Saturday 12 March 2016

Một trường hợp điển hình: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện - Nguyễn thị Cỏ May


Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, trong dư luận cộng sản ở Việt nam và cả hải ngoại, được tiếng là một người tài ba từ lúc còn học Trung học . Ở Đại học, ông còn nêu cao một tấm gương người anh hùng .

Ông đậu Tú Tài Pháp, vừa Ban Toán, vừa Triết . Với mention Bien ( hạng Bình) . Nhờ học giỏi, ông được qua Pháp du học . Lúc bấy giờ, dân Miền Trung ( xứ An Nam của nhà Vua ) đi Pháp khó khăn hơn dân Nam kỳ thuộc địa pháp .

Khi học Y khoa, Nguyễn Khắc Viện vẫn đưọc tiếng là sinh viện học giỏi . Và ông theo học ngành « Bịnh phổi » để sau này về giúp nước vì bịnh phổi lúc bấy giờ khá phổ biến ở Việt nam . Đến lúc nhà trường cần một người chịu hy sinh lá phổi của mình để làm đề tài cho một trường hợp thí nghiệm, Nguyễn Khắc Viện đứng ra xung phong tự nguyện để giúp cho việc học . Từ đó, ông sống chỉ với một lá phổi, chẳng những khỏe mạnh mà còn làm việc đa tài, cống hiến hết mình cho cách mạng việt nam .

Pháp Chiếm Việt Nam - Đinh Thế Dũng



Xin bấm theo LINK sau
https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/PhapChiemVietNamMain%20%281%29.pdf

Đọc Báo Vẹm 466 & 467 do Nguyên Khôi và Hoàng Tuấn phụ trách


Việt Nam, cảm nhận từ đường phố - Nguyễn Văn Tuấn

"…Họ tìm mọi cách, mọi lúc để "đá" dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như những trái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân như cán bộ Nhà nước ngày nay…"

Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đối dài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chính vì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương — không phải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhận của tôi hơi bi quan. Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ "tươi sáng", mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất là trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN.

1. Một đất nước trên đà suy thoái

Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đang trên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màu hồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càng ngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng ta thử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2 con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấy ngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu. Gia đình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quần quật làm việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cả nhà chỉ để dành khoảng 10-15 triệu đồng, có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quan chức.

TS Lê Đăng Doanh: Tối hậu thư cải cách - Nam Nguyên, phóng viên RFA

Vào năm 2010, ai có đi Mã Lai, thì có thể tưởng tượng Việt Nam vào năm 2035, có nghĩa là 19 năm nữa hay không?

Nếu chỉ nói về GDP không thôi thì may ra có thể.

Nhưng, với điều kiện là VN phải thay đổi ngay và triệt để thì mới có thể sau Mã Lai gần 30 năm. 

0o0

VN sau bao nhiêu năm "phỏng giai" để đến nỗi này, mà còn lên gân, méo mắt mà cãi thì ngoài cái ác, cái ngu, phải thêm cái lì.

Lý Quang Diệu nói đúng: "Phải ngu lắm mới chọn giải pháp đánh Mỹ"

Nhưng còn ngu hơn là "Đánh Mỹ vì Nga và Tầu"

0o0

Ngu hơn cả hai cái ngu trên là "không chịu nhận sai lầm"

Không thấy sai thì làm sao mà sửa. Lúc nào cũng mở giọng "ái quốc rởm, dổm" loại Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc và tìm cách tiêu diệt, đàn áp những ai khôn hơn, giỏi hơn mình thì được như ngày nay cũng phải cám ơn sự trợ giúp kiều hối từ người Việt sinh sống tại những nước đang giẫy chết.

0o0

Work Bank đã không cho biết, là nếu mà không cải cách sẽ ra sao?

Nhì mặt tổng Lú hí hửng: "mình có ra sao thì Mỹ mới tiếp tại tòa Bạch Cung", và nghe 3 Dũng Răng Rắc Ma Cô thì hiểu ngay.

Chí Phèo Chí Vịnh Chí Minh
Ba chí hợp lại tội tình dân Nam

0o0

Khi nào thì so với Căm Bốt đây, "ở ta thì phải khác chứ!"

CSVN bây giờ đã thành "lão thành chậm lụt" rồi

Lão thành cách mạng là gì
Giết đồng bào lập thành trì xã hôi
Lão thành chậm lụt đây rồi
Không thèm tiến bộ chỉ ngồi trơ răng

Đinh Thế Dũng

TS Lê Đăng Doanh: Tối hậu thư cải cách

Nam Nguyên, phóng viên RFA

000_Hkg10257025-622.jpg
Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim công bố trong cuộc họp báo sáng 23/2/2016 tại Hà Nội.
AFP

Thách thức cải cách chính trị và kinh tế

Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim công bố trong cuộc họp báo sáng 23/2/2016 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến chung giữa World Bank và Chính phủ Việt Nam theo đó Việt Nam sẽ phải thực hiện cải cách lớn ở ba trụ cột, thứ nhất là thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường. Thứ hai, Công bằng và hòa nhập xã hội có nghĩa bình đẳng cho mọi người và thứ ba là Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Nếu thực hiện được những cải cách vừa nêu thì hy vọng tới năm 2035, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể đạt từ 15.000 tới 18.000 USD tương đương người Malaysia ở thời điểm 2010. Để đạt tới mục tiêu này Việt Nam sẽ phải vượt qua thách thức cải cách chính trị và kinh tế đồng bộ và sâu rộng.

Thuốc Súng, Thuốc Phiện và Cấm Đạo - Đinh Thế Dũng



Xin bấm theo LINK sau:

https://dl.dropboxusercontent.com/u/9628875/Thuo%C3%A1c%20Su%C3%B9ng%20Va%C3%B8%20Thuo%C3%A1c%20Phie%C3%A4n_Main%20%281%29.pdf

Các Hội Ái Hữu Gia Long Hải Ngoại nên cư xử sao với nhóm nữ sinh đầu Gia Long đuôi MK

Trao huy chuong.jpg

Giáo sư cài hoa mai vàng cho những nữ sinh ưu tú ( đậu Ưu, Bình)

3.jpg

(Các Giáo Sư Gia Long (khoảng 1962))

LGT: Mỗi ba năm là Đại Hội Gia Long Thế giới được tổ chức. Năm 2017, Đại hội sẽ được tổ chức tại Montreal, Canada. Đây là bài viết của Gia Long Hoàng Lan Chi liên quan đến một vấn đề khá nhiều người quan tâm. 

Buổi lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng và Kỷ Niệm Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

HBT“… Hiện nay trong nước các bậc nữ lưu đã và đang noi gương Hai Bà, không ngại hiểm nguy, tù đày, đứng lên tranh đấu để giải thể chế độ CS và chống giặc ngoại xâm phương bắc, bảo vệ đất nước … Tiếng trống Mê Linh một lần nữa đã vang rền trên đất Việt kêu gọi toàn dân dẹp nội thù chống ngoại xâm, và tiếng trống lần này là tiếng trống báo hiệu sự cáo chung của đảng CSVN.”
Đó là lời kết của bà Nguyễn thị Mỹ Phương (Chủ Tịch Hội Phụ Nữ CĐNVTD/VIC) trong phần sơ lược về tiểu sử của Hai Bà Trưng để khai mạc cho buổi lễ tưởng niệm. Tưởng niệm về công đức, về chiến công đánh đuổi giặc Tàu lẩy lừng của Hai Bà đã được khắc ghi trên những trang sử hào hùng của dân tộc. Hai Bà là những nữ anh thư đầu tiêng của lịch sử Việt Nam và của nhân loại, là niềm tự hào của con dân nước Việt.
Tiếp theo, Ban Tế Nữ với người chủ tế là Bà Bé Hà đã cử hành phần tế lễ theo nghi thức cổ truyền, bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống thật uy nghiêm.

Tiếng Việt ở hải ngoại + Phản hồi của một đọc giả


Hỏi bất cứ một người Việt nào ở hải ngoại, ai cũng than phiền sau 1975 nhiều chữ người miền Bắc dùng không đúng, bây giờ trở thành thông lệ cho cả miền Nam.

Internet cũng thế, đầy dẫy những bài viết của người Việt hải ngoại chỉ trích cách dùng chữ Việt hiện thời ở Việt Nam (chính tôi cũng viết một bài ngắn "Tiếng Việt hiện đại / Chuyện "Tình yêu phai nhạt", xin xem link:

Người mẹ tập kết - Nguyễn Ngọc Chính

Đây là truyện ngắn, không rõ tên tác giả. Thoạt đầu người đọc thấy đây là câu chuyện tình cảm giữa hai người phụ nữ: mẹ và con. Đọc hết chuyện, người ta không thể không nghĩ đến một vấn đề rộng lớn hơn: "hòa hợp, hòa giải". Trong phạm vi gia đình mà vẫn chưa "hòa hợp & hòa giải" được sau 30 năm chiến tranh thì trong phạm vi xã hội sẽ còn rất nhiều rào cảm để cùng bắt tay nhau.

***

Người mẹ tập kết

Tôi không khó khăn nhận ra mẹ khi bà vừa bước ra khỏi trạm kiểm soát an ninh phi trường. Một tay kéo chiếc valy nhỏ, một vai mang chiếc xách tay, mẹ thong dong như trôi theo dòng người. Dáng mẹ trông mảnh mai, thanh nhã, linh hoạt dù rằng đã ở cái tuổi tám mươi. Tóc đã bạc phơ.

Chiếc áo sơ mi màu trắng như giúp khuôn mặt mẹ tươi tắn hơn ngày tôi gặp mười lăm năm trước. Mẹ đưa mắt tìm kiếm. Tôi giơ tay vẫy. Bà mừng rỡ vẫy lại. Tôi cười khi mẹ đến gần: “Chào mẹ!”

“CHUYỆN ĐÒI TIỀN CHUỘC ” TRONG DU LỊCH VIỆT NAM - Phạm Chí Dũng

Ngày 10/11/2015, lại thêm một chấn động về chủ nghĩa thực dụng đang tung hoành trong nền du lịch “đậm đà bản sắc dân tộc” ở Việt Nam: câu chuyện một phụ nữ Anh bị đòi tiền chuộc chiếc máy ảnh mà chị làm rơi ở Quảng Bình được tường thuật lại trên báo Anh Daily Mail. Ngay lập tức, bài báo này nhận được rất nhiều bình luận từ độc giả trên khắp thế giới. Rất nhiều ý kiến chê trách lòng tham của người Việt.

Nhiều độc giả tỏ ra hoàn toàn không hài lòng về Việt Nam bởi “một đất nước đầy rẫy trộm cắp” và nạn vòi tiền du khách diễn ra phổ biến, và nói sẽ không quay trở lại.
“Thật đáng buồn, du khách ở Việt Nam bị coi như những cây ATM di động”, độc giả có nickname “EvilPoppet” của Australia bình luận.

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 11-3-2016

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta


"NGƯỜI XƯA" của TRẦN ĐÌNH KHẢI

Đó là cuốn sách tôi chưa bao giờ có dịp cầm lên. Nó ra đời năm 1956. Mãi 60 năm sau tôi mới có nó trong tay.

Chỉ cần nhìn qua tấm bìa, tôi cũng biết ngay là nó do nhà xuất bản Tự Do (nhật báo Tự Do của Phạm Việt Tuyền) ấn hành. Nó cùng có một cách trình bầy với hai mầu vàng và cam như những cuốn "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", "Liêu Trai Chí Dị", "Trước Vành Móng Ngựa"... (cũng do Cơ Sở Báo Chí và Xuất Bản Tự Do cho ra đời) hồi những năm 50 và 60. Cuốn sách nhan đề "Người Xưa" của Trần Đình Khải, giải thưởng Văn Chương 1957.


Nhà sư trẻ gốc Việt trở thành “Cao tăng” Tây Tạng

Cám ơn quý anh chị đã lưu tâm đến câu chuyện và cuộc đời tu nghiệp của một thành viên trong gia đình chúng tôi. Nhân đây, cũng xin chia xẻ cùng quý anh chị về kỷ niệm riêng tư của gia đình giữa Bố tôi và "cháu" (Đại Đức) Kusho Tenzin Drodon. 
Nam Lộc
---------------------------------------

Bố tôi...
Nam Lộc

Sau 90 năm phấn đấu với những vui buồn, nổi trôi, và hạnh phúc trong cuộc đời, cộng với 10 tháng trời chống chỏi với những căn bệnh cuả tuổi già. Bố tôi, ông Nguyễn Văn Nam đã thanh thản ra đi vào lúc 3 giờ lẻ 5 phút sáng ngày thứ Hai, 12 tháng Hai, 2007 tức là ngày 25 tháng Chạp, năm Bính Tuất tại nhà riêng ở thành phố Laguna Niguel với đông đủ con cháu ở bên cạnh.

Sinh năm 1917 tại làng Nội Duệ, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi tốt nghiệp trung học, Bố tôi gia nhập quân đội quốc gia với chức vụ cuối cùng là Trung Uý và giải ngũ vào năm 1954, sau ngày đất nước phân ly. Cưu mang vợ hiền cùng 6 đứa con thơ di cư vào Nam lập lại sự nghiệp và làm ăn, buôn bán nuôi gia đình. 

Hình như thoạt tiên Bố Mẹ tôi dự định chỉ có 5 đứa con, vì thế ông bà đã chọn ra những cái tên thật vần: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh và đặc biệt là dùng tên cuả mình để làm chữ lót cho những đứa con trai. Nhưng không hiểu vì lý do nào mà hai Cụ lại quyết định “tăng gia sản xuất” để rồi có thêm 6 nhân mạng nữa không theo vần điệu kể trên mà trở thành Hải, Việt, Huyền, Hưng, Hiền và Vân Khanh!!! 

Julio Iglesias & Natasha St Pier, Julie Zenatti - Il faut toujours un perdant

Vụ Án Yên Bái: Không Thành Công Thì Thành Nhân - Trần Gia Phụng


I. Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20

Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân hơn, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập.

Cuộc vận động duy tân chia làm hai hướng: Phan Bội Châu chủ trương đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản du học để đào tạo cán bộ, đồng thời cầu viện Nhật Bản trở về phục quốc, và Phan Chu Trinh chủ trương phát động phong trào tân văn hóa trong nước, nâng cao dân trí, đề cao dân quyền, khuyến khích mở trường dạy chữ Quốc ngữ, phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, và thương nghiệp. Những hoạt động mạnh nhất theo đường hướng của Phan Chu Trinh là những tổ chức ở Quảng Nam, trường Dục Thanh cùng công ty Liên Thành ở Phan Thiết, và Ðông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội. Cả hai cuộc vận động Ðông du và Duy tân đều bị người Pháp tìm đủ mọi lý do để đàn áp, và cuối cùng bị tan rã năm 1908.


Khi Về Hưu ....VỢ CHỒNG GIÀ CÓ HIỂU..... MỚI CÓ THƯƠNG

Thời gian nghỉ hưu thường tạo ra nhiều sự thay đổi và xáo trộn trong đời sống gia đình. 
Đó có thể là sự thay đổi trong nếp sinh hoạt quen thuộc và phải hòa mình vào một khung cảnh mới. Hậu quả là hưu viên phải chịu mất đi một số bạn bè cùng mối giao tiếp xã hội của mình từ trước tới giờ. 

Trong gia đình, sự chạm mặt nhau hằng ngày dễ làm xẹt điện, nói qua nói lại, đưa đến khẩu chiến (thầy bói gọi là khắc khẩu hay khắc tuổi) giữa vợ chồng với nhau. 
Sóng ngầm nổi lên không báo trước….* * *

Chạm mặt nhau thường xuyên 

Không biết có phải tại vì già nên tánh tình thay đổi khiến vợ chồng thường hay kiếm chuyện cằn nhằn với nhau về những cái gì không đâu, lãng nhách không hà. 

Khoa học nói là bà bị xáo trộn hormones của tình trạng mãn kinh ménopause, hay bị rối loạn nhân cách giáp ranh Borderline personality Disorder BPD,còn ông thì bị mãn dục andropause tánh tình cũng hơi gàn, khi vầy khi khác, buồn vui bất thường ai mà biết được. 

Bệnh hoạn nầy nọ cũng bắt đầu xuất hiện ra theo tuổi già nên ảnh hưởng ít nhiều vào sức khỏe tâm thần của cả hai người. 

Những cánh bèo trôi ở Bangkok

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Đối với lao động từ các nước như Lào và Miến Điện được đăng ký hợp pháp, mỗi người được cấp một thẻ bảo hiểm sức khỏe để được điều trị tại bệnh viện chính phủ với những quyền lợi tương đương với công dân Thái. Tuy nhiên đối với công nhân Việt Nam thì mỗi khi lâm bệnh hoặc gặp tai nạn và đi điều trị tại bệnh viện thì phải tự túc hoàn toàn. - Antôn Lê Ngọc Đức, SVD.

Thỉnh thoảng (trên bàn nhậu) tôi vẫn góp vui bằng câu chuyện sau, sau khi nghe những bạn đồng ẩm bàn luận về hiện trạng tôn giáo ở Việt Nam:

- Thưa cha con muốn xưng tội.

- ...

- Trước năm 75, có mấy người cán bộ cộng sản nằm vùng bị truy lùng đến xin tá túc, và con có chứa họ dưới hầm nhà…

Buddhist Youth leader Lê Công Cầu faces expulsion for supporting Unified Buddhist Church of Vietnam

2016-03-12 | | Vietnam Committee on Human Rights

PARIS, 12 March 2016 (VCHR) – Security Police in the central city of Huế are preparing to forcibly expel Buddhist Youth leader Lê Công Cầu from his home because of his activities in support of the non-recognized Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV).

Lê Công Cầu informed the Vietnam Committee on Human Rights (VCHR) today that Security Police are forcing him to move out of the flat in 154 Phan Bội Châu Street, Huế, where he has lived for the past 13 years. Over the past month, he has been subjected to threats, harassments and interrogations, Police have intimidated his landlord, and groups of hired thugs and plain-clothed security agents are threatening to throw his possessions into the street if he does not move out immediately.


HẠC VÀNG VỖ CÁNH THIÊN THAI


TIỄN MỘT VÌ SAO
(Cảm xúc trước sự ra đi về miền miên viễn của cựu Tổng Thống Hoa Kỳ, Ronald Reagan)

Lưng trời, một ánh sao băng
Niềm thương, nỗi tiếc khôn ngăn giọt buồn
Phục tài xoay chuyển càn khôn
Tiếc người nhân hậu, can trường, tài ba
Đem tâm toàn kiện sơn hà
Đem tình nhân loại hài hoà bốn phương
Đem tài lãnh đạo phi thường
Đổi thay cục diện chính trường năm châu
Người đi qua trái địa cầu
Hồi chuông thế kỷ điểm câu Anh Hùng!
Tám năm chuyển núi dời sông
Sử xanh hiển hách từng dòng, nghìn thu
 *
Nước Người, tôi, kẻ tạm cư
Trọng tài, mến đức, làm thơ tiễn Người
 *
Tiễn Người, lại xót dân tôi
Vì thân nhược tiểu nên đời trầm luân
Giá Người sớm bước phong vân
Thì không có chuyện đường trần phản nhau
 *
Xin dâng một tấc lòng đau
Tiễn Người an giấc ngàn sau Thiên Đàng!

Ngô Minh Hằng
Ngày 5 tháng 6 năm 2004

Hai Bà Trưng và tiếng trống Mê Linh

Kính thưa quý thính giả, Thứ Hai tuần tới, ngày 14/3/2016 nhằm mùng 6 tháng 2 năm Bính Thân, người Việt trong và ngoài nước sẽ tổ chức lễ tưởng niệm công đức Hai Bà Trưng cùng thế hệ Lĩnh Nam. Những Anh thư Hào kiệt đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân Đông Hán vào mùa Xuân năm Nhâm Tý, dựng lại ngọn cờ tự chủ cho dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa đã viết nên trang sử hào hùng trong lịch sử Đông phương nói riêng và cả thế giới nói chung. Đến nay, tấm gương anh dũng của Hai Bà và thế hệ Lĩnh Nam hiện vẫn đang được các nữ lưu hậu duệ noi theo trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.Trong tiết mục "Danh nhân nước Việt" tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài "Hai Bà Trưng và tiếng trống Mê Linh" của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh và Kim Dung để chấm dứt chương trình tối hôm nay.




Năm 34, Tô Định được nhà Hán cử sang làm Thái thú, xuống đồng bằng sông Hồng để tiến hành Hán hóa quận Giao Chỉ. Với sự ngang ngược bạo tàn, Tô Định đã bắt giết nhiều Lạc hầu, Lạc tướng và hành hạ người dân Việt bằng cách đày lên rừng tìm ngà voi và xuống biển mò ngọc trai, khiến dân chúng lầm than. Vì thế, ông Đặng Thi Sách gửi kháng thư đòi Tô Định phải chấm dứt sự lộng hành. Chẳng những Tô Định không nghe, mà còn bắt giết ông Thi Sách và gia tăng đàn áp dân lành.

Mong một lần sang Hạ Lào, nơi chồng hy sinh

Việt Hùng/Người Việt

SÀI GÒN (NV)
 - Năm nay, 2016, là đúng 45 năm ngày mất của cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương (1971-2016), Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ðại Úy Ðương hy sinh tại chiến trường Hạ Lào vào đầu năm 1971, và được mọi người biết đến như một huyền thoại qua tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, “Anh Không Chết Ðâu Anh.” Phóng viên Việt Hùng của Người Việt đến thăm bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương, nhũ danh Trần Thị Mai, tại tư gia ở Quận 11, Sài Gòn và được bà dành cho cuộc phỏng vấn dưới đây.


Bà Trần Thị Mai bên di ảnh chồng. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Việt Hùng (NV): 
Xin bà cho biết ký ức về thời gian Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương hy sinh ở mặt trận Hạ Lào?


Bà Trần Thị Mai (TTM): Tôi còn nhớ những ngày đó, nó rơi vào những ngày cuối Tháng Hai Dương Lịch, 1971. Lúc đó tôi lên phòng hậu cứ để lãnh lương của anh Ðương, thì được một người lính nhảy dù, buồn bã nói với tôi là “một tuần nữa chắc chị có khăn mới đeo.” Lúc đó tôi không biết khái niệm “khăn mới” là gì hết.


Nhà bình luận Trần Bình Nam (cựu Dân biểu VNCH Trần Văn Sơn 1970-1975), từ trần....

  



Nhà bình luận nổi tiếng Trần Bình Nam 

(cựu Dân biểu VNCH Trần Văn Sơn 1970-1975).

Mt người Thy tn ty cu Hi Quân Vit Nam Cộng Hoà.

Cựu Chủ Tịch sáng lập Tổ chức Phục Hưng Việt Nam..

Đã vĩnh viễn ra đi, sáng hôm nay Thứ Sáu, ngày 11, Tháng 3, 2016, lúc 3 giờ sáng. 
tại San Diesgo, Nam California.

Đây là dòng cuối từ các con của ông Trần Bình Nam: 
"Ba của chúng con đã kết thúc  chương trình hospice 
trong một giấc ngủ nhẹ nhàng sáng ngày 11 tháng 3, năm 2016."

Trân trọng..

BMH


Một thời tưởng niệm đen - Phan Ni Tấn

do_that_kinh
Nhạc sĩ Đỗ Thất Kinh
Năm 1979 là năm tệ hệ nhất của đời tôi ở cái đất Sài thành. Ban ngày tôi ra chợ sách bán sách và thuốc lá ké một góc sạp sách của người bạn cùng đơn vị trước 75 để kiếm sống qua ngày. Sách lèo tèo vài ba cuốn. Thuốc lá thì vài bao. Vốn liếng đều do cô bạn nhỏ cùng quê tốt bụng giúp đỡ. Nhiều bữa không bán buôn được gì tôi chạy ra đầu đường uống nước máy trừ cơm. Ban đêm rúc vào một góc nào đó ngủ bụi. Vậy mà cũng lây lất ngày này qua tháng nọ như một phép lạ.