không được huy chương nào.
Phái đoàn Việt Nam (VNCH) diển hành trong buổi lể khai mạc Thế Vận Hội Tokyo 1964
Danh sách lực sĩ trong phái đoàn:

TênGiới TínhTuổi/Ngày SanhBộ Môn
Hồ Thành ChinhNam22/21/2/1941Điền Kinh Chạy nước rút 100m
Huỳnh AnhNam31/16/10/1932Đua xe đạp100 km  tính giờ
Huỳnh Văn HảiNam24/28/8/1940Bơi Lội200m lội ếch
Lê Bả ThànhNam29/12/10/1934Nhu ĐạoHạng trung (middleweight)
Nguyễn Thế LộcNam29/5/9/1935Đánh KiếmKiếm chém
Nguyễn Văn BìnhNam24/1/1/1939Nhu ĐạoHạng nhẹ(Lightweight)
Nguyễn Văn ChâuNam24/24/8/1940Đua xe đạpĐua rút 1000m
Nguyễn Văn KhôiNam29Đua xe đạpCá  Nhân 100kmĐội 100km
Nguyễn Văn LýNam22/30/5/1942Điền Kinh
marathon
5000m43km
Nguyễn Văn NgânNam21/20/9/1943Đua xe đạpCá  Nhân 100kmĐội 100km
Nguyễn Ðình LêNam15/9/5/1949Bơi Lội100m Tự Do
Phạm Văn SáuNam25/6/7/1939Đua xe đạpCá  Nhân 100kmĐội 100km
Phan Hữu DõngNam25/14/11/1938Bơi Lội100m Tự Do
Thái Thúc TuấnNam37/28/3/1927Nhu ĐạoHạng trung (middleweight)
Trần Văn NênNam37/6/8/1927Đua xe đạpCá  Nhân 100kmĐội 100km
Trần Văn XuânNam30/6/9/1934Đánh KiếmKiếm ChémKiếm Ba Cạnh

Kết quả đua xe đạp
  1. Nguyễn Văn Châu – Đua rút 1000m – đừng nhì vòng 1 nhóm 1 (gồm 3 người), vòng 1 vớt vát (round 1 repêchage) đứng nhì nhóm 3 (gồm 3 người) và sau đó bị loại.
  2. Huỳnh Anh – hạng 31/33 100 km  tính giờ  với thời gian là 3 giờ  08 phút  35 giây ( tay đua về hạng nhất  2g 26ph 31.19gi)
  3. Nguyễn Văn Khôi , bỏ cuộc môn đường trường, đua tính giờ đồng đội 100km xếp hạng 31/33 (3 giờ 08 phút  35 giây, tay đua về hạng nhất  2g 26ph 31.19gi)
  4. Nguyễn Văn Ngân bỏ cuộc đường trường, nhưng đua tính giờ đồng đội 100km xếp hạng 31/33 (3 giờ  08 phút  35 giây, tay đua về hạng nhất  2g 26ph 31.19gi)
  5. Phạm Văn Sáu – Road race – hạng 76, thua về 1 đúng 20 giây
  6. Trần Văn Nên.Đường trường 194.8 Km – hạng 90, thua tay đua về nhất ( 4-39:51.63) đúng 20 giây (4-40:11.63)
Tính giờ 1000m – hạng 25/27 (1:21:58 so với tay đua về đầu 1:09:59 khoảng cách 12.1 giây)
Theo đưổi cá nhân (Individual Pursuit) , 4,000m – bị loại vòng 1 do bị bắt kịp (overtaken)
Tính giờ đồng đội Team Time Trial 100km – hạng 31/33, với thời gian là 3h 08m 59.35s ( tay đua về nhất  là     2h 26m 31.19s)
Lực sĩ Nguyễn Văn Lý đã đoạt huy chương đồng chạy 10.000m, với thành tích 36 phút 12 giây 8 (Somnuek Srisombat, Thái Lan đoạt huy chương vàng, với 35 phút 7 giây 8 tại vận hội SEAP 1959 tổ chức tại Thái Lan.
Kiếm Sĩ  Nguyễn Thế Lộc tham dự  Thế Vận Hội Tokyo 1964 và Mexico 1968 trong môn kiếm chém
Gặp lại cua rơ vô địch Nguyễn Văn Châu (xem phụ lục 1)
Lực Sĩ Nhu Đạo
Một vài đặc điểm Thế Vận Hội Tokyo 1964
-Môn Nhu Đạo và môn Bóng Chuyền (nam và nữ) được đem vào thi đua lần đầu tiên và Việt Nam gởi 3 nam lực sĩ nhu đạo.
-Th ế Vận Hội đầu tiên được tổ chức ở Á Châu.

Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Ciudad de México, Mexico 1968

Thế Vận Hội Mexico được tổ chức tại thành phố Mexico-Ciudad de México
Lể Khai Mạc: 12 tháng 10, 1968
Lể Bế Mạc:  27 th áng 10, 1968
Lực sĩ tham dự 5116 đến từ 112 quốc gia.
map of mexico

Van Đông trương Mexico 1968
Bieu tương và đuốc Mexico 1968
Olympic mexico
Cờ VNCH phất phới buổi lể khai mạc tại vận động trường Estadio Olimpico Universitario
Phái đoàn Việt Nam gồm có 9 lực sĩ-7 nam và lần đầu tiên 2 nữ- tham dự 5 bộ môn –Đua xe đạp, Điền Kinh, Bơi Lội, Bắn Súng và Đánh Kiếm.
Lực sĩ trẻ nhất Trương Kim Hùng 16 tuổi bộ môn xe đạp (đường trường và cá nhân 196km) và lực sĩ lớn tuổi nhất Vũ văn Danh 42 tuổi, môn bắn súng ngắn. Phái đoàn không được huy chương nào.

TênGiới TínhTuổi/Ngày SanhBộ Môn
Bùi Văn HoàngNam25/13/12/1943Đua xe đạpĐường Trường  cá nhân  196Km
Dương Văn DầnNam30/20/12/1937Bắn Súng50m súng ngắn tự do nam
Hồ Hạnh PhướcNam28/26/8/1940Đi ền KinhDecathlonMười môn thể thao
Hồ Minh ThuNam39/15/6/1929Bắn Súng50m súng ngắn tự do nam
Nguyễn Minh T âmNữ18/26/8/1950Bơi  Lội100m Tự Do
Nguyễn Thế  LộcNam33/5/9/1935Đánh kiếmKiếm Chém(Sabre)
Nguyễn thị Mỹ LiênNữ17/31/7/1951Bơi  Lội100m Bơi Ngữa
Trương Kim HùngNam16/tháng 2 1951Đua xe đạpĐường  trường  cá nhân  196Km
Vũ Văn DanhNam42/17/4/1926Bắn Súng25 m súng ngắn bắn nhanh nam
Lực sĩ  Hồ Hạnh Phước ,điền kinh Decathlon-mười môn điền kinh -được chọn đi Thế Vận Hội Mexico dựa vào thành tích của ông –Huy chương đồng môn này tại Đông Nam Á vận hội SEAP 1967 tổ chức tại Bangkok từ 9-16  tháng 12, 1967.
Trương Kim Hung
Hai cua rơ Trương Kim Hùng (áo vàng) và Bùi văn Hoàng
Hai nữ lực sĩ Việt Nam (VNCH) đầu tiên tham dự Thế Vận Hội
Minh Tam My Lien
Hai nữ lực sĩ bơi lội-Nguyễn Minh Tâm và Nguyễn Thị Mỹ Liên diển hành ngày khai mạc
Một vài đặc điểm Thế Vận Hội Mexico 1968.
-Phản kháng về chủng tộc-Quyền công dân cho nguời da đen (Black power salute)
-Lần đầu ViệtNam (VNCH) gởi 2 nữ lực sĩ (trong số 9 lực sĩ tham dự nhiều bộ môn thể thao như đua xe đạp, bắn súng, điền kinh, bơi lội và đánh kiếm) Nguyễn Minh Tâm bơi 100m tự do (free style) và Nguyễn thị Mỹ Liên 100m bơi ếch (breaststroke)
-Bấm giờ bằng đồng hồ điện tử số (digital timer) được chính thức công nhận 
 Độ cao (altitude) 2300m của thành phố Mexico tạo lợi thế cho lực sĩ những môn thể thao ngắn nhưng và bất lợi cho những môn đòi hỏi sức dai, chịu đựng dài hơn 2 phút.

Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Munich, West Germany, 1972

Được tổ chức tại Munich, thủ phủ và thành phố lớn nhất ở tiểu bang Bavaria, thuộc Tây Đức.  Có 121 nước tham dự với 7170 lực sỉ (6075 nam và 1095 nữ).
Lể Khai Mạc: 26 tháng 8 1972
Lể Bế Mạc:  10 tháng 9, 1972
map of germany copy

Van Đông trương Munich 1972
Bieu tương và đuốc Munich 1972
Biểu Tượng Munich Olympics 1972

Tuy trải qua biến cố  Tổng công kích đẩm máu Tết Mậu Thân 30/1/1968 và mùa Hè Đỏ Lửa  từ 30 tháng 3 đến 31 tháng 1 năm 1973, Viêt Nam Cộng Hoà tham gia Thế Vận Hội lần cuối với một phái đoàn  gồm 2 nam lực sỉ.
Phái đoàn lực sĩ tham dự:.

TênGiới TínhTuổi/Ngày SanhBộ Môn
Hồ Minh ThuNam43/15/6/1929Bắn Súng50m súng ngắn tự do nam
Hoàng Thi  HưongNamBắn Súng50m súng ngắn tự do nam
Cờ VN Munich 1972
Hồ Minh Thu người cầm cờ diển hành trong buổi lể khai mạc.
Một vài đặc điểm Thế Vận Hội Munich 1972.
-11  lực sĩ Do Thái bị giết bởi nhóm Á Rập “Black September”.
-Môn Bắn cung (Archery) trở lại Thế vận Hội sau 52 năm vắng bóng.
-7 huy chương vàng- 7kỷ lục thế giới cho lực sỉ bơi lội Mỹ Mark Spitz

Người viết xin ghi ơn sự cố gắng và quyết tâm vượt bực của các lực sĩ, cũng như của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, dù trong hoàn cảnh khó khăn của chiến tranh tàn khốc, đại diện Việt Nam, mang màu cờ sắc áo, đem chuông đi đánh xứ người, góp mặt tranh tài trên thao trường thế giới. Trong suốt thời gian này 1952-1975, VNDCCH không cử phái đoàn nào tham dự Thế Vận Hội!

Xem video Việt Nam tham gia Thế Vận Hội trước 1975 nơi đây.

Vận động trường Olympics đầu tiên Olympia, Hy lạp (Greece)

Mai Tran Y Nguyên


Tham khảo:



Phụ Lục 1:
 Cựu Vô Địch Xe Đạp Nước Rút Châu Á và Đông Nam Á.
Thần tượng một thời thơ ấu của tôi  Nguyễn Văn Châu .
Kính dâng lên anh hồn các cua rơ quá cố đã làm rạng danh môn đua xe đạp Việt Nam trên các thao trường quốc tế.
Kính tặng đến những ai đã từng một thời yêu mến môn đua xe đạp.
Trần Đình Phước
Mỗi người trong chúng ta. Có lẽ ai cũng có một thần tượng để tôn thờ cho chính mình. Riêng tôi, cựu vô địch xe đạp nước rút Châu Á tại Đông Kinh, Nhật Bản, và Đông Nam Á Vận Hội tại Ngưỡng Quang, Miến Điện ( Myamar ), năm 1961: “Cua rơ Nguyễn Văn Châu là Thần Tượng Thời Thơ Ấu của tôi.”
Vào môt buổi trưa cuối tháng Bảy, năm 2014, trong chuyến về thăm gia đình ngắn ngày, tôi cố gắng dành chút thời giờ thả bộ từ phía Cầu Kiệu đi về hướng chợ Tân Định. Thời tiết rất nóng bức và khó chịu. Mới rảo vài bước mà quần áo đã ướt đẫm mồ hôi. Khi đi ngang qua nhà bác sĩ Kính, bác sĩ chuyên trị về mắt trước năm 1975, tôi tình cờ gặp một người đàn ông khoảng ngoài bảy mươi tuổi đang đứng trông chừng xe cho khách trước tiệm “Bánh Tằm Bì 370 – Đặc Sản Bạc Liêu.” Tiệm này trước kia là nhà của ông Lang Sách, chuyên bắt mạch, cho thuốc Đông Y gia truyền.
Sau vài giây định thần, tôi hỏi ông ta: ”Có phải ông là cua rơ Nguyễn Văn Châu đã từng làm rạng danh nền đua xe đạp VNCH trước năm 1975 không?”
Ông ngạc nhiên hỏi sao tôi lại biết tên ta. Sau đó, ông trả lời: Đúng! chính ông là cua rơ xe đạp Nguyễn Văn Châu. Nói xong ông mời tôi nếu có rảnh, thì thử thưởng thức đặc sản của tiệm, do chính con trai thứ của ông làm chủ và trực tiếp đứng nấu. Còn ông thì chỉ giữ nhiệm vụ coi chừng xe cho khách, để khách an tâm thưởng thức và không sợ khi trả tiền xong đi ra ngoài tự nhiên thấy xe không cánh mà bay thì “Buồn ơi! Chào mi!” Mỗi khi quán thiếu gì, ông liền xách xe đạp chạy ngay ra chợ Tân Định gần đó để mua thêm.
Đang đói bụng và thèm một ly trà đá lạnh, nên tôi đi thẳng vào quán và chọn bàn cuối cùng ngồi. Tôi gọi một tô Bánh Tằm Bì, vì tôi nghĩ chắc là món chiến lược của quán, và không quên kêu thêm một ly trà đá lạnh.
Lúc này đã quá trưa, quán chỉ còn tôi là khách. Ông đến ngồi bên cạnh tôi và nói: ”Bao nhiêu năm nay, ít có ai hỏi đến tên tôi.” Đây là lần đầu tiên có người nhắc đến tên ông.
Tôi xin phép được gọi ông bằng anh và cho biết hồi nhỏ tôi rất mê môn đua xe đạp, nhưng không theo đuổi được, vì lý do sức khoẻ. Hôm nay gặp đươc ông, người mà tôi coi như thần tượng lúc còn nhỏ, thật là một điều may mắn và bất ngờ đối với tôi.
Tôi hỏi ông: ”Nếu có thể, xin anh cho tôi được có vài câu hỏi.” Ông cười vui vẻ với cái miệng móm xọm rất có duyên, rồi nói: ”Em cứ tự nhiên. Anh sẵn sàng trả lời các thắc mắc của em.”
– Anh có thể cho em biết sơ lược qua về anh.
Nguyen van Châu
Tay đua Nguyễn Văn Châu
Anh sinh ngày 24 tháng 8, năm 1940, tại Phú Nhuận – Gia Định. Gia đình gồm Ba Má và sáu anh em, hai trai và bốn gái. Lúc đầu gia đình ở Phú Nhuận. Năm 1952, dọn về Tân Định, hẻm 392 đường Hai Bà Trưng. Bên trái hẻm là tiệm chụp hình Văn Hoa, kế bên có tiệm nhuộm Tô Hồng, Thuốc Lào Vĩnh Bảo. Bên phải hẻm có Billards và Phở Vạn Lợi, sát bên có con hẻm nhỏ sửa giày dép và tiệm Cà Rem Hoàn Kiếm. Nhìn sang bên kia là đường Nguyễn Văn Mai, có nhà thuốc Tây Trần Ngọc Tiếng, Pháp Hoa Ngân Hàng, tiệm may Thái Lai, nhà thuốc Bắc của ông Thần Bút.
Hồi nhỏ anh và em trai theo học tại trường Hoà Bình, gần nhà thờ Đức Bà. Lúc mười hai tuổi thì chuyển sang học trường La San Đức Minh. Còn các em gái thì theo học trường Thiên Phước.
– Nguyên nhân nào anh đến với môn đua xe đạp?
Lúc đầu anh rất thích môn bóng tròn. Nhưng Ba anh nói ”Con đá banh có một cẳng thì chán lắm!” Sao con không chọn môn đua xe đạp? Chơi môn này con có thể dùng cả hai chân, hai tay và cả cái đầu. Nghe theo lời ba anh đốc thúc. Anh tập đạp thử chiếc xe đạp cà tàng của ba anh. Tình cờ, hai cua rơ đàn anh là Trần Gia Thu và Trần Văn Nên thấy anh chạy có nét, nên khuyến khích anh tập chạy đua nước rút. Hai đàn anh ra sức hướng dẫn một mầm non sẽ có nhiều triển vọng trong tương lai.
Thấy con mình đam mê, miệt mài tập tành. Thế là ba anh hy sinh bỏ ra một tháng lương để sắm cho anh một con ngựa sắt chiến đấu vào thời đó.
– Khi nào thì anh chính thức bắt đầu sự nghiệp đua xe? Chạy dưới màu áo nào?
– Anh bắt đầu chập chững chạy cho Đội Liên Hiệp Công Nhân lúc mười sáu tuổi. Năm sau chạy cho Thủy Quân Lục Chiến. Năm 1959, vào lính thì chạy cho đội Quân Vận. Trong thời gian này không có huấn luyện viên chính thức, mà chỉ có các đàn anh dìu dắt đàn em. Cá nhân anh, lúc nào anh cũng kính trọng và thương quý hai đàn anh: Trần Gia Thu và Trần Văn Nên về tư cách, đạo đức và nhất là hết lòng chỉ dạy tận tình cho đàn em, mà không bao giờ than thở hay nặng lời.
– Xin anh cho biết anh sử dụng xe đạp hiệu nào? Phụ Tùng thay thế khi cần thiết mua ở đâu?
– Anh chạy xe đạp hiệu Bernard. Khi cần phụ tùng ngoại quốc của Ý, Pháp thay thế, thì nhờ tiệm chuyên bán xe đạp và phụ tùng Đoàn Văn Thẩm, nằm trên đường Hai Bà Trưng, đối diện với đường Yên Đổ và trường Trung Học Vạn Hạnh đặt mua giùm.
Mỗi lần tham dự cuộc đua, thì trước đó vài ngày, anh phải tháo hết xe ra từng bộ phận, vô dầu mỡ cho thật kỹ. Chạy thử tới, lui nhiều lần. Kiểm soát mọi bộ phận thật bảo đảm và chắc chắn. Săn sóc chiếc xe còn hơn đứa con cưng của mình.
– Trong cuộc đời đua xe đạp. Xin anh cho biết đã đạt được bao nhiêu thành tích.
– Anh không nhớ hết! Tuy nhiên, anh đã đoạt chín lần vô địch nước rút trong nước. Đặc biệt, hai lần trong cùng năm 1961, mà cho đến bây giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của anh.
Lần thứ nhất “Vô Địch Nước Rút Á Châu” ở Đông Kinh. Trước khi đến Nhật Bổn, anh chỉ vỏn vẹn có ba ngày thực tập tại vòng chảo ở Huế rất thô sơ. Khi tới Tokyo với hơn bốn mươi vòng chảo hiện đại hơn, anh thấy choáng ngộp, và hoàn toàn xa lạ nên cũng rất lo lắng. Do đó, anh ra sức tập luyện ngay. Anh thầm nói: “Vì danh dự tổ quốc, vì màu cờ sắc áo, vì đồng đội đặt nhiều tin tưỏng, anh quyết tâm phải thắng cuộc đua này bằng mọi giá.”
Nguyen van Châu 2
Người Nhật phải chảy nước mắt vì anh
Và anh đã làm được điều ước nguyện này, khi bánh xe đua của anh cán mức trước tay đua nổi tiếng của Nhật tên Ywanmato, trong cuộc đua nước rút 200 mét lòng chảo chỉ đường tơ, kẽ tóc, với thời gian 11 phút 4 giây, khiến cả vận động trường nín lặng. Nhiều người Nhật đã bật khóc, khi đứa con cưng của họ bị thua đau đớn, mà trước đó họ tin rằng tấm “Huy Chương Vàng” chắc chắn sẽ nằm trong tay nước chủ nhà dễ dàng.
Nguyen van Châu 3
Vô Địch Đông Nam Á Vận Hội
Lần thứ hai ”Vô Địch Đông Nam Á Vận Hội” tại Ngưỡng Quang – Miến Điện. Cuộc đua nước rút lần này không phải chạy trên lòng chảo, mà chạy trên đường bình thường. Anh đã thắng không mấy khó! Vì đó là sở trường của anh. Anh cười và nói thêm ”Nghề của chàng mà em.”
– Xin anh kể cho biết vài tên tuổi cua rơ nổi tiếng cùng thời với anh.
Thú thật, bây giờ anh không thể nào nhớ hết! Có thể kể những cua rơ đàn anh có thành tích như: Lê Thành Các với biệt danh là Phượng Hoàng. Ông ta xuống đèo mà vẫn tiếp tục đạp hết tốc lực, dù trong đêm tối, với bất cứ mọi thời tiết. Ó đen Bùi Văn Hoàng được xếp sau ông. Tiếp theo, Ngô Thành Liêm, Lưu Quần, Trần Văn Nên, Huỳnh Anh, Trần Gia Thu, Trần Gia Châu, Trương Tỷ, Huỳnh Ngọc Chánh, Tô Hiếu Thuận, Võ Vĩnh Thời, Nguyễn Hữu Thoại, Nguyễn Văn Hoà, Nguyễn Văn Kỉnh, Trần Hữu Tuấn… Về hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ hết mình cho phong trào đua xe đạp có Cựu Đ/T Trần Văn Xồi, Phạm Văn Cự, Nguyễn Văn Tạo.
– Xin anh cho biết lúc nào anh giải nghệ hẳn?
Sau năm 1975, anh vẫn còn tiếp tục đua xe đạp. Năm 1976, đoạt giải nhì trong một cuộc đua chạy ra Vũng Tàu. Sau đó anh chuyển sang làm Huấn Luyện Viên cho các đội: Cửu Long, Quận 3, Quận 5, Tân Bình, Quân khu 7. Có lúc phải ra ngã bảy sửa xe đạp và môi giới mua bán xe đạp. Chiếc xe đạp đã làm nên tên tuổi anh cũng phải bán để mưu sinh, mà thời giá lúc đó bằng giá trị chiếc xe Honda. Về sau hai vợ chồng mượn vốn để chuyển sang bán “Bánh Tằm Bì” và các món Đặc Sản Bạc Liêu. Chiếc bàn nhỏ, vài chiếc ghế ngồi chồm hổm nằm trên đường Hai Bà Trưng, trước Billards Vạn Lợi, gần hẻm nhà anh. Sau này bị dẹp lòng lề đường, nên hai vợ chồng anh thuê được căn nhà số 459B đường Hai Bà Trưng, để mở tiệm. Tiền thuê hàng tháng rất cao, vì nằm trên điạ điểm thuận lợi. May mắn được thực khách thương quý anh đến ủng hộ rất đông. Lúc này anh không còn vương vấn với nghiệp xe đạp, để tập trung cho việc buôn bán.
– Hiện nay tình hình kinh tế gia đình anh thế nào?
Anh im lặng trong chốc lát và cho biết: “Thoi thóp qua ngày nào, mừng ngày đó em ơi!” Sức khoẻ càng ngày càng yếu đi vì đủ thứ tật bệnh của tuổi già. Hiền thê của anh chẳng may mất đột ngột lúc vừa đặt chân đến Hoa Kỳ, khi viếng thăm người em. Một trong ba người con trai ra đi vì tai nạn giao thông. Hiện còn hai con trai đều đã lập gia đình. Con trai lớn đang hành nghề tài xế và con trai thứ đang làm chủ cửa hàng ăn uống mang tên “Bánh Tằm Bì 370.” Hiện anh sống cùng với người con thứ ở căn nhà hẻm 392 và phụ giúp con anh trông coi tiệm.
Nguyen van Châu xưa va nay
Nguyễn Văn Châu ngày xưa và bây giờ!
Tôi xin lỗi anh vì đã đặt câu hỏi làm khơi lại nỗi buồn của anh. Bắt tay xin chào từ giã anh. Bước chân ra khỏi tiệm mà trong lòng nặng trĩu. Tràn dâng lên một nỗi buồn cho một nhân tài bị bỏ quên. Cơn mưa bất chợt cùng lúc xuất hiện, càng làm tôi thấy thương mến anh hơn. Tôi hứa sẽ cố gắng viết vài hàng về anh và xin được trân trọng giới thiệu cùng bà con khắp nơi “Bánh Tằm Bì 370” với các món Đặc Sản Bạc Liêu. Điạ chỉ số 459B, đường Hai Bà Trưng, phường 8, Quận Ba, Sài Gòn.
Nếu ai còn quý mến anh. Người đã tạo nên kỳ tích có một không hai trong lịch sử đua xe đạp nước nhà, mà từ trước đến nay chưa có cua rơ Việt Nam nào thực hiện được. Anh đã làm đã làm rạng danh hai chữ Việt Nam trên các thao trường quốc tế.
Xin bà con hãy đến ủng hộ tiệm ăn của con trai anh, với các món ăn đặc sản quê hương của miền sông nước Bạc Liêu. Thức ăn ngon miệng, giá cả vừa phải và tiếp đón lịch sự. Thực khách sẽ có dịp chuyện trò, hàn huyên với nhà vô địch, thể tháo gia tên tuổi đã từng làm say mê giới trẻ yêu xe đạp vào đầu thập niên sáu mươi, bảy mưoi. Chúng ta sẽ cùng anh nhắc lại một thời để nhớ và không bao giờ quên.
Xin được chào anh: “Cua Rơ Vô Địch Nước Rút Nguyễn Văn Châu.” Người con yêu của vùng đất hiền hoà Tân Định và Đa Kao. Thần tượng của nhiều người yêu môn đua xe đạp, và cũng là thần tượng thuở còn ấu thơ của riêng tôi.
Trần Đình Phước
Theo Trần Đình Phước (5)

Phụ Lục 2:  Nói thêm về môn đánh kiếm (Olympics fencing)
Các loại kiếm
Hình dáng và kích thước các loại kiếm

  • Foil: (Kiếm Liểu) – Loại kiếm để luyện tập cuả gìới quý phái thời xưa, lưởi kiếm mềm dẻo dài 1.10m, lưởi hình chử nhật, nhẹ khoảng 450g. Thắng điểm bằng mủi kiếm đâm vào thân (torso), không được đâm vào tay, chân, đầu, cổ. Vì động tác xảy ra nhanh, nên hệ thống chấm điểm bắng điện chỉ ghi nhận nếu mục tiêu bị đâm trúng-đầu kiếm có lò xo khi chạm phần thân áo giáp (nguời đánh kiếm phải mặc áo giáp gọi là lamé) máy chấm điểm sẽ bật đèn đỏ, nếu đánh trật mục tiêu (đánh trúng những phần thân thể không có áo giáp che) thì đèn trắng bật lên giây lát nhưng không bị trừ điểm, rồi hai đối thủ bắt đầu đánh tiếp.
  • Epee – (kiếm ba cạnh) The epee (pronounced “EPP-pay” – literally meaning “sword” in French) thối thân của loại kiếm được dùng trong những cuộc đọ kiếm tay đôi ngày xưa, lưởi kiếm cứng và dày hơn kiếm liểu và có cán che tay. Không giống như kiếm liễu, đối thủ được điểm khi đánh trúng bất kể phần nào của cơ thể từ đầu đến chân và vì thế không cần phải mặc áo giáp lamé.
  • Sabre (or saber) (kiếm chém.) – The sabre is the modern version of the slashing cavalry sword. Sự khác biệt gìữa loại kiếm này với hai loai liểu và ba cạnh là kiếm dùng để đâm và chém bất cứ điểm nào trên cơ thể từ lưng trở lên để ghi điểm. Vì thế mặt và tay, cổ cũng phài che bằng áo giáp kim loại -lamé. Khi đánh trật mục tiêu máy không ghi nhận nên không phải dừng ngằt khoảng
Phụ Lục 3Huy chương Vàng, hoài niệm túc cầu trước 1975.
Đội tuyển túc cầu Việt Nam
Các tuyễn thủ của đội banh đoạt Huy chương vàng vô địch túc cầu Đông Nam Á vận hội (SEAP 1959). Huy chương quốc tế duy nhất từ trước đến nay .

Huy Chương vàng túc cầu
Mặt trước và mặt sau Huy Chương Vàng duy nhất cho làng túc cầu Việt Nam, SEAP 1959
Dưới thời VNCH , Đội tuyển túc cầu quốc gia VNCH tham dự Asia Cups, Asia Games, Seap Games và cuối cùng World Cup 1974. Thành tich đáng kể cuả môn Túc câu trước 1975
1 huy chương vàng (1959), 2 bạc (1967 và 1973) và 2 đồng (1965 và 1971) ở Đông Nam Á Vận Hội. (11)
Phụ Lục 4Vòng Cộng Hoà năm 1959:
Tiếp theo những thành công của Vòng Cộng Hoà năm 1957 và 1958, Tổng nha Thanh niên tiếp tục phối hợp với Tổng cuộc Xe đạp tổ chức Vòng Cộng Hoà lần III gồm 20 chặng đua có tổng chiều dài là 2.846 km. Mặc dù lần này quãng đường ngắn hơn so với 2 lần trước nhưng lại lớn hơn về số lượng VĐV tham gia với tổng số 78 tay đua của 11 đoàn cùng 24 tay đua độc lập đăng ký thi đấu trong đó phải kể đến Đoàn Đại biểu Việt Nam và Đoàn Đại biểu Đại hàn dân quốc. Lần đầu tiên góp mặt nhưng đoàn Đại hàn dân quốc đã tỏ ra rất mạnh với chiến thắng của Sang Ho Rin ở chặng nhỏ Bến Hải – Quảng Trị. Tuy nhiên, ngay sau khi chiến thắng ở chặng này Đoàn Đại hàn dân quốc đã bất ngờ bỏ cuộc sau khi đưa ra một loạt các yêu sách. Các tay đua Đại hàn dân quốc đã bỏ cuộc ở chặng 2 nhưng lại tiếp tục tham gia từ chặng 3 nhưng chỉ với tư cách khán giả. Trước tình thế đó, Ban Giám đốc đã quyết định giải tán Đoàn Đại biểu Việt Nam và trả các tuyển thủ về với Đoàn của họ. Nhờ vậy mà lực lượng của một số đoàn đã tương đối mạnh hơn trước, cuộc đua vì thế mà ngày càng quyết liệt và hấp dẫn hơn. Vòng Cộng Hoà lần III một lần nữa chứng kiến sự xuất sắc của Ngô Thành Liêm, tay đua cũ của Thanh niên Thể thao nay khoác áo của Đoàn Công An. Anh là người mặc áo vàng từ chặng 8 cho đến hết chặng 19, chặng áp chót của cuộc đua. Lúc này Ngô Thành Liêm đang ít hơn Nguyễn Văn Hoà 18 giây và Trần Gia Châu 1 phút 18 giấy. Tuy nhiên ở chặng cuối cùng Vĩnh Long – Sài Gòn, Nguyễn Văn Hoà đã xuất sắc về nhất, được thưởng 1 phút, qua đó thắng ngược Ngô Thành Liêm, đoạt áo vàng Vòng Cộng Hoà lần III năm 1959.
Sai khi Vòng Cộng Hoà lần III kết thúc thành công, chỉ tổ chức được duy nhất một cuộc đua nhỏ Sài Gòn – Mỹ Tho – Sài Gòn vào ngày 29/05/1960. Năm 1961, Chủ tịch Tổng cuộc mới nhận chức và một số cuộc đua được tổ chức thành công như: Vòng Tiểu Cộng Hoà (7 chặng), Tiền Thế Vận (12 chặng), Vùng I Chiến Thuật 65 và  66 (4 chặng), Vòng 6 Chặng Miền Nam (6 chặng), 4 Chặng Miền Tây (4 chặng), Tiền Á Vận (5 chặng)… Bên cạnh đó, Tổng cuộc Xe đạp còn duy trì được hệ thống thi đấu hàng năm bao gồm: Vô địch đường trường, nước rút, bán tốc độ, tính giờ đồng đội… qua đó tuyển chọn đội tuyển tham dự các cuộc đua quốc tế như: Giải Vô địch châu Á, Đông Nam Á, Thế vận hội… và đã đạt được những giải thưởng lớn như: Huy chương vàng giải Vô địch châu Á năm 1961 của Nguyễn Văn Châu, Huy chương đồng giải Vô địch châu Á năm 1965 ở nội dung 200 km đồng đội nam, Huy chương đồng tại ASIAD Games năm 1966 tại Philippines ở nội dung 100 km đồng đội nam, Huy chương vàng SEA Games 1965 (Malaysia) ở nội dung 200 km đồng hành của Trần Văn Nên…
Có thể nói, thời kỳ 1954 – 1975 là thời kỳ mà phong trào xe đạp thể thao ở Việt Nam rất phát triển (ở miền Nam) với hàng loạt các cuộc đua lớn, tạo được tiếng vang không chỉ ở trong nước và quốc tế. http://www.vncycling.org/modules.php?name=Event&file=print&sid=24