Saturday 7 April 2018

Thơ Ý NGA 5.4.2018: TỘI ÁC VC TẠI TỈNH LỘ 7


Phần thơ không tranh ở cuối trang

Liên Tỉnh Lộ 7: Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên, con đường máu dài 300 cây số, đã là nơi chôn vùi hàng ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội bởi bàn tay Việt Cộng.

BÀI ĐỌC THÊM TRÊN CÁC LINKS:
 
*
Mời quý Độc Giả Trẻ tại quốc nội hãy cùng tác giả đọc vài trích đoạn thật đau thương dưới đây để thấy rõ tội ác của Việt Cộng và những tấm gương hào hùng của QL VNCH dám hy sinh vượt qua cái chết để bảo vệ đồng bào
1-
…con lộ kinh hoàng, một dòng sông của xác người và máu. Những cái chết kiệt lực vì đói, khát, vì thời tiết ngày nóng, đêm lạnh, của những trận mưa pháo, địch quân ngày đêm rót vào đoàn người không ngưng nghỉ.
Thật thương tâm khi phải mục kích cảnh người dân không có khả năng, di tản bằng xe hơi, xe vận tải, hay bất kỳ phương tiện chuyên chở nào có được. Họ thật cơ cực, phải di tản bằng đôi chân, và họ chiếm đa số, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi, đi tất tả như chạy, không được dù chỉ một giọt nước để làm dịu cơn khát như cháy cổ.
10 phi tuần phản lực A 37 đánh bom CBU và Napalm yểm trợ…
…Những phi công anh hùng đã khắc phục, chế ngự mọi hiểm nguy, mọi trở ngại kỹ thuật, thời tiết và sự an toàn cho chính bản thân mình; để cứu đồng bào và các chiến hữu anh em. Những phi công cảm tử anh hùng của QLVNCH đã bay xuất trận hôm ấy trong tinh thần của những hiệp sĩ. Trên vùng trời Phú Yên lúc 17 giờ ngày 24-3-1975, khi những cánh đại bàng xuất hiện, “họ” thật sự là những cứu tinh, là những người đã mang theo sự sống cho Đoàn người, Đoàn quân phía dưới. Như hàng trăm ngàn đồng bào và các chiến hữu khác có mặt hôm đó tại Liên Tỉnh Lộ 7, tôi muốn được bày tỏ sự kính phục đặc biệt và ca ngợi những phi công anh hùng này.
Những điều đã được mô tả chỉ là một giọt nước mắt trong đại dương thống khổ của tất cả những ai đã đi trên con lộ này. Hàng vạn người dân vô tội đã bỏ mạng cũng như hằng vạn những chiến sĩ đã gục ngã dưới lằn đạn địch quân mà chưa hề có cơ hội để chống trả.
2-
NGÔ TRÚC KHÁNH: NGƯỜI VỀ TỪ CÕI CHẾT TRÊN TỈNH LỘ 7 PHÚ BỔN – TUY HÒA
 “… hàng vạn đồng bào chạy loạn bằng đủ thứ phương tiện từ xe gắn máy, xe thồ, xe ngựa, xe kéo tới xe ô tô các loại. Cứ thế dân theo lính nối đuôi nhau không làm sao mà đếm nổi số lượng kéo dài hằng hằng cây số.
Ðồng bào vô tội qua thời gian của cuộc chiến quá sợ cộng sản phi nhân, bạo tàn nên biết đi là chết nhưng vẫn cứ chạy theo QLVNCH để xa lánh quỷ dữ Việt Cộng
….
 tàn khốc dã man có một không hai, đó là cuộc thảm sát của cộng sản Bắc Việt nhắm vào dân thường trên liên tỉnh lộ 7. Ðó là mồ chôn nhiền chục ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội…
VC pháo kích dồn dập vào Thị Xã Cheo Reo, khiến cho thành phố nhỏ bé của miền núi, như đắm chìm trong biển lửa và hổn loạn.
hàng trăm chốt của giặc, luôn nả đạn pháo vào đoàn người, bất kể quân, dân, người lớn hay trẻ con, khi chạy ngang tầm súng.
Ðâu đâu cũng vang dậy tiếng khóc của đồng bào di tản từ trẻ sơ sinh thiếu sửa cho tới những nạn nhân đang quằn quại vì bom đạn
Tội nghiệp nhất là các đơn vị QLVNCH vừa phải mở đường, chiến đấu và thêm trọng trách đùm bọc đồng bào đang cùng với lính trong cơn chiến nạn.
lịch sử cũng không thể nào bỏ sót công trạng thật là vĩ đại của những người lính Công Binh Chiến Ðấu của QLVNCH. Không có họ can đảm đầu đội bom đạn, mệt nhọc hy sinh tánh mạng, hiên ngang trầm mình dưới giòng nước lũ sông Ba để hoàn thành cho được một cây cầu nổi bằng vỹ sắt nối hai bờ sông, giúp đoàn xe tiếp tục về Tuy Hòa, tránh một cuộc thảm sát khi bộ đội Bắc Việt đang trên đường truy đuổi sắp bắt kịp.
Suốt thời gian này, ai cũng vậy chẳng riêng gì gia đình tôi, đói thì lượm đọt rau và củ sắn dại trong rừng để an, còn khát thì uống nước vũng bùn, lợn cợn đầy máu, mỡ của xác người.
Cũng may trong đoàn di tản, còn có được những Liên Ðoàn BÐQ thiện chiến, Các đơn vị Thiết Giáp, Công Binh, những đơn vị Lôi Hổ, Biệt Kích.. chịu hy sinh, nên mới đem được hơn 2000 xe đủ loại và mấy chục ngàn người từ các tỉnh Cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn về được Phú Yên.
Có hơn mấy chục ngàn đồng bào, đa số là trẻ thơ, đàn bà bị thảm sát, 20.000 chiến sĩ thuộc QĐ2, gồm BÐQ, Lử Ðoàn 2 Thiết Kỹ, Liên Ðoàn 6 Công Binh Chiến Ðấu. Pháo Binh, Lực lương Thám Sát, Biệt Kích, Lôi Hổ... tán mạng








Ý Nga kính chuyển và cám ơn

From: THANH NGUYEN, Sent: Tue, Apr 3, 2018 6:32 am
Subject: (DânChủCa) Quốc Hận 30/4: ĐỌC THƠ ĐẤU TRANH CỦA Ý NGA - Nguyễn Văn Thành



ĐỌC THƠ ĐẤU TRANH 
CỦA Ý NGA

*

Nguyễn Văn Thành

(DânChủCa.org)


Nhân tưởng niệm 43 năm mất nước và sau một thời gian dài làm việc với những dòng thơ chiến đấu, chúng tôi muốn chia sẻ với những tác giả đã chọn con đường văn nghệ để đấu tranh chống lại tà quyền, hầu giữ gìn lập trường tỵ nạn chính trị cho các thế hệ tiếp nối noi gương theo, trong đó có ngòi viết của một nữ thuyền nhân: Ý Nga.

 

Ý Nga là một nhà thơ có nhiều bài phổ nhạc nhất trong trang mạng DânChủCa.org (31 bài). Điểm đặc biệt của thơ Ý Nga là trong bất cứ thể loại nào, tác giả cũng luôn mượn thơ để vinh danh CHUNG những người đã đóng góp bao sự hy sinh lớn lao cho chính nghĩa. Trong từng bài, từng câu, từng chữ, từng dấu chấm phẩy được dùng đều cho thấy Tác Giả là người rất cẩn thận. Những ai đọc thơ đấu tranh của Ý Nga (hoặc thơ tình cảm lãng mạn dưới bút hiệu Á Nghi) cũng đều có thể thấy khả năng hòa mình vào tâm sự của từng nhân vật trong thơ rất sống động của tác giả. Ở đây tôi muốn nói riêng về  thể loại đấu tranh của Ý Nga, là một thể loại mà DânChủCa luôn ưu tiên và sẽ còn tiếp tục cho đến khi nào bạo quyền cộng sản sụp đổ trên đất nước Việt Nam.

 

Thơ chiến đấu của Ý Nga có lập trường chống Cộng rõ ràng và dứt khoát, với sức sáng tác đều đặn, bền bỉ kể từ ngày đầu tỵ nạn chính trị, còn ở Ý, cho đến khi di dân qua Canada, như hiện tại. Gần 40 năm rồi! Đó là một cuộc hành trình dài mà nhà thơ, nhà văn nào vượt thoát sau năm 1975 cũng đã đi qua, nhưng không phải ai cũng làm được.

 

Năm 1975, ở tuổi 17, Ý Nga còn rất trẻ, chắc chắn từ đó Ý Nga đã có thật nhiều câu hỏi ưu tư về quốc nạn trên đất nước mình và đã xác định được rõ ràng vị trí chính nghĩa của phía Quốc Gia, nên mới có được một cuộc hành trình lâu dài như thế. Để hiểu phần nào cuộc hành trình tư tưởng này, chúng tôi muốn bắt đầu bằng những bài thơ Ý Nga viết về Tháng Tư mà DânChủCa đã chia sẻ:

Có bao nhiêu gia đình

Sau tháng Tư tan nát

Từ Bảy Lăm “hòa bình” 

Đời “tự do”... đói khát

 

Có bao nhiêu người vợ

Đã mòn mỏi chờ chồng 

Trong nỗi niềm lo sợ

Chết cùng với cùm gông?

 

Có bao nhiêu người con

Theo ông bà ra Bắc

Thăm cha rất gầy mòn

Chuyện nhà không dám nhắc?

 

Có bao nhiêu người mẹ

Chết theo con trùng dương

Chuyến hải trình hóa “nhẹ”:

Chẳng còn ai vấn vương?

 

Có bao nhiêu thuyền nhân

Quên được điều oan nhục

Đã gánh chịu vào thân

Ngày xa lìa “hỏa ngục”?

 

Có bao nhiêu chiến-sĩ

Một đời vì nước non

Gương anh hùng bất tử

Trách nhiệm luôn giữ tròn?

 

Có! Xin thưa rất nhiều!

Hăm chín năm giáo điều

Bàn tay đảng đỏ máu

Tội dân mình bao nhiêu! 

Ý Nga, 16.2.2004. 

 

(THÁNG TƯ VÀ NHỮNG CÂU HỎI)

 Em thổi bập bùng ngọn lửa lên

Cho anh, cho chị… từng lênh đênh

Biển Đông năm ấy người trôi xác

Rong biển năm này xanh sắc thêm.

 

Em cắm chân nhang, nhìn khói bay

Run run, sắc đỏ loang tay gầy!

Máu anh, máu chị… còn in dấu

Những phút kinh hoàng, phận chẳng may!

 Ý Nga, 18.1.2003.

(TƯỞNG NIỆM)

 Xin mời nghe nhạc ở “link” sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/ThangTuTuongNiem.mp3

 

Chắc không ai có thể trả lời chính xác cho những câu hỏi trên và nhiều câu hỏi rối ren khác của Ý Nga trong thơ văn, những câu hỏi mà đảng CSVN rất muốn quên đi, hoặc muốn xem như là chưa bao giờ từng xảy ra, chứ đừng nói đến là trả lời.

 

Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết về những chuyến vượt biên, vượt biển, vượt thoát… kinh hoàng của Người-Ra-Đi, viết về cuộc sống “từ người xuống vượn của Người-Ở-Lại, nhưng không có một bất hạnh cá nhân nào có thể sánh bằng sự bất hạnh của cả một dân tộc Việt Nam, kể từ Tháng Tư năm đó.

 

Hãy cho tôi đọc tư tưởng sâu sắc nhất của một người cầm bút viết về Tháng Tư (Tháng-Tư-Của-Dân-Tộc chứ không phải tháng Tư của gia đình họ), tôi có thể đoán được lý tưởng đấu tranh của họ sẽ bền bỉ ra sao: 

Mưa đêm buồn quá! Mưa đêm!

Kìa cơn gió lộng, càng thêm nhớ Nhà

Ba mươi năm đã trôi qua

Mưa đêm, ai khóc san hà bất an?”

(MƯA ĐÊM)

 

“Cuối bài thơ em chấm

Một dấu hỏi thật đau

Bây giờ và mai sau

Ai trả lời em được?

 

Chọn con đường gió ngược

Vắng vẻ, lạnh tứ bề,

Dốc cao vất vả ghê!

Bao giờ về đến đích?”

(MỘT DẤU HỎI)

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/MuaDemVaMotDauHoi.mp3

 

Có lẽ không có nhà thơ nào viết những vần thơ về Tháng Tư đều đặn và ray rứt hơn Ý Nga! Qua đó, những bất hạnh cá nhân và gia đình đã trở thành vô nghĩa, nhường chỗ cho những ưu tư về dân tộc đất nước. Nhà thơ không ngần ngại điểm mặt bạo quyền cộng sản, là thủ phạm đưa đất nước đến bờ diệt vong: 

MỘT THÁNG TƯ

Giấy bút nhẹ tênh, chữ nghĩa chần chừ

Chuyền mau đi chứ! Giữ Lửa Tháng Tư!

Xin đừng vui hưởng đời sống riêng tư?

Chẳng lẽ buồn hoài một đời xa xứ?

Ý Nga, 1.4.2008

 

HỎI THƠ

Thương dân tộc, thơ nhắc em suy gẫm, 

Trời tự do, hồn lại nhớ cố hương,                     

Ôi quê hương! Bao giờ mới tự cường

Khi cộng sản vẫn cường quyền, khát máu?

Ý Nga, 6.10.2006.

 

VIỆT NAM ƠI! 

Đêm trăng sao vằng vặc

Không một ánh hỏa châu

Mà em với đêm thâu

Còn ưu tư trầm mặc.

 

Nhớ về ngày thơ ấu

Khói lửa xám một màu...

Nay hòa bình từ lâu

Vẫn còn xương thấm máu.

 

Tiền nhân và con cháu

Ai tận lực? Ai không?

Ai người sẽ góp công

Vung giùm thanh gươm báu?

Việt Nam ơi! Việt Nam!

Ý Nga.

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/VNOiVN.mp3

 

Đọc những vần thơ đấu tranh Ý Nga, tôi không thấy những sáo ngữ thường tình, những cường điệu có tính khích động suông. Ý Nga làm người đọc lắng đọng với những suy nghĩ rõ nét của một người dân yêu đất nước mình tha thiết. Những suy nghĩ đó không phải chỉ đến từ những câu hỏi của Tháng Tư, Ý Nga còn tìm về những bài học lịch sử, công ơn tiền nhân đã hy sinh xương máu gìn giữ từng tấc đất để nhắc nhở chính mình phải vững bước, đừng “mềm lòng nhi nữ”, mà phụ lòng tiền nhân: 

ĐỌC THƠ TIỀN NHÂN.

Nâng thơ nếm như người nghiên cứu rượu

Vận ngào hương. Ôi! Quý mến từng lời!

Thơ hùng khơi, trang sóng sánh ánh ngời

Men chan chát bao mảnh đời buồn tủi.

 

Ôm thơ uống, như Lưu Linh đắm đuối

Thơ cay nồng, ngon ngọt vị Yêu Quê

Tổ Quốc ơi! Bao người dọn đường về

Sao có kẻ nỡ đem lòng phản quốc?

 

Nâng niu mãi bao hương linh oan khuất

Đóa trầm hương như roi quất vào tim,

Như kim đâm, nhắc nhở một Lối Tìm

Ngày trở lại không mềm lòng nhi nữ.

 

Nâng thơ uống, thơm lừng trang Hùng Sử

Hịch tiền nhân: mỗi chữ mỗi Lệnh Thư!

Em ngân nga, say từng ý, từng từ

Thơ: hương rượu, người: hương chi cho xứng?

Ý Nga, 16-10-2011.

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

 http://www.danchuca.org/128kbps/DocThoTienNhan.mp3

 

“Sao có kẻ nỡ đem lòng phản quốc?”

Vâng! Theo thời gian, nhiều ngòi bút đã không còn “sắc bén”, có những “cây đại thụ” đã biến thành lau sậy ngả nghiêng, trơ trn… quay lại cầu cạnh phường phản dân hại nước. Sẽ có kẻ cho rằng Ý Nga “cực đoan” khi dùng chữ “phản quốc” cho một số trường hợp. Và những người này sẽ càng tin là Ý Nga “cực đoan” thật, khi biết Ý Nga dù rất yêu thương người mẹ già còn ở lại trong nước, nhưng nhất định không về Việt Nam, bao lâu Cộng đảng còn cai trị. Đối với tôi, đó là một lời nguyền tối hậu, mà chỉ có những ai thấu hiểu được tầm mức nguy hiểm của “Quốc Nạn Cộng-Sản” mới có thể tự “dấn thân” một cách tuyệt đối như thế: 

-Chị về, cưng gửi gì xinh?

Chị cho em biếu Thương Binh ít quà

Vui xuân, quên cảnh mù lòa

Sang năm em lại bánh, trà gửi thêm.

*

Chị hỏi: -Em đi có nhớ nhà?

Chị ơi em nhớ mỗi đài hoa

Thẹn thùng trinh nữ bờ mi khép

Nghịch ngợm mỗi lần tay lén thoa.

 

Chị hỏi: -Em đem theo những gì?

Chị ơi theo mỗi bước em đi

Bụi tre, bó mạ xanh mùa cấy

Đất Mẹ thương hoài lắm lụy bi!

 

Chị bảo :-Sao em chẳng trở về?

Chờ xuân! Em nhắc lại lời thề

Bao năm rễ bứng lìa như thế

Xứ lạ đem trồng úa tái tê

(Thơ Ý Nga - CÂY ÚA CHỜ XUÂN)

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/MaiChiVe.mp3

 

Những người cho rằng Ý Nga “chống Cộng cực đoan” sẽ nghĩ gì, nếu họ nghe được từ những người đã từng quen biết và sinh hoạt gần gũi với gia đình Ý Nga, giống như tôi đã nghe được, rằng tấm lòng của Ý Nga dành cho Quê Hương Dân Tộc không phải chỉ chứng minh qua thơ văn, mà còn qua cách sống thật đơn giản của chính mình vào mỗi Tháng Tư, như một chia sẻ tối thiểu nào đó với thân phận nghiệt ngã của hàng triệu “thuyền nhân tỵ nạn”, đã “đổi đời” từ Tháng Tư năm đó.  Không thể về Việt Nam để làm mất chính nghĩa của một “thuyền nhân tỵ nạn”, Ý Nga đã dành trọn Tháng Tư mỗi năm cho hai tâm nguyện của mình, thứ nhất: ăn chay và cầu nguyện suốt Tháng Tư, gần như một nhà tu hành, và thứ hai: không sáng tác hoặc phổ biến bất cứ bài thơ tình nào trong tháng này, mà chỉ phổ biến thơ đấu tranh chống Cộng và vinh danh các chiến sĩ quân lực VNCH mà thôi. Theo những gì tôi nghe và biết được, thì có lẽ Ý Nga là nhà thơ duy nhất đã làm 2 tâm nguyện này bền bĩ liên tục, kể từ ngày vượt biên và định cư ở Ý năm 1980 cho đến nay. Sự việc này sẽ trả lời cho câu hỏi: Ý Nga “chống Cộng cực đoan”, hay đó là thể hiện tấm lòng yêu nước son sắt, và là lập trường chống Cộng kiên định, dứt khoát của người chọn thơ làm vũ khí: Ý Nga.

 

Chọn con đường đấu tranh là chọn con đường gian khổ, nhất là đấu tranh với một bạo quyền đang nắm trong tay cuộc sống cũng như quyền sinh sát người thân của gia đình mình. Vậy thì, khi nhà thơ Ý Nga ví von con đường đấu tranh mình đang đi là đường ngược gió cũng hãy còn là quá nhẹ: 

THÁNG TƯ CÒN BUỒN!

 Kìa âm u, âm u

Ôi quốc nhục! Quốc thù!

Người quay về quá khứ

Người hư ngoan, ngoan hư?

 

Ta vẫn nhớ Tháng Tư?

Thơ bao nhiêu ngôn từ?

Nghĩa có nhiều hơn chữ?

Bao lời HỊCH ưu tư!

 

Bao “thi sĩ” nhuyễn nhừ

Dạy ta: “Nên hiền từ,

Đừng lên cơn giận dữ,

Hãy định vị, an cư!

Cứ vui, say, từ từ;

Ôm bọc tiền khư khư

Chuyện quốc gia đại sự:

Điếc, câm, mù, vô tư!”

 

Đời thế ru! Thế ru!

Hôm qua ngươi lao tù

Hôm nay “tù” tu… hú

Quốc thù sao bằng ‘tu”!

 

Kìa âm u! Âm u!

Ôi quốc nhục! Quốc thù”

Cờ Vàng còn đại trụ

Đại tụ vào sĩ phu!

Ý Nga, 29-3-2012. 

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/ThangTuConBuon.mp3

 

Để che đậy tội ác và để đánh lừa những người có lòng nhưng còn ngây thơ, bạo quyền CS đã không ngần ngại xử dụng bất kỳ thủ đoạn nào, kể cả tôn giáo, để đánh bóng chế độ và kêu gọi hoà hợp, hòa giải. Thực sự là với bản chất tàn ác cố hữu, chúng thẳng tay triệt hạ những người lên tiếng muốn thay đổi chế độ. Thể loại biếm thi chính trị của Ý Nga ra đời từ đó, để đấu tranh hữu hiệu hơn trên bình diện này. Biếm thi Ý Nga không phải chỉ kêu gọi đấu tranh suông, mà còn đi thẳng vào từng thủ đoạn chính trị lừa bịp, để giúp mọi người hiểu rõ và tránh đi vào cái bẫy tuyên truyền của chúng, như thủ đoạn tôn vinh “tư tưởng bác Hồ” của đảng CSVN. Chúng ta hãy cùng nghe Ý Nga lên án:

Canada, 12-2-2012

Kính thưa Quý Vị,

Cả một dân tộc Việt Nam đang chìm trong màn đêm tăm tối và nỗi thống khổ, duy chỉ có đảng Cộng Sản VN là đang giăng đèn, kết hoa vui chơi hưởng thụ bằng sự cai trị dã man, đi theo “tư tưởng” không có của một xác chết mà hà hiếp dân lành, cướp bóc, bán dân, bán nước và trải thảm đỏ rước bọn Tàu Cộng vào xâm chiếm quê hương.

Mọi tiếng nói cho công lý, cho nhân quyền tại quốc nội đều bị bóp nghẹt! Mọi tiếng kêu thống thiết của người dân và cho người dân cũng đều bị bọn chúng bịt miệng, trong đó có tiếng nói và tiếng hát của những người Nghệ Sĩ còn có một lương tâm khi biết nhìn và biết đau theo niềm đau của đồng loại.

Ý Nga xin cùng chia sẻ với những người Nghệ Sĩ Chân Chính và với dân lành niềm đau này.

Xin hãy khích lệ tinh thần và ủng hộ hết lòng những CHIẾN SĨ GAN DẠ trong nước, để họ có thể viết lại một trang HÙNG SỬ CHO VIỆT NAM.

Kính

Ý Nga”

 

TƯ TƯỞNG? 

Xác sình thối bốc lên mùi “tư tưởng” *

Đảng dựng tuồng sai con cháu tán dương

Cuối Đường Cùng khua kèn trống phô trương

Lộ chân tướng rặt một phường bán nước.

 

Đường Tranh Đấu hãy cứ đều nhịp bước!

Chớ dừng chân, đừng ao ước viễn vông,

Giặc với ta không dung dị, hòa đồng

Bày trận chiến: phản công, thế đánh mạnh!

 

Phi chính nghĩa, Cộng suốt đời ngang ngạnh

Ta tâm thành, không ngờ nghệch Mác, Lê;

Không ngoại lai, lắm chủ nghĩa phường hề

Miệng vô sản, tay quơ quào cướp bóc.

 

Gương tiên tổ bao công lao khó nhọc

Nước, nào cần Bọn Thất Học trị dân?

Mỗi đảng viên một mất gốc, vong thân

Đồng chí…rận nên san hà mạt vận!

 

Hãy cảnh giác trước những trò “kiều vận’’!

Chững chạc giùm, chớ ngơ ngác cả tin!

Vì quê hương, dân tộc: gắng giữ gìn

Không cuồng tín kỳ thị nhau tôn giáo.

 

Chúng trâng tráo thuyết vô thần kiêu ngạo

Nhưng đem Hồ gian xảo đặt vào chùa

Sư “quốc doanh” nham nhúa tụng kinh hùa

Toàn dối trá! Thật nực cười: tư tưởng?

Ý Nga, 9-3-2011.

            

*”Tư tưởng” Hồ Chí Minh

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/TuTuong.mp3

 

Thêm vào đó, Ý Nga là nhà thơ nữ duy nhất đã dùng dòng thơ của mình, ngay từ đầu năm 2009, để vẽ ra một “bản đồ chiến lược” nhằm báo động với mọi người về thế trận mà giặc Bắc đang bày ra với dự án “beau-xite Tây Nguyên” đi kèm với việc lấn chiếm Biển Đông của Việt Nam, mà ngày nay mọi người đều thấy rõ tầm nguy hại chiến lược này của Trung Cộng. Điều này đòi hỏi việc theo dõi những biến cố thời sự chính xác, và khả năng nhận thức trước những gì sắp xảy ra. Sự phối hợp tài tình giữa thơ ở thể loại biếm thi và chiến lược trong bài thơ này là một ngạc nghiên thú vị khi tôi chọn bài dưới đây để phổ nhạc sau đó:

Phá ách xâm lăng: Lê Thái Tổ!

Dẹp thù hiển hách: Trần Nhân Tông!

Quang Trung đánh Mãn: tan hồn phách!

Phá Tống, bình Chiêm: Lý Nhân Tông!

*

Máu tô hùng sử còn không,

Mà quên công khó Cha Ông? Tà quyền?

“Tây Nguyên”! Biến động Cao Nguyên!

Dân gào tiếng thét: Chủ Quyền Việt Nam!

*

Một “bầy” học dở, bở làm

Hoàng, Trường Sa mất chẳng thèm bận tâm

Đường Lào, Cam Bốt: mặt Nam,

Phía tây: Tàu cũng tham lam “mua” rồi!

Bắc phương chỉ cần hở “Môi”*

“Răng” Bác, “răng” Đảng? Ôi thôi sá gì!

Nguy cơ mất nước? Chí nguy!

Hồ Ba Giang, “Beauxite” đỏ: lợi chi quốc phòng?

 

Lâm Đồng cho đến Dak Nông,

Ngụy trang Hán giặc: ngoài, trong chững chàng 

Bắc, Nam, Trung: đảng quy hàng,

Thành “Chiêu Thống Mới” rước sang kẻ thù*

Bao sư đoàn giặc lù lù

Nhà Tu* lên tiếng, Nhà Tù rung rinh

Lòng dân phẫn uất, bất bình

Hại dân, phản quốc, lộng hành Việt gian

*

Vùng lên trừng trị bạo tàn!

Thăng Long, Vạn Kiếp huy hoàng sử xưa!

Mê Linh cờ phất, trống khua

Diên Hồng “Quyết chiến!” Người xưa chẳng lầm!

Bạn ơi! Xưa bày, nay làm

Bình Than Hội Nghị đồng tâm hào hùng

Bạch Đằng Giang đã lẫy lừng

Ải Chi Lăng, giặc cũng từng thất kinh,

Sông Như Nguyệt với hùng binh,

Đống Đa khí phách quân hành! Khắc ghi!

Bến Chương Dương vẫn uy nghi!

Xin đừng nhu nhuợc! Cứu nguy sơn hà!

*

Ngoại xâm quyết chống! Không tha!

Thương ca cùng hát: Giữ Nhà Việt Nam!

 

Ý Nga, 15.4.2009.

 

               

-Vua Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ ba của đời Trần, vừa có tài, đảm lược, vừa nhân đức. Người đã từng trải qua hai lần đại chiến với quân Mông Cổ và đã cùng với Hưng ĐạoVương Trần Quốc Tuấn, chủ tọa cuộc hội nghị tối cao về quân sự tại Bình Than với các vương hầu, để quyết định cho sự sống còn của Việt-tộc thời ấy.

-Vua Lê Thái Tổ là người lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Minh trong vòng 10 năm và thu hồi nền độc lâp vào năm 1428.

-Đại đế Quang Trung chỉ trong vòng 7 ngày đã đánh tan gần 300 ngàn quân Mãn Thanh vào năm Ất Dậu 1789.

-Vua Lý Nhân Tông được lịch sử ghi công đã 2 lần hiển hách: “PHÁ TỐNG, BÌNH CHIÊM”

*Bến Chương Dương, Hàm Tử Quan, Vạn Kiếp, Thăng Long , Vân Đồn, Thiên mạc là những địa danh đã có những trận thắng lớn đánh quân Mông Cổ.

*Ải Chi Lăng: nơi quân ta đã chém đầu hầu Nhân Bảo, tướng nhà Tống, dưới thời vua  Lê Đại Hành và quân của Bình Định Vương Lê Lợi cũng đã chém đầu tên Liễu Thăng tại đây (trên ngọn đồi Mã Yên)

*Sông Như Nguyệt: nơi Lý Thường kiệt chỉ huy, đánh chận được bước tiến ồ ạt của quân Tống, không cho tràn sang nước ta.

*Đống Đa và Ngọc Hồi là hai nơi quân ta đánh với giặc Mãn, đã khiến Tôn Sĩ Nghị phải bỏ cả ấn tín mà chạy thoát thân.

*Năm 1974: Tàu đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam

  Năm 1988: Tàu chiếm luôn Trường Sa.

*Bộ Chính Trị CSVN, với dự án ngụy trang: Khai Thác “Beauxite’ ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Dak Nông) đã rước bọn lãnh đạo Tàu vào Nhà VN.

*Những tù nhân chính trị và cũng là những vị chân tu đã khí khái chống lại CSVN từ bao năm qua như hòa thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn văn Lý...v.v…

*Khẩu hiệu VC: “Môi hở răng lạnh”.

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/KhongRiengTayNguyen.mp3

 

Với lập trường chống Cộng như thế, thì việc thơ Ý Nga luôn tìm mọi cơ hội để vinh danh và đưa vào hai hình ảnh (xin tạm gọi là hai biểu tượng) trong thơ của mình: thứ nhất là hình ảnh người lính VNCH (những người đã từng bảo vệ miền Nam trước năm 1975 và vẫn còn sống đến nay) hoặc những người đã chết trong các trại tù từ Nam ra Bắc; và thứ hai: hình ảnh lá cờ vàng là điều hợp lý. Hãy xem trong bài thơ dưới đây Ý Nga đã “nhập vai” như thế nào khi tự đặt mình vào tâm trạng một người vợ có chồng là quân nhân đã bị giết chết trong các trại tù từ Nam ra Bắc, để chia sẻ với họ. Theo tôi, với cách dùng chữ tài tình, bài thơ này đã chứa đựng đầy đủ nét lãng mạn của một phụ nữ yêu chồng, đang thì thầm những lời âu yếm riêng tư, nhưng cũng tràn đầy tâm huyết của một Trưng Trắc, sẵn sàng thay chồng đứng lên phá giặc, cứu Nước: 

“Kính tặng quý Chị có chồng là những Quân Nhân QLVNCH

đã bị VC giết trong các trại tù từ Nam chí Bắc.”

*

Thu rồi anh, lá chuyển màu

Có nghe tha thiết ngọt ngào nhớ nhung?

Có nghe một chút lòng chùng?

Theo màu mây xám, ngại ngùng lá reo.

 

Vàng… vàng chờ gió gọi theo

Thu… thu nhõng nhẽo tiếng kêu tuyết về

Thơ… thơ phụng phịu khóc nhè

Mưa… mưa se lạnh lời thề hồi hương

 

Thương là thương! Ơi Người Thương!

Một đi, đi mãi. Tha phương dặm ngàn

Hành trình em đã gian nan

Xác anh đất Bắc xương tàn tro chưa?

Xa nhau không phút tiễn đưa

Bao nhiêu đau khổ mới vừa Cộng nô?

 

Mai về đâu mảnh cơ đồ,

Các Anh gian khổ cam go giữ gìn?

Thu rồi Anh! Nhớ trăm nghìn

Thương Anh chiến đấu, bất tin gian tà

 

Trận tàn, ta vẫn chưa thua

Rực trang chính nghĩa quốc gia lẫy lừng.

(TRẬN TÀN TA VẪN CHƯA THUA)

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/ThuRoiAnh.mp3

 

Tháng Tư từ đó trở thành Ngày Quốc Hận, không phải chỉ cho miền Nam Việt Nam, mà còn cho cả nước. Tháng Tư đánh dấu ngày Việt Nam mãi mãi mất đi cơ hội trở thành "Con Rồng Châu Á", vì dù với cuộc chiến đấu chống cộng sản miền Bắc: miền Nam vẫn ngang hàng, nếu không muốn nói là văn minh hơn nhiều nước khác ở Đông Nam Á như Nam Hàn, Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân. . . Dòng thơ đấu tranh của Ý Nga có phẫn nộ hơn, uất ức hơn mỗi độ Tháng Tư về, nhưng không có nghĩa là những ngày, tháng khác trong năm không có những điều nhắc nhở tội ác của bạo quyền. Nếu tính từ năm 1954, ngày cộng sản nắm chính quyền ở miền Bắc, cho đến nay, có lẽ mỗi ngày trong năm đều có một ý nghĩa tưởng niệm nào đó cho những người dân hai miền bị đảng CSVN khủng bố sát hại. Tháng Tư Quốc Hận, Tháng Tư Tưởng Niệm, nhưng cũng có thể sẽ là một Tháng Tư dân tộc Việt Nam đứng lên lật trang sử qua một chương khác, một chương sử mới cần phải có để con cháu "đời sau không nô lệ giặc Tàu": 

THÁNG TƯ NÀY LẬT TRANG SỬ SANG CHƯƠNG!

 Sai tận gốc: Đảng Cùng Đường nhốn nháo
Ăn không no: mới “phản tỉnh”* ồn ào,

Bao “lão thành cách mạng” còn “đỏ au”

Vờ đấu đá, ra điều từng chính trực?

 

Xưa cao chức, sao toàn dùng bạo lực:

Hà hiếp dân, vô đạo đức, bất nhân?

Bị “thanh trừng”, thằng ác thành “thiện nhân”?

Trò “phản tỉnh” phỉnh lừa! Phường cầu thực!

 

Cơn ác mộng mấy chục năm chưa dứt

Nỗi đớn đau, uất ức cứ trào dâng

Việt Nam ơi! QUỐC HẬN đã bao lần?

Bao lần nữa thì tà quyền sẽ chết?

 

Chúng cứ sống nhờ giết dân, giết hết!

Chúng cứ giàu nhờ cướp bóc, ác, gian!

Miệng Dân Oan bé thấp hơn đảng, đoàn

Gồng Ách Nạn nuôi Việt Gian Cộng Sản.

 

Dân tán loạn? Đảng lại càng thỏa mãn!

Mảnh giang san thu nhỏ cọc địa hình

Tất tật đồng thanh cung kính tác thành

Giặc ranh mãnh dọn đường cùng nội gián.

 

Tư Bản Đỏ nhờ ép dân vô sản!

Phường, ngành, ban… xúm bóc lột “nhân dân”

Bán nước dần, lại cai trị ngu đần

Nuôi chi nữa bọn độc tài sắt máu?

 

THÁNG TƯ này, xin hãy khuyên con cháu,

Phải vùng lên! Lật trang sử cho mau!

Thì đời sau không nô lệ giặc Tàu!

Giặc tay áo! Mau! Phải mau tỉnh táo!

 Ý Nga, 26-3-2011.

 

Xin mời nghe nhạc ở link sau đây:

http://www.danchuca.org/128kbps/ThangTuNayLatTrangSuSangChuong.mp3

 

Quốc-Hận-Tháng-Tư sẽ mãi mãi được ghi khắc trong lòng Người Việt Tỵ Nạn CS, bao lâu mà đất nước Việt Nam nói chung, và Miền Nam VN nói riêng, vẫn chưa thoát ra khỏi chế độ phi nhân đang cầm quyền hiện nay. Câu nói trên có lẽ cũng được coi là “cực đoan” đối với nhiều người, nhưng hãy khoan nói đến những “tranh cãi bên lề” về danh xưng hoặc ý nghĩa của vấn đề. Về mặt pháp lý, nếu một bên nhân danh một điều sai lầm để phạm tội ác với bên kia, thì dù thời gian có là bao lâu hoặc thủ phạm có “thay da đổi lốt” thế nào thì bên nạn nhân vẫn có quyền đòi lại những gì mình đã bị cướp mất, và trừng phạt kẻ phạm tội. Tội ác của đảng CS cầm quyền đã rõ ràng. Chính sách ngu muội đưa đến Nhà tan, Nước mất của chúng đã không thể chối cãi được nữa! Điều kiện duy nhất để cán cân công lý đứng về phía chúng ta là: chúng ta có còn tự xem mình là NẠN NHÂN của chế độ cầm quyền này hay không? Không có toà án nào làm thay cho Nạn Nhân, nếu chính Nạn Nhân không còn nhận mình là Nạn Nhân nữa. Nếu hiểu được như vậy, thì dòng thơ Ý Nga và con người thật Ý Nga đang đi đôi thật chặt chẽ để bảo vệ bằng mọi giá quyền NẠN NHÂN lên tiếng này của tất cả chúng ta: những người QUỐC GIA TỴ NẠN CS đang chờ đợi ngày công lý phán xét đó. 

 

Dòng thơ Ý Nga luôn đứng cùng những người Tỵ Nạn CSVN trên khắp thế giới, giương cao cờ vàng chính nghĩa, đòi Công Lý cho những người đã mất tất cả: sinh mạng lẫn gia đình, đất nước! Nỗi mất mát quá to lớn mà Ý Nga đã gói ghém như một lời thề, trong đoạn kết của bài thơ viết về biến cố Tết Mậu Thân dưới đây, mà chính gia đình nhà thơ cũng là nạn nhân. Danchuca đã thực hiện video nhạc, phổ bài thơ này từ năm 2008, để tưởng niệm 40 năm Tết Mậu Thân và cuộc tàn sát tập thể ở Huế: 

Tím đen, xác rỉ nước vàng

Người tan nát mặt, họ hàng biết ai?

Chặt ngang cổ, bổ ngang tai

Đâm bàn tay thủng, kẽm gai xâm vào*

 

Cọc tre xuyên đến đỉnh đầu

Cụm năm người chết, cụm xâu cả mười

Sình trương bao xác đứng ngồi

Máu me rùng rợn, rã rời, trơ xương…

*

Mưa rơi ray rứt đoạn trường

Con thơ khóc Mẹ, vợ thương khóc chồng

Mảnh nào nhận dạng bà, ông?

Mảnh nào rửa thối động lòng quật khai!

*

Cát Xuân, Điên Đại, Đá Mài,

Bãi Dâu, Hương Thủy, Phú Bài, Bao Vinh*

Trường Tiền, An Cựu… bao tình

Đông Ba, Đại Nội…: tử, sinh não nùng.

 

Đạn xuyên ót, sọ vỡ tung

Máu me kinh hãi buồn giòng sông Hương!

Huế nào tang trắng muôn phương

An Hòa, Thành Nội… tai ương đã từng.

*

Mưa thê thiết, xác trợn trừng

Đường nào cũng máu! Lệ từng con tim!

Đạn bay tứ hướng truyền âm!

Cha con, chồng vợ gọi thầm tên nhau

Truồi, Gia Hội, Phú Văn Lâu…

Thủ tiêu, ám sát, chặt đầu, cuốc phang…

*

Chết! Không ai thắp nén nhang*

Chết oan vô tội hàng hàng thây dân

Chết! Không hòm gỗ che thân

Chết! Không giọt lệ thân nhân sụt sùi

*

Áo Vàng, chùa Huế… bao nơi

Nơi nào không có máu sôi trong hồn?

Huế đau! Em nhớ Saigon!

Nhà em cũng cháy, chỉ còn tàn tro

*

Anh linh yên giấc ngàn thu!

Chúng tôi còn sống chẳng mù lương tri

Không chờ Tết mới nhớ về

Mỗi ngày mỗi nhớ! Trăm bề tâm đau!

 

Ý Nga, 9.2.2008 -Mồng Ba Tết Mậu Tý

-------

*Dùng dây kẽm gai xâm xuyên qua lòng bàn tay người

*Cả nhà đều bị giết.

&Tài liệu đã đọc:

-“Huế, Tôi và Mậu Thân” của Nguyễn văn Phán.

-“Mậu Thân, Nỗi Đau Khôn Dứt Của Huế” của Lê Hàn Sinh.

- “The Vietcong, Massacre At Hue” (Cuộc thảm sát của Việt Cộng ở Huế) xuất bản năm 1976, Vintage Press, New York của Bác Sĩ Elje Vannema, người có mặt ở Huế khi biến cố xẩy ra.

-“Tội Ác VC qua Hồi Ký Của Người Lính Già”: có khoảng 5.800 người bị giết tập thể tại:

1-Khe Đá Mài, quận Hương Thể

2-Bãi Cát Xuân Ô Điên Đại, quận Phú Vang

3-Sau chùa Áo Vàng, quận 2 đường Chi Lăng

4-Bãi Dâu, quận 2 phía Bao Vinh

 (MẬU THÂN, ANH NHỚ GÌ KHÔNG?*)

 

Xin mời xem video nhạc ở link sau đây:

http://www.youtube.com/watch?v=e3vdxau_tps

Vâng!

Không chờ đến Tết mới nhớ!

Không chờ đến Tháng Tư mới nhớ!

Chúng ta, những Người Việt Tỵ Nạn CS phải mỗi ngày mỗi nhớ”!

Nhớ, để sớm đưa dân tộc mình ra khỏi nỗi đau này, để “những câu hỏi Tháng Tư” trong thơ Ý Nga sẽ có câu trả lời xứng đáng trong trang sử nước Việt.

 

Xin cám ơn dòng thơ Ý Nga và những dòng thơ đấu tranh của tất cả các Tác Giả đã và đang là nguồn cảm hứng sáng tác cho DânChủCa.org trên con đường đấu tranh ngược gió này.

 

Nguyễn Văn Thành - DânChủCa.org

USA, 12-2-2015.

(nhuận sắc 31.3.2018)








Trang nhà của THU HOA





TỘI ÁC VIỆT CỘNG 
TẠI TỈNH LỘ 7
*
Trích tuyển tập TRI ƠN CHIẾN SĨ VNCH sẽ xuất bản
*
Tỉnh lộ Bảy nối Pleiku, Phú Bổn*
Thật bạo tàn những tràng đạn giết dân
Hàng chục ngàn cổ súng quá phi nhân
Người cộng sản bắn vào dân di tản.
 
Những trận pháo rót ngày đêm thỏa mãn
Thật kinh hoàng bao máu đổ thành sông
Chúng đói chi mà “nuốt sống” lập công
Dân vô tội chạy với vài manh áo?
 
Một tội ác thật vô tiền khoáng hậu
Quả thương tâm, thê thảm những đôi chân
Đường tự do chưa đến với chân trần
Đã ngã xuống dưới bàn tay Bắc Việt.
 
Có ai biết ngàn cơn đau thê thiết
Mẹ mất con gào khóc, trẻ mất cha.
Tội tình chi những em bé, cụ già
Phải vỡ óc, toạc da vô tội vạ?
 
Con đường máu! Tôi hướng về linh địa
Lời nguyện sầu nghe quặn thắt tim đau
Ai về lâu, xin hãy đến nguyện cầu
Xin Thượng Đế giúp oan hồn siêu thoát.
 
Gieo ác nghiệp, bọn Cộng nô tàn ác
Mỗi tháng Tư mỗi hò hát ăn mừng
Trên tận cùng oan khuất ấy chưa ngưng
Những hí hửng tưởng chừng dân chưa biết?

Ý Nga, 5.4.2018

Liên Tỉnh Lộ 7: Pleiku-Phú Bổn-Phú Yên, con đường máu dài 300 cây số, đã là nơi chôn vùi hàng ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội bởi bàn tay Việt Cộng.

BÀI ĐỌC THÊM TRÊN CÁC LINKS:
 
*
Mời quý Độc Giả Trẻ tại quốc nội hãy cùng tác giả đọc vài trích đoạn thật đau thương dưới đây để thấy rõ tội ác của Việt Cộng và những tấm gương hào hùng của QL VNCH dám hy sinh vượt qua cái chết để bảo vệ đồng bào
1-
…con lộ kinh hoàng, một dòng sông của xác người và máu. Những cái chết kiệt lực vì đói, khát, vì thời tiết ngày nóng, đêm lạnh, của những trận mưa pháo, địch quân ngày đêm rót vào đoàn người không ngưng nghỉ.
Thật thương tâm khi phải mục kích cảnh người dân không có khả năng, di tản bằng xe hơi, xe vận tải, hay bất kỳ phương tiện chuyên chở nào có được. Họ thật cơ cực, phải di tản bằng đôi chân, và họ chiếm đa số, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi, đi tất tả như chạy, không được dù chỉ một giọt nước để làm dịu cơn khát như cháy cổ.
10 phi tuần phản lực A 37 đánh bom CBU và Napalm yểm trợ…
…Những phi công anh hùng đã khắc phục, chế ngự mọi hiểm nguy, mọi trở ngại kỹ thuật, thời tiết và sự an toàn cho chính bản thân mình; để cứu đồng bào và các chiến hữu anh em. Những phi công cảm tử anh hùng của QLVNCH đã bay xuất trận hôm ấy trong tinh thần của những hiệp sĩ. Trên vùng trời Phú Yên lúc 17 giờ ngày 24-3-1975, khi những cánh đại bàng xuất hiện, “họ” thật sự là những cứu tinh, là những người đã mang theo sự sống cho Đoàn người, Đoàn quân phía dưới. Như hàng trăm ngàn đồng bào và các chiến hữu khác có mặt hôm đó tại Liên Tỉnh Lộ 7, tôi muốn được bày tỏ sự kính phục đặc biệt và ca ngợi những phi công anh hùng này.
Những điều đã được mô tả chỉ là một giọt nước mắt trong đại dương thống khổ của tất cả những ai đã đi trên con lộ này. Hàng vạn người dân vô tội đã bỏ mạng cũng như hằng vạn những chiến sĩ đã gục ngã dưới lằn đạn địch quân mà chưa hề có cơ hội để chống trả.
2-
NGÔ TRÚC KHÁNH: NGƯỜI VỀ TỪ CÕI CHẾT TRÊN TỈNH LỘ 7 PHÚ BỔN – TUY HÒA
 “… hàng vạn đồng bào chạy loạn bằng đủ thứ phương tiện từ xe gắn máy, xe thồ, xe ngựa, xe kéo tới xe ô tô các loại. Cứ thế dân theo lính nối đuôi nhau không làm sao mà đếm nổi số lượng kéo dài hằng hằng cây số.
Ðồng bào vô tội qua thời gian của cuộc chiến quá sợ cộng sản phi nhân, bạo tàn nên biết đi là chết nhưng vẫn cứ chạy theo QLVNCH để xa lánh quỷ dữ Việt Cộng
….
 tàn khốc dã man có một không hai, đó là cuộc thảm sát của cộng sản Bắc Việt nhắm vào dân thường trên liên tỉnh lộ 7. Ðó là mồ chôn nhiền chục ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội…
VC pháo kích dồn dập vào Thị Xã Cheo Reo, khiến cho thành phố nhỏ bé của miền núi, như đắm chìm trong biển lửa và hổn loạn.
hàng trăm chốt của giặc, luôn nả đạn pháo vào đoàn người, bất kể quân, dân, người lớn hay trẻ con, khi chạy ngang tầm súng.
Ðâu đâu cũng vang dậy tiếng khóc của đồng bào di tản từ trẻ sơ sinh thiếu sửa cho tới những nạn nhân đang quằn quại vì bom đạn
Tội nghiệp nhất là các đơn vị QLVNCH vừa phải mở đường, chiến đấu và thêm trọng trách đùm bọc đồng bào đang cùng với lính trong cơn chiến nạn.
lịch sử cũng không thể nào bỏ sót công trạng thật là vĩ đại của những người lính Công Binh Chiến Ðấu của QLVNCH. Không có họ can đảm đầu đội bom đạn, mệt nhọc hy sinh tánh mạng, hiên ngang trầm mình dưới giòng nước lũ sông Ba để hoàn thành cho được một cây cầu nổi bằng vỹ sắt nối hai bờ sông, giúp đoàn xe tiếp tục về Tuy Hòa, tránh một cuộc thảm sát khi bộ đội Bắc Việt đang trên đường truy đuổi sắp bắt kịp.
Suốt thời gian này, ai cũng vậy chẳng riêng gì gia đình tôi, đói thì lượm đọt rau và củ sắn dại trong rừng để an, còn khát thì uống nước vũng bùn, lợn cợn đầy máu, mỡ của xác người.
Cũng may trong đoàn di tản, còn có được những Liên Ðoàn BÐQ thiện chiến, Các đơn vị Thiết Giáp, Công Binh, những đơn vị Lôi Hổ, Biệt Kích.. chịu hy sinh, nên mới đem được hơn 2000 xe đủ loại và mấy chục ngàn người từ các tỉnh Cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn về được Phú Yên.
Có hơn mấy chục ngàn đồng bào, đa số là trẻ thơ, đàn bà bị thảm sát, 20.000 chiến sĩ thuộc QĐ2, gồm BÐQ, Lử Ðoàn 2 Thiết Kỹ, Liên Ðoàn 6 Công Binh Chiến Ðấu. Pháo Binh, Lực lương Thám Sát, Biệt Kích, Lôi Hổ... tán mạng