Monday 4 December 2017

Thủa ấy, Phương nào? - Nguyên Giao

v    Hai Phương Trời

Nhiều người chia thế giới thành hai vùng: Đông phương, và Tây phương. Tây phương chỉ người da trắng gốc Caucasian, hay các quốc gia ở Âu, Mỹ, và úc châu; Trong khi Đông phương bao gồm các sắc tộc da mầu, nhất là các giống da vàng sinh sống ở Á châu. 

Câu Đông là Đông, Tây là Tây; Đông và Tây không bao gi có th gp nhau!” thưng đưc gán cho tác gi Kipling. Bài thơ có ta đThe Ballad of East and West” (Bài Hành Đông Tây, hay Đông Tây Hành) sáng tác năm 1889, được m đu bng câu:

“Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet!”

(! Đông là Đông, Tây là Tây;
Sẽ chẳng bao giờ có chuyện Đông Tây gặp nhau!)

Thi/Văn hào Rudyard Kipling (1865 – 1936) đoạt giải Nobel về văn chương - đầu tiên cho Anh quốc - năm 1907.  Vì là người được gán cho danh hiệu ‘Người Dn Ðầu Hỗ Trợ Ðế Chế Anh Triều’, câu thơ này đã bị rất nhiều người cho rằng Kipling tự cao, tự đại, và tự tôn về dòng giống người Anh của mình, nên kỳ thị, hay có ý khinh thường các sắc dân khác.


Muốn biết tác giả có thật sự (muốn) nói như thế không, và/hay độc giả có hiểu đúng ý của tác giả hay không, thiết tưng ta cần phải đọc tiếp thêm – ít nhất – vài ba câu nữa trong bài Hành nổi tiếng này:

“Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet,
Till Earth and Sky stand presently at God’s great Judgment Seat;
But there is neither East nor West, Border, nor Breed, nor Birth,
When two strong men stand face to face, tho’ they come from the ends of the earth!”

(Mãi mãi Đông Tây còn khác biệt
Đến phút giây Phán Xét sau cùng
Nhưng hảo hán, trận tiền, đối mặt
Thì sá gì nguồn cội,Tây Đông?
                                                                          Anh Vũ trích dịch)

Để nhấn mạnh thông điệp chính, bốn câu mở đầu này lại được lập lại ở cuối bài thơ. Và chỉ cần đọc thêm câu thứ ba, và thứ bốn, người đọc cũng thấy thật ra Kipling đã dùng hai câu mở đầu làm phản đề cho ý tưởng mà ông thật sự muốn trình bày. Những ai muốn tìm hiểu chi tiết cặn kẽ, có lẽ cần phải đọc hết toàn thể bài thơ gần 100 câu của tác giả.

Đông Tây Hành là một trong những bài thơ dài nhất của Kipling. Tác giả kể lại một chuyện xảy ra ở biên giới phía bắc Ấn Ðộ và A Phú Hãn: Một tù trưởng người A Phú Hãn bắt trộm một con ngựa quí của con trai một sỹ quan quân đoàn trưởng của lực lượng Hoàng gia Anh, nên bị truy lùng; Thanh niên chủ ngựa, bắn hụt vị tù trưởng; Rồi vị tù trưởng thách đấu thanh niên đua ngựa qua những đồi núi đá hiểm trở; Cuối cùng, con ngựa của chàng thanh niên bị kiệt sức, khụy ngã. Thay vì đã có thể mấy lần dứt điểm, vị tù trưởng lại đâm ra cảm mến chàng thanh niên. Sau khi cho trao trả li cho thanh niên con ngựa đã bt trm, vị tù trưởng còn sai con trai của mình xin gia nhập quân đoàn Hoàng gia Anh với sứ mạng đặc biệt và duy nhất là bảo vệ người thanh niên.          

Câu chuyện, với kết thúc bất ngờ, đã tích cực đề cao lòng dũng cảm, và anh hùng tính, ngược hẳn với lúc bắt đầu bằng hai vai trò đối nghịch, đầy xung khắc, thật gay gắt. Cả hai hảo hán đều giữ được thanh thế của mình cho đến khi câu chuyện kết thúc. Bài thơ, khi đọc lại kỹ hơn, cho thấy Đông và Tây có thể trực diện với nhau trên căn bản bình đẳng, dễ thông hiểu nhau hơn, có thể đưa đến mến phục nhau.

Như vậy rõ ràng là Kipling đã bị nhiều người trích dẫn lạc chủ đề – tiếng Anh gọi là ‘Out of Context’ – khi chỉ trích ra một - hay hai - câu đầu của Bài Hành Đông Tây.

“Đông Tây không bao giờ giống nhau!” có thể đã được căn cứ trên những khác biệt dễ thấy giữa phương Đông, và phương Tây. Môi trường sinh sống/xã hội đưa đến cách/lối sống không giống nhau; Thí dụ: Người Nhật có tục đưa bố mẹ già lên hoang đảo để chờ chết; Dân du mục ở Việt Nam có tục làm lễ bỏ (từ biệt - vì nghĩ có thể sẽ không bao giờ có dịp trở lại) mả. Người Mỹ đưa bố mẹ già vào viện dưỡng lão, khác với Việt Nam muốn tận tay phụng dưỡng bố mẹ già ở chung dưới một mái nhà.

Thời sự thế giới cho thấy: Dân da trắng dẫn đầu gần hết các bộ môn ở Thế Vận Hội - trừ chạy bộ, và đấu quyền Anh (boxing), thường lọt vào tay da đen. Da trắng dẫn đầu thế giới về nghiên cứu (giải Nobel), khoa học. Các ứng dụng kỹ thuật được cả nhân loại sử dụng hầu hết đều có xuất xứ từ phương Tây: xe lửa, động cơ nổ; phi cơ trên trời; xe hơi trên bộ; tầu thủy, hàng không mẫu hạm trên mặt biển; tầu ngầm dưới đáy biển; hỏa tiễn/phi thuyền thám hiểm không gian, vệ tinh thăm dò thời tiết; Liên Mạng Ðiện Toán (Internet); hệ thống Ðịnh Vị Ðịa Cầu (GPS). Thậm chí ngay đến những sản phẩm giải trí như phim ảnh (Hollywood), máy nghe nhạc (I-Pod), thời trang (quần Jean), giầy thể thao (Nike), hay đồ ăn (bánh mì thịt bò bằm McDonald), thức uống (Coca-Cola) được nhiều người ưa chuộng nhất trên thế giới, cũng hầu hết là từ Hoa Kỳ, một quốc gia thuộc phương Tây.

Từ xưa, những nam nhân bất lực sinh lý vẫn kỳ vọng vào những vị thuốc Nam của Tầu như ngầu pín, ngọc dương, cao hổ cốt, sâm nhung, v.v. với kết qủa thường là vô vọng. Ba loại thuốc cường dương được chế biến mới đây bi các dược sĩ Hoa Kỳ đã cứu vãn được hôn nhân của biết bao nhiêu gia đình trên thế giới, đồng thời giúp duy trì khả năng truyền giống của nhân loại.

Ngược lại, Đông phương – nhất là các nước ở Phi châu – có vẻ như tượng trưng cho nghèo đói, chậm tiến, nhân mãn, cần có - và đón nhận - trợ giúp rất hào phóng của Tây phương, để có cuộc sống khá hơn, hay có khi để có thể sống còn.

Tuy nhiên, con người, dù là Đông, hay Tây cũng có những đặc tính và bản chất không khác gì nhau: Càng ngày càng có nhiều di tích, bằng chứng cho thấy mọi sắc dân trên trái đất ngày hôm nay đều có chung xuất xứ ở Phi châu.

Về mặt sinh học: Máu của bất cứ sắc dân nào - dù là da đỏ, da đen, da vàng hay da trắng - cũng đều có mầu đỏ. Nhiễm sắc thể (chromosome) là đại phân tử (macro-molecule) của DNA (căn cước phân biệt bản chất cơ thể của mỗi người) trong cấu trúc của tế bào - cha cht chromatin mang nhng truyn h (genes). Cơ th con người có 23 đôi nhim sắc thể - khác vi các sinh vt khác (như c, 12; th, 22; cá vàng, 52; bướm, 190; và gà, 39). Mọi sắc dân đều có hình dạng, và các bộ phận cơ thể giống nhau; Có nhu cầu sinh lý - như: Tứ  khoái (ăn ngủ, tình dục, v.v.) - giống nhau. Một nấc cao hơn cấu tạo vật chất, mọi người đều có ngũ giác: Thị - nhìn; Thính - nghe; Khứu - ngửi; Xúc - sờ; Vị - nếm.

Các sắc dân đều ging nhau v ch hiếu trong gia đình. Dù hành x khác hn nhau v hình thc và phương cách trong nhng tp tc đối x vi cha m già như đã mô t trên, nhng người Nhật, dân du mục ở Việt Nam, người Mỹ, và người Việt đều nghĩ/cho rằng họ thể hiện chữ hiếu.

Cao quí, và phi thường nhất trong muôn loài, con người là sinh vật độc nhất trên trái đất biết mình hiện hữu, và có khả năng nhận xét, phát triển trí tuệ, suy tưởng (về mình, về người, về ngoại vật chung quanh); Loài người có linh hồn.
           
v    Đông và Tây trong cảm xúc nghệ thuật

Cũng như tác động của thơ, lời nhạc hay, lạ, hoặc có ý nghĩa cũng dễ được in sâu vào trí nhớ của người thưởng ngoạn.Thí dụ như câu, “Nhạc nhắc đến những ngày xanh!” (trong nhạc phẩm ‘Mt Dạ Hội Buồn’ của tập nhạc ‘Yêu Nhau Khi Còn Thơ’, soạn bởi đôi song ca, sáng tác và trình diễn tân nhạc Lê Uyên Phương.)

Hãy thử nghe lại lời bản nhạc ‘Mưa Trên Phím Ngà’ của nhạc sĩ Văn Phụng:

Bạn hỡi, khi chúng ta còn thơ ấu
Chân bước trên hoa thơm đường vui
Dần trôi, ngày tháng trong tiếng cười
Từng xuân qua, hồn vẫn say hương đời

Còn nhớ chăng chốn xưa, Nơi đây những chiều mưa
Bạn khẽ ngân tiếng ca, Tôi say sưa trên phím ngà
Biết đâu đường đời sương gió, đành chia lìa
Thời gian qua, ngàn hoa úa, xuân vui không về

Bạn hỡi, nay thấy đâu tình thương mến
Nơi cũ, mưa đang rơi triền miên
Mình tôi lặng lẽ ôm phím đàn
Lời ca xưa chìm lắng trong phai tàn”

Người Ðông phương nhớ về tuổi thơ nghệ sĩ như thế, người Tây phương thì sao?

Năm 1969, ba anh em nhà họ Gibb trong ban nhạc ‘Bee Gees’ - Brothers of the Gibbs; Sinh ở Anh, di dân qua úc – trình làng bản nhạc ‘First Of May’ (Mùng Một Tháng Năm):

“When I was small, and Christmas trees were tall
We used to love while others used to play
Don't ask me why, but time has passed us by
Someone else moved in from far away
The apple tree that grew for you and me
I watched the apples falling one by one
And as I recall the moment of them all
The day I kissed your cheek and you were gone
Now we are tall, and Christmas trees are small
And you don't ask the time of day
But you and I, our love will never die
But guess who'll cry come first of May”

(Khi tôi còn nh, so vi cây thông mng Giáng Sinh tht ln
Hai ta đã yêu thương nhau, khi nhng tr khác ch biết chơi đùa
Ðừng hỏi sao thời gian chúng ta bên nhau qua mau
Một kẻ xa lạ đã chen vào cuộc tình

                                     Còn nhớ cây táo của chúng mình
Tôi từng lặng nhìn từng trái táo rơi
chẳng bao giờ quên được trong đời
Giây phút tôi hôn lên gò má em, rồi em đi mất

Giờ hai ta đã lớn, cao hơn những cây thông Giáng Sinh
Mà đâu còn dịp hỏi han nhau nữa
Tình yêu của đôi ta sẽ bất giệt
Nhưng ai sẽ khóc khi ngày mùng một tháng Năm lại sắp trở lại?)

cũng kể lại câu chuyện chẳng khác gì hoài niệm tuổi thơ của nhạc sĩ Văn Phụng: Hồi tưởng về những ngày tháng lúc tuổi còn xanh, chia xẻ bao nhiêu kỷ niệm ‘hái hoa, bắt bướm’ với cô bạn gái bé nhỏ, trong một mối tình ngây thơ, và hồn nhiên, trước khi chia lìa, và mãi mãi cách biệt …

Tại sao bài hát lại có tên là ‘Mùng Một Tháng Năm’ ? Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia trên Liên Mạng - như mùng một tháng Giêng là ngày đầu tiên của mùa Xuân - mùng một tháng Năm là ngày mùa Hạ bắt đầu: ngày trường học đóng cửa sau một niên học, và học sinh được nghỉ ba, bốn tháng Hè. Tác giả bài hát như vậy chắc là muốn ghi lại những ngày tháng Hạ rảnh rỗi, vui chơi với người bạn gái lúc tuổi còn thơ.

Ngoài ra, dân Âu châu – nhất là ở Ðức, và Anh - có lệ hàng năm mở hội ‘May Day’ rất vui nhộn. Ðây là dp để trai gái gặp nhau, ca hát, và khiêu vũ chung quanh cây ‘MayPole’. Phong tục này có âm hưởng như Ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) ở Mỹ.  

Như thế thì về tình cảm, như hoài niệm tuổi thơ, người phương Tây đâu có khác gì người phương Ðông? Tâm trạng của hai chàng thanh niên đều là:


“Về sau, còn có chăng là
Cơ duyên trùng ngộ, từ ta nhớ người”
                                              (Bùi Giáng)

din nghĩa thành: Thất tình từ lúc tuổi còn thơ, nên/rồi sau đó, ln lên, mà vn (cả đời?) triền miên tương tư! 


v    Tuy Hai, nhưng là Mt

Hãy thử kiểm điểm lại tiến hoá văn minh của nhân loại từ thủa hồng hoang:

Cho đến thế kỷ thứ 15, người Mông Cổ là dân tộc có sức mạnh quân sự vô địch trên thế giới, nhờ giỏi sử dụng cung và tên. Cách Mạng Thuốc Súng (1500-1700 - với súng cà nông, súng trường, tầu đi biển có nhiều cột/buồm) đã đưa một số các quốc gia Bắc Âu như Anh và Nga lên vai dẫn đầu thế giới.

Không phải các dân tộc ở Âu châu đều tiến bộ giống nhau. Tây Ban Nha, và Bồ  Ðào Nha - dẫn đầu trong Cách Mạng Thuốc Súng - đã bị thụt hậu khi Cách Mạng Kỹ Nghệ I bắt đầu. ít ra hai quốc gia này còn giữ được nền độc lập so với các nước như Ba Lan, và các tiểu quốc kiểu thành phố như ý, đã bị ngoại nhân chiếm đóng.

Sau đó, máy hơi nước dùng kéo xe lửa, và tầu đi biển của Cách Mạng Kỹ Nghệ I (1850-1914) đã giúp người Âu Châu thám hiểm, và lãnh đạo thế giới, kiểm soát 84% diện tích địa cầu (so với chỉ 15% năm 1450). Qua khoảng thời gian này, trong khi Ðức và Nhật trở thành hai cường quốc quân sự hùng hậu, các dân Romanov, Habsburg, và Ottoman lại bị lụn bại.

Thế Chiến I (1914-1918) xảy ra đúng lúc Cách Mạng Kỹ Nghệ I kết thúc. Thế Chiến II (1939-1945) là trận xung đột chính xảy ra trong cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ II (1917-1945) được định nghĩa bởi máy nổ, xe hơi, phi cơ, điện, truyền tin và máy phát thanh, v.v. đã làm thay đổi thứ bậc của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên Sô (tiên phong thế giới về xe tăng), và Hoa Kỳ (với phóng pháo cơ có tầm bay xa, và hàng không mẫu hạm) đã thắng trận, và mạnh đà đạt thêm những thành quả kinh tế. Theo sau sự tụt hậu của Pháp, và Anh, các nước Ðức, ý, và Nhật, dù kiểm soát hầu hết tài nguyên vùng Ðông Á, và Âu châu, đã thảm bại/thua trận.

Sau Thế Chiến II, Cách Mạng Tin Học (từ 1970 đến nay) đã làm đảo lộn trật tự thế giới. Sức mạnh quân sự của Mỹ trong Thời Ðại Tin Học đã được thể hiện ngoạn mục trong Trận Chiến Vùng Vịnh năm 1991. Cùng lúc đó, không có Thung Lũng Silicon như của Hoa Kỳ, Liên Sô tự sụp đổ dưới gánh nặng tai hại của chủ nghĩa cộng sản, đưa Mỹ vào vị thế siêu cường độc nhất còn lại trên thế giới. Ðiều đáng để ý là: Hoa Kỳ mới chỉ lập quốc năm 1776 - thời điểm sau Cách Mạng Thuốc Súng, và trước Cách Mạng Kỹ Nghệ I - tức là rất non trẻ so với nhiều nền văn minh cổ xưa đã có cách đây nhiều ngàn năm trước.

Những diễn biến, thay đổi thứ bậc của các quốc gia cho thấy: Mỗi thời, mỗi lúc, sự kiện mỗi dân tộc thua kém hay hơn nhau chỉ là nhất thời và có tính cách giai đoạn. Những kỳ quan vĩ đại, và tân kỳ như Ðế Thiên Ðế Thích, Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, hay La Mã là chứng tích cụ thể chứng tỏ một thời trong quá khứ, các dân tộc tại Căm-Bốt, Ai Cập, Mễ, Trung Hoa, ý hay dân Ả Rập theo Hồi giáo đã từng dẫn đầu thế giới, với những nền văn minh tân tiến. ‘Vt đổi, sao ri’, ngày nay, những quốc gia/dân tộc ấy, hiển nhiên không còn giữ được vị thế đó nữa.

Thứ bậc của mỗi dân tộc trên thế giới xét ra được quyết định bởi nhiều yếu tố như thiên thời, địa lợi, và nhân hòa, thể hiện qua những biến cố thiên nhiên (như: thiên tai, bệnh dịch) và nhân tạo (như: giáo dục, và áp dụng kiến thức thành kỹ thuật thực dụng phục vụ đại chúng, tổ chức xã hội, chiến tranh).

Thêm: 
1.   Càn Long, ý niệm dân chủ từ Pháp, Mỹ.
2.   Các nước tiền tiến có chuyển quyền trật tự.
-     Ngô Đình Nhu: các thủ tướng Anh quốc được thừa hưởng kinh nghiệm từ các vị tiền nhiệm được ghi chép lại.
-     NX Nghĩa: Các tổng thống Hoa Kỳ cũng vậy - từ thời lập quốc hơn 200 năm nay.
3. Ý thức & dân trí: Lãnh đạo giỏi; Tổ chức, điều hành nhân sự hợp lý. Khiêm tốn & khoan dung/tolerance, hợp tác, hỗ trợ mục tiêu chung.
Đài Loan & Nam Hàn theo Phật giáo cũng phát triển.

-       Ðiều cần phải được nhấn mạnh là: Vị thế dẫn đầu thế giới chỉ có tính cách nhất thời, không đương nhiên kéo dài mãi mãi. Thế giới loài người tiếp tục là môi trường sôi/sống động, trong đó hơn 6 tỷ người, của trên dưới 200 quốc gia/sắc tộc, luôn luôn tác động với nhau đưa đến thứ/trật tự không ngừng thay đổi.

Chứ không phải cứ là người da trắng, sinh ở phương Tây sẽ đương nhiên, hay mãi mãi cầm đầu các dân tộc ở phương Ðông! Và những chủ thuyết đề cao sắc tộc (tự cho mình là ‘thượng đẳng’!) như giống Aryan (da trắng, mắt xanh, tóc vàng của Ðức Quốc Xã), ‘Con Cháu Thần Thái Dương’ (của Nhật), ‘Thiên Tử’ (tức Con Tri - của Trung Hoa), ‘Chân Truyền Của Thượng Đế’ (True Followers of Allah - của Ả Rập Hồi giáo ), v.v. được sinh ra để đương nhiên lãnh đạo thế giới, sẽ chỉ là những o tưởng/vng.

Bàn về liên hệ giữa không gian, và thời gian, từ năm 1895,  H.G. Wells đã viết trong tác phẩm ‘The Time Machine’ (Máy Thời Gian), “Sự khác nhau giữa Thời gian, và bất cứ một trong ba chiều (nào) của Không gian chỉ là ý thức của con người!” và, “Nhiều khoa hc gia biết rõ rằng Thời gian chỉ là một thứ/chiều của Không gian.” Mười năm sau, khi công bố Thuyết Tương Ðối, nhà bác học Albert Einstein đã xác định thêm vai trò của ánh sáng (với vận tốc tuyệt đối), và khối vật chất (mass) vào bốn chiều của Không gian/Thời gian khi/để giải thích vật lý vũ trụ. Năm 1908, nhà toán học Hermann Minkowski đã dùng hình học chứng minh Không gian, và Thời gian là hai khía cạnh khác nhau của cùng một hữu thể hợp nhất (a unified whole).

* * *

Không gian, và Thời gian là khuôn sườn có sn trong thế gian, trực tiếp chi phối đời sống con người. Đây là hai đề tài lớn mà bao nhiêu khoa học gia, cũng như triết gia,  vẫn đang kh công tìm hiểu, nhưng chưa – và chẳng biết khi nào mới có thể – giải thích được (tường tận?). Trong khuôn sườn và hoàn cảnh đó, loài người vẫn tiếp tục sinh sống ...

Khi đã được chứng kiến những giọt mưa – khác gì như nước mắt của trời – rơi xuống làm ướt cả Phím Ngà ở phương Ðông, đồng thời tưới xanh Cây Táo ở phương Tây, chẳng có ai dám cho rằng, “Đông là Đông, Tây là Tây; Đông và Tây không bao giờ có thể gặp nhau!”

Cuộc đời của một người bình thường có khi chỉ có ý nghĩa trong những khoảng khắc mà sau đó đương sự cứ thẫn thờ, ra ngẩn & vào ngơ với câu,  

“Người đâu gặp gỡ làm chi?”

mà Nguyễn Du đã hỏi từ hơn 150 năm trước[1]. Như vậy thì Tiên Ðiền tiên sinh đâu cần phải lo 300 năm sau, có ai còn nhớ tới mình?

Người như Tố Như, đâu dễ ai quên được; Ai quên được ai, phương nào, thủa ấy?


                        Nguyên Giao




[1] “Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
                   –  Độc Tiểu Thanh Ký * Tố Như Nguyễn Du
(Tạm dich: Không biết ba trăm năm sau, trong thiên hạ còn có ai khóc Tố Như)