Sunday 4 March 2018

2018 HẸN GẶP LẠI HÀ NỘI SÀI GÒN - Trần Khải Thanh Thủy

      Cho đến giờ phút này nhiều người Việt Nam trong nước cũng như Hải ngoại vẫn phân vân không hiểu cộng sản Việt Nam thân Mỹ hay thân Tàu? Rồi “Tổng Trọng tuyên bố:“ Đánh chuột nhưng không được làm vỡ bình, vậy đánh “tham nhũng mạnh thế thì bình có ảnh hưởng gì không”? v.v Thưa, đó là những câu hỏi của vài năm trước đây, khi tổng lú bắt đầu leo lên chức đảng trưởng .

       Người viết bài này xin khẳng định, cộng sản Việt Nam chẳng thân ai cả, chỉ thân tiền, khi Trung Quốc có tiền thì chúng ngả theo, nhưng rồi bị Trung Quốc gài bẫy, dẫn dụ, nhả ra thì ít mà lừa đảo thì nhiều...Càng ngày càng lấn lướt phá hoại đến mức cả dân tộc rơi vào họa diệt chủng còn đảng cộng sản cũng đánh đấm nhau đến lấm lưng, rách bụng, trắng mắt trắng tay mới thôi ...Cho đến lúc này, khi ngân sách cạn kiệt, nợ công lên đến kịch trần, buộc phải tuyên bố giải thể để vỗ nợ ngân hàng thế giới là điều khó lòng tránh khỏi, chúng mới chịu ngả sang phía Mỹ qua việc cho thuê Vịnh Cam Ranh với mức giá 200 triệu USD/năm. Mức giá mà cả anh cả ngã ngựa Liên Xô và anh hai bành trướng Trung Cộng không thể chấp nhận nổi, chỉ có Mỹ là Ok. 

 

Đang Lái Xe,Phải làm gì trong những trường hợp khẩn cấp?

Nếu quí vị giữ bình tĩnh, quí vị đã có 50% cơ hội để sống sót, 50% phần còn lại sẽ tùy thuộc vào sự hiểu biết và phản ứng đúng hay sai, nhanh hay chậm của quí vị.
 -----
Sinh sống trên đất Mỹ này, xe hơi là phương tiện giao thông không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nhiều người thường nói, ở bên Mỹ này mà không có xe hơi thì như bị cụt chân. Điều này càng đúng hơn cho những người cư ngụ tại những nơi mà hệ thống chuyên chở công cộng thiếu thốn hay không thuận lợi, không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của nhiều người, ví dụ như tại Orange County.
Lái xe là một nhu cầu cần thiết, một việc chúng ta làm hàng ngày, quen thuộc đến nỗi trở nên một phản xạ tự nhiên. Dầu vậy, rất ít người trong chúng ta biết cách hành sử khi bất thình lình gặp những trường hợp khẩn cấp trong khi lái xe như xe bị bể bánh, xe thắng không ăn, xe bị trượt, xe bị hết nước, xe bị hết dầu, xe đâm xuống sông...

CHUYỆN SAU MẬU THÂN - Trần Gia Phụng


Sau 50 năm, báo chí, sách vở đã viết nhiều về Tết Mậu Thân (1968).  Bài nầy chỉ xin trình bày sơ lược một đề tài mà chưa ai đề cập đến.  Đó là “Chuyện sau Mậu Thân”.  Những câu chuyện sau Mậu Thân có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu từ 1968 đến 1975.  Giai đoạn hai từ 1975 cho đến nay.
Trong giai đoạn đầu, sau biến cố Mậu Thân, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã cố gắng giúp đỡ những gia đình bị nạn trong biến cố Mậu Thân, ổn định đời sống xã hội, lo an táng những nạn nhân bỏ mình vì chiến cuộc, vì bị cộng sản thảm sát, và chính phủ dần dần tái thiết những thành phố bị chiến tranh tàn phá.  Nhiều người hiện còn sống biết rõ về giai đoạn nầy. 
Trong giai đoạn hai, sau khi xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa năm 1975, việc đầu tiên là CS lấy cớ quy hoạch đất đai, để di dời, san phẳng mộ phần của những nạn nhân CS, xóa hẳn vết tích những ngôi mộ tập thể chôn cất những người bị CS tàn sát trong biến cố Mậu Thân, nhằm xóa hẳn vết tích tội lỗi của CS.  Đồng thời, CS triệt hạ các đài tưởng niệm những chiến sĩ Cộng Hòa đã hy sinh, những người bị thảm sát, cũng như CS đập phá các miếu thờ những oan hồn uổng tử trong Tết Mậu Thân. 

BẪY TÌNH

Thủy bỏ tờ báo xuống, gỡ cặp kính để lên bàn, đôi mắt từ từ khép lại. Nàng vừa đọc một cái tin trên tờ San Jose Mercury News, số ra Sunday, Nov. 6, 2011:
-
TEMPTATIONS AWAIT
Checklist for a trip to Vietnam: Visa, passport, wife’s OK.
-
“Sài Gòn City, Vietnam -- The trouble for Henry Liem begins every time he prepares to return to his homeland.
Getting the required visa from the Vietnamese government is a breeze. It's the "second visa" -- from his wife worried that he will stray over there -- that requires diplomatic skills.
"My wife is always cranky every time I go," said Liem, a philosophy instructor at San Jose City College who visits Vietnam twice a year to teach at a university. "So I rarely disclose my upcoming trip until the last minute. It's pain minimization. The longer she knows, the longer I have to bear the pain."

Bài báo mở đầu bằng câu chuyện của ông Henry Liem nào đó. Ông này về Việt Nam mỗi năm hai lần để dạy triết cho một trường đại học. Không biết ông dạy triết loại gì mà khi xin visa, ông được xã hội chủ nghĩa cho nhập cảnh một cách thật dễ dàng. Tuy nhiên, ngoài cái visa do tòa lãnh sự việt cộng cấp để nhập cảnh, ông còn phải xin thêm một visa nữa để xuất cảnh: đó là cái visa chấp thuận để đi của bà vợ đầu ấp tay gối mỗi ngày.

Một điều nghịch lý là mỗi khi xuất ngoại, hầu hết mọi người đều lo xin visa sớm, để nếu có gì trục trặc, thì còn nhiều thời gian xoay trở. Trong khi cái visa thứ nhì của ông Henry Liem thì ngược lại: phải đợi đến giờ phút cuối ông mới nộp đơn, và không đợi bà vợ có đủ thời gian suy tính cản trở, ông cuốn gói dông cho lẹ!
-

Họa sĩ vẽ bức tranh ‘Biển Chết’ bị kỷ luật, tranh bị thu giữ làm ‘tang vật’

alt
Họa sĩ Nguyễn Công Nhân (giữa) (Ảnh: FB Minh Quân Hồ)

Một họa sĩ 64 tuổi ở tỉnh Trà Vinh vừa bị đối xử như một tội phạm, và bức tranh của ông với tựa đề “Biển Chết” bị nhà cầm quyền thu giữ để làm “tang vật”.

Đáng chú ý, bức tranh của họa sĩ Nguyễn Công Nhân mới đây thắng giải 3 cuộc thi Sáng Tác Mỹ Thuật tỉnh Trà Vinh, và được Hội Đồng Nghệ Thuật của Hội Mỹ Thuật Việt Nam chọn đưa đi trưng bày tại cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực 8 Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2016 tại tỉnh Tiền Giang.

Hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Posted: 28/02/2018
Nhạc sĩ, Đại tá Nguyễn Văn Đông vừa qua đời ngày 26/2/2018 tại Sài Gòn. Để tưởng niệm ông, chúng tôi đăng lại những đoạn hồi ký của ông ghi trên trang Người Việt Tây Bắc vào năm 2016. (Sáng Tạo)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1932-2018)

Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.

Saigon Square của Trung tâm Người Việt Canada

Thông Cáo Báo Chí
.
Thành phố Ottawa chấp thuận đặt tên 
Công Trường Sài Gòn (Saigon Square)
. 
Sau hơn một năm vận động, đề nghị của Trung Tâm Người Việt Canada nhằm đặt tên góc Tây-Nam của ngã tư Preston và Somerset -- địa điểm của Đài Kỷ Niệm Việt Nam (tượng Mẹ Bồng Con) là Công Trường Sài Gòn (Saigon Square) đã được Hội Đồng Thành Phố Ottawa đồng thanh chấp thuận trong buổi họp ngày 28-2-2018. Mục đích của việc đặt tên này là để nhìn nhận sự đóng góp của người Việt tị nạn -- những người đã tới Canada tìm tự do -- cho Thành Phố Ottawa. 
. 
Trước khi được Hội Đồng Thành Phố Ottawa cứu xét, đề nghị của Trung Tâm đã được sự hỗ trợ của Bà Catherine McKenney, Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Ottawa - Vùng Somerset, và một số các hội đoàn trong vùng, gồm có: Dalhousie Community Association, Preston Street Business Improvement Association; Chinatown Business Improvement Association, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Ottawa, Hội Người Việt Cao Niên Ottawa, Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Vùng Ottawa, và Tổ Chức Văn Hoá Việt Ottawa. 
. 

Lẩm Cẩm Mỗi Ngày: Nín đi ông nội...

  "Á… ách…chù…ù! … Ách…xù!... Ách…"
Ông Khiêm nhẩy mũi liên tục mấy cái. Làm như môi trường chung quanh cũng đồng lõa tiếp tay với nỗi buồn bực sẵn có trong lòng mà hành hạ, quấy rầy cái thân già lẻ loi thui thủi của ông cho đến nơi đến chốn vậy. Mỗi năm cứ vào đầu Xuân, trong vườn sau nhà ông đủ loại hoa nở rộ cũng chính là lúc ông khổ sở nhất vì chứng dị ứng với phấn hoa. Lúc con trai ông còn ở nhà cứ nhằn ông sao trồng quá nhiều hoa để cho không khí kém trong lành. Nó đâu biết rằng mỗi loại hoa nở vào từng mùa khác nhau - đặc biệt là dịp Tết - có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với ông. Đó là vì ông vốn là người luôn thích sống theo thói quen xưa, lề lối cũ, luôn giữ đúng lễ nghĩa, đạo đức, bảo vệ nề nếp, gia phong và tập quán cổ truyền một cách cực đoan, cố chấp. Thêm vào tuổi tác cao cũng góp một phần ảnh hưởng đến sự bảo thủ, tư duy, khó chấp nhận những đổi thay đồng thời tạo nên sự cản trở khó khăn cho việc hội nhập và thích ứng với đời sống mới trên xứ người của ông.

Thuốc Súng, Thuốc Phiện và Cấm Đạo

Thuoác Suùng, Thuoác Phieän vaø Caám Ñaïo.
“La raison du plus fort est toujours la meilleure”: “Lyù cuûa keû maïnh luoân laø lyù ñuùng nhaát”.
Nhaø vaên-thô nguï ngoân Phaùp
Jean de la Fontaine (1621-1695)
Image result for Chiến Tranh Nha PhiếnRelated image

Xin bấm vào đây

https://www.dropbox.com/s/awdz5ft7kft1hrt/Thuo%C3%A1c%20Su%C3%B9ng%20Va%C3%B8%20Thuo%C3%A1c%20Phie%C3%A4n_Main.pdf?dl=0

Thuoác Suùng, Thuoác Phieän vaø Caám Ñaïo.
“La raison du plus fort est toujours la meilleure”: “Lyù cuûa keû maïnh luoân laø lyù ñuùng nhaát”.
Nhaø vaên-thô nguï ngoân Phaùp
Jean de la Fontaine (1621-1695)

NÓI CHUYỆN THẦY BÓI SÀI GÒN - Vi Khuê

Image result for ông đồ già - vũ đình liên

Mỗi năm, hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua
Năm nay đào lại nở
Chẳng thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ !
Hai đoạn thơ giản dị của Vũ Đình Liên không ngờ ở lại với đời lâu đến thế. Lâu đến nỗi, hầu như mỗi lần Tết đến, có dịp viết bài về xuân, là mỗi lần ‘các nhà văn’ lại nhớ đến hoa đào nở với ông đồ già như biểu tượng một cài gì đẹp đẽ nhất đã đi qua, và không bao giờ trở lại.

Ngày Tết, nhớ ông đồ già. Nhớ những ông đồ già, những cụ đồ già với mực tàu giấy bản, với ngọn bút lông. Đó là các cụ xưa kia đã ngồi bên lề đường để viết câu đối bán cho khách mang về treo trong ba ngày Tết. Nhưng không phải chỉ có thế. Hình ảnh ấy còn gợi cho ta nhớ đến các ông thầy, thầy đoán mạng, thầy coi số, coi tướng, gọi chung là thầy bói, đã hàng chục năm hành nghề ở quê hương xưa, đã từng tạo nên một phong trào vô cùng phát đạt, đặc biệt tại Sàigòn.

Ấn Độ - Thái Bình Dương: Sân Chơi Của Vũ Lực - Lâm Viên


Trong tuần lễ vừa qua, chiến hạm USS Hopper của Hoa Kỳ đã thực hiện một hải vụ theo nguyên tắc Tự Do Hàng Hải (Freedom of Navigation Operation - FONOP) đi ngang qua đảo Scarborough Shoal (Hoàng Nham Đảo) trong vòng 12 hải lý.  Đảo này là nơi hiện đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng (TC) và Phi Luật Tân (Philippines) ở Biển Đông. Trong khi báo chí TC lên tiếng chỉ trích cũng như hăm dọa thì một nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ gọi đây là một cuộc hải hành không cố ý (innocent passage). Trên tờ National Interest, nhà bình luận Gordon Chang đã phê bình lời tuyên bố của Hoa Kỳ và xem đây là lời “tự đánh bại (self-defeating)” vì vô tình đã hàm ý công nhận chủ quyền của TC ở hòn đảo này, mặc dù tòa án quốc tế đã ra phán quyết phủ nhận điều đó.

Với sự bành trướng về phương diện quân sự của TC và những hành động xâm lấn của họ trong vùng Biển Đông, lan qua vùng Ấn Độ Dương đã khiến tình hình trong vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương trở thành nơi phô trương vũ khí hay sân chơi của vũ lực. Trong sân chơi này, chỉ cần một bên, vô tình hay cố ý, nổ một phát súng hoặc một va chạm trên không hay dưới biển thì cuộc chiến rất có thể sẽ xảy ra giữa các quốc gia đang có mặt trong khu vực.


Made in China sắp kết thúc... - Đinh hoa Lư

Image result for Made in China

Ngót nghét bốn mươi năm qua kể từ khi Đặng Tiểu Bình chính thức đổi mới nền kinh tế của Trung Cộng bằng cách chấp nhận “mở cửa” để đón nhận nền kinh tế thị trường vào nước này qua chính sách Bốn Hiện Đại Hóa đưa Trung Cộng đã thăng tiến nhanh.