Tuesday 30 August 2016

Phòng Nghe truyện audio



BẢN TRƯỜNG CA BA MƯƠI CHÍN (Đừng Nghe Cộng Sản Nói, Hãy Nhìn Cộng Sản Làm...)


Bản Trường Ca Ba Mươi Chín nói lên hiện trạng phỉ báng người không cùng chính kiến, không cùng quan điểm đã và đang sảy ra tại nhiều nơi trong cộng đồng VNTNVC tại Hoa Kỳ và các quốc gia có người Việt Nam tị nạn VC.  Chính tác giả cũng là nạn nhân của tệ trạng này. Tuy nhiên, Bản Trường Ca Ba Mươi Chín chỉ nói lên thực trạng, không ám chỉ cá nhân ai.  Ai tự nhận là quyền tự do của họ, tác giả không có ý kiến, dù cho tác giả đã và đang là nạn nhân của sự chụp mũ, lăng mạ, khủng bố tinh thần liên tục trong hơn thập niên qua và trong cuộc "tổng tấn công của thế lực giấu mặt" gần đây.  Đại đa số người Việt tị nạn VC cho rằng người Quốc Gia tị nạn VC chân chính đều là công dân tốt, không dùng ngôn ngữ tục bẩn, không chấp nhận cộng sản và lằn ranh Quốc - Cộng phân minh. Họ tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tôn trọng sự thật. Họ cũng không gây sự, a tòng, gian dối, lăng mạ, vu chụp người khác. Tác giả biết rằng khi NÓI NHỮNG SỰ THẬT NÀY LÀ MANG HỌA VÀO THÂN NHƯNG KHÔNG PHẢI VÌ THẾ MÀ KHÔNG NÓI SỰ THẬTBản Trường Ca này xin riêng tặng những người Quốc Gia Chân Chính, một lòng với quê hương, yêu qúi lá cờ vàng, đấu tranh không mỏi mệt dù trước những vu khống, phỉ báng trên các Diễn Đàn từ trước đến nay.

 *

" Đừng nghe những gì cộng sản nói
Hãy nhìn những gì cộng sản làm !!!"
Vì cộng nói, nói điều ta mong mỏi
Nhưng cộng làm thì trái ngược, dã man !
 *
Cộng tàn ác nên ghét người lương thiện
Và thù người chân thật, chẳng gian tham
Cộng khủng bố để mong người im tiếng
Không dám phanh phui tội ác cộng làm !
 *
Nói yêu nước, cộng chia đôi đất nước
Cầu Hiền Lương còn đó nỗi oan hờn ...
Nói chống Mỹ, cộng dã tâm xâm lược
Uống máu đồng bào, bức tử giang sơn !
  *
Cộng cướp miền Nam nhưng hô giải phóng
Giải phóng cho ai? Giải phóng cái gì ?
Giải phóng sao dân phải mù phải ngọng ?
Tan cửa nát nhà, chồng vợ phân ly ...???
  *
Cướp miền Nam rồi, miệng thì hoà hợp
Tay vẽ ranh: Cánh Mạng - Ngụy, cờ vàng!
Nói khoan hồng nhưng tù người lớp lớp
Tù chết mặc tù, xác rấp rừng hoang !
  *
Nói tự do, cộng bịt mồm che mắt
Nói ấm no nhưng đói rách cơ hàn
Nói liêm chính đảng vét vơ trăm mặt
Nói sẻ chia mà trấn lột tràn lan...
 *
Vu Mỹ xâm lăng, đảng gào chống Mỹ
Nhưng rước Liên sô, Trung cộng vào nhà
Dâng nước cho Tàu, xin Tàu cai trị
Dân biểu tình thì cộng đánh, cộng tra !!!
 *
Hãy nhìn mà xem, sao tôm cá chết
Sao biển đầy chất thải Formosa ?
Biển chết thế là đời dân chấm hết
Vì cộng giết dân, cộng bán sơn hà !…
 *
Ai xót non sông, thương nòi giống Việt
Thì chúng vu oan, đánh tựa đòn thù
Ở hải ngoại, cộng sai dùng nghị quyết
Khác ý, sai lời, chúng diệt, chúng tru !
 *
Chúng lật lọng, chúng hoả mù, gian ác
Phá nát cộng đồng, đoàn kết, niềm tin
Bỏ lửa tay người ai hơn cộng sản !?
Cốt mong ai chống chúng phải im lìm !!!
 *
Chúng lập bọn, nhịp nhàng cùng hành động
Phỉ báng những người chân chính quốc gia
Chúng vỗ ngực, xưng danh là chống cộng
Nhưng việc chúng làm ngược lại rất xa ...
 *
Chúng chà đạp quyền tự do ngôn luận
Lăng mạ người theo sách lược cộng nô
Bịa đặt đời tư, phun dơ, trát bẩn
Chẳng kém công an, hơn hẳn côn đồ !!
 *
Ngậm máu phun người chúng mong áp chế
Ngôn ngữ tục tằn, lòng sói dạ lang
Gian dối ngược xuôi, đảo điên tác tệ
Mà vẫn khoe ta đứng dưới cờ vàng !
 *
Vâng, rất đúng, đừng nghe lời cộng nói
Mà hãy nhìn xem những việc chúng làm
Đã tranh đấu ai ngán gì lang sói
Khi nguyện dâng đời cho nước Việt Nam !?
 *
Khi nguyện dâng lòng sống cho lý tưởng
Thì trong tim là Tổ Quốc mà thôi
Đầu sỏ Ba Đình mới là đối tượng
Còn bọn tay sai là bọ, là giòi !!!

Ngô Minh Hằng

[- Napoléon Bonaparte (1769-1821): “Le monde souffre enormément, non pas à cause de la violence des gens malsains mais à cause du silence des gens braves”. (Thế giới chìm đắm trong đau khổ không phải chỉ vì bạo lực của bọn ác mà còn vì sự im lặng của người tử tế)

- Albert Einstein (1879-1955): “The world is a dangerous place to live, not because of the people who are evil but because of the people who don’t do anything about it”. (Thế giới là nơi nguy hiểm để sống không phải chỉ vì bọn cùng hung cực ác mà còn vì những người ù lỳ không làm bất cứ một điều gì để trừ khử cái ác ấy)

- Martin Luther King (1929-1968): "Ce qui m'effraie, ce n'est pas l'oppression des méchants, c'est l'indifférence des bons. (Điều làm cho tôi kinh hãi nhất không phải là sự đàn áp của những kẻ ác mà chính là sự thờ ơ lãnh đạm của những người thiện)

 - Jean-Paul Marat (1743-1793): “On est grand parce que vous vous mettez à genoux. Citoyens! Levez-vous droitement” (Các anh quỳ gối nên thấy người ta cao lớn.  Hởi công dân! Hãy đứng thẳng người lên)]

Truyện ngắn MẢNH ĐỜI DI DÂN - ĐIỆP MỸ LINH

Thấy gương mặt tiu nghỉu của Hector, ông Donald tưởng Hector ngại sẽ bị mất việc nên an ủi:

- Chú em đừng có lo. Tôi sẽ trồng thứ khác và chú em sẽ có việc làm hoài hoài.

Biết ông Donald hiểu lầm, Hector chỉ cười, không đính chính, nhưng nét buồn vẫn thoáng trong mắt.

Hector buồn không phải vì Hector lo ngại bị mất việc; cũng không phải vì bà Irma, vợ ông Donald, vừa qua đời mà chỉ vì ông Donald quyết định bán tất cả lan trong trại này với một giá thấp đến không ngờ. Ông Donal không thể hiểu được tình cảm của Hector đã gắn bó với những giò lan trong mấy căn nhà ươm cây này như thế nào.

Mỗi khi thay chậu hoặc chia những chậu lớn thành nhiều chậu nhỏ, Hector cũng cẩn thận giống như một bác sĩ giải phẫu. Hector mang bao tay, ngâm kéo, dao trong Alcohol, trước và sau khi dùng. Khi chọn được những nhánh khỏe mạnh, tươi tốt, Hector vừa cắt, tỉa vừa thầm thì với nhánh lan, bằng Anh ngữ (vì lan được cấy, nuôi tại Mỹ): “Tôi đem bạn đến ngôi nhà mới của bạn, hãy gắng mà sống, tôi mong được thấy bạn trổ hoa vào mùa tới. Hoa của bạn thì tôi biết rồi, màu vàng vương giả, giữa đài hoa màu vàng nghệ, có những đường tua tua nho nhỏ và điều đặc biệt là bạn đơm từng chùm từ 10-12 đóa hoa chứ không phải một hoặc hai”. Nói xong, Hector cảm thấy vui vui trong lòng như chính chàng thấy được sự cảm nhận của nhánh lan. Xoay sang những nhánh già yếu, Hector vừa lượm bỏ vào bao rác vừa thầm thì: “Thôi, các bạn cũng như số kiếp con người của chúng tôi, khi già và bệnh tật, chúng tôi cũng bị cho vào một chỗ riêng, để rồi từ đó con người ‘đi’ dần vào cõi chết!”

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc 26-8-2016

THƯ GỬI BẠN TA của Bùi Bảo Trúc

Các bài viết hàng tuần của Nhà Báo Bùi Bảo Trúc trong mục Thư Gửi Bạn Ta

CÁO PHÓ
Tôi không nhớ đã đọc cái cáo phó đầu tiên hồi nào nhưng chắc không phải ở Hà Nội. Hồi ấy (trước năm 1954) ở Hà Nội chỉ có hai tờ nhật báo là tờ Tia Sáng và tờ Giang Sơn mà tôi (mới biết "đọc báo" ) cầm chúng lên, ở tuổi lên 8 hay lên 9, tôi chỉ thích xem những bức hí họa của hai họa sĩ Mạnh Quỳnh và Dzuy Nhất cùng với những truyện bằng tranh mà phòng thông tin Hoa Kỳ cung cấp cho các báo này, trong đó có một truyện tuyên truyền chống Cộng rất hấp dẫn của George Orwell, Trại Thú Vật (Animal Farm). Thỉnh thoảng tôi cũng tò mò đọc những bản tin về chiến sự và nhờ đó, biết lơ mơ về những trận đánh ở Na Sản, Cánh Đồng Chum, Điện Biên Phủ, rồi hội chợ ở Bờ Hồ, đức Quốc Trưởng Bảo Đại đi đâu, làm gì... Nhưng những mẩu cáo phó thì không và cũng vì hình như chúng rất ít thì phải. Ngay hồi chú tôi tử trận ở Đại Đồng, Bùi Chu năm 1954 gia đình tôi cũng không đăng cáo phó trên hai tờ Tia Sáng và Giang Sơn ở Hà Nội. Có lẽ phải tới khi vào Sài Gòn khoảng cuối những năm 50 tôi mới đọc những thứ tin này.

Chuyện Dài Về Nguyễn Ngọc Ngạn: NGUYỄN NGỌC NGẠN VÀ NHỮNG THỨ RÁC RƯỞI TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.

CŨNG BỞI NGƯỜI DÂN NGU QUÁ LỢN!

Câu nói của thế kỉ 21: "Những gì không mua đưc bng tiền, thì có thể mua được bằng RẤT NHIỀU TIỀN".
Chắc Quý Vị theo dõi trên diđàn này cũng nhận ra thằng nào, con nào đã bị đồng tiền làm biến đổi bộ não của chúng qua những lời viết của chúng viết bấy lâu nay rồi...

Dân gian có câu: "Có tin mua tiên cũng được". Tiên còn mua được huống chi Nguyễn Ngọc Ngạn !!!

Trước năm 1975, văn học, văn chương, và văn hóa Việt Nam được thể hiện rõ nét cách biệt với các dòng văn học, văn chương và văn hóa của các nước khác. Điển hình là các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo đều được sự kính nể, nếu không bộc lộ ra ngoài, thì cũng được trân trọng một cách thầm kín trong chừng mực nào đó, để khi có cơ hội, thi cũng tỏ lộ ra một cách chững chạc, xứng đáng với vị trí của nhân vật nào đó trong văn đàn Việt Nam. 

Tuy nhiên, sau 1975, tình hình khác hẳn. Có những nhà văn vẫn giữ khí tiết, thà chết trong tù, nhưng cũng không để tư cách mình xuống thấp. Lại có những người viết văn, làm thơ chuyên nghiệp biến thành văn nô, hay là những kẻ phản bội. Sang đến nước người, một số người được gọi là nhà văn cũng biến chất, thành kẻ nô lệ cho đồng tiền, tay sai cho ác quỷ Cộng sản.