Friday 15 April 2016

Sáng dậy trễ đi làm gấp quá quên mặc quần

Đây , Thuần phong mỹ tục cuả VNcs hôm nay đây ! Tàn dư Mỹ Ngụy không bằng cái móng tay !!!

Tôi có đọc nhầm không , nh quý vị xem kỹ lại giùm . Dường như trên tường bên phải  có treo banderole Tuần Lễ Giai Nhân ? Kinh quá " giai nhân " VN/XHCN lười , không thèm mặc quần !!!

Viết mấy câu trên mà tôi cứ thẫn thờ và bùi ngùi nhớ tiếc một thời áo trắng đơn sơ bằng vải popeline hay hàng nội hoá cuả bọn nữ sinh chúng tôi , một thời VNCH lịch thiệp , văn minh và hạnh phúc biết bao !

Chóp bu cộng sản cứ bắt tù , cứ kết án những ai còn hoài niệm , còn tiếc thương VNCH ( như đã bắt Nguyễn Viết Dũng , Nghệ An vì tội dám mặc quân phục VNCH , bắt nhốt hai cháu Phương Uyên và Đinh Đại Kha vì chống TC và dám vẽ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ làm huy hiệu ) nhưng mỗi lần nhìn thấy những tệ hại , những tan hoang điêu tàn mà csVN đã gieo rắc trên quê hương từ hơn 40 năm nay , như hình ảnh giai nhân nhởn nhơ ngoài đường phố với quần mặc như không mặc thế này , thì làm sao những người VN còn lương tri , còn liêm sỉ , còn tự trọng và nhứt là còn yêu một quê hương VN xưa nề nếp , thanh lịch , nhân bản và đạo đức , không đau đớn TIẾC THƯƠNG những ngày đã qua cho được ?

VNCH đúng là : Một Thời Để Thương và Một Thời Để Tiếc vậy !

Nhân mùa Quốc Hận tháng tư 2016 , xin kính cẩn dâng nén hương lòng lên bàn thờ Tổ Quốc vàAnh Linh chư vị Anh Hùng Tử Sĩ VNCH lòng biết ơn và tiếc thương vô hạn .

Hoàng Yến .

Trả Lại Ý Nghĩa Ngày Quốc Hận - Đỗ Văn Phúc

Những biến cố xảy ra trong lịch sử đều được đặt những danh xưng đúng với tầm vóc và ý nghĩa của nó. Ngày Quốc Khánh là ngày vui chính của quốc gia, thường là ngày lập quốc, ngày độc lập, ngày ban hành hiến pháp, ngày cách mạng thành công… Ngược lại ngày Quốc Tang, Quốc Hận là những ngày đau buồn, mất mát lớn lao chung của đất nước và dân tộc. Những danh xưng có khi do các văn bản của nhà nước ban hành, ấn định; nhưng cũng có khi từ sự sử dụng và chấp nhận bởi quần chúng cùng chia sẻ những thành quả, hệ lụy của biến cố. Tuỳ theo quan điểm chính trị, mà ngày vui của người này có thể là ngày buồn của người kia.

Đối với người Việt Nam vào thời đại chúng ta, ngày 20 tháng 7 năm 1954 là ngày Quốc Hận vì nó đánh dấu sự chia đôi lãnh thổ, bắt đầu cho cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai miền. Kế đến là ngày 30 tháng 4 năm 1975, đánh dấu ngày Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm mà hệ quả là hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi trong khi hàng chục triệu đồng bào còn lại chịu đựng bao nhiêu cảnh tang tóc, tù đày, áp bức, bóc lột.

ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAM Bình luận Luật Tiếp cận Thông tin tức Quyền Được Biết — Câu Chuyện Cuối Tuần về 2 chữ Thiện va Ác

Dai Phat giao Viet Nam
 
 
Xin qúy thính giả vui lòng chú ý Đài Phật giáo Việt Nam thay đổi giờ và làn sóng phát về Việt Nam. Xin quý vị tìm nghe tại làn sóng ngắn 31 thước, 9930 Ki lô Hertz từ 19 giờ đến 19 giờ 30 mỗi tối thứ Sáu. Kính mong quý thính giả hoan hỉ viết thư về Đài cho biết tình hình bắt đài có trở ngại, hay khó khăn gì không, để Đài kíp hoàn thiện.


ĐÀI PHẬT GIÁO VIỆT NAMBình luận Luật Tiếp cận Thông tin tức Quyền Được Biết
— Câu Chuyện Cuối Tuần về 2 chữ Thiện va Ác


Chương trình thứ Sáu 15.4.2016 tuần này xin mời nghe Thỉnh Nguyện Thư gửi Tổng Thống Obama nhân chuyến công du Việt Nam yêu cầu lên tiếng cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Tự do Tôn giáo — Bình luận về Luật Tiếp cận Thông tin, tức Quyền Được Biết & Câu Chuyện Cuối Tuần về hai chữ Thiện và Ác. Xin bấm vào dưới đây để nghe, trường hợp không thể bắt sóng vào lúc 19 giờ / giờ Việt Nam trên làn sóng ngắn 31 mét 9930 kilô Hertz :

Bấm vào dưới đây để tìm nghe Chương trình thứ sáu này :

Bấm vào đây để thu thanh chương trình này :

Nếu có vấn đề, kính xin thông báo Đài Phật giáo Việt Nam để chúng tôi chỉ dẫn bổ túc. Đài Phật giáo Việt Nam mong được chư Tôn đức, đồng bào Phật tử và đồng bào các giới đón nghe và góp ý để công cuộc truyền thông ngày một thăng.
PTTPGQT

Để theo dõi các chương trình trong quá khứ, xin mời quý thính giả vào nghe qua địa chỉ :


Đài Phật giáo Việt Nam là tiếng nói của những Phật tử phải sống xa quê vì nhiều lý do, nhưng trái tim chưa ngừng đập với tiếng đập quê hương làm xanh rừng biếc sóng tự bao đời. Một tiếng nói vọng từ nghìn xưa ưu ái, và hôm nay, vang động những ưu tư an lạc, nhân quyền và tự do tôn giáo. Cầu mong đến tai quý thính giả trong và ngoài nước, làm nhịp cầu dân tộc, để cùng nhau trao đổi cho tương lai đất nước thanh bình và phát triển trong tình nghĩa đồng bào bị thiếu vắng 60 năm qua - do chinh chiến và tranh chấp ý thức hệ gây ra. Mong mỏi nhận được những ý kiến và tham gia của quý thính giả trong, ngoài nước. Thư từ xin gửi về :

Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tếBP. 60063
94472 Boissy Saint Léger cedex – France
Địa chỉ E-mail : daiphatgiao@daiphatgiao.org

Quý thính giả cũng có thể theo dõi tin tức trên Trang nhà Quê Mẹ và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế :http://www.queme.net & http://pttpgqt.org
 

Trung Quốc trỗi dậy và suy tàn: Giới hạn của quyền lực - Nguyễn Quang Dy

“Quyền lực đẻ ra từ nòng súng” (Mao Trạch Đông)

Câu nói của Mao (quyền lực đẻ ra từ nòng súng) chỉ đúng một phần. Thứ nhất, nó chỉ đúng với quyền lực cứng, chứ không đúng với quyền lực mềm, vì súng và tiền không thể đẻ ra quyền lực mềm. Thứ hai, nó chỉ đúng với việc giành quyền lực, chứ không đúng với việc giữ quyền lực, vì muốn giữ quyền lực lâu dài thì phải đổi mới và phát triển. Muốn phát triển bền vững phải đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Nhưng “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”, nên những kẻ độc tài và tham nhũng không chịu đổi mới chính trị.

Chính Mao đã từng nói “chính trị là thống soái” (politics in command) và hô hào phải làm “cách mạng thường trực”. Chính Mao đã huy động “Hồng vệ Binh” (fringe power) đối đầu và đánh sập hệ thống quyền lực của Đảng (mainstream power) để giành lại quyền lực (độc tôn). Chính Mao đã tạo ra “tiền lệ chống Đảng” (bằng bạo lực). Phải chăng Tập Cận Bình cũng đang bắt chước Mao một cách “sáng tạo” theo “Neo-Maoism” để giành quyền lực (độc tôn). Đối với Mao (và Tập) chính trị là độc tài. Cả Mao và Tập đều sùng bái quyền lực tuyệt đối và áp dụng sùng bái cá nhân, nên không hiểu giới hạn của quyền lực cứng.

Điểm tin: Thói bầy đàn và tư duy nô lệ của người dân Việt

Đọc những dòng tin vài hôm nay trên báo chí nhà nước, mới thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà chế độ độc tài có thể tồn tại một cách vô lý và lâu dài.
Ai đó đã nói rằng: “Người dân nào, chính phủ đó” hẳn không phải là không có lý. Nhìn vào hiện trạng Việt Nam hôm nay, điều đó càng được chứng minh rõ ràng hơn.

Báo chí đưa tin hàng đoàn người bỏ việc công, bỏ ăn trưa xếp hàng rồng rắn để mua tờ bạc 100 đồng, tờ bạc này không có giá trị tiêu dùng mà chỉ có giá trị kỷ niệm nhân dịp 65 năm thành lập Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Nhiều người đã tập trung đợi chờ, xếp hàng chỉ để mua tờ bạc kỷ niệm, tâm lý bầy đàn đã được kích động qua một số báo chí Việt Nam, kích động sự tò mò và thói a dua, nhiều người cố tình xếp hàng mua cho được đồng tiền này mà chẳng biết sẽ làm gì với nó. Những hiện tượng này không hiếm, người dân Việt Nam đã từng chứng kiến cảnh hàng đoàn thanh, thiếu niên Việt Nam chen lấn, dẫm đạp, khóc lóc thậm chí hôn cả ghế ngồi của ngôi sao nước ngoài sang Việt Nam.
Trong khi đó, hàng loạt các vấn đề trực tiếp đến đời sống, quốc kế, dân sinh, lãnh thổ và niềm tự hào quốc gia… hầu như không được quan tâm.

DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN - THÁNG TƯ LẠI VỀ

KÝ ỨC VỀ  NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN
Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng


Sau ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt biên’.  (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai  mươi năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.

Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính: Đợt đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng tháng Tư 1975 và đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.

Di Tản
Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có những đợt rời Việt Nam của các  nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc  được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ.  Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent Wind” để di tản quân nhân,  nhân viên dân sự Mỹ và một số  người Việt đã từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh  bị Cộng Sản trả thù.

Biển Đông và Gián điệp Trung Quốc - Thế giới trong tuần 13.04.2016


Đài Á Châu Tự Do RFA trụ sở tại thủ đô Washington Hoa Kỳ, cung cấp thông tin đa dạng, chính xác, trung thực về các vấn đề thời sự, kinh tế, xã hội, đời sống tại Việt Nam và trên Thế Giới.

Với đội ngũ xướng ngôn viên chuyên nghiệp, yêu nghề; Hòa Ái, Diễm Thi, Chân Như, Vũ Hoàng, v.v… liên tục cập nhật đến quý khán thính giả những tin tức mới nhất, những phân tích, bình luận, các cuộc phỏng vấn liên quan đến những vấn đề người Việt Nam trong cũng như ngoài nước quan tâm.

Nguyễn Viết Dũng: Họ đã bóp méo sự thật. - Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ

anhbasam
Anh Nguyễn Viết Dũng được trả tự do vào sáng ngày 13.04.2016. Ảnh chụp bên ngoài trại giam số 2, Hà Nội.
Ảnh: FB Trung Nghĩa
Tù nhân chính trị Nguyễn Viết Dũng mãn án và ra khỏi tù vào ngày 13 tháng Tư và về nhà cha mẹ ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Anh bị bắt khi vừa tham gia cuộc tuần hành chống chặt cây xanh tại Hà Nội với nhiều người khác vào ngày 12 tháng 4 năm ngoái. Và trong khi đi tuần hành anh mặc chiếc áo có quốc huy Việt Nam Cộng Hòa cũng như dòng chữ tiếng Anh trên mặt lưng với nghĩa ‘Chính quyền phải sợ dân, chứ người dân không cần sợ chính quyền’.
Khi “án tại hồ sơ”
Sau khi về đến nhà vào tối ngày 13 tháng tư, anh Nguyễn Viết Dũng dành cho Đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn. Trước hết anh thông tin cho biết một số điều liên quan hai phiên xử sơ và phúc thẩm đối với anh diễn ra tại Hà Nội:

Biếm thi chính trị Ý Nga

NGƯỜI LÍNH VNCH



VIỆT CỘNG:



ĐẢNG GÌ?

Càng nhiều Vai, Vế càng khom
Xôm xôm tài chánh phom phom ra ngoài.
Bên trong điếu đóm dâng hoài
Tay, Chân: hoạt động miệt mài “tham ô”!
 
Mắt nhìn, Mũi ngửi: “bác” Hồ!
“Chú, cô” cán ngố điên rồ hết trơn!
Miệng, Mình: ngả ngớn lơn tơn
Đánh thuê, giết mướn: đỏ dờn Việt gian!
 
Răng, Môi: thủ đoạn đảng, đoàn
Chuyên môn ăn bẩn chẳng hoàn thứ chi!
Óc, Tim: toàn chứa phong bì
Vô nghì, vô kế khả thi giữ Nhà!
 
Ruột, Gan: thỏ đế nhát ma
“Thi đua chiến sĩ”? Gian tà huênh hoang
Ngũ quan, lục Phủ: khoe khoang
Xếp hàng theo Hán, tuềnh toàng tay sai?
Kể thêm ngũ Tạng, hình hài?
Dân càng căm phẫn: cậy ai diệt thù!
*
Cửa Tù im ỉm si ngu
Ai người phá Ngục? Ai “tu”? Ai “thiền”*?
Viết bài lục bát tràng thiên
Gửi thơ xuống biển, theo thuyền về Quê
Nhiêu khê ngọn Lửa gửi về
Chia dân giọt lệ não nề lo âu!

Ý Nga, 14.4.2016
           
*TU, THIỀN: xin hiểu theo nghĩa bóng
(Trích tuyển tập sẽ xuất bản: THƠ NÓI LÁI)






VIỆT GIAN TOÀN NHỚP NHÚA

Cộng bức tử miền Nam:
Xú danh dòng hận sử!
Việt Nam bị bức tử?
Sử biển Đông thét gầm!
 
30.4
Đêm nay đêm không ngủ,
Ngày này ngày không ăn
Quốc Hận hoài chưa đủ
Triệu triệu người băn khoăn.
 
Từ ngày Nước đổi “chủ”
Đảng xéo mãi phải oằn
Uất hận loài “cầm thú”
Trong tay bọn vô thần.           
 
Nhà Nam, quyền tự chủ
Bao tâm huyết nhọc nhằn!
Phương Bắc vào một lũ
Nhờ đồng bọn vô nhân.
 
Anh hùng từng chống, giữ
Sẽ còn ai động tâm?
Ôi tự do, dân chủ
Phận Lạc Hồng tối tăm!
 
Từ bài học quá khứ
Lịch sử phải sang trang!
Biển Đông giặc ngang tàng
Thuyền sao về bến cũ?
 
Lịch sử phải cùng làm
Mới nên trang thành quả
Việt gian toàn nhớp nhúa
Minh Chủ đâu ta tìm?

Ý Nga, 30-4-2015




ĐÊM GIỮ LỬA

30.4
Đêm không ngủ, cuối Tháng Tư viễn xứ
Anh ưu tư, chị tâm sự hiền từ
Nước mắt như từ quá khứ còn lưu
Ngàn ấp ủ ngồi bên nhau tư lự.
 
Cụ lụ khụ nhắc thời oanh liệt cũ
Hịch tiền nhân, đọc sang sảng nhịp nhàng
Thức thâu đêm suốt sáng, giọng oang oang
Mắt ngời sáng, miệng thép gang yêu Nước.
 
Buồn đất nước trong tay phường bạc nhược
Gọt chỗ này, hàng ước đẽo chỗ kia
Mớ “binh thư”, truyền chiến lược chầu rìa:
Quỳ cửa trước, rước sân sau toàn giặc.
 
Đêm không ngủ, trẻ bên già cùng hát
Dòng nhạc buồn cùng tưởng niệm, kính dâng
Lửa ân cần, cùng đồng loạt tri ân
Thơ hòa nhạc, những thuyền nhân tỵ nạn.

Ý Nga, 1-5-2015




LỄ VINH DANH CỰU CHIẾN BINH ÚC VÀ CỰU QUÂN NHÂN QLVNCH ĐÃ HY SINH BẢO VỆ MIỀN NAM VIỆT NAM.

Tin Úc Châu - Thứ Năm ngày 14 tháng 4 Quốc Hội tiểu bang Victoria Úc Đại Lợi đã tổ chức Lễ chính thức công nhận, vinh danh và tri ân những cựu chiến binh Úc tham chiến tại miền Nam Việt Nam và các cựu quân nhân QLVNCH những người đã sát cánh bảo vệ miền Nam Việt Nam tự do.

Buổi lễ cũng đánh dấu 50 năm trận chiến Long Tân trận đánh nổi tiếng nhất của quân đội Úc khi tham chiến tại Việt Nam. Trận chiến diễn ra trong hai ngày 18 và 19/8/1966 có sự tham dự của đơn vị biệt đội Delta 6RAR với 18 binh sĩ Úc thiệt mạng, 24 người bị thương.

Trên 100 cựu chiến binh Úc - Việt và đại diện các hội đoàn tham dự buổi lễ vinh dự này. Buổi lễ đã được ông Thủ Hiến Daniel Andrews khai mạc với sự tham dự của một số Bộ Trưởng chính phủ ông Luke Donnellan Bộ Giao Thông, ông John Eren Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh và ông Robin Scott Bộ trưởng Bộ Sắc Tộc .

Những quan khách tham dự Lễ Vinh Danh được chia ra làm 2 nhóm để tham dự cả Hạ viện và Thượng viện. Ở mỗi Viện chừng 10 dân biểu và nghị sỹ mỗi người có 90 giây để tuyên bố ghi nhận sự kiện. Đây là 1 sự kiện lịch sử vì lần đầu tiên cả Lưỡng Viện Quốc Hội Úc vinh danh các cựu chiến binh anh dũng bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam. Được biết Cộng đồng đang vận động một buổi lễ tương tự tại Quốc Hội Liên Bang.

Sau buổi lễ là buổi tiếp tân liên hoan tại ANZAC HOUSE với sự phát biểu của bà Nguyễn Phượng Vỹ chủ tịch CĐNVTD Victoria, ông Võ Trí Dũng chủ tịch CĐNVTD Úc châu, ông Albert Lê Phụ Tá Phó Chủ Tịch Nội vụ CĐNVTD Victoria, ông Bob Elworthy Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc và ông Nguyễn Công Minh Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân Úc châu và Victoria.

Sau cùng là một cuộc họp báo cho hai ông Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến binh John Eren và Bộ trưởng Bộ Sắc Tộc Robin Scott.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
15-4-2016

Thư gởi Cô Nguyễn Thị Hoàng Bắc - Phạm Tín An Ninh


Đọc trong danh sách những giáo sư dạy ở trường trung học Võ Tánh (Nha Trang) trước 75, tôi thấy có tên Nguyễn Thị Hoàng Bắc. Dù chưa từng là học trò của Cô, vì khi Cô vào dạy là tôi đã rời trường vài năm trước đó, nhưng tôi luôn xem Cô như là “cô giáo của trường mình”. Sau này ra hải ngoại, biết Cô là một nhà văn, tôi mừng và hãnh diện lắm, khoe với mấy thằng bạn tù: đó là cô giáo của trường tao! Tôi mua luôn mấy tập truyện  Long Lanh Hạt Bụi rất dễ thương của Cô tặng cho mấy thằng bạn tù đọc chơi, để tạm quên những ngày tháng cũ.

Tôi định cư ở tận Bắc Âu, nên mấy năm đầu, không theo dõi được nhiều tin tức, sinh hoạt của người Việt bên Mỹ. Bỗng một hôm tôi đọc được trên một tờ báo hay diễn đàn nào đó, đề cập đến  nhà văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc trả lời phỏng vấn ông đạo diễn Trần Văn Thủy, đăng trên “Nếu Đi Hết Biển”. Tôi đã tìm đọc bài viết ấy của Cô và thấy lòng buồn cùng một chút băn khoăn. Sau đó  bận bịu với chuyện học hành, nghề nghiệp áo cơm, tôi quên bẵng- quên chuyện Nếu Đi Hết Biển và (tạm) quên luôn cả cái tên đẹp đẽ của Cô.