Friday 30 March 2018

Suy Tư Viện Bảo Tàng


vào viện bảo tàng thấy thương người nghệ sĩ
khom mình trước quyền lực và bạo lực
nhưng cánh tay không bị chặt
đôi mắt không bị mù
và sáng tạo không bao giờ tắt
thời đại cất tiếng cao tôn vinh nghệ thuật
nhưng có ai biết nghệ thuật đang dãy dụa

người con gái từ xa trông như mỹ nữ
đến gần là cô bé đồng quê cầm nhánh hoa hồng
ca giỡn với mặt trời
tiếng hát vẽ lên tranh biến thành tiếng khóc
pho tượng đồng đen là hiện thân của anh hùng vô địch
hiên ngang đứng cuối phòng
nhìn người xem như thách đố
gươm trên tay
là gươm của bạo lực vập dùi
hay gươm thiêng của nghệ thuật cảm thông đồng loại ?
những hình kỷ hà ốp-a
chằng chịt đủ màu, ngang dọc xéo
như khung cũi giam tù tâm thức
thế hệ cận đại ngủ vùi giữa dục tình, vô cảm, lãng quên
yên lặng thật lâu, chỉ đứng nhìn
đứa bé ngơ ngác chỉ thấy màu và màu trên tranh…
còn ta, ta thấy
màu và máu đôi khi lẫn lộn
tâm thức ngậm câm hay sửa soạn nổ tung

chiếc cọ họa sĩ, dùi đục điêu khắc
cây viết thi nhân, dương cầm nhạc sĩ
nhiều nhiều lắm
nhân loại mong chờ thăng hoa
tư tưởng sáng tạo là thứ tự do mua quá đắt
cho nên, mùa trốn lạnh
vào viện bảo tàng thấy thương người nghệ sĩ
vô chừng…

thy an

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH VNCH & SÁU ĐIỀU TÂM NIỆM của NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH

tamniem

Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập

Trần Bạch Thu
last Sunday
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết. Trong số các nội dung được đồng ý, có việc các bên tiến hành trao trả tù nhân trong vòng 60 ngày, đồng thời với việc toàn bộ các lực lượng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Việt Nam trong cùng thời gian này.

Hiệp định cũng nêu việc sẽ lập lại hòa bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa bằng một kỳ tổng tuyển cử.

Vào cuối tháng 3/1973, phóng viên BBC Michael Charlton đã phỏng vấn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về quan điểm của ông đối với cuộc chiến, đối với đất nước, nhân dân và cả về đối thủ của ông, những người cộng sản.

Ông Thiệu trực tiếp trả lời bằng tiếng Anh trong cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc ở Dinh Độc Lập.

BBC giới thiệu với quý vị nội dung câu chuyện, đã được phát trong chương trình Panorama chuyên về Chiến tranh Việt Nam trên kênh truyền hình BBC hôm 2/4/1973.

Xin theo LINK sau

CỜ BAY TRÊN THÀNH PHỐ TORONTO

Toronto Council cho phép Thượng Kỳ VNCH dịp 30/04/2018 đa số tuyệt đối 100%.
.
Sau hơn 12 năm bị rút giấy phép làm lễ thượng kỳ Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ tại Thành phố Toronto, các anh chị đại diện hội đoàn trong cộng đồng đã liên tục vận động để xin lại giấy phép này. Với sự yểm trợ nhiệt tình của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, ông Thị trưởng Toronto John Tory và Nghị viên Hội Đồng Thành Phố Toronto Chin Lee đã đưa ra yêu cầu (Motion) về việc thay đổi chính sách của thành phố để cho phép cộng đồng người Canada gốc Việt được làm lễ thượng kỳ để Hội Đồng Thành Phố (HĐTP) xem xét và biểu quyết. 

Mưa Sàigòn



Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…

Mùa mưa Sàigon hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đão lộn.

1-    Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa?

Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

  • Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc;
  • Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa;
  • Đối với người bán hàng rong … mưa là nổi cực hình mỗi khi di chuyển. Những gánh hàng ế ẩm làm nãn lòng bậc làm cha mẹ khi mang lượng hàng dư thừa về nhà trong lúc đàn con nheo nhóc chờ đợi buổi cơm chiều có thêm vài thức ăn chứa nhiều protein hơn là khoai sắn;
  • Đối với người làm công, lao động tay chân…mỗi cơn mưa là một sự hành hạ xác thân vì phương tiện di chuyển đi về nghèo nàn, có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào; cũng như có thể bị té ngã và ướt át nếu một xe "ô tô" của đại gia nào đó chạy tạt qua mau quá…!
  • Đối với những người có cuộc sống dư thừa, và sống bên ngoài lề xã hội Việt Nam đang oằn oại dưới ách chuyên chính vô sản Bắc Việt, mưa càng làm tăng thêm tính vô cảm xơ cứng trong tâm thức của họ. Vì sao? Vì mưa sẽ tạo thêm điều kiện cho họ để đốt đô la cướp đoạt của dân tộc qua những cuộc "nhất dạ đế vương", trong những phòng lạnh đầy tiện nghi bên cạnh những thân xác của phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải bán thân.

Biển Đông: Phô Trương Vũ Lực


Ngày 22 tháng 3 năm 2018, tổng thống Donald Trump ký đặc lệnh tăng khoảng 60 tỉ đô-la (60 billion USD) tiền thuế trên hàng nhập cảng từ Trung Cộng (TC), đồng thời sẽ đưa ra những biện pháp chống TC tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới - World Trade Organization. Việc tăng thuế này, theo lời ông Trump, mới chỉ là phần mở màn của nhiều hành động để đối phó đặc biệt với TC đang trên đường bành trướng vũ trang và kinh tế. Sự "nổi dậy" của TC không những ảnh hưởng đến Hoa Kỳ, mà còn làm cả Âu Châu phải e ngại. Ngay sau đó, TC đã tuyên bố sẽ trả đũa bằng một chương trình tăng thuế trị giá khoảng 3 tỉ đô-la trên hàng hóa nhập cảng từ Hoa Kỳ, trong đó phần lớn liên quan đến sản phẩm của ngành nông nghiệp như thịt heo và đậu nành. Việc tăng thuế có thể là bước đầu của một cuộc "chiến tranh thương mại - trade war", một cuộc chiến tranh mà TC đã tỏ vẻ lo ngại và tuyên bố rằng không muốn xảy ra, nhất là đối đầu với Hoa Kỳ, vì nền kinh tế của TC lệ thuộc quá nặng nề vào Hoa Kỳ. Từ "chiến tranh thương mại" đến "chiến tranh lạnh" chỉ là một bước kế tiếp để, cuối cùng, đưa đến một cuộc "thi đua vũ trang". Lịch sử đã chứng minh với khả năng kỹ nghệ và sáng tạo của Hoa Kỳ đã khiến Liên Xô kiệt quệ và sụp đổ. Các nhà phân tích chiến lược của TC chắc cũng đã biết rõ điều này, bởi vậy họ không muốn lập lại lịch sử, và nhất là, không muốn làm con thiêu thân cho ngọn đuốc của Nữ Thần Tự Do.


Đại tá Tôn Thất Tuấn được Bổ Nhiệm Làm Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam


Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Tôn Thất Tuấn, một thuyền nhân tị nạn cộng sản được Bổ Nhiệm Làm Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. 

Bộ quốc phòng Hoa Kỳ vừa bổ nhiệm Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Tôn Thất Tuấn làm tùy viên quân sự Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Việt Nam thay thế cho Đại tá Lục quân Earnest Lee, Tùy viên quân sự tiền nhiệm mãn nhiệm kỳ trở về Bộ quốc phòng nhận nhiệm vụ mới. Đại tá Tôn Thất Tuấn là Tùy viên quân sự Hoa Kỳ gốc Việt thứ hai sau Đại tá Lục quân Hoa Kỳ gốc Việt Patrick D. Reardon Tùy viên quân sự nhiệm kỳ trước Đại tá Earnest Lee.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Ns Nguyễn Đức Quang

https://baomai.blogspot.com/

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.


Mỹ Trước Hiểm Họa Nga–Tầu - Phạm Gia Đại



Hoa Kỳ đã từng khẳng định vai trò cường quốc kinh tế và quân sự của mình khi tham gia vào các cuộc chiến khốc liệt trên khắp thế giới trong một thế kỷ nay.
Sau khi Quân Phiệt Nhật bất ngờ mở cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), tiểu bang Hawaii của Mỹ, nhằm tiêu diệt tiềm lực Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nước Mỹ chấm dứt tình trạng tự cô lập mình với các diễn biến trên thế giới nhất là với Thế Chiến Thứ Hai như một địa ngục đang diễn ra trên các lục địa Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, rồi Mỹ tuyên chiến với Nhật, và nhập cuộc. 

Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Roosevelt tuyên bố ngày Nhật tấn công Trân Châu Cảng là: “a date which will live in infamy” và trong các vụ xử án Tokyo Trials sau này, trận tấn công vào Pearl Harbor, trong khi Mỹ-Nhật đang còn đàm phán, được xem như một tội ác của chiến tranh (a war crime). 

Bốn năm sau, Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt với hai quả bom nguyên tử (atomic bombs) thả xuống Hiroshima và Nagashaki, Nhật buộc phải đầu hàng, và Hitler đã phải tự tử chết trong căn hầm của ông tại Berlin.

Thời đại đồ đá đẽo Ba Đình

Đi Tour du lịch nhiều nước Âu châu trong một thời gian ngắn - Kông Li

Đi kiểu tour nhiều nước Europe trong một thời gian ngắn thì chỉ mệt, mà không biết gì nhiều.  Chỉ có một cái lợi là chụp được nhiều hình để lúc về khoe là đã đi được nhiều nơi.  Chưa Đi, Chưa Biết

Châu Âu nguyên là quê cha đất tổ, cội nguồn của những người Mỹ hiện nay. Trong những thế kỷ qua, ngoài những người đi chinh phục vùng đất mới, những cố đạo đi truyền giáo, phần đông họ đều tức tưởi bỏ quê hương, đi tha phương, cầu thực vì nhiều lý do: chính trị, tôn giáo, kinh tế, văn hoá… Nhưng khi có điều kiện, các thế hệ của họ đều muốn thực hiện một cuộc hành trình về quê hương, thăm mồ mả ông bà, họ hàng thân thích.

Đối với " hắn" ta, được sinh ra ở nơi cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng đất có “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lền như bánh canh”, nên hắn ta chả có dính líu, dù chỉ 1 miligram nào với lục địa này cả, mà hắn vẫn muốn đi một lần cho biết với thiên hạ. Chả là trong lúc họp bạn bè, họ thường kể nhau nghe các cuộc du ngoạn ở cõi trời Tây, mà chẳng thấy hắn góp chuyện, họ bảo hắn nên thử một lần để biết đá, biết vàng với anh em.

Phải đợi đến 5, 7 năm sau khi vợ chồng hắn chấm dứt sự nghiệp “hắn ta hừng đông đi cày bừa, vợ hắn ta hừng đông đi cày bừa” sau 25 năm định cư ở đất nước này.