Thursday 24 March 2016

Huế Của Một Nửa Tôi - phan ni tấn




Thỉnh thoảng tôi được đọc những bài viết của Nhóm Huế viết về Huế, về các bạn Huế thật giản di, chân tình, thật thắm thiết, thật hay.
Chữ nghĩa dành cho Huế của các bạn Thái Huỳnh, Tống Mai, Trần Kim Đoàn, Trụ Vũ, Hoàng Xuân Sơn... làm tôi thêm thèm Huế. 
Tôi chưa ra Huế lần nào, nhưng thơ tôi ở với Huế từ những ngày xưa lắm. Chính vì vậy mà dòng máu Huế trong tôi dù luân lưu một nửa nhưng Huế vẫn quả quyết nhận ra tôi. Bởi vì tôi đâu phải là người khách lạ. Và Huế đâu phải là một miền đất xa xăm, huyền ảo mong manh như một cái gì không thực. Dù Huế có tối tăm trong các đền đài, thành quách rêu phong, ẩm mốc nhưng Huế trong trí tưởng tôi lúc nào cũng trầm mặc, cổ kính nên Huế buồn.
Ông bạn già Hoàng Xuân Sơn, người thơ xứ Huế có lần tự vấn:
Huế buồn chi, Huế không vui
Huế o ở lại, Huế tui đoạn đành
Sau cơn bão thời thế, Huế phân ly, kẻ ở người đi biểu sao Huế không buồn.
Huế buồn những đứa con Huế vì vận nước mà đi xa. Huế buồn cả xương cốt của nhừng người con đất Thần Kinh đã phân hủy nơi chốn quê người.
Năm rồi. Mới đây thôi, ca sĩ Quỳnh Giao của làng Vỹ Dạ bên kia Đập Đá, người bạn hát của tôi xưa ở Sài Gòn, vừa đi vào thiên cổ. Với tôi, cái gì dính tới Huế đều buồn. Bạn hát của tôi đã đi rồi mà câu thơ buồn tôi về bạn cứ bịn rịn, nắm níu hoài:
Ngồi đây đi bạn, ngồi đây
Chiếu tôi đã trải dệt đầy Huế xưa
Thôi đừng khóc nữa Huế mưa
Hát cho nghe thuở Huế chưa biết buồn
Các bạn đã nói đến quê nhà và thời thơ ấu của các bạn, thì cái "thuở Huế chưa biết buồn" là cái thuở nào chắc các bạn phải biết. 
Riêng tôi chỉ biết bây giờ cho tới ngàn sau, Huế vẫn cứ buồn ở Bãi Dâu tang tóc. Huế vẫn cứ sầu thê thiết bên Gia Hội.
Huế trong chiến tranh với biết bao tuổi trẻ vì miền đất bên này mà anh dũng hy sinh. Một cỏ xe tang. Một lá cờ. Và máu chảy vào hư vô. 
Nhiều đêm trong giấc ngủ vật vờ tôi nghe thấy Huế vẫn rên rỉ, khóc than trên bờ sông một đời buồn bã.
Huế nắng không nhiều nhưng mưa thì chì chiết đến thúi trời thúi đất
Mưa trên Lăng Miếu trước cổng trường Đồng Khánh. Mưa trong lòng các chàng trai Quốc Học. Mưa trên sông Hương. Mưa trên con đò. Mưa thê thiết trong câu mái đẩy đến chạnh lòng nước non .
Chỉ có mưa tôi mới nghe được tiếng thở dài của Huế.

Hồng Úa - phan ni tấn

Có lần tôi lượm được dóa hoa hồng tội nghiệp này trên đống tuyết

nằm héo hắt ngoài chiều
lưng trần phơi tháng gíá
tên em nằm rất lạ
như không thực bao giờ
sân trước nằm trơ vơ
ôi sắc hương thiếu nước
tên em không nở được
ngậm hồn con gió bay
cành đông trắng tuyết lay
rơi ngàn đôi bướm trắng
tên em nằm im lắng
không một tiếng thở dài
như hạt tình phai hương
người ném tên em xuống
điếng hồn môi luống cuống
chạm vỡ mấy miếng trời
côi cút giữa nỗi đời
tên em thu nhỏ lại
địa đàng trôi xa ngái
bóng quê nhà lênh đênh
quì xuống nâng em lên
ôi tên người yêu quí
xưa xanh mầm ủy mị
mùi thơ ấu chứa chan
thổn thức giấc điêu tàn
trên dòng đời tất bật
khi nhặt lên sự thật
em giận hết loài người
quạnh quẽ giữa đất trời
sắt se mùa tháng giá
tên em nằm rất lạ
như không thực bao giờ

Hàng Năm, Đến ngày 30 tháng tư, Chúng Ta Hãy Tưởng Niệm Sài Gòn - Trần Mộng Lâm


Lá Thư Gửi Các Người Sài Gòn.

Nhiều người thấy tôi viết nhiều bài về Cần Thơ-Mỹ Tho, tưởng tôi là người Miền Tây.

Nhiều người quen biết ngoài đời, thấy tôi nói giọng Bắc, nói tôi là dân Bắc Kỳ.

Không, tôi là một người Sài Gòn!!

Nói theo người Québecois nơi tôi sinh sống hiện nay, tôi là một Saigonnais, cũng như các con tôi, chúng là những Montréalais.

SO VỚI LÁNG GIỀNG ĐẢNG HÈN THẬT!

Trung Cộng cho dân vào vùng biển của Indonesia để bắt trôm hải sản, lập tức cảnh sát biển nước này truy bắt. Thế nhưng Trung Cộng bất chấp sỹ diện quốc gia, cho hai tàu cảnh sát biển đến giải vây cho đồng bọn phạm pháp quả tang. Đây là cơ hội để Indonesia gán thêm hai chữ "cướp biển" sau tên gọi Trung Cộng. Trông người mà gẫm "đảng ta" chỉ thấy chữ HÈN thật to.

Lúc 14 giờ ngày 19/3, cảnh sát biển Indonesia phát hiện một tàu cá Trung Cộng - số hiệu Kway Fey 10078, trọng tải 200 tấn - đánh bắt cá trái phép ở vị trí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia trên Biển Đông. Cảnh sát biển Indonesia đã bắt tàu cá này áp giải về vùng biển Natuna của Indonesia để điều tra. Vào lúc 2 giờ ngày 20/3, trên đường các tàu này đi đến Natuna, một tàu hải cảnh có vũ trang của Trung Cộng đã cố ngăn cản tàu của Indonesia nhằm giải thoát cho tàu của họ. Hai bên đang giằng co thì một chiếc tàu hải cảnh khác có vũ trang, cũng của Tàu cộng, xuất hiện và đòi phía Indonesia thả tàu cá. Trước sự áp đảo về lực lượng từ phía TC, phía Indonesia phải thả tàu cá. Tuy nhiên theo tờ The Guardian dẫn lời bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng thủy sản và hàng hải Indonesia cho biết cảnh sát biển Indonesia vẫn đang giữ 8 thuyền viên tàu cá TC và cho biết sẽ khởi tố 8 thuyền viên này.

Mời bà con ở San Jose xem video này trước khi bỏ phiếu

Cuộc tranh cử vào chức vụ Nghị Viên Thành Phố San Jose, nơi có đông người Việt Nam nhất tại Miền Bắc California, đã trở nên sôi động hơn với buổi tiếp tân ra mắt ban vận động tranh cử và khởi sự tranh cử của UCV Madison Nguyễn, vào trưa ngày Chủ Nhật, 27 tháng 2 vừa qua tại Nhà Hàng Grand Fortune tại San Jose.
Hơn 300 quan khách với đầy đủ mọi thành phần trong cộng đồng Việt Nam tại San Jose và nhiều vị chính khách Hoa Kỳ đã có mặt tại nhà hàng trong buổi vận động tranh cử này.

Hạn mặn miền Tây: Lập lờ nước đập Cảnh Hồng - Nam Nguyên, phóng viên RFA

000_8M53O-622
Ruộng lúa gần một con kênh khô hạn ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam ngày 8/3/2016.
AFP
Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn nghiêm trọng chưa từng có. Các nhà khoa học và nông dân nói gì sau khi Trung Quốc vào hôm 15/3/2016 đã bắt đầu xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng xuống các nước lưu vực sông Mekong, trong đó có Việt Nam.

Khả năng cứu nạn mong manh

Tám ngày sau khi Trung Quốc xả nước từ đập Thủy điện Cảnh Hồng tỉnh Vân Nam xuống hạ nguồn, ngày 22/3/2016 mực nước đầu nguồn sông Cửu Long khi vào lãnh thổ Việt Nam hầu như không thay đổi. Đồng quan điểm với một số nhà khoa học khác, TS Dương Văn Ni, giảng viên Khoa Môi trường Đại học Cần Thơ cho rằng, nước xả từ đập thủy điện tỉnh Vân Nam Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng rất ít tới lượng nước về tới Việt Nam, chưa nói tới chuyện cứu hạn hán xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. TS Dương Văn Ni nhận định:

Bắc Kinh Và Giấc Mộng Siêu Cường - Nguyễn Cao Quyền

2016 JAN 2 us-vs-china-450x288
2016 JAN 2 us-vs-china-450x288

Thuật ngữ siêu cường ( superpower) đã được sử dụng để miêu tả, vào đẩu thập niên 1930, các quốc gia có vị thế lớn hơn các cường quốc, nhưng nó chỉ mang ý nghĩa đặc trưng để chỉ Hoa Kỳ và Liên Sô sau Thế Chiến II.
Trở về nguồn gốc, khi được sinh ra, thuật ngữ siêu cường được dùng để chỉ ba quốc gia có thể thách thức và chiến đấu với nhau trên tầm vóc quốc tế.  Đó là Hoa Kỳ, Liên Sô và Đế Chế Anh.
Khủng hoảng kênh đào Suez đã làm sáng tỏ một điểu là Đế Chế Anh, vì nền kinh tế bị tàn phá quá nhiều trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nên không còn có thể cạnh tranh ở mức độ ngang hàng với Hoa Kỳ và Liên Sô. Vì thế, Anh quốc đã trớ thành đồng minh mạnh nhất của Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Lạnh chứ không cò đủ tư cách để được coi như  một siêu cường nữa.

Dân chủ của người cộng sản đến thế là cùng! - Đinh Thế Dũng

Trọng lú tuyên bố một câu nói lên rõ "chính sách" của Việt Cộng: "Dân chủ như thế là cùng", có nghĩa, tình trạng "dân chủ" chỉ được "cho phép" đến thế mà thôi trong một xã hội cộng sản.

Bè lũ đàn em cộng sản của Lú đã không ngừng "ngạo nghễ và không kém phần ngu xuẩn" khi cho rằng "tính dân chủ của CSVN so với Mỹ thì ít nhất là bằng, nếu không nói là nhiều phần cao hơn"

0o0

Quan niệm của người cộng sản VN khi nghĩ và nói (mà họ nói là "tư duy" và "phát biểu") về dân chủ như vậy, vì họ quan niệm đơn giản "dân chủ có nghĩa đa số thắng thiểu số". Rất vô tư, họ "chơi trò dân chủ" bằng cách dùng 4 triệu đảng viên có tổ chức được nuôi dưỡng, được sự hỗ trợ của cộng sản Tàu và cả một số chính quyền "tư bản" để "chơi trò số đông" áp chế 90 triệu người dân bị đánh tung ra từng mảnh cô lập về chính trị và kinh tế, như nghị quyết gì đó (?) không cho tụ tập, hoặc những hành xử độc đoán trên thực tế đi ngược lại hiến pháp của chính họ,  và kết quả là không có hội đoàn, nghiệp đoàn, và dĩ nhiên không có quyền tự do ngôn luận, hay biểu tình....

Con đường Thái Thú Nguyễn Phú Trọng

Giáo Già (Danlambao) - "Cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng coi như xong. Nguyễn Phú Trọng coi như thanh toán xong Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng, từ đó, cuộc tranh giành quyền lực giữa hai thế lực Bắc Nam cũng coi như khởi đầu, để phe Bắc sát phạt ảnh hưởng của phe Nam, và khởi đầu cuộc “Xâm Lăng Mới Miền Nam” do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, theo sự dàn dựng của Trung cộng, một thái thú lúc nào cũng ra mặt tuân hành mọi sự chỉ đạo của Tập Cận Bình từ Bắc Kinh..."

*

Tin được đài BBC phổ biến ngày 21 tháng 3 2016 cho biết: “Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu kín để bầu tân Chủ tịch Quốc hội vào ngày 31/3.

Ứng cử viên cho chức vụ này là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị.

Indonesia không hèn, không nhục - Ngô Nhân Dụng



Tàu hải giám của Indonesia canh phòng biển đảo của mình chống lại sự xâm phạm của Trung Cọng ( Ảnh: shephardmedia )

Tàu đánh cá Việt Nam vẫn tiếp tục bị tàu hải giám của Trung Cộng tấn công, hoặc những “tàu lạ” nhưng có viết chữ Tàu cướp phá. Chúng dùng những thủ đoạn giống nhau: đánh đập các ngư dân Việt, vào buồng lái đập phá hệ thống điện đàm, cướp đi tất cả lương thực cùng với số hải sản bắt được. Những hành động tàn bạo này đã diễn ra từ mấy chục năm, chính quyền Cộng Sản vẫn cam tâm chịu nhục, bỏ mặc các ngư dân cho bọn “cướp biển” cướp bóc và nhiều lần bắn giết. Hải quân của một quốc gia không dám ló mặt bảo vệ dân chúng của mình. Chính phủ không dám làm thủ tục kiện chính quyền cướp biển trước các tòa án quốc tế.

Trong khi đó, chính phủ Indonesia đã chứng tỏ họ quyết bảo vệ hải phận và danh dự quốc gia. Họ sử dụng cả vũ lực, ngoại giao và luật pháp quốc tế. Không những dám đối đầu trực tiếp với Trung Cộng, Indonesia còn dùng biện pháp mạnh trước tất cả các vụ xâm phạm hải phận do bất cứ quốc gia nào.


Tuấn Khanh - KHI CHÚNG TA BỊ MUÔN TRÙNG VÂY

Rõ là một quốc gia đang bị bao vây. Và bao vây một cách êm đềm vì người ta không nghe tiếng kêu cứu hay phản đối đúng mức cho sự sinh tồn của dân tộc mình.

han han o dong bang song cuu long
                 Nhiều người dân ở vùng hạn hán đang tìm cách ly hương. Ảnh: TL



Một người bạn kể lại rằng sự hoang mang người dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về nạn khô hạn và ngập mặn ngày càng nhiều.
Tại Sóc Trăng, người dân ở đây kể rằng nhiều gia đình đã tìm cách bán đất đai – dĩ nhiên là với giá rẻ rúng – để dời đi, tìm một nơi khác để sống sót tai ương ngay tại quê nhà của mình.

Ba Người Nhạc Sỹ Hùng Ca - Trần Mộng Lâm

Bài viết này tôi viết về 3 người nhạc sỹ, không để đề cao cũng không để chê trách ai, chỉ mạn phép nói lên cảm nghĩ của mình khi thưởng ngoạn. Tôi xin người đọc xong bài này, đừng nghĩ rằng tôi có ẩn ý gì, dù đồng ý hay bất đồng ý với những gì tôi viết dưới đây, và hãy bao dung cho người viết: phê bình, nhưng không phải vì lý trí, mà chỉ bằng con tim, nên chắc chắn sẽ có nhiều điều sai sót. Le cœur a ses raisons que la raison ne connait pas nécessairement.
Viết nhạc về Việt Nam, loại nhạc hùng có thể dùng làm Quốc Ca, có 3 người: Văn Cao, Phạm Duy và Lưu Hữu Phước. Cả 3 ông này đều nổi tiếng.
Image result for nhac si luu huu phuoc
Lưu Hữu Phước sanh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại Ô Môn Cần Thơ. Ô Môn là một quận nhỏ nằm cách châu thành Cần Thơ chừng 10 cây số. Từ Cần Thơ muốn đi tới Ô Môn phải đi qua Bình Thủy. Đi xa hơn nữa thì đến  Long Xuyên. Đây là một quận trù phú , cái nôi của Miền Tây. Gia đình ông khá giả, năm 1930 được lên Sài Gòn học trường Petrus Ký. Năm 1940, sau khi thi đậu Tú Tài, ông ra Hà Nội học trường Y-Dược. Tiếc thay giấc mộng trở thành Y Sỹ của ông không thành sự thực. Trái lại một người em ruột của ông lại làm được việc này. Em của Lưu Hữu Phước là bác sĩ Lưu Hữu L. hành nghề tại Cần Thơ, sau 1975, hình như đã chạy sang tỵ nạn bên Pháp. Không biết bây giờ ra sao.