Saturday 2 December 2017

NHÀ THỜ TÂN ĐỊNH

Nhà thờ Tân Định thu hút nhiều bạn trẻ và du khách ngoại quốc bởi màu sơn hồng và nét kiến trúc cổ kính.
Nhà thờ hơn 100 năm ở Sài Gòn hút khách nhờ màu hồng


Bài thơ từ túi áo người lính Bắc Việt

Bài thơ sau đây được nhặt từ túi áo một chiến binh miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam những năm 1969.
Trong hồi ký của tử sĩ nầy, người ta còn biết anh là con của bà Trần Thị Phấn ở Hải Dương.
Bài thơ nầy được đăng trên báo chí VNCH thời đó.
 Bài thơ không ghi tên tác giả, được một thường dân miền Nam mến thương cảnh ngộ và ghi lại :

Từ buổi con lên đường xa mẹ

"Từ buổi con lên đường xa mẹ
Theo anh em sang Lào rồi dấn bước vào Trung.
Non xanh núi biếc chập chùng
Sớm nắng biển, chiều mưa rừng gian khổ .
Tuổi thanh xuân cuộc đời như hoa nở
Vì hòa bình đâu ngại bước gian nguy .
Mấy tháng trời, ngày nghỉ đêm đi
Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh.
Có những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh
Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình .
Khói lam chiều, giàn mướp lá lên xanh
Con bướm nhỏ mái đình xưa, ôi nhớ quá!
Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng miền Nam vẫn cùng một quê hương.
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào .
Tiếng tiêu gợi nhớ 
Con trâu về chuồng
Ðã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ .
Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu?
Buổi chợ đông vui, đồng lúa xanh màu
Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ.
Lớp học tưng bừng những đàn trẻ nhỏ
Ðang nhịp nhàng vui hát bản đồng ca.
Và sau vườn luống cải đã vàng hoa
Ðàn bướm nhỏ rủ nhau về hút mật .
Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất
Sao người ta bắt con phải đốt xóm phá làng.
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Ðã nhiều lần tay con run rẩy .
Khi gài mìn để phút sau bỗng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hoà .
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của người như con như mẹ .
Ðêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh."

Nạn Đói Năm Ất Dậu - 1945 tại Bắc Việt

​ Nạn đói lên tới tột đỉnh, người dân các vùng Thanh – Nghệ, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc… lũ lượt kéo về Hà Nội mong kiếm được miếng ăn duy trì sự sống. Phố xá tràn ngập người ăn xin và xác người chết đói.

Nông dân lũ lượt kéo nhau ra thành phố xin ăn. Trong ảnh là một đoạn đường phố Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, năm 1945. Ảnh tư liệu.
Nông dân lũ lượt kéo nhau ra thành phố xin ăn. Trong ảnh là một đoạn đường phố Sinh Từ, nay là phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội, năm 1945. Ảnh tư liệu.

Bộ ảnh "Sài Gòn, cõi nhớ"

Bộ ảnh "Sài Gòn, cõi nhớ" được những người yêu Sài Gòn tái hiện lại một cách rất chân thật. Tuy những bức ảnh không được chụp bởi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiến thức về Sài Gòn xưa, người xem dễ dàng nhớ lại một thời hoa lệ của thành phố này. 
Bộ ảnh được đầu tư rất công phu, từ trang phục đến phương tiện đều được chọn lựa kỹ càng cho phù hợp với bối cảnh. 

Kể Chuyện Dê


Ngày xưa ở một miền quê
Dân làng thường uống sữa dê mỗi ngày
Có người khai thác liền tay
Nuôi toàn dê sữa, một bầy trăm con

Thả cho ăn lá sườn non
Mỗi dê, chủ vắt một lon sữa đầy
Có con dê ở trong bầy
Tuổi già, hết sữa, thân gầy tong teo,

Chủ nhìn con vật bèo nhèo
Không thèm ăn thịt, thủ tiêu cho rồi
Sẵn hố ở dưới chân đồi
Đạp dê xuống đó, lấp bồi đất lên

Than ôi! … số phận thấp hèn
Hết sinh lợi ích, chủ bèn đem chôn!
Dê già dưới hố cô đơn
Mỗi lần đất cát, chủ tuôn xuống đầu

Nó không chấp nhận nỗi sầu
Đạp lên tức khắc. Chậm hầu chết sao!
Đất cát đổ xuống ào ào
Thì dê cứ thế, bước cao lên dần

Cuối cùng, thoát hố, sống nhăn!
Chủ ông chợt hối … ăn năn sững nhìn
Thương dê già, chí vẫn bền
Đem về nuôi nấng,  đáp đền phân minh

Kể “Chuyện Dê” … nghĩ chuyện mình
Đời người, khi gặp cảnh tình thê lương
Tự ta, ta phải kiên cường
Vượt qua giông tố, tìm phương an bình

“Khác chi Tỵ Nạn chúng mình”
“Đạp lên cõi chết, hồi sinh cuộc đời”

Trần Quốc Bảo

Đoàn Văn Toại và sinh viên Sài Gòn một thời

Bùi Văn PhúGửi cho BBC từ California, Hoa Kỳ
Ông Đoàn Văn ToạiBản quyền hình ảnhPROPUBLICA
Image captionÔng Đoàn Văn Toại từng bị giam hai năm trong các nhà tù của cộng sản ở Thành phố Hồ Chí Minh mà không hề bị xét xử, theo tác giả Bùi Văn Phú.
Đoàn Văn Toại, tác giả của ba quyển sách, hiệu trưởng hai đại học tư, người hoạt động nhân quyền, một lãnh tụ sinh viên, người gây sôi nổi, ồn ào trong dư luận ở Việt Nam, Pháp, Hoa Kỳ trong hai thập niên 1970 và 1980 đã qua đời tại California vào trung tuần tháng 11 vừa qua, hưởng thọ 72 tuổi.
Là phó chủ tịch Tổng hội Sinh viên Đại học Sài Gòn và có khuynh hướng thân cộng, năm 1971 ông đã đi Mỹ, đến các đại học trong đó có Đại học Berkeley và Stanford để kêu gọi sinh viên ủng hộ quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam bằng cách đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam, vì thế ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam nhiều lần.
Hơn một tháng sau ngày 30/4/1975 ông lại phải vào tù cộng sản. Bị bắt khi đang dự buổi hòa nhạc ở nhà hát thành phố, mà bộ đội không đưa lí do. Ông nghĩ có thể là vì trùng tên với lãnh đạo sinh viên chống cộng Ngô Vương Toại, hay vì ông không muốn thi hành chính sách tịch thu tài sản của dân do Hà Nội đưa ra.

Khuôn mặt phụ nữ đẹp nhất trong năm

Từ Thức (Danlambao) - Người đàn bà tươi nhất trong năm không phải là một minh tinh màn ảnh vừa lãnh Oscar. Người đàn bà đẹp nhất trong năm không phải là người mẫu với thời trang đắt tiền. Khuôn mặt đàn bà tươi đẹp nhất trong năm là một phụ nữ với trang phục bình dị, tươi cười, bình thản đi vào hang cọp, lãnh án 10 năm tù. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Nhìn hai tấm hình, một, với Như Quỳnh tươi như một bông hoa giữa một lực lượng an ninh hùng hậu, và hai, bà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nhăn nhó tuyên bố phiên tòa diễn ra đúng tiêu chuẩn dân chủ, khó tưởng tượng ai là người sắp đi tù 10 năm, ai đang loan một tin đáng hãnh diện.