Saturday 30 December 2017

Việt Dương: Từ Cách Mạng Vô Sản Trở Về Tư Sản

Có đảng Cộng Sản mới có đổi mới. -- Đỗ Mười 
Cho tới nay cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng Cộng Sản Việt Nam đã đi qua hai giai đoạn: Giai đoạn phá hủy xã hội tư sản để làm cách mạng vô sản và giai đoạn từ bỏ cách mạng vô sản trở lại xã hội tư sản. Trong giai đoạn đầu, dân Việt đã bị làm tình làm tội để được giải phóng thành người vô sản. Còn giai đoạn thứ nhì cho chúng ta thấy đảng Cộng Sản đã sử dụng cơ chế chính trị vô sản (độc tài toàn trị) để tư sản hóa đảng viên. Dưới đây chúng tôi xin ghi lại những sự việc đảng viên Cộng Sản đã và đang tung hoành để biến giai cấp đảng thành giai cấp tư sản đỏ.
 Những đường vòng oan nghiệt
Trong những năm 1978, 79, trước sự thất bại của chương trình kinh tế xã hội chủ nghĩa, với kinh tế tập sản và quốc doanh, hai ông Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh ở miền Nam đã liều đột phá hàng rào kinh tế giáo điều Mac-xit – Lênin-nit bằng cách lùi ở cả nông, công, thương nghiệp:
- Lùi ở nông nghiệp là cho nông dân thuê đất khoán, làm ăn cá thể.
- Lùi ở công thương nghiệp là bãi bỏ việc ngăn sông cấm chợ, khuyến khích phát triển kinh doanh theo phương thức 3 lợi ích là lợi ích nhà nước, lợi ích cơ sở và lợi ích cá nhân. Cho tư nhân lập cơ sở sản xuất và được phép bán giá tự do những sản phẩm trên mức chỉ tiêu kế hoạch. Người Tàu được phép kinh doanh trở lại và trong các xí nghiệp dùng hình thức khoán sản phẩm để kích thích năng xuất công nhân.

Nguyễn Thái Học (1902-1930),hình thật

Related image

Ảnh thật vừa được tìm thấy của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học (1902-1930), người thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, do thực dân Pháp chụp tại nhà tù Hỏa Lò, tháng 2, 1930, đang mặc quần áo tù và mang số tù. Ông bị tuyên án tử hình và lên đoạn đầu đài ngày 17 tháng 6, 1930. 

Nhục mấy trùng cao, ách mấy trùng
Thương đời không lẽ đứng mà trông
Quyết quăng nghiên bút xoay gươm súng

Ðâu chịu râu mày thẹn núi sông
Người dẫu chết đi, lòng vẫn sống
Việc dù hỏng nữa, tội là công
Nhớ anh nhớ lúc khi lâm biệt
Cười khóc canh khuya chén rượu nồng.


Nhượng Tống

Hành trình ngôn ngữ Xưa & Nay : A Bê Xê hay A Bờ Cờ ?

Trước tiên, xin xác định, hành trình ngôn ngữ tiếng Việt có cột mốc thời gian Xưa và Nay được căn cứ  vào thời điểm Trước và Sau 1975 giữa bối cảnh cuộc chiến hai miền Nam-Bắc. Qua loạt bài về hành trình ngôn ngữ, tác giả có tham vọng phản ảnh những giai đoạn lịch sử Việt Nam qua những thay đổi về ngôn từ trong cuộc sống hàng ngày.

***
Ngày xưa, ngay từ thời niên thiếu, tôi đã nghe câu nói:

"ABC
Không có nhà
Đi ở thuê"

Tôi không bàn đến việc không có nhà nên phải đi ở nhà thuê mà chỉ đề cập đến cách đọc những mẫu tự ABC. Câu trên phải đọc là “A, Bê, Xê” cho hợp vần với “Đi ở thuê”. Sẽ là điều trái cẳng ngỗng khi đọc là “A, Bờ, Cờ”, hoàn toàn không hợp với vần của câu thứ ba: “A, Bờ, Cờ - Không có nhà – Đi ở thuê!

Như vậy, ta có 2 cách phát âm các mẫu tự, cách nào cũng đúng nhưng còn tùy thuộc vào ngữ cảnh. Có điều, dù đọc theo trường phái "AXê" hay "ABờCờ"chỉ khác nhau ở các phụ âm như B, C, D… còn những nguyên âm như A, O, E, I, Y… hoàn toàn không có sự khác biệt. 

Kho Chứa Sách Xưa

Kho Chứa Sách Xưa
Chủ quán: Ông Từ Giữ Tang Kinh Các. Gởi email cho chủ quán
Ghi chú: Đây là nhà kho mới xây ngày 15-Jun-2015. Nhà kho
Sách Xưa trước đây đã bị chủ nhận đốt bỏ rồi
  StatCounter - Free Web Tracker and Counter
Trở về Nhà Kho Chánh của Quán Ven Đường

Đặc San Lâm Viên Bản Tin Chọn Lọc


Dân Gốc Lính
  • 3T

Trong giao tiếp hàng ngày, giữa những người Việt Nam và cư dân sống tại Mỹ, có cả một khoảng cách to lớn về màu da, văn hoá và cả ngôn ngữ. Riêng đối với những người đã một thời cầm súng, dù không cùng chiến đấu cùng thời, dường như giữa họ đã có chung một mẫu số và từ đó đã giúp thu ngắn được khoảng cách dị biệt để những cuộc đối thoại, những cái bắt tay của họ dễ dàng trở nên thân tình hơn. Mẫu số chung đó không có gì khác hơn là: "dân gốc lính."  

Không màu mè hoa lá cành, cũng không rào trước đón sau mà ngôn ngữ và cách nhìn của họ về những "vấn đề" gay cấn của xã hội, cũng rất là đơn giản, thẳng thắn gần như những khẩu lệnh ngắn gọn rất quen thuộc với những người lính. Xin mời quý vị và các bạn đến với hai người cựu chiến binh một Việt, một Canada trong truyện ngắn Dân Gốc Lính của họ.


90 CÂU THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ - Trần Việt Hải

1. Ông chẳng bà chuộc:

Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý “chuộc thì chuộc”, chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc”. Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tưởng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “Ông nói gà bà nói vịt” cũng diễn đạt ý này.

2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)

Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

3. Ra môn ra khoai:

Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm “ra ngô ra khoai”. Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.

Thằng dân Việt (Tiểu Tử) ...

 Có mót thì ông cũng vén quần
 Ấy là nam tử đứng mới gân
 Cao trên ngọn cỏ đâu đoàn kết
 Văn hóa gì đâu đó thật gần
 
thangdanviet dungdai

 Trong chuyện phiếm này, tôi gọi ” thời chú Sam” để chỉ miền Nam trước tháng 4 năm 1975 và ” thời bác Hồ ” để chỉ miền Nam dài dài sau đó. Cho thấy miền Nam trước có chú, rồi sau có bác thay thế nhau chăm sóc tận tình. Thật là…đại phước !

 Ở xứ nào không biết, chớ ở Việt Nam xưa nay người dân vẫn được coi như không có… kí lô nào hết, mặc dù họ đông như kiến !

Lại Tiếp Tục… Xuống Giá!

Huỳnh Quc Bình

… Có người thường v ngc t hào rng tôi là người có đo nhưng luôn có nhng li nói và hành đng như nhng tên vô đo

My năm trước tôi tng nói rng, hng năm, chúng ta thy các siêu th, trung tâm mua bán nhng loi xa xí phm tăng giá các mt hàng mi l, trước và ngay cao đim. Sau mùa l y thì nó li xung giá mt cách tht thp. Nhìn hình nh người ta kéo nhau đi mua sm hàng hóa, vt dng, thc phđ đón mng ngày L Giáng Sinh và sau đó lũ lượđi mua sđ h giá đ dành cho c năm nhưng tình yêu thương đích thc dành cho nhau bng nhng vic làm c ththì íđược ai chú ý, khiến tôi mường tượng đến ngàSinh Nht Con Tri. Ngày nay hình nh l giáng sinh” chng khác gì người ta t chc mng sinh nht cho mđa bé dưới trn gian, khi mà mi người ch thích chưng din, no say cò“đa nh thì b b quên, nó phôm chai sa lnh tanh nm ng  mt góc phòng nào đó vi con chó nhtrong nhà.

Cuộc "xâm lăng" của văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam ngày nay

"Trong tình hình hiện nay cái chữ “xâm lăng”, phải nói như thế, về mặt văn hoá của Trung Quốc và một sự chống chõi yếu ớt, nhu nhược của những người làm công tác văn hoá ở Việt Nam hiện nay rất đáng báo động. Ai cũng có thể thấy rõ là trên các kênh truyền hình của đài truyền hình trung ương cũng như các địa phương, thời lượng phát sóng dày đặc các phim của Trung Quốc. Bây giờ đang là mùa trung thu, cũng như suốt cả năm đồ chơi trẻ con phải nói 80% là của Trung Quốc."

Nhận xét trên của TS Nguyễn Xuân Diện, một chuyên gia Hán nôm và cũng là người am hiểu văn hoá Trung Quốc cho thấy một vấn đề thật sự cần nhìn lại không những của những người cán bộ làm văn hoá mà còn của cả xã hội để dần dần thoát ra khỏi hệ luỵ này.

Những ý thức tự ti, tự huỷ

Nói đến văn hoá Việt Nam không hiếm người cho rằng 4 hay 5 ngàn năm văn hiến gì thì cũng xuất pháttừ Trung Quốc. Cái nhìn thiển cận ấy âm thầm kéo dài từ nhiều thế kỷ trong lòng một bộ phận rất lớn của xã hội, nhưng chưa có một phản biện đứng đắn dài hơi và thuyết phục của các nhà nghiên cứu văn hoá Việt để chuyển tải tới cộng đồng, tức là những con người đang sống, đang va chạmtrực tiếp với thế giới thật mà chung quanh đầy dẫy hình ảnhngôn từthói quen, phong tục và ngay cả lối sống đều mang đậm nét Trung Quốc.